1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tiếp tục ss VOS nếu có bulltrap.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nathanmr_84, 24/05/2012.

4519 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 00:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2635 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    biết ai còn nhớ đến ân tình xưa?
    nghẹn ngào! ;))
  2. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Khuyến nghị xúc VOS ở giá 3.0
    Mua rủi ro ở giá 3.3.
    3.6 vẫn còn quá đắt nếu so với VIP VNA
  3. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    DN vận tải biển: Kinh doanh… tàu phế liệu!
    Nguồn tin: ĐTTC | 31/05/2012 4:02:41 CH
    In tin |

    Lưu vào sổ tay |

    RSS |

    Chia sẻ Facebook

    Tin liên quan: Nhận diện cổ phiếu họ Vinalines

    Báo ĐTTC số 526 ra ngày 23-5 có bài viết “Nhận diện CP họ Vinalines”, nói về sự “kém thế” của họ CP Vinalines so với những họ CP khác trên sàn. ĐTTC đã nhận được phản hồi của bạn đọc phản ánh sâu hơn về chất lượng của từng CP và tình hình kinh doanh khó khăn của nhóm CP họ Vinalines. Chúng tôi trích đăng ý kiến của NĐT Nguyễn Minh Hà.

    Hiện tại khó khăn

    Năm 2011, Vosco (VOS) có khoản thu nhập khác đạt xấp xỉ 510 tỷ đồng, trong đó có hơn 505 tỷ đồng xuất phát từ hoạt động thanh lý bán tàu, bao gồm: 2 tàu hàng khô cũ, trọng tải nhỏ được đóng cách đây hơn 20 năm và một tàu chở dầu, hóa chất đóng vào năm 2005. Vitranschart (VST) cũng có khoản thu nhập khác, giá trị hơn 270 tỷ đồng, từ việc bán 3 con tàu Phương Đông 1, Phương Đông 3 và Vtc Star trong năm vừa qua.

    Cả VOS và VST đều có điểm chung là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều bị âm và chỉ có thể thoát lỗ nhờ các khoản thu nhập khác, mà cụ thể là việc bán tàu. Nhưng nhìn vào lợi nhuận VOS hay VST đạt được, NĐT chỉ thêm nản lòng. VOS có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, doanh thu gần 3.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 6,7 tỷ đồng.

    VST doanh thu thuần hơn 1.850 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 1 tỷ đồng. Với việc EPS 2011 của VOS và VST chỉ đạt 30 đồng/CP và 18 đồng/CP, không khó hiểu vì sao giá CP của 2 công ty trên sàn lại chỉ có 3.000-4.000 đồng/CP.

    Không chỉ bán tàu, các công ty vận tải biển còn bán thêm các tài sản khác như bất động sản. Chẳng hạn VST bán văn phòng chi nhánh tại Quảng Ninh; hay như Hàng hải Đông Đô (DDM) tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ để xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho diện tích 1.860,09m2 sàn tại khu chung cư cao tầng Lạc Trung-Hà Nội, đảm bảo đủ điều kiện nhượng bán khi có cơ hội.

    Năm ngoái, trong kế hoạch thoát khỏi thua lỗ của DDM, các mục tiêu bán bất động sản tại Nha Trang, Hà Nội cũng đã được chọn lựa.

    Ngoài những khó khăn chung của ngành tàu biển, chẳng hạn cước vận chuyển giảm, nhu cầu giảm hay giá nhiên liệu biến động bất thường, các doanh nghiệp trong ngành còn phải chịu gánh nặng nề nợ vay không hề nhỏ.

    Vinaship (VNA) có khoản vay và nợ dài hạn lên đến hơn 600 tỷ đồng vào ngày 31-3, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 300 tỷ đồng và vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Tính đến hết quý I, tổng tài sản của VOS đạt hơn 5.200 tỷ đồng, nhưng trong cơ cấu nguồn vốn của VOS lại có đến hơn 3.100 tỷ đồng là vay và nợ dài hạn, gần 160 tỷ đồng là vay và nợ ngắn hạn.

