Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ chiến lược: Chứng khoán sẽ còn xuống nữa, khó trụ vững ở 300 đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quattranck, 01/11/2008.

4360 người đang online, trong đó có 320 thành viên. 12:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 6922 lượt đọc và 76 bài trả lời
  1. BULLTRAP

    BULLTRAP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Đã được thích:
    5
    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ chiến lược-Đấy Việt nam ta toàn những người tài giỏi như ông vụ trưởng này nên Kinh tế mới khá như vậy đấy,lão này buôn chứng chết sặc tiết bây giờ cutloss lại cay cú dìm hàng
  2. vcbhanoi

    vcbhanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    176
    Quan hệ với mấy lãnh đạo trên NHNN cũ thấy bảo lão này trình độ lởm lắm. Chẳng có tài cán gì đâu. Toàn bốc phét thôi.
  3. Dancer

    Dancer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    20
    Giỏi hay dốt theo em là anh em mình chưa nên bàn đến. Nhưng thử hỏi cái Vụ chiến lược đấy nó có tham mưu được cái gì nên hồn không, và cá nhân ông Vụ trưởng có tư vấn được cái gì hay ho chưa. Đời em chưa thấy! Chỉ thấy quả bom CK và BDS bị bơm căng hết cỡ rồi chích nổ làm dân đen chết sặc máu (lúc đấy *** thấy bác Vụ trưởng cảnh báo cho bà con nhờ). Rồi cổ phần hoá các NHNN lớn, đi đầu là VCB, không khác gì một vụ lừa đảo, từ giá khởi điểm, thặng dư vốn, cổ phiếu ngược đãi đều hút máu ăn trim của bà con. Em biết có vụ này điển hình: có bác huy động mọi nguồn vốn cá nhân, vay mượn bạn bè, NH được 2 tỷ 7 đánh quả VCB, đầu tiên là trái phiếu "chuyển đổi" (mập mờ vãi cả đái) với giá 2.7, tiếp theo là đổi ngang sang cổ phiếu với giá đấu bình quân trên 100, có thời điểm gần đây xuống "đáy" là 2x, tính ra bác ý còn có 200 triệu. Không thể gọi là vỡ mồm, vỡ bi, vỡ thớt nữa, phải gọi là Hận mãi Kiếp này @vietcombank.com.vn



    Được dancer sửa chữa / chuyển vào 01:21 ngày 02/11/2008
  4. blackhand82

    blackhand82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác nói về VCB như vậy là hơi quá rồi. Nhìn vào Nga ngố, các bác sẽ hiểu bộ TC trình cao như thế nào. Bác biết đám Tỷ phú nước Nga giầu thế nào không, và tại sao họ giầu như vậy. CPH các doanh nghiệp nhà nước, bán cho tư nhân với giả "rẻ mạt". Bọn "tay to" đớp hết, và lên Tỷ phú. Tài sản quốc gia bị bán rẻ mạt.
    Theo quan điểm của em, BTC và ban CPH nhà nước đáng được thưởng ấy chứ
  5. rucuacn

    rucuacn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2008
    Đã được thích:
    1.232
    Trích từ LEHOALA vào 21:44 ngày 01/11/2008

    Điểm kém cỏi nhất trong lập luận của ông Ngĩa là
    1.chưa biết đặt bối cảnh nền kinh tế VN trong toàn bộ bối cảnh của toàn bộ nền KT thế giới , mà VN là một mắt xích tuy chưa có liên hệ trực tiếp nhưng cũng có những tác động nhất định.Ví thử như toàn bộ nền KT thế giới đã chạm đáy và bật lên thì VNI cũng sẽ đạt những mốc cao mới mà 450 cũng chưa phải là điểm dừng trong bối cảnh nền KT đã vượt qua được những tình huống tồi tệ nhất trong năm 2008-điều này trẻ con cũng có thể hiểu được.
    2.xét đoán cả tổng thể những doanh nghiệp niêm yết đến hết năm chỉ qua tỷ lệ lãi suất ngân hàng là quá ư khập khiễng, bởi chính tỷ lệ lãi suất ngân hàng cũng có thể thay đổi trong từng tháng thậm chí trong tuần sau!!!
    3. bản thân các doanh nghiệp niêm yết ít chịu tác động của lãi suất ngân hàng hơn là các doanh nghiệp chưa niêm yết bởi vì họ có lợi thế về huy động vốn của cổ đông thậm chí có DN còn thặng dư vốn...
    4.riêng bản thân tôi nghi ngờ về những dòng viết trên vì cách trích dẫn không chuyên nghiệp, mập mờ không nói rõ ngày tháng và địa điểm.
    Vài lời chia sẻ...







