“Tiền yếu” nhưng không hẳn là “thiếu tiền”, chỉ tại “tâm lý yếu” và “dòng tiền chưa được kích hoạt”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi belief_and_hope, 24/02/2011.

3140 người đang online, trong đó có 419 thành viên. 21:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 373 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. belief_and_hope

    belief_and_hope Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]1. Thắt chặt tín dụng làm do dòng tiền yếu, ngân hàng khát tiền mặt, hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, càng làm cho dòng tiền yếu hơn. Nhưng hãy để ý đến lượng tiền không hề yếu đã và đang chảy vào túi một nhóm người trong xã hội. Tiền không thiếu nhưng phân phối không đúng chỗ.[/FONT]

    [FONT=&quot]Tiền bị thất thoát từ đầu tư trong đó có ĐT công quá lớn. Giả sử tỷ lệ thất thoát trung bình của vốn từ khu vực nhà nước là 20-30%, khu vực ngoài nhà nước là 15-20%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Người Việt làm cho Tây 100% và liên doanh cũng gửi giá khi mua sắm) 7-10%. Theo số liệu năm 2010 số tiền thất thoát đã là cỡ 115-170 nghìn tỉ đồng, tương đương khoảng 6-9 tỷ USD.[/FONT]
    [FONT=&quot]Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010[/FONT]​

    [FONT=&quot]Nghìn tỷ đồng[/FONT]​
    [FONT=&quot] TỔNG SỐ[/FONT]
    [FONT=&quot]830,3[/FONT]​
    [FONT=&quot] Khu vực Nhà nước[/FONT]
    [FONT=&quot]316,3[/FONT]​
    [FONT=&quot] Khu vực ngoài Nhà nước[/FONT]
    [FONT=&quot]299,5[/FONT]​
    [FONT=&quot]Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài[/FONT]
    [FONT=&quot]214,5[/FONT]​

    [FONT=&quot]Tiền thất thoát đã và đang chảy vào túi một nhóm nhỏ trong xã hội. Những đối tượng này có khuynh hướng đầu tư vào cái gì có lợi nhất cho họ. Đó chính là bất động sản, vàng và ngoại tệ mạnh chứ không phải là chứng khoán. [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]Đây có lẽ là một phần của “dòng tiền lạ” đã chảy vào chứng khoán, góp sức cùng các BBs chứng khoản ẩn mình, đã “kích thích” lòng tham, tạo ra phiên giao dịch liên tiếp 2-3 nghìn tỷ, tạo ra phiên phân phối đỉnh 130 triệu cổ vào cuối 2010. Trong khi đó các CTCK suốt ngày ra rả về “dòng tiền yếu” với đủ thứ phân tích về vĩ mô, đã bỏ lỡ con sóng này.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]2. Vốn nhàn rỗi vẫn dồi dào, khi được kích hoạt là chảy ngay vào thị trường cộng thêm tiền margin/ký quỹ của đa số công ty chứng khoán. Tiền đâu có thiếu! “Chỉ thiếu người kích hoạt dòng tiền nhàn rỗi”[/FONT]
    [FONT=&quot]
    Tiền của Nhà đầu tư nhỏ lẻ bị vơi thậm chí là cháy tài khoản khi Vni rơi từ đỉnh 630 xuống 421, cộng thêm tiền bị kẹt vào đợt sóng cổ phiếu nhỏ vào đầu năm 2010. Nhưng khi có “dòng tiền lạ” kích hoạt thì NĐT nhỏ lẻ cũng huy động vốn anh em, bạn bè người thân và chơi margin để đu theo sóng như đợt 2/9 và đợt cuối năm 2010.
    [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]3. Tín dụng thắt chặt làm yếu dòng tiền hơn nhưng mấu chốt là “Tâm lý yếu”, “thiếu niềm tin” [/FONT]
    [FONT=&quot]Việt Nam là nước có tăng trưởng tín dụng cao với các nước khác. Nếu tăng trưởng tín dụng có hạ xuống 18-20% thì vẫn còn cao so với các nước khác. Thử hỏi tại sao NĐT các nước có tăng trưởng tín dụng thấp nhiều hơn so với nước ta lại không bị ảm ảnh bởi hội chứng “dòng tiền yếu”? Rõ là dân ta, NĐT ở ta bị trầm cảm nặng. Mà trầm cảm là do bệnh tự kỷ ám thị, thiếu niềm tin, cả tin, niềm tin dễ bị lung lay. Thị trường nào cũng có tâm lý bầy đàn, ngay cả ở Mỹ. Nhưng ở nước ta thì tâm lý tệ hơn cả. Cho dù kinh tế tăng trưởng khá, đa số doanh nghiệp vẫn ăn nên làm ra dù lãi suất khủng. Tâm lý tệ là cái chốt làm cho VNI giảm sâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]Tâm lý nhà đầu tư nội yếu là đúng vì lạm phát cao, mất lòng tin vào đồng nội tệ, Chính phủ vẫn ham thích “tăng trưởng nhanh” hơn là “chống lạm phát” (hôm nay mới đặt ưu tiên chống lạm phát là số 1). Tâm lý càng yếu hơn khi thắt chặt tín dụng. Tâm lý càng tệ khi thị trường méo mó do “bán khống”, “Làm giá” mà cơ quan chức năng bất lực. Các công ty chứng khoán, các nhà nghiên cứu, phân tích chứng khoán cũng hùa theo càng làm cho tâm lý nhà đầu tư yếu hơn. Ngay trên thị trường của ta, NĐT nước ngoài cũng tự tin hơn NĐT nội. Họ mua ròng suốt cả năm 2010 nhưng rồi cũng bị dính chưởng vì tâm lý yếu của NĐT nội.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]Con bé nhà tôi rất thích tuyết. Có lần nó bảo “Số mình thật đen đủi, giá mà mình được sinh ra ở nước có băng tuyết thì hay biết mấy”[/FONT]
    [FONT=&quot]
    Còn tôi, tôi tự trách “Số mình thật đen đủi, giá mà mình được sinh ra ở nước có khác”, nơi có thị trường chứng khoán lành mạnh hơn, tâm lý nhà đầu tư ổn hơn, lạm phát thấp hơn, chính sách minh bạch hơn.
    [/FONT]
    [FONT=&quot]~X~X~X
    [/FONT]
  2. hamtimtoi

    hamtimtoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    21
    tem, hay! đồng quan điểm! Do tâm lý bi quan, chỉ cần ủn vài phiên thì tiền đổ vào như nước!
  3. thononmoi

    thononmoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Pác sai rồi thất thoát từ đầu tư công khoảng 40->50% (tuỳ từng dự án)
  4. belief_and_hope

    belief_and_hope Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2010
    Đã được thích:
    0
    25-30% là nói hơi khiếm tốn. Nếu tính 40-50% thì số tiền thất thoát khủng lắm.

    Đúng vậy, có không ít dự án thất thoát lớn 40-50% như xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng có nhiều dự án tỷ lệ thấp hơn ví dụ nghiên cứu, phát triển.

    Tỷ lệ bình quân có thể 30-35%?


    ~X~X
  5. thononmoi

    thononmoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2010
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy thực tế nhìn mấy cái công trình là biết ngay: vị dụ đường Nguyễn hữu Cảnh TP.HCM thực tế gấp nhiều lần dự toán ban đầu (dự kiến thất thoái 70%). ngoài ra tôi thấy nó xây trụ sở công ty nhà nước chỉ khoảng 500m2 xây dựng mà đắt gấp 02 lần khách sạn bác tôi xây có diện tích xd 800 m2 (chất lượng còn kém xa khách sạn nhiều) ước thất thoát 80%
  6. belief_and_hope

    belief_and_hope Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Khủng quá!

    Không biết nói gì nữa


    >:D<
  7. intelinvest

    intelinvest Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2010
    Đã được thích:
    0

    Quan điểm của bạn thật hay, tôi ũng hộ 2 tay. Tôi cũng suy nghĩ như bạn. Đúng là thị trường Việt Nam quá nhiều sạn và những tay lũng đọan. Các nước khác có thắc chặt tiền tệ hay tăng lãi suất thì thị trường cũng không ảnh hưởng nhiều, còn VN thì mấy cái thằng như SSI to mồm hù dọa để trục lợi, mấy thằng công ty chứng khóan khác thì chỉ biết học tập nói theo thằng SSI mới đẽ ra những cái lý thuyết như : Thắt chặt tiền tệ hay tăng lãi sất là thị trường sụp, từ đó tạo ra những sóng lớn và ngừoi thắng đa phần là bọn sân sau của quan chức như SSI
  8. belief_and_hope

    belief_and_hope Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rất chính xác. Chính cổ đông của các công ty chứng khoán cũng bị thiệt thòi. Công ty chứng khoán lỗ nhưng những những kẻ núp bóng đằng sau, Công ty sân sau vẫn ăn đủ (VND là một ví dụ). Lỗ thì CTy chứng khoán chịu, lãi thì bọn nó hưởng bằng các thủ thuật tinh vi khác nhau.

    ~X~X

Chia sẻ trang này