“tiếp tục mua vào, giữ và chờ thêm hay bán ra chốt lời"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhiluutu, 14/09/2011.

1171 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 229 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. nhiluutu

    nhiluutu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Đã được thích:
    9
    Quan điểm: Bài viết này sẽ nghiêng về xu hướng phân tích dòng tiền và các kỹ thuật sử dụng
    đẩy giá cổ phiếu, từ đó đưa ra nhận định chung trong ngắn hạn. Việc phân tích kinh tế vĩ mô là
    để mang tính chất định hướng trung và dài hạn. (Nhà đầu tư nên đọc kèm với bài viết trước đó để
    nắm được chuỗi thông tin đầy đủ).
    I. TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI
    1. Hỗ trợ tích cực
    - Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ Italia giải quyết khủng hoảng nợ.
    - Ngày 20/9/2011 FED sẽ họp về vấn đề thông qua gói hỗ trợ việc làm 447 tỷ USD.
    2. Tác động tiêu cực
    - Nhiều khả năng BNP Paribas, Societe Generale SA và Credit Agricole SA sẽ bị Moody’s hạ
    xếp hạng trong tuần tới vì các khoản đầu tư vào Hy Lạp.
    - 98% Hy Lạp sẽ vỡ nợ và rút khỏi EU.
    3. Nhận xét
    - Trong ngắn hạn thị trường chứng khoán thế giới sẽ chịu tác động từ 2 thông tin chính: Diễn
    biễn tình hình nợ công tại Châu Âu và kết quả cuộc họp của FED.
    + Trong 2 phiên giao dịch đầu tuần thị trường chứng khoán Châu Âu đã giảm mạnh khoảng
    7%. Tình hình nợ công tại Châu Âu đang ở tình trạng rất xấu, và Hy Lạp có thể sẽ vỡ nợ và
    rút khỏi liên minh Châu Âu, dẫn dến cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới.
    + FED có thể sẽ thông qua gói hỗ trợ việc làm 447 tỷ USD, bản chất gói này có phần khác
    các gói trước là không trực tiếp in tiền để bơm vào lưu thông mà dùng các khoản đến hạn
    trái phiếu và tiền trả lại của các ngân hàng trong các đợt cứu trợ trước đó để tiếp tục mua trái
    phiếu.
    -> Tác động của việc FED thông qua gói hỗ trợ việc làm trong ngắn hạn sẽ giúp thị trường
    chứng khoán Mỹ tăng điểm, kèm với giá vàng tăng, giá dầu tăng.
    -> Theo quan điểm riêng của người viết thì việc này không tốt cho kinh tế Việt Nam, vì gói
    QE 2.5 của Mỹ sẽ đẩy giá cả hàng hóa thiết yếu tăng mạnh trở lại, sẽ gây khó khăn cho việc
    kiềm chế lạm phát của Việt Nam, và xấu hơn là chính sách hạ lãi suất nhanh, nới lỏng tiền ra
    lưu thông vừa qua sẽ càng làm cho lạm phát khó kiểm soát, một khi lạm phát tăng trở lại thì
    lãi suất sẽ phải tăng lại. Nếu giả thuyết trên là đúng là trong dài hạn kinh tế vĩ mô Việt Nam
    sẽ đối mặt với rủi ro lớn, và đây là cảnh báo để nhà đầu tư thận trọng trong dài hạn, không
    phải ngắn hạn.
    -> Tác động của thị trường thế giới trong ngắn hạn dù có xấu cũng không lớn, khoảng 20%,
    vì mức giá cổ phiếu của Việt Nam thực chất đang thấp hơn mức khủng hoảng, nên việc tăng
    tiếp hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố trong nước.
    II. TỔNG QUAN VĨ MÔ VIỆT NAM
    - Trong tuần có 2 thông tin vĩ mô: (1) Khả năng sẽ tăng giá điện; (2) Tình hình nợ và thua lỗ
    của các tập đoàn nhà nước ở tình trạng xấu.
    - Ý kiến riêng: Kinh tế vĩ mô Việt Nam có thể thấy rõ việc Chính phủ đang thực hiện tái cơ
    cấu nền kinh tế đồng bộ, không phải tái cơ cấu đơn lẻ một ngành hoặc lĩnh vực riêng biệt.
    Việc tái cơ cấu thực hiện theo 2 hướng chính: (1) Tái cơ cấu chính sách, định hướng, mục
    tiêu chính thông qua đó để điều chỉnh các doanh nghiệp phải tự tái cơ cấu để thích ứng với
    chính sách mới, môi trường mới, định hướng mới. Việc này thấy rất rõ ở việc đang tái cơ
    cấu thị trường tài chính bằng cách tái cơ cấu thị trường chứng khoán và ngân hàng, và một
    số ngành chủ chốt như điện, xăng dầu .... (2) Tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
    theo hướng nâng dần tỷ trọng đóng góp của tư nhân, giảm dần tỷ trọng của doanh nghiệp nhà
    nước trong nền kinh tế. (Bài viết không đi sâu về vấn đề này vì phạm vi rất rộng).
    - Hiện tại, có khoảng 30% doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, thực chất là phá sản. Với mức lãi
    suất hạ về 17-19%, thực tế chỉ áp dụng cho các đối tượng vay quen thuộc và có điều kiện đi
    kèm theo như cam kết bán USD. Chỉ có một số ít doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn trên
    và là doanh nghiệp kinh doanh tốt, nên các doanh nghiệp đang gặp khó khăn chưa thể giải
    quyết được bài toán vốn.