    Được rucuacn sửa chữa / chuyển vào 02:09 ngày 02/11/2008
  6. blackhand82

    blackhand82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Lập luật thiếu chính xác, chưa nói là ngớ ngẩn.
  7. Dancer

    Dancer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    20
    http://cafef.vn/20071022165849437CA34/co-phan-hoa-vietcombank-khong-lo-dau-co-chien-luoc.chn
    Hỏi chuyện TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước).


    Hỏi chuyện TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước).


    Ông dự đoán thế nào về giá bán của cổ phiếu Vietcombank cho đối tác chiến lược so với giá bán trong đợt IPO?

    Thông thường, giá IPO bao giờ cũng cao hơn giá bán cho các đối tác chiến lược. Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng vậy, trong quá trình cổ phần hóa của ngân hàng Incombank của Trung Quốc, giá bán cho đối tác chiến lược vào khoảng 1.3 nhưng giá vào đợt IPO là 2.8.

    Một tương quan như vậy có thể không diễn ra ở Việt Nam nhưng giá bán cho đối tác chiến lược có thể thấp hơn chút ít so với giá IPO nhưng tôi nghĩ, giá IPO sẽ không cao hơn nhiều so với giá bán cho các đối tác chiến lược.

    Có đáng lo ngại về tình trạng đối tác chiến lược là những nhà ?ođầu cơ chiến lược? không, thưa ông?

    Thứ nhất, quy định của Ngân hàng Trung ương không cho phép nhà đầu tư chiến lược bán cổ phiếu, như thế thì không thể đầu cơ được. Thứ hai, những nhà đầu tư chiến lược là những doanh nghiệp đã có uy tín rất lớn về thương hiệu trên thị trường quốc tế. Họ không việc gì đầu cơ lặt vặt vào ngân hàng kiểu như của Việt Nam.

    Hiện nay trong short-list của Vietcombank có 3 nhà đầu tư chiến lược, mỗi đối tác có một ý tưởng khác nhau. Nomura nghĩ rằng họ sẽ phát triển công ty chứng khoán của Vietcombank, cùng Vietcombank hoạt động mạnh mẽ trên thị trường đầu tư tài chính. Goldman Sachs lại có ý tưởng đưa Vietcombank trở thành một trong những ngân hàng đầu tư lớn. General Electric muốn Vietcombank trở thành một ngân hàng có dịch vụ tài chính tiêu dùng rất mạnh.

    Tất nhiên là Vietcombank có những tiêu chí lựa chọn khác nhau tuỳ theo mục tiêu của mình và mục tiêu của đối tác chiến lược, mức chi phí và hợp đồng về đối tác chiến lược.

    Dự đoán của ông về giá IPO của cổ phiếu Vietcombank và tác động đối với các cổ phiếu khác?

    Rất khó dự đoán giá IPO của Vietcombank nhưng tôi chắc chắn là giá IPO của Vietcombank sẽ cao hơn giá của Bảo hiểm Việt Nam và nhiều người cũng dự đoán như vậy.

    Sự kiện Vietcombank phát hành ra một lượng cổ phiếu lớn chưa chắc chắn sẽ làm giảm giá các cổ phiếu khác trên thị trường. Bởi vì, cho đến nay, các đối tác lớn nước ngoài cũng như trong nước đã có dự tính là sẽ để dành một khoản tài chính nhất định để đầu tư vào Vietcombank. Thế nên, sóng lớn đã có thuyền lớn.
    Cho dù Vietcombank phát hành ra một khối lượng cổ phiếu lớn như vậy thì ngay trong tương quan cung cầu cho loại cổ phiếu này cũng đã tương đối cân bằng. Tức là, khối lượng lớn thì cũng có những người mua lớn và có thể chấp nhận giá cao.

    Vấn đề quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa?

    Vietcombank đã được Chính phủ cho phép, sau khi chuyển thành một ngân hàng thương mại cổ phiếu, bất luận tỷ lệ sở hữu nhà nước là bao nhiêu, thì Vietcombank vẫn được hoạt động theo chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp mà Ngân hàng Trung ương ban hành. Ngân hàng Trung ương sẽ ban hành một chuẩn mực mới thay thế Nghị định 49, theo đó hầu hết chuẩn mực cho một ngân hàng thương mại đều được hiện đại hoá theo thông lệ quốc tế.