    Đây là minh chứng cho tình trạng các đội tàu của công ty vận tải biển được hình thành chủ yếu vốn vay và hệ quả là chi phí tài chính đã “bào mòn” không ít nguồn thu của doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh chính đang khó khăn, các công ty vận tải biển sẽ “xoay tiền” như thế nào để giảm áp lực nợ vay?

    Tương lai mờ mịt

    Doanh nghiệp rơi vào khó khăn là chuyện bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điểm mấu chốt ở đây là phải tìm ra giải pháp để tái cấu trúc, vượt khó và chờ thời cơ để trở lại. Tuy nhiên, những giải pháp mà các công ty vận tải biển đang niêm yết trên sàn dường như chỉ mang tính chất vá víu, tạm bợ hơn là một liều thuốc cực mạnh để bệnh nhân “đau” nhưng sau đó sẽ “lành bệnh”.

    Vận tải biển là một ngành nghề đặc thù, vì vậy các cổ đông bên ngoài nếu không có chuyên môn cao sẽ rất khó tham gia hỗ trợ. Vinalines với tư cách cổ đông lớn của nhiều công ty dường như chưa phát huy được vai trò cổ đông lớn của mình trong việc hỗ trợ, lèo lái doanh nghiệp, điều này khác với một số tập đoàn, tổng công ty khác cũng có “con” đang niêm yết trên sàn.

    Một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu việc bán tàu có thể diễn ra mãi được hay không? Lấy trường hợp của VST, tính đến đầu năm nay, đội tàu của công ty có tổng cộng 13 chiếc với tổng trọng tải 274.097 Dwt. Năm 2012, VST tiếp tục bám sát thị trường mua bán tàu, đẩy nhanh tiến trình bán thêm 3 tàu Viễn Đông 3, Viễn Đông 5 và VTC Light. Khi không còn tàu để bán, VST nói riêng và các công ty vận tải biển nói chung sẽ lấy đâu ra nguồn thu cho mình?

    Cũng cần nói thêm rằng, hoạt động bán tàu cũ mặc dù ghi nhận vào thu nhập khác nhưng lại là đặc thù của các doanh nghiệp vận tải biển. Nhưng điều băn khoăn ở đây là nguồn thu từ hoạt động này được dùng để tái đầu tư như thế nào cho hiệu quả thì hầu như chưa thấy doanh nghiệp vận tải biển nào khiến NĐT hài lòng.

    Chủ trương “hiện đại hóa” rồi “trẻ hóa” đội tàu vẫn được các công ty công bố ra bên ngoài nhưng thành quả lại chưa thấy.

    Đáng buồn hơn, trước đây mỗi khi có những tin tức liên quan đến việc bán tàu của các công ty vận tải biển trên sàn, thường CP sẽ “nổi sóng”, nhưng giờ đây chẳng còn ai quan tâm đến việc này nữa. Thậm chí còn có thống kê chỉ ra rằng, khi nào CP vận tải biển “có sóng” thì gần như đó là… giai đoạn sóng cuối của thị trường.



    NGUYỄN MINH HÀ
  4. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    Quý 1 “thê thảm” của các doanh nghiệp vận tải biển
    Hoạt động kinh doanh khó khăn cộng với vay nợ lớn, các doanh nghiệp vận tải biển lớn đều thua lỗ trong Q1 năm nay. Những công ty nhỏ có lãi thì cũng chỉ lãi không quá 1 tỷ đồng.

    Áp lực cạnh tranh lớn

    Sau thời kỳ hoàng kim, quá trình khủng hoảng của nghành vận tải biển dường như vẫn chưa xuống đáy.

    Theo báo cáo thường niên của Vitranschart, năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp thị trường vận tải biển suy giảm và trong tình trạng còn xấu hơn cả năm 2010 khi sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng trầm trọng, nhu cầu vận chuyển tăng trưởng 5% trong khi đội tàu tăng 14%.

    Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) bình quân năm 2011 chỉ đạt 1.548 điểm giảm 44%, BHSI (Baltic Handysize Index) bình quân 718 điểm giảm 36% so với 2010.

