Tiền từ đâu thằng Quyết mua 30 triệu FLC, 100 triệu ROS mục đích là gì!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 01/10/2016.

5969 người đang online, trong đó có 691 thành viên. 17:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13717 lượt đọc và 87 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thị trường ngày càng phải trong sạch theo định hướng chung của thế giới và loại lừa phải bị loại, trước mắt MTM bắt đầu và kế tiếp từ từ tới....có những thằng bắt đầu vào đường cùng nên làm liều rồi...
    bokinhvan3979 đã loan bài này
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    FLC Green Home xây không phép: Quyết định cưỡng chế vẫn nằm trên giấy?
    [​IMG]Đỗ Lê Tảo [​IMG]Thứ Sáu, ngày 20/05/2016 18:00 PM (GMT+7)

    (Dân Việt) Mặc dù quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không phép FLC Green Home đã có hiệu lực thi hành gần 2 tháng qua, nhưng đến nay, công trình vẫn tồn tại trước sự ngỡ ngàng của dư luận.
    Dự án FLC Green Home: Ngang nhiên xây dựng không phép giữa Thủ đô[/paste:font]

    “Bỏ ngoài tai” hàng loạt quyết định

    Như Dân Việt đã có bài phản ánh, dự án FLC Green Home do Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Magnus Capita là chủ đầu tư - xây dựng ngay giữa Thủ đô mà không có giấy phép xây dựng. Dự án được xây dựng xong phần móng và UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định cưỡng chế phá dỡ… Mặc dù quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành, nhưng đến nay, công trình vẫn tồn tại trước sự ngỡ ngàng của dư luận.

    Tìm hiểu tiếp thông tin sự việc, đơn vị này không chỉ “bỏ ngoài tai” 1 quyết định cưỡng chế nói trên. Theo đó, do “đại dự án” FLC Green Home (18A đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) xây dựng không phép nên ngày 24.12.2015, UBND quận Nam Từ Liêm đã ra quyết định xử phạt hành chính 50 triệu đồng đối với chủ đầu tư; đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định.

    Bên cạnh đó, UBND quận còn “mềm mỏng” với chủ đầu tư bằng việc giao nhiệm vụ (bằng văn bản) cho UBND phường Mỹ Đình 2: “Tổ chức tuyên truyền, vận động chủ đầu tư xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định”. Nhưng, chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thi công xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng.
    [​IMG]

    Công trình xây dựng không phép. (Ảnh: Đỗ Lê Tảo)

    Tiếp đó, ngày 25.1, UBND quận Nam Từ Liêm lại ban hành công văn số 102 gửi ******* quận, UBND phường Mỹ Đình 2 và chủ đầu tư xử lý cứng rắn: “Thực hiện chỉ thị số 13 ngày 9.11.2015 của UBND quận về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo nghiêm kỷ cương pháp luật và ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội, UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu: Chủ đầu tư dừng hoàn toàn hoạt động thi công xây dựng công trình”.

    UBND quận cũng yêu cầu UBND phường Mỹ Đình 2 phối hợp với Thanh tra xây dựng, ******* phường đình chỉ có hiệu lực công trình vi phạm trật tự xây dựng; đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng ngừng cung cấp điện, nước cho công trình...

    Một lần nữa, các yêu cầu nêu trên của UBND quận bị chủ đầu tư “bỏ ngoài tai”. Và đến ngày 24.3, UBND quận Nam Từ Liêm ra quyết định số 1085 cưỡng chế phá dỡ công trình (phần móng đã xây xong) vi phạm trật tự xây dựng, không có giấy phép xây dựng của Công ty Magnus Capita. Tuy nhiên, quyết định cưỡng chế của UBND quận vẫn chỉ nằm trên giấy, chủ đầu tư vẫn không có động thái tích cực khắc phục hậu quả trả lại nguyên trạng ban đầu trước khi thực hiện dự án.

    Trước đó, ông Nguyễn Huy Cường (Trưởng phòng Quản lý đô thị, quận Nam Từ Liêm) cho biết, chủ đầu tư đang tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình; việc cấp phép thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng Hà Nội.

    Chiều 16.5, ông Trần Việt Trung (Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội) khẳng định: “Đến thời điểm này (chiều 16.5 - PV) dự án không có giấy phép xây dựng”.