    Tuy nhiên, có một số khía cạnh vẫn còn trục trặc đôi chút, chẳng hạn, cơ chế tài chính, hệ thống khuyến khích, một số quy chế về đề bạt, bổ nhiệm nhân sự, nhưng hy vọng, nếu được Chính phủ hỗ trợ, thì trong vòng một hai năm Vietcombank có thể được thay đổi theo hướng là một ngân hàng hoạt động hoàn toàn theo nguyên tắc là thương mại cổ phần và theo chuẩn mực mới của Ngân hàng Trung ương trên cơ sở sửa lại Nghị định 49.

    Vietcombank được định mức tín nhiệm ở hạng nào, thưa ông?

    Vietcombank là ngân hàng có định mức tín nhiệm cao nhất Việt Nam, hạng D (trung bình khá) của Fitch Ratings.

    Thưa ông, kinh nghiệm của Vietcombank giúp gì cho các tập đoàn lớn khác chuẩn bị cổ phần hóa?

    Vietcombank là một ngân hàng được cổ phần hóa theo đúng các chuẩn mực quốc tế và là một kinh nghiệm rất quý báu cho các định chế tài chính khác khi thực hiện cổ phần hóa sau này. Nếu tôi không nhầm, thì đây là trường hợp cổ phần hóa đầu tiên chúng ta áp dụng hệ thống tư vấn pháp lý hoàn toàn theo chuẩn mực quốc tế.

    Vietcombank được cổ phần hóa theo một tiêu chí tương đối đặc biệt. Với đặc thù của một ngân hàng thương mại loại lớn, chúng ta đã mời một đối tác tư vấn tầm cỡ quốc tế, đã từng tham gia nhiều chương trình cổ phần hóa ở toàn cầu và đặc biệt đã từng tham gia vào quá trình cổ phần hóa của Trung Quốc. Việc thực hiện tư vấn pháp lý, kiểm toán quốc tế cho Vietcombank đều được thực hiện rất bài bản.

    Ngoài ra, đó là một định chế tài chính lớn nên phương pháp định giá cũng tương đối đặc thù. Khác với những phương pháp định giá thông thường theo giá trị tài sản, chúng ta áp dụng phương pháp định giá mới, chiết khấu dòng tiền tương lai. Đó là một phương pháp thích hợp với một ngân hàng thương mại tầm cỡ như Vietcombank.

    Tôi nghĩ rằng thời gian và chi phí cho việc cổ phần hóa của các ngân hàng còn lại sẽ ngắn hơn và thấp hơn Vietcombank, hy vọng trong vòng quý 1/2008, các tập đoàn tài chính khác của Việt Nam như Incombank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có thể tiến hành thành công quá trình cổ phần hóa.

    Những đoạn Không bôi đỏ thì *** có thông tin gì đáng kể, còn những đoạn bôi đỏ cho thấy cái Tầm của cái Vụ gọi là Chiến lược của NHNN nó đến mức nào. Trình độ phân tích và Dự báo cũng như đưa ra các Chiến lược Vĩ mô thật đáng nể, nói chả khác *** gì đúng rồi



    Được dancer sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 02/11/2008
  8. Dancer

    Dancer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Đã được thích:
    20
    -Theo ông IPO của VCB có thành công không? Từ IPO của VCB có thể rút ra kinh nghiệm gì cho IPO của các NH quốc doanh khác trong năm 2008?

    -Theo tôi, đến thời điểm này có thể nói IPO của VCB là thành công. Mặc dù chưa chọn NĐT chiến lược nước ngoài, giá IPO cao hơn nhiều so với định giá của các tổ chức tư vấn nước ngoài

    Đấy, Tiến sĩ của chúng ta trả lời rất tự hào về việc giá IPO cao hơn nhiều so với định giá của nước ngoài đấy, ý là các tổ chức tư vấn nước ngoài đã sai khi trả VCB cao nhất có 6x không thì toàn 4x 3x, giá chúng ****** IPO là 10x nhé, để rồi khi VCB về 2x thì "anh mới biết đời anh... đã mất luôn linh hồn" - linh hồn đã mất- Bằng Kiều
  9. damcamau

    damcamau Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/05/2008
    Đã được thích:
    0
    Sự hoảng loạn đang hiện diện trong topic này, nhiều chú sợ vón đ ái ra quần rồi
  10. damcamau

    damcamau Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/05/2008
    Đã được thích:
    0
    Cá với các bác là với sự hoảng loạn này thứ 2, thứ 3 mà tiếp tục tăng, cổ phiếu đã về là các bác dẫm đạp lên nhau mà bán, khổ

Chia sẻ trang này