Tiền sắp về, chứng khoán đi trước một bước. Kiểm chứng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi itcstar, 30/10/2011.

8010 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 10:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1797 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cái này đúng nè, ko biết nó nổ khi nào.;));))
  2. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Việt Nam rộng lớn, nhiều nơi còn chưa có ai đặt chân đến. Bác nào lo xa quá thì cứ kiếm chỗ đó mà tá túc cho an toàn. Nói chung là ko ở gần nhà máy điện hạt nhân.
  3. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Vay ODA, chắc chỉ làm đường cao tốc và điện hạt nhân thôi. Ngoài ra thì chú trọng vào hợp tác kinh tế, hoạt động ngân hàng...
  4. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    quan trọng là học được kiểu làm ăn nghiêm túc ...................... chứ không làm như bọn khựa l;))
  5. cafehoi

    cafehoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    134
    chuẩn[r2)]
    việt chuẩn:))=D>[r2)]
  6. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Việt Nam - Nhật Bản ra Tuyên bố chung
    31/10/2011 20:21
    [​IMG]

    Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản ký Tuyên bố chung - Ảnh Chinhphu.vn
    Hôm nay, tại Thủ đô Tokyo, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng ***************, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã ký “Tuyên bố chung về Triển khai Hành động trong Khuôn khổ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản”. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
    Nhận lời mời của Ngài Nô-đa I-ô-si-hi-cô, Thủ tướng Nhật Bản, Ngài ***************, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2011. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng *************** sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII tháng 7 năm 2011.
    Trong chuyến thăm này, Thủ tướng *************** hội kiến Nhà Vua Nhật Bản và hội đàm cấp cao với Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô, gặp các lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng *************** cũng đi thăm thành phố Xên-đai, và thành phố Na-tô-ri, tỉnh Mi-i-a-gi.
    1. Về thể hiện tình đoàn kết sau thảm họa động đất tại Đông Bắc Nhật Bản
    Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hỗ trợ mạnh mẽ và tình đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Việt Nam sau trận động đất tại Đông Bắc Nhật Bản. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những việc làm thiện chí và tình cảm nồng ấm đó là minh chứng của quan hệ hữu nghị gắn bó đã được xây dựng qua nhiều năm giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
    Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô nhấn mạnh trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia chưa từng có này, Nhật Bản quyết tâm củng cố quan hệ với cộng đồng quốc tế và xây dựng lại đất nước một cách cởi mở với thế giới và định hình một đất nước năng động hơn, tranh thủ sự hỗ trợ và đoàn kết của thế giới dành cho Nhật Bản.
    Thủ tướng *************** một lần nữa khẳng định, là đối tác chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam sẵn sàng làm hết khả năng của mình để hỗ trợ Nhật Bản trong quá trình phục hồi, tái thiết sau thiên tai. Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẽ sớm vượt qua những khó khăn hiện nay, đưa đất nước Nhật Bản phát triển phồn vinh hơn nữa.
    2. Về những thành tựu sau Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản 2010 và định hướng phát triển
    Trên cơ sở những phát triển to lớn trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản từ khi ký kết “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” ngày 31 tháng 10 năm 2010 (“Tuyên bố chung 2010”), hai bên hoan nghênh việc hai nước, vốn là những quốc gia chia sẻ lợi ích chiến lược, đã xây dựng được nền tảng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược một cách toàn diện.
    Hai bên một lần nữa khẳng định sẽ củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực chính như sau:
    (1) Về tăng cường trao đổi và đối thoại
    Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi và đối thoại cấp cao giữa hai nước, nhất là duy trì các chuyến thăm cấp cao hàng năm. Hai bên khẳng định lại cam kết sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương ở tất cả các cấp và trên mọi lĩnh vực cũng như các kênh đối thoại hiện có.
    Thủ tướng *************** cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên bày tỏ mong muốn rằng lãnh đạo Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên trong năm 2012.
    Phía Việt Nam đã có lời mời Nhà Vua, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản sang thăm Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
    Hai bên đánh giá cao những kết quả của phiên Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 12 năm 2010. Hai bên khẳng định lại rằng cơ chế đối thoại này giúp tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Hai bên quyết định tiến hành phiên Đối thoại Đối tác chiến lược lần thứ hai vào tháng 12 năm 2011 tại Tokyo.
    Hai bên hoan nghênh việc ký kết “Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc Hợp tác và Trao đổi quốc phòng song phương” giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phùng Quang Thanh vào tháng 10 năm 2011.
    [​IMG]
    Thủ tướng *************** và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda - Ảnh Chinhphu.vn
    Với việc hai nước đều có chính sách thúc đẩy hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, hai bên chia sẻ quan điểm rằng, đồng thời với các cơ chế đối thoại cấp làm việc hiện có, cần tăng cường hơn nữa đối thoại chiến lược thông qua việc khởi động Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng. Hai nhất trí rằng việc giao lưu ở tất cả các cấp, bao gồm các chuyến thăm lẫn nhau của các đoàn cấp cao, cũng như các chuyến thăm cảng của tàu hải quân hai nước sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định tại khu vực.