    Trả lời câu hỏi về việc vậy đến thời điểm ngày 16.5, chủ đầu tư đã làm thủ tục và có hồ sơ xin phép xây dựng (XD) hay chưa, ông Trung ngay lập tức yêu cầu Phòng Cấp phép xây dựng kiểm tra. Kết quả, Trưởng phòng Cấp phép xây dựng cho biết, chủ đầu tư dự án chưa nộp hồ sơ làm thủ tục xin cấp phép xây dựng tại sở xây dựng. Trước những sai phạm tại dự án này, quyết định cưỡng chế vẫn nằm trên giấy.

    Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Trường Sơn (Phó chủ tịch quận Nam Từ Liêm) cho biết: “Tôi đã ký báo cáo gửi UBND TP.Hà Nội”.

    Vì sao chưa cưỡng chế?

    Ngày 19.5, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã nhận được báo cáo của UBND quận Nam Từ Liêm về vi phạm trật tự xây dựng của dự án FLC Green Home. Báo cáo này một lần nữa khẳng định: “Dự án FLC Green Home do Cty Magnus Capita” đã “tự ý” triển khai thi công xây dựng công trình khi chưa có giấy phép xây dựng”. Bản báo cáo này cũng chỉ rõ hành động ngang nhiên bất chấp pháp luật của chủ đầu tư.

    Cần nói thêm rằng, trong bản báo cáo không đề cập gì đến kế hoạch, phương án sẽ thực hiện việc cưỡng chế công trình dự án FLC Green Home như thế nào. Báo cáo này chỉ nêu: “Hiện nay chủ đầu tư đang chấp hành chỉ đạo của quận dừng hoàn toàn mọi hoạt động thi công xây dựng công trình và đang tiến hành rút cừ thép hoàn trả hiện trạng khu đất, đồng thời chủ đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho công trình”. Nhưng trên thực tế ghi nhận của PV vào chiều 19.5, tất cả các hạng mục công trình đã xây dựng không phép vẫn nguyên trạng.

    Để có câu trả lời vì sao đến nay công trình không phép vẫn chưa bị cưỡng chế phá dỡ, PV đã trao đổi với UBND quận Nam Từ Liêm, được biết UBND quận đã giao cho các cơ quan chức năng, trong đó có trách nhiệm của UBND phường Mỹ Đình 2 tổ chức thực hiện việc cưỡng chế công trình xây dựng không phép nêu trên.

    Ngày 19.5, PV đã trao đổi nhanh với Tổ công tác trật tự xây dựng phường Mỹ Đình 2 và được biết, UBND phường Mỹ Đình 2 đang dự thảo phương án thực hiện cưỡng chế công trình trên. Và để thực hiện được công tác cưỡng chế thì dự thảo phương án cưỡng chế phải được UBND quận Nam Từ Liêm phê duyệt. Còn phía UBND quận Nam Từ Liêm đến thời điểm này vẫn chưa nhận được phương án cưỡng chế để xem xét phê duyệt.

    Khi PV đặt vấn đề được tiếp cận thông tin từ dự thảo phương án cưỡng chế thì cán bộ tổ công tác không cung cấp, nói vì lãnh đạo bận, còn đội trưởng đội công tác trật tự xây dựng thì đi học.

    Trong buổi làm việc với PV, tổ công tác phường Mỹ Đình 2 cho biết: Trước đây dự án này là bãi đỗ xe và cây xanh, công trình được phép xây dựng là 5 tầng, sau đó chuyển đổi thành dự án “khách sạn và văn phòng lưu trú” của Tập đoàn FLC, công trình được phép xây dựng chừng 19-28 tầng. Hiện tại dự án FLC Green Home đã xây dựng xong phần móng, các tầng hầm để xe và các trụ cột bê tông cốt thép đã vươn khỏi mặt đất; công trình đã bị đình chỉ xây dựng “cứng” và UBND quận đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình.

    Tổ công tác chỉ nắm được và cung cấp thông tin cho PV vỏn vẹn như vậy, nhưng thực tế PV khảo sát trên các trang mạng thì mô hình dự án được “quảng bá” rất hoành tráng. Cụ thể, theo thông tin trên các trang mạng (http://batdongsan.com.vn) thì dự án tại địa chỉ số 18 đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm mang tên “dự án chung cư FLC Green Home, diện tích tổng thể hơn 10.000m2, 50 tầng, 500 căn hộ, có sân đỗ trực thăng, bãi đỗ xe 3 tầng hầm liên thông, bể bơi…”. Trước những thông tin “quảng bá” nêu trên, cán bộ tổ công tác trật tự xây dựng phường Mỹ Đình 2 cho rằng: “Ai đó thông tin như vậy là việc của họ”.