    Cước vận chuyển liên tục giảm trong khi giá nhiên liệu tiêu thụ ở mức cao hơn 2010. Theo số liệu từ Vosco thì chi phí nhiên liệu chiếm đến 45% tổng chi phí của công ty này. Giá tiêu thụ nhiên liệu bình quân FO/DO tăng khoảng 30% so với năm trước.

    Không doanh nghiệp nào có lợi nhuận trên 1 tỷ đồng trong Q1 năm nay.

    Hầu hết các cổ phiếu ở mức giá dưới 5.000 đồng.

    Gánh nặng tài chính

    Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh vận tải đa số các doanh nghiệp vận tải biển trong nước đều lỗ; lợi nhuận – nếu có - thì chủ yếu là nhờ bán tàu đã khấu hao hết.
    Quý 1 năm 2012, các công ty vận tải biển lớn đều công bố lỗ lớn như Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP) báo lỗ 492 tỷ đồng, Vosco (VOS) lỗ 60 tỷ, Vistranschart (VST) lỗ 21 tỷ, Vinaship (VNA) lỗ 43 tỷ....

    Trong số 4 doanh nghiệp kể trên, chỉ có VSP là không phải thành viên của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).
    Cơ cấu vay nợ ngân hàng đến cuối Q1/2012 của một số doanh nghiệp vận tải biển lớn


    Doanh thu của các doanh nghiệp này đều giảm so với cùng kỳ, trong khi giá vốn vẫn cao kéo biên lợi nhuận gộp giảm mạnh, thậm chí bán hàng dưới giá vốn. Cá biệt như VSP bán hàng thấp hơn giá vốn tới 379 tỷ đồng.

    Đặc điểm chung của các ông lớn vận tải biển là đi vay nợ rất lớn, chủ yếu là vay dài hạn bằng đồng USD phục vụ mua tàu. Chính vì thế mà trong những năm vừa qua, các công ty này phải đồng thời cõng 2 chi phí: lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá.
    Cả 3 công ty VSP, VST và VOS đều chịu hơn 300 tỷ đồng chi phí tài chính trong năm vừa qua.

    Đến cuối Q1 năm nay, số vay nợ của VOS là hơn 3250 tỷ đồng, VST hơn 2100 tỷ, VSP hơn 1800 tỷ và VNA là hơn 850 tỷ.

    Chi phí tài chính trong năm 2011 và Q1/2012
    (chi phí lãi vay là 1 thành phần trong chi phí tài chính)
    VOS là số liệu hợp nhất, các công ty còn lại là số liệu riêng công ty mẹ

    Triển vọng 2012

    Tỷ giá đã khá ổn định trong hơn một năm qua, và nếu tiếp tục giữ ổn định đến cuối năm thì tình hình kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ khả quan hơn so với năm trước. Ngoài ra, lãi suất cho vay cũng đang giảm.

    Bên cạnh các yếu tố cơ bản như tình hình kinh tế, lãi suất, cung cầu thị trường thì ranh rới lãi-lỗ chắc chắn sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động bán tàu.

    Như mọi năm, VSP vẫn đặt ra kế hoạch năm 2012 rất lạc quan: 2.557 tỷ đồng doanh thu và 132,5 tỷ đồng LNST, dù cho riêng Q1 đã lỗ hơn 400 tỷ đồng.

    Với việc lỗ 3 năm liên tiếp từ 2009-2011, VSP đã bị hủy niêm yết tại HNX từ 1/6. Cổ phiếu này đã rời sàn niêm yết tại mức giá 1.800 đồng.
    VOS và VST thì xây dựng kế hoạch thận trọng, với dự kiến doanh thu giảm lần lượt là 9% và 14% so với năm 2011; còn kế hoạch lợi nhuận tương ứng là 12 tỷ và 5,26 tỷ đồng.

    VNA đặt mục tiêu 890 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với năm 2011 và kế hoạch lợi nhuận là cân bằng thu chi, tức 0 đồng.

    Biến động giá VSP và VOS từ khi lên sàn
    (Giá đã được điều chỉnh kỹ thuật)
    VSP đã bị hủy niêm yết từ 1/6.

    KAL

    Theo TTVN

Chia sẻ trang này