    Hai bên quyết định sớm tổ chức cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản vào thời điểm thuận lợi cho cả hai bên. Để tăng cường hợp tác công-tư tại cả hai nước, hai bên bày tỏ dự định tổ chức Đối thoại Công-Tư cấp Bộ trưởng giữa Việt Nam và Nhật Bản trong khuôn khổ của Ủy ban.
    Để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2013), hai bên quyết định lấy năm 2013 làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, và sẽ thúc đẩy hợp tác tổ chức những hoạt động nhằm kỷ niệm Năm Hữu nghị.
    (2) Về hợp tác kinh tế
    Phía Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản và những tiến triển trong việc triển khai các dự án đã được nêu trong Tuyên bố chung 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như Dự án đường cao tốc Bắc-Nam, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang và Hà Nội-Vinh.
    Hai bên bày tỏ cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, ví dụ như Dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản.
    Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình-Bãi Vọt, Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
    Hai bên hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi cho Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện giữa hai Chính phủ cũng như việc ký kết thỏa thuận liên doanh thành lập một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên bày tỏ ý định sẽ hỗ trợ đầy đủ để thực hiện thuận lợi Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay Viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỉ Yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các Công hàm Trao đổi và Hiệp định vay cho bốn dự án gồm Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (đoạn Bến Lức-Long Thành), Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên nhấn mạnh Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu do Nhật Bản đề xuất nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Nhật Bản tháng 7 năm 2011 cũng sẽ có ích trong Mạng lưới quản lý thiên tai tại khu vực ASEAN. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định sẽ cung cấp một khoản vay ODA cho Dự án bệnh viện tỉnh và địa phương giai đoạn 2 nhằm nâng cao mức sống của nhân dân và góp phần vào việc duy trì sự phát triển bền vững của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    (3) Về thương mại và đầu tư
    Trước những thách thức hiện nay trong nền kinh tế thế giới, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc củng cố nền tảng kinh tế mỗi nước và hệ thống thương mại đa phương để đảm bảo sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Phía Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Hai bên khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Tự do hóa, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản nhằm củng cố quan hệ kinh tế giữa hai nước và nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả các hiệp định này. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 2020.
    Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của phía Nhật Bản nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản, một tại Hải Phòng và một tại Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật Bản và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
    Về vấn đề này, phía Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và kế hoạch hành động đến năm 2020 của Việt Nam và khẳng định sẽ thành lập một Ủy ban cấp cao về lĩnh vực hợp tác này do một Phó Thủ tướng của Việt Nam chủ trì.
    Hai bên hoan nghênh kết quả đàm phán của Tiểu ban về Di chuyển Thể nhân theo VJEPA và việc ký kết “Bản ghi nhớ về tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên và hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam sang Nhật Bản” nhằm tiếp nhận những ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý có bằng cấp từ Việt Nam theo cơ chế sẽ được hai nước quyết định.
    Nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để bảo đảm các biện pháp thương mại phù hợp với các Thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Nghị định thư về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ không áp dụng đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với sự hiểu biết rằng Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường. Phía Việt Nam đánh giá cao quyết định này của Chính phủ Nhật Bản.
    Hai bên khẳng định lại cam kết của mình triển khai gói dự án thiết lập hải quan điện tử và một cửa thông qua việc đưa Hệ thống thống nhất Công-ten-nơ và Cảng tự động của Nhật Bản (NACCS) vào Việt Nam.
    Hai bên đánh giá cao thành công của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hoan nghênh việc bắt đầu Giai đoạn 4 của Sáng kiến chung từ tháng 7 năm 2011, theo đó hai bên sẽ thảo luận các biện pháp tiếp theo cải thiện môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam .
    (4) Về hợp tác năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu
    Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty điện lực TEPCO với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân. Phía Việt Nam đã hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản, và giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới.
    Phía Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định Việt Nam-Nhật Bản về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Việt Nam bày tỏ hy vọng Hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.
    Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân số 2 ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 và văn bản khẳng định những tiến triển này liên quan đến dự án giữa hai Chính phủ.
    Hai bên cũng hoan nghênh những tiến triển sau Hội đàm cấp cao tháng 10 năm 2010 liên quan đến sự hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam và văn bản khẳng định những tiến triển này giữa hai Chính phủ, cho rằng việc này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên cũng hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này.