    Tại buổi làm việc, PV cũng thông tin để tổ công tác phường Mỹ Đình 2 biết rằng: “Đến hôm nay (ngày 19.5) thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết chủ đầu tư vẫn chưa nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng tại sở, không nên có suy nghĩ rằng chủ đầu tư chưa (chậm) có giấy phép vì đang làm thủ tục xin phép xây dựng tại Sở Xây dựng”. Được biết thông tin này, một thành viên tổ công tác ngạc nhiên: "Thế thì nghiêm trọng quá!".
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    FLC lấy đất nông, lâm nghiệp rồi... bỏ hoang
    [​IMG]Việt Tùng [​IMG]Thứ Năm, ngày 24/03/2016 06:28 AM (GMT+7)

    [​IMG]Sự kiện: FLC và những lùm xùm đất đai

    (Dân Việt) Không chỉ “hô biến” trại lợn thành FLC Vĩnh Thịnh resort, rồi tiến hành khởi công khi chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết và phê duyệt dự án, nhiều dự án của Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) sau khi lấy được đất nông nghiệp thì để đó, không triển khai hoặc có triển khai cũng theo kiểu “nhỏ giọt”, cầm chừng.



    Sau khi nhận đất, chuyển đổi mục đích sử dụng, Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) không triển khai dự án, hoặc làm cầm chừng, khiến hàng nghìn ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang khi trở thành dự án “treo”.

    Sai phạm ở dự án Chấn Hưng

    Gần chục năm trở lại đây, các tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Nam được Công ty CP Tập đoàn FLC (viết tắt là FLC) tập trung đầu tư nhiều dự án với quy mô khá “khủng”, với diện tích đất thu hồi lên đến hàng nghìn ha, chủ yếu là đất nông nghiệp.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Dự án FLC KCN Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hiện tại. Ảnh: V.T

    "Họ hứa hẹn dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, kéo theo các dịch vụ khác. Nhưng gần 10 năm rồi vẫn chưa có viên gạch nào được đặt xuống, không biết người dân sẽ còn phải chờ đến bao giờ để được hưởng “lộc” của FLC hay lại chỉ là lời hứa suông mà thôi...”.

    Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh





    Chỉ tính riêng Vĩnh Phúc, với 4 dự án FLC đã lấy trọn gần 1.000ha đất nông nghiệp là đất bờ xôi, ruộng mật mà bà con nông dân đang canh tác ổn định. Điều đáng nói là, hầu hết các dự án của FLC đều chậm tiến độ, thậm chí “treo”. Theo tìm hiểu của NTNN, ngày 20.9.2007, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định 2644/QĐ-UBND cho phép Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera làm chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp (KCN) Chấn Hưng, tại xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) với diện tích 131ha, tổng mức đầu tư là 496 tỷ đồng, được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, sẽ thu hồi khoảng 51ha và giai đoạn 2 sẽ thu hồi nốt diện tích còn lại.

    Tuy nhiên, do không đủ năng lực triển khai dự án nên sau đó, ngày 11.8.2014, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Văn bản 1507/TB-TU, giao cho FLC làm chủ đầu tư xây dựng công trình này.

    Tiếp theo, FLC đã được cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư, với diện tích gần 130ha, tổng vốn đầu tư là 1.378 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Văn bản số 620/STNMT-CCQLĐĐ, ngày 6.5.2015 của Sở TNMT Vĩnh Phúc, thì dự án này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường.

    Không chỉ vậy, trong hồ sơ xin cấp GCN đầu tư, dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Chấn Hưng còn rất nhiều điểm hạn chế, thiếu so với quy định như: Đánh giá tác động môi trường không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; không có phương án sử dựng lớp đất mặt (đất lúa, hoa màu); không thể hiện được cơ cấu hiện trạng sử dụng đất… Song dự án vẫn được cấp GCN đầu tư. Mặc dù dự án đã giải phóng xong giai đoạn 1, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Có mặt tại KCN Chấn Hưng, trước mặt chúng tôi vẫn là những thửa ruộng hoang, xen lẫn những ruộng rau màu, chưa có một dấu vết, động thái nào của một công trình đang xây dựng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Thực tế dự án sau 10 năm. Ảnh: V.T

    Về việc chậm tiến độ của dự án này, ông Khổng Thành Công - Phó ban Quản lý dự án các KCN tỉnh Vĩnh Phúc cho biết do dự án này được chuyển qua, lại 3 công ty. “Hơn nữa tại xã Chấn Hưng, tình hình an ninh, chính trị rất phức tạp... nên rất khó giải phóng mặt bằng”- ông Công phân trần.