    - Cùng với việc tái cơ cấu nền kinh tế đang mới vào giai đoạn đầu, thì sắp tới có khả năng sẽ
    có nhiều doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp lớn đối mặt với với việc phá sản, đặc biệt
    là doanh nghiệp bất động sản. Bản chất chính của vĩ mô Việt Nam vẫn chưa được giải quyết,
    gốc rễ của lạm phát cao, lãi suất cao vẫn chưa được giải quyết, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn
    đối mặt với khó khăn ít nhất kéo dài đến nửa năm 2012.
    III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
    - Chính sách tiền tệ có 2 điểm nổi bật: (1) Lãi suất giảm, lãi suất cho vay sản xuất được đưa
    về 17-19%, lãi suất huy động về mức 14%. (2) Chính sách tiền tệ có phần nới lỏng thông qua
    việc tạm hoãn quy định chỉ được cho vay 80% vốn huy động và việc bơm tiền hỗ trợ cho các
    ngân hàng nhỏ.
    - Đây chính là lý do chính hỗ trợ thị trường tăng điểm mạnh trong thời gian qua.
    - Chính sách này về mặt cơ bản là đúng và tốt cho nền kinh tế trong dài hạn nếu đặt riêng nền
    kinh tế Việt Nam, xem xét riêng các vấn đề của thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên để
    nhận diện được rủi ro tiềm ẩn cần đặt kinh tế Việt Nam vào bối cảnh chung của kinh tế thế
    giới để có đánh giá chính xác hơn.
    - Trong ngắn hạn NHNN sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc giữ lãi suất ở mức thấp, vì đây
    sẽ là vấn đề cốt lõi trong chính sách mới của NHNN.
    IV. NHẬN ĐỊNH
    Diễn biến thị trường chứng khoán vừa qua nhà đầu tư nào cũng có thể nhận thấy rõ các điểm
    sau:
    - Chốt lãi ở các mã đã tăng trước đó như KLS, PVX, VND, BVS ...
    - Dòng tiền dịch chuyển mạnh sang các cổ phiếu giá thấp, thanh khoản (Không phải penny)
    và dòng bất động sản.
    - Nước ngoài tiếp tục bán mạnh để tái cơ cấu danh mục, một số quỹ bán để chuẩn bị rút vốn
    vào đầu năm 2012.
    - Thanh khoản tăng mạnh và bền vững.
    * Thị trường diễn biến hợp lý với quan điểm dòng tiền, và sự chuyển dịch dòng tiền thể hiện
    sự khôn ngoan đúng đắn của các nhóm lớn.
    VD: Cổ phiếu A có thị giá 5.000đ, nhóm A vào mua lên 6.000đ thì bán đã lãi 20%; Sau đó
    nhóm B vào mua từ 6.000đ lên 7.200đ thì bán cũng đã lãi 20%. Khi nào các cổ phiếu này còn
    dưới 10.000đ là các nhóm sẽ còn thay phiên nhau đẩy giá, nhóm này sẽ chuyển sang đẩy giá
    của các nhóm kia nên có sự luân chuyển dòng tiền. Việc này là hoàn toàn hợp lý trong bối
    cảnh dòng tiền của các nhóm yếu, mà các cổ phiếu loại này rất nhiều.
    NHẬN ĐỊNH
    - Ngắn hạn: Trong ngắn hạn thị trường sẽ diễn biến theo hướng sau: (Trong tuần này và tuần
    sau).
    + Điểm VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng do các mã BVH, MSN, VIC tiếp tục được đẩy giá.
    Nhưng sẽ ít có các phiên tăng mạnh đồng loạt như hiện nay.
    + Các cổ phiếu như VND, BVS, KLS, PVX ... đã tăng trước thì sẽ điều chỉnh lại, mức độ
    điều chỉnh 10-15%.
    + Thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh, cổ phiếu giảm điểm nhiều hơn, tuy nhiên các mã giá
    thấp, thanh khoản (không phải penny) sẽ tiếp tục chuỗi tăng điểm.
    + Cổ phiếu bất động sản và vật liệu xây dựng tiếp tục sẽ là điểm chú ý chính của thị trường
    thay cho cổ phiếu ngành tài chính.
    - Trung hạn: Thị trường vẫn trong xu hướng tăng trung hạn.
    Đứng trên quan điểm dòng tiền và kỹ thuật của các nhóm lớn có thể khẳng định chắc chắn thị
    trường sẽ còn ẩn bởi lehoangtam.
    - ẩn bởi lehoangtam.
    --> ẩn bởi lehoangtam.
    Vì phân tích này tế nhị, để nhận bản đầy đủ xin gửi mail về địa chỉ: lehoangtamtc28@gmail.com hoặc tham khảo tại www.lehoangtam.com
    V. KIẾN NGHỊ
    - Chiến lược: Nên chuyển biến linh hoạt danh mục theo thị trường để đón dòng tiền. Mạnh
    dạn bán các mã dòng tiền không vào để mua lại các mã tốt, có dòng tiền vào.
    - Kiến nghị:
    + Đối với nhà đầu tư đã full margin: Hạn chế sử dụng margin và không nên quá tham lam mà
    duy trì tỷ lệ vay tối đa. Nên giảm trạng thái margin để thị trường điều chỉnh thì mua lại.
    + Đối với nhà đầu tư còn tiền mặt hoặc chưa vào thị trường: Nên tự tin mua vào khi thị
    trường điều chỉnh trong các phiên tới.
    - Danh mục cổ phiếu:
    Vì lý do tế nhị và chủ quan, để nhận danh mục khuyến nghị như bài viết trước:
    Xin vui lòng gửi mail về địa chỉ: lehoangtamtc28@gmail.com hoặc tham khảo tại www.lehoangtam.com
    Download file: Tải tại đây

Chia sẻ trang này