    Hai bên khẳng định lại tính cấp thiết của việc ứng phó vấn đề biến đổi khí hậu. Hai bên chia sẻ quan điểm rằng để bảo vệ lợi ích toàn cầu thích đáng thì mục đích cuối cùng là thiết lập một khuôn khổ quốc tế công bằng và hiệu quả với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn là rất quan trọng. Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của việc khẩn trương thực hiện các Thỏa thuận Can-cun.
    Hai bên khẳng định sẽ hợp tác mang tính xây dựng vì sự thành công của Hội nghị COP 17 sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào cuối năm 2011. Ngoài các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc, hai bên cũng thừa nhận lợi ích của việc thúc đẩy hợp tác song phương, khu vực về tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á, một trung tâm tăng trưởng của kinh tế toàn cầu nơi tập trung những nước phát thải lớn. Hai bên hoan nghênh và khẳng định tiếp tục đàm phán về Cơ chế Tín dụng bù trừ song phương giữa hai nước. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định thúc đẩy “Sáng kiến quan hệ đối tác tăng trưởng ít các-bon ở Đông Á” và Thủ tướng *************** bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến này.
    (5) Về hợp tác khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
    Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Tokyo tháng 8 năm 2011. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu chung, nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
    Phía Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, bày tỏ mong muốn đẩy mạnh trao đổi và nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học hai nước và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm việc xem xét phát triển trường đại học chất lượng cao tại Cần Thơ, Việt Nam.
    Hai bên khẳng định lại cam kết củng cố hợp tác quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông xanh (ICT) nhằm phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng ICT như Hệ thống từ và Công nghệ Đám mây.
    (6) Về sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước
    Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của tăng cường giao lưu nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ, và chia sẻ sự tin tưởng rằng các hoạt động trao đổi văn hóa sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng *************** hoan nghênh thiện ý của Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô tiếp tục nhiều chương trình trao đổi thanh niên trong đó có chương trình Mạng lưới Trao đổi Sinh viên và Thanh niên Nhật Bản-Đông Á (JENESYS).
    Hai bên đánh giá cao thành công của Lễ hội Việt Nam hàng năm tại Nhật Bản và của Đại nhạc hội hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 2 tại Hà Nội, và ghi nhận đóng góp của các hoạt động này vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi văn hóa giữa hai nước.
    (7) Về hợp tác khu vực và quốc tế
    Hai bên khẳng định lại tầm quan trọng trong việc nỗ lực tăng cường kết nối ASEAN hướng tới thiết lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra, hai bên hoan nghênh những tiến triển trong hợp tác này kể từ Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản lần hai vào năm 2010, và ghi nhận rằng tiến bộ trong việc thực hiện “Kế hoạch Hành động Mê công-Nhật Bản 63” đã góp phần tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN.
    Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ ý định của Chính phủ Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực như hỗ trợ tăng cường liên kết ASEAN và quản lý thiên tai, chủ động hỗ trợ hội nhập ASEAN và xây dựng cộng đồng vào năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự đóng góp này của Chính phủ Nhật Bản. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ khu vực như Mê Công-Nhật Bản, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3, EAS, ARF và APEC…để xây dựng một Châu Á phồn vinh và ổn định. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường mạng lưới các khuôn khổ hợp tác khu vực mở và đa tầng, bổ sung và hỗ trợ cho vai trò động lực của ASEAN, góp phần tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng về kinh tế cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
    Trong bối cảnh này, đặc biệt liên quan đến EAS, hai bên khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6 vào tháng 11 năm nay nhằm tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn, nguyên tắc, mục tiêu và phương thức của EAS, củng cố các chuẩn mực toàn cầu và các giá trị được thế giới công nhận, thúc đẩy hơn nữa tiến bộ và hợp tác trong EAS trong thời gian tới nhằm đối phó với những thách thức mới trong lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế.
    Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng một Bộ quy tắc Ứng xử (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành. Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận rằng những lợi ích này cũng cần được thúc đẩy và bảo vệ tại Biển Đông.
    Hai bên khẳng định lại sự ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng trên Bán đảo Triều Tiên, kêu gọi thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như Tuyên bố chung Đàm phán 6 bên năm 2005. Trên tinh thần đó, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của những hành động cụ thể nhằm tạo môi trường thuận lợi để nối lại Đàm phán 6 bên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối thoại liên Triều như một tiến trình bền vững. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các quan ngại nhân đạo của cộng đồng quốc tế, ví dụ như vấn đề bắt cóc.
    Hai bên khẳng định lại quyết tâm thúc đẩy hợp tác nhằm sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó bao gồm việc mở rộng thành viên thường trực và không thường trực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thủ tướng Nô-đa I-ô-si-hi-cô bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Việt Nam.
    Hai bên bày tỏ hài lòng và đánh giá cao kết quả của chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và cùng cam kết tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
    Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ






  7. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Bộ Tài chính: Nhật Bản sẽ tăng các nguồn vốn ODA cho Việt Nam




    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính VN đã đề nghị Bộ Tài chính Nhật tiếp tục tăng mức cho vay theo chương trình PRSC 10 từ mức 3,5 tỉ Yen lên mức 10 tỉ Yen trong đợt 2 tài khóa 2011.

    Theo thông cáo của Bộ Tài chính gửi báo giới, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ *************** và Phu nhân, ngày 31/10/2011, tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, Vương Đình Huệ đã gặp làm việc với Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, ông Jun Azumi.

    Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ Nhật Bản đã và đang dành cho Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia cung cấp nguồn vốn ODA hàng đầu cho Việt Nam.

    Các dự án mà Nhật Bản hỗ trợ đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Bộ trưởng đã đề nghị Bộ Tài chính Nhật Bản tiếp tục tích cực ủng hộ tăng mức cho vay theo chương trình PRSC 10 từ mức 3,5 tỉ Yen lên mức 10 tỉ Yen trong đợt 2 tài khóa 2011.

    Trong tài khóa 2012, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính Nhật Bản xem xét hỗ trợ một khoản vay mới theo hình thức hỗ trợ ngân sách, hoặc tăng mức tài trợ theo chương trình PRSC (chương trình xóa đói giảm nghèo) hoặc SP-RCC (chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu) với trị giá cho vay hỗ trợ ngân sách tăng khoảng 30 tỉ Yen.

    Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng mong muốn Bộ Tài chính Nhật Bản nghiên cứu hỗ trợ đối với hình thức đầu tư hợp tác công-tư (PPP); tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trong việc hiện đại hóa hệ thống ngành Tài chính của Việt Nam, giống như sự hợp tác nhằm đại hóa ngành Hải quan Việt Nam.

    Phát biểu tại buổi gặp, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, ông Jun Azumi đã bày tỏ sự vui mừng về các nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản đang được phát huy hiệu quả tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng Jun Azumi cũng cho biết trong điều kiện có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng các nguồn vốn ODA của Nhật Bản, cũng như các hình thức đầu tư mới đối với Việt Nam.