    Còn về việc trong thuyết trình dự án không đề cập đến việc sử dụng khối lượng đất mặt, ông Công nói: “Dự án ban đầu chưa có quy định phải có phương án sử dụng đất mặt nên FLC không đưa phương án sử dụng đất vào thuyết trình”.

    Ngoài ra, ngày 14.3.2014, Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã ký Công văn số 1327/TB-TU về việc đồng ý giao cho Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Tam Dương II – khu B với diện tích 385ha, tổng mức đầu tư lên tới 2.310 tỷ đồng và được triển khai thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 có diện tích 100ha, vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng (từ 2014–2017); giai đoạn 2 với diện tích 85ha, vốn đầu tư khoảng 510 tỷ đồng (từ 2016 – 2018); giai đoạn 3 sẽ triển khai nốt, vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.

    Theo ông Khổng Thành Công– Phó ban Quản lý dự án các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, hồ sơ xin phê duyệt khá sơ sài, không thể hiện được phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tổng thể, đánh giá tác động môi trường chỉ mang tính khái lược; không có phương án sử đất mặt (đất lúa). Ông Công cho biết thêm, dự án này đã giải phóng xong mặt bằng từ lâu, nhưng vẫn chưa thấy doanh nghiệp xây dựng. Tìm đến KCN Tam Dương II – khu B, tất cả vẫn chỉ là bãi đất hoang, chưa có một công trình nào được xây dựng, dù là nhỏ nhất…

    10 năm vẫn giậm chân tại chỗ

    Năm 2015, trên trang thông tin của Công ty CP Tập đoàn FLC đã công bố, quảng cáo rầm rộ dự án FLC Tower tại số 402, đường Mê Linh, phường Khai Quang (TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) với diện tích 3.861,5m2. Tòa nhà gồm 25 tầng, bao gồm tổ hợp văn phòng, căn hộ cho thuê và trung tâm thương mại, do Công ty TNHH Hải Châu (đơn vị thành viên của Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư), với mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.

    Song dự án này đã không được triển khai và hiện tại địa chỉ trên đã biến thành trụ sở của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc FLC (công ty con của Tập đoàn FLC, thành lập năm 2014), chứ không phải dự án FLC Tower như FLC đã quảng cáo. Sự “mập mờ” trên, khiến nhiều người hoài nghi và cho rằng dự án này không có thực mà chủ yếu do FLC khuếch trương.

    Một dự án nữa cũng đang được Tập đoàn FLC biến thành dự án “treo” khi triển khai từ năm 2007 với tổng diện tích lên đến gần 250ha, song đến nay vẫn chỉ dừng lại ở quy hoạch chi tiết 1/2000. Đó là dự án sân golf – vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm Quỳ (Ba Vì, Hà Nội), do Công ty CP FLC Golf & Resort (một thành viên của Tập đoàn FLC) làm chủ đầu tư. Đây là một trong các dự án hiếm hoi FLC không động đến đất lúa, nhưng vẫn “dính” đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, trong đó 100ha thuộc quản lý của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam).

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Phối cảnh dự án hồ Cẩm Quỳ (Ba Vì, Hà Nội) trên giấy. Ảnh: V.T

    Dự án có mức đầu tư gần 3.400 tỷ đồng, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011 – 2013) với số vốn khoảng 1.686 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2014 – 2015), với số vốn khoảng 1.708 tỷ đồng.

    Dự án được tạo điều kiện hết mức, khi UBND TP.Hà Nội ra Văn bản số 9984/UBND-TNMT ngày 15.11.2011 gửi UBND huyện Ba Vì về việc đôn đốc, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để dự án sớm khởi công. Nhưng không hiểu vì lý do gì, đến nay, dự án vẫn giậm chân tại chỗ. Có mặt tại hồ Cẩm Quỳ, nơi được cho là đã phê duyệt dự án sân golf – vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm Quỳ, theo quan sát của phóng viên thì phần mặt hồ, xung quanh hồ vẫn chưa được cải tạo, quanh khu vực này vẫn chỉ là những gò đất hoang, chưa có bất kỳ một dấu vết triển khai xây dựng nào. Ấy thế mà FLC vẫn quảng cáo rầm rộ về quy mô hoành tráng của dự án đang trên đà hoàn thiện này.
  4. bokinhvan3979

    bokinhvan3979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2013
    Đã được thích:
    1.222
    m.ẹ cha nó, nhận tiền hết của dự án Đại Mỗ FLC mà chưa ký hợp đồng cho khách hàng để họ kiện um lên, dự án FLC 265 Cầu giấy tiền thu gần hết rồi mà đem đi đánh chứng hết con mẹ nó, dừng thi công 4 tháng nay, giờ khách nó rút tiền cọc lại là toi con mẹ nó luôn
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chưa bác còn và đây mới là bài mà thằng quyết mới dính đậm này vụ 8B lê trực mới bị cắt và đây bài này là hay nhất!

    http://vinacorp.vn/vi-sao-flc-quot-long-hanh-quot-ngay-giua-thu-do-n18115.html
    Vì sao FLC "lộng hành" ngay giữa Thủ đô?
    Đăng 05/09/2016 | 08:05 GMT+7 | Vinacorp

    Ngay sau bài báo “Xung quanh việc Faros lên sàn: Cổ phiếu “cắt tiết” nhà đầu tư, Chủ tịch FLC có chém gió?”, Báo điện tử Người Tiêu Dùng tiếp tục nhận được rất nhiều chia sẻ, động viên và tâm tư của độc giả. Đó chính là lý do chúng tôi tiếp tục đăng loạt bài về chân dung tập đoàn tai tiếng FLC như một cách làm tròn bổn phận của tòa soạn với sự tin yêu của bạn đọc trong suốt thời gian qua.
    [​IMG]
    Phía sau những màn pháo bông "hoành tráng" tại các buổi lễ khởi công, khánh thành những dự án nhiều nghìn tỷ đồng là một chân dung FLC coi thường pháp luật và gây họa cho người dân. Chính phủ mới với thông điệp hành động là kiến tạo và phục vụ hẳn nhiên không bao giờ có chỗ cho bất kỳ một doanh nghiệp nào vì lợi ích nhóm mà chà đạp lên luật pháp...

    [​IMG]
    Bất chấp "lệnh cấm" của chính quyền Hà Nội, Faros vẫn "hồn nhiên" thi công.

    Tinh thần 8B Lê Trực đã "bỏ qua" FLC?

    Mới đây, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã phong tỏa tài khoản của chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực. Trước mắt, để đẩy nhanh tiến độ, thành phố giao UBND quận Ba Đình ứng tiền ngân sách cho việc phá dỡ, tuy nhiên sau này toàn bộ chi phí phá dỡ, tiền lãi phát sinh, chủ đầu tư 8B Lê Trực phải chịu. Đó là bài học cho một công trình sai phép xây dựng ở thủ đô mà chính quyền Hà Nội kiên quyết xử nghiêm với sai phạm.

    Tưởng rằng lỗi của chủ đầu tư cao ốc 8B Lê Trực là lớn nhất, nhưng xem chừng còn kém xa "đẳng cấp" FLC tại công trình FLC Green Home (18A đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm). FLC đã không thèm xin phép xây dựng, tự thay đổi dự án được cấp phép bãi đỗ xe, cây xanh và văn phòng với giấy phép xây dựng là 5 tầng thành dự án “Khách sạn và văn phòng lưu trú” với chiều cao dự kiến là 35 tầng. FLC đã cho mình cái quyền đứng trên cả luật pháp, với ý đồ đẩy chính quyền TP. Hà Nội vào thế việt vị với sai phạm của họ. Và kết quả là công trình không phép, sai phạm đó đã mọc lên "chình ình" giữa thủ đô.