    Khánh Linh

    Theo TTVN/Bộ Tài Chính
  8. ngaymoiden

    ngaymoiden Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2011
    Đã được thích:
    0
    kinh nhể 10 tỷ yên là bao nhiêu vnd hả bác :-??:-??[:D]
  9. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Nhật cấp tiếp 1,2 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam

    [​IMG] DIỆU HƯƠNG
    02/11/2011 09:59 (GMT+7)
    [​IMG] Nhật Bản đã và đang hỗ trợ nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng cho Việt Nam.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng ***************, sáng 2/11, hai bên đã ký kết các hiệp định vay vốn cho 6 dự án quan trọng, liên quan đến lĩnh vực hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Thông tin từ Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, sáng nay tại Tokyo, Phó chủ tịch JICA Izumi Arai đã ký các hiệp định vay vốn ODA của Nhật Bản với Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng ***************.

    Các hiệp định vốn vay lần này bao gồm 6 dự án quan trọng với tổng khoản vay giá trị tới 92,6 tỷ Yên, tương đương 1,2 tỷ USD, gồm dự án phát triển cảng biển nước sâu quốc tế Lạch Huyện; dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành); dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn; chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu; dự án chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất…

    Trước đó, JICA đã ký các hiệp định vốn vay vào tháng 1 và tháng 6 năm nay, với tổng giá trị 99,1 tỷ Yên cho 5 dự án. Với các hiệp định lần này, tổng số vốn vay ODA cho Việt Nam của Nhật Bản đã ký kết trong năm 2011 là 191,8 tỷ Yên, tương đương 2,4 tỷ USD.

    Đó là kết quả của chuyến công du, bác tử nhẩm đi:)):)):))
  10. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    7.010
    Tiền đây này, xài đi còn sức thì còn làm để trả nợ, hôm nay chưa trả hôm sau trả...





    Ký kết hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản

    (02/11/2011 12:28:00)
    Ngày 2/11/2011, tại Tokyo, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và ông Izumi Arai, Phó Chủ tịch thứ nhất Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết 6 Hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản, với sự chứng kiến của Thủ tướng ***************, các thành viên đoàn công tác của Chính phủ thăm chính thức Nhật Bản, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXH Việt Nam tại Nhật Bản, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, lãnh đạo JICA…
    [​IMG]
    Lễ ký kết
    Các hiệp định được ký kết lần này với tổng trị giá 92,645 tỷ JPY, tương đương gần 1,2 tỷ USD bao gồm: Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, (trị giá 10 tỷ Yên Nhật; tương đương 130 triệu đô la Mỹ); 2 Dự án xây dựng cảng Lạch Huyện (trị giá 21 tỷ Yên Nhật, tương đương 272 triệu đô la Mỹ); Dự án nhiệt điện Nghi Sơn (trị giá 40,3 tỷ Yên Nhật, tương đương 522 triệu đô la Mỹ); Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Bến Lức – Long Thành (trị giá 14 tỷ Yên Nhật, tương đương 181 triệu đô la Mỹ); Dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (trị giá 7,2 tỷ Yên Nhật, tương đương 93 triệu đô la Mỹ).

    [​IMG]
    Năm 2011 là năm đánh dấu quá trình 19 năm liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam, với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới hơn 1583 tỷ JPY (tương đương khoảng 19 tỷ USD). Cho đến nay, Nhật Bản luôn là Nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Các dự án vay Nhật Bản đã và đang đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hoá của Việt Nam, qua các công trình, dự án ODA trải khắp đất nước như nhà máy điện Phả Lại, Phú Mỹ, Hàm Thuận – Đa Mi, các quốc lộ số 5, số 10, số 18, cầu Bãi Cháy, Cầu Cần Thơ, Cầu Thanh Trì, Cảng Hải Phòng, Cầu Bính, Nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất...

    [​IMG]
    Đoàn Bộ Tài chính chụp ảnh lưu niệm với đại diện JICA và các đối tác tham gia dự án
    Có thể nói, việc ký kết các Hiệp định vay Nhật Bản đợt 1 năm 2011 với trị giá lớn, để Việt Nam thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn- nhất là trong bối cảnh Nhật Bản vừa phải hứng chịu thảm hoạ thiên tai- đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, sự nỗ lực lớn lao của Chính phủ, nhân dân Nhật Bản dành cho Việt Nam, cũng như sự tin tưởng của bạn vào năng lực quản lý, thực hiện dự án và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của đất nước, con người Việt Nam.
    LA (Từ Tokyo-Nhật Bản)
    http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177092&item_id=47788884&p_details=1

Chia sẻ trang này