    Tổng thầu thi công cho công trình tai tiếng này chính là Công ty Cổ phần Xây dựng Faros nổi danh trong mấy ngày qua với cái tên rất kiêu: “Ông vua tốc độ thi công lên sàn”. Trên trang chủ website http://faros.vn vẫn là hình ảnh công trình FLC Green Home với thông tin: “Nằm tại trung tâm đô thị mới, phía Tây thủ đô Hà Nội, FLC Green Home được kỳ vọng là một kiểu mẫu mới về căn hộ ở. Cao 35 tầng, khu tầng hầm kiểu mẫu tự động để xe rộng rãi, tích hợp đầy đủ tiện ích được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng đồng bộ và an toàn".

    Tại một số sàn giao dịch bất động sản khác, dự án FLC Green Home được quảng bá khá rầm rộ. Trang web có địa chỉ www.chungcuflcgreenhome.xyz (có địa chỉ liên hệ mua chung cư chỉ thẳng đến FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ) cho biết dự án này có nhà thiết kế của Anh, diện tích tổng thể là 10.629 m2, diện tích sàn xây dựng dự kiến khoảng 1.200m2 - 1.600 m2, 500 căn hộ và cao 50 tầng. Mỗi tầng có 10 căn hộ, 6 thang máy và 2 thang bộ…

    Thậm chí, website này còn quảng bá FLC Green Home có bể bơi, sân đỗ trực thăng trên cao, siêu thị, nhà trẻ, ngân hàng, phòng khám… Thời gian giao nhà dự kiến cuối năm 2017.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.
    Chính quyền địa phương có bị... "tê liệt" trước sai phạm?

    Dự án “FLC Green Home” do Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Magnus Capita làm chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng xong phần móng mà không có giấy phép xây dựng. Cần phải nói rõ, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Magnus Capita, Công ty Faros cũng đều thuộc tập đoàn FLC của Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết, người đang được giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nghi ngờ là chỉ giỏi "chém gió". Chúng ta hãy cùng nhìn sự thách thức pháp luật của FLC Green Home hay nói đúng hơn là phong cách làm việc “bừa, ẩu” của Tập đoàn FLC.

    Ngày 18/12/2015, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình. Ngày 24/2/2015, UBND quận Nam Từ Liêm ra quyết định (số 5992) xử phạt 50 triệu đồng đối với Công ty Magnus Capita vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Quyết định xử phạt số 5992 nêu rõ biện pháp khắc phục: “Công ty Magnus Capita phải xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày UBND phường Mỹ Đình 2 ban hành quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm trật tự xây dựng. Quá thời hạn trên, nếu Công ty Magnus Capita không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị cưỡng chế phá dỡ”.

    Thế nhưng, thời hạn theo yêu cầu của quận trôi qua nhiều ngày, Công ty Magnus Capita vẫn không xuất trình được giấy phép xây dựng. Vì thế, ngày 24/3/2016, UBND quận Nam Từ Liêm ra quyết định số 1085 “cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Quyết định 1085 nêu rõ lý do cưỡng chế là Công ty Magnus Capita không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả tại quyết định 5992. Biện pháp cưỡng chế theo quyết định 1085 là phá dỡ công trình (phần móng đã xây xong) vi phạm trật tự xây dựng không có giấy phép xây dựng.

    Vụ việc còn nghiêm trọng hơn khi mà, đầu tháng 6/2016, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có chỉ đạo giao Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra làm rõ sai phạm tại dự án này và kiên quyết xử lý vi phạm (nếu có), báo cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 10/6... Thế nhưng, tất thảy mọi cố gắng của chính quyền Hà Nội để phá dỡ công trình sai phạm này đều rơi vào im lặng !? Không biết, Chủ tịch quận Nam Từ Liêm đã báo cáo lại Thành ủy, UBND TP. Hà Nội những gì? Không biết việc kiên quyết xử lý vi phạm (nếu có), mà thực chất là đã quá rõ có được thực hiện đúng như chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hay không? Chỉ biết rằng FLC Green Home vẫn “bình yên vô sự” khiến cho dư luận hình dung ra một FLC đang "lộng hành" ở ngay giữa Thủ đô là hoàn toàn có cơ sở. FLC đang "cậy tiền" hay "cậy ai" mà lại có thể "gấu" đến như vậy?

    Nói như vậy, có lẽ phiến diện nếu như không điểm lại sai phạm tại cao ốc FLC Landmark (đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm) vượt tầng, sai phép. Trên sân thượng của FLC Landmark có 18 căn hộ xây “chui” và nhiều cư dân sinh sống tại đây. Theo Giấy phép xây dựng, tòa nhà FLC Landmark gồm 3 khối: khối tầng hầm gồm 2 tầng, khối văn phòng cho thuê có 5 tầng và khối chung cư cao cấp gồm 25 tầng. Trong đó, khối chung cư cao cấp có 300 căn hộ, diện tích sử dụng 124 m2, 153 m2 và 159 m2; khối văn phòng 5 tầng có tổng diện tích hơn 10.000 m2, tầng 1 và 2 tập trung cho trung tâm thương mại, tầng 3, 4, 5 là khu vực văn phòng làm việc; 2 tầng hầm diện tích lớn làm bãi đậu xe. Rõ ràng theo đúng như Giấy phép xây dựng tòa nhà này là 32 (tính cả tầng hầm), ngay cả trang điện tử flc.vn, cũng ghi rõ “FLC Landmark Tower có diện tích đất xây dựng 2.467 m2, số tầng 32”. Ngoài việc FLC Landmark có “18 căn hộ chui” trên sân thượng thì theo thông tin chúng tôi có được, khối văn phòng cho thuê của tòa này còn có một tầng 5B có nghĩa là vượt phép xây dựng 1 tầng. Vụ việc này cũng “chìm xuồng” theo cách phạt cho tồn tại. “Kỷ cương, phép nước” trở thành trò đùa.

    FLC đã và sẽ thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng bằng những việc làm trái pháp luật. Nhưng thật lạ kỳ, ở mỗi vụ việc như vậy, dường như các cơ quan có trách nhiệm đều “tê liệt” trước các sai phạm. Dư luận, cử tri mong muốn UBND TP. Hà Nội sẽ thanh tra toàn diện việc chấp pháp tại các dự án của FLC trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, lấy tinh thần xử lý quyết liệt, triệt để của vụ cao ốc 8B Lê Trực để đảm bảo sự “thượng tôn pháp luật” với những sai phạm của Tập đoàn FLC. Đó cũng chính là hành động đanh thép và thiết thực mà Hà Nội nên làm để đáp lại lời kêu gọi về một Chính phủ liêm chính mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết. Ngược lại, nếu các sai phạm có hệ thống của FLC tiếp tục "chìm vào quên lãng", cũng đồng nghĩa với việc uy tín của chính quyền thành phố sẽ "lún sâu" vào sự bất tuân pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hệ lụy "nhờn thuốc" trong quản lý trật tự xã hội.

    Bão Thần Sấm có lẽ đã phơi bày “tử huyệt” dự án nhiều nghìn tỷ ở Quảng Ninh của FLC khi bùn, đất và vật liệu xây dựng lại tràn xuống tàn phá nhà dân. Một số cơ quan chức năng thuộc tỉnh Quảng Ninh đã cấp phép thiếu tính toán dựa trên các phân tích khoa học, hay FLC đã thi công ẩu mà xem thường cuộc sống của người dân. Dân nghèo không chơi golf nhưng lại lầm than vì đại dự án ngốn quá nhiều ha đất rừng này... Những thông tin trên sẽ được báo Người Tiêu Dùng gửi tới độc giả trong bài tiếp theo: Dân lầm than vì đại dự án của FLC Quảng Ninh.
  6. ctam187

    ctam187 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.860
  7. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    163.454
    Mấy việc cỏn con thì lãnh đạo nhìn tinh lắm, mấy việc to đùng như này thì lđ nhìn kg ra
    QC ní ngồi cụ lên đầu bọn lđ rồi, hoá ra làm lđ ở đất nước này nhiều khi cũng chịu nhục giỏi thật
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    K ai đứng sau hết mấy dự án lớn theo nguyên tắc thì có cấp cao tham dự lễ khởi công và gần như dễ lầm tưởng vụ này, thời gian sau thấy mặt báo càng ngày càng vắng bóng cấp cao tham dự là bác tự hiểu. Từ vụ bồ nhi sắt đến giờ nó gãy rồi!
    Xuandoa thích bài này.
  9. Peter Ten

    Peter Ten Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    2.769
    QC k để ý đến mấy cái qd bé tí tẹo đó. Giờ anh ấy đã lên vị trí số 2 rồi nhé!
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thường các cty muốn kí hợp đồng thì xem thằng đó thế nào nếu k ảnh hưởng tới lãnh đạo của nó nên thời gian tới hãy quên đi các dự án nó làm nhiều như trước là vừa!

Chia sẻ trang này