TIG bứt phá chuyển mình thay đổi về chất - Chương II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LeonLai, 19/05/2020.

5171 người đang online, trong đó có 587 thành viên. 20:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 853704 lượt đọc và 7050 bài trả lời
  1. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    Đang gom LCG
    AMD2019 thích bài này.
  2. CKVDSC

    CKVDSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2016
    Đã được thích:
    4.826
    Giới thiệu các bác 1 con hàng tăng trưởng và lành mạnh hơn nhiều để đầu tư, Cổ tức TM hàng năm đều như vắt chanh. Giá cũng đã chiết khấu hơn 10% do các anh đè.

    Tui mới nhận BCTC của PET đây, trên các web thì chưa thấy, các cụ cứ nghiên cứu, OK thì thì thứ 2 nhập lệnh sớm để được giá tốt:

    - LNTT Q3: 66,55 tỷ đồng # LNST: 52,1 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ 73% => Lủy kế 9 tháng LNTT 150 tỷ và LNST 112,8 tỷ đều vượt so cùng kỳ.
    EPS cho 9 tháng là 1.195đ/cp
    - Doanh thu Quý 3 đạt 4.426 tỷ đồng so cùng kỳ chỉ đạt 2.555 => tăng 73,2% #1.871 tỷ đồng..... Một mức tăng quá cấn tượng.
    **** Theo giải trình từ phía PET: Cty đạt mức tăng trưởng tốt như vậy là do các mảng phân phối các sản phẩm Sámung, máy tính xách tay đều tăng trưởng và đặc biệt trong năm 2020 PET phân phối các sản phẩm của Apple
    - Tiền và các khoản tương đương tiền: 1.435 tỷ đồng
    - Trong quý đang trữ hàng để bung lụa trong Q4 này

    Nghe đâu KQKD Quý 4 còn khủng hơn, hiện có một khoản LN mấy trăm tỉ đang Pending tại các hãng mà PET là ủy quyền phân phối cung ứng chưa được ghi nhận. DA BĐS tại Thanh Đa gần đến ngày hái quả...... => Xin nhắc lại, không dưng anh Hà CT HĐQT lại mua vào hơn 5 triệu cp nhé. Nó phải rất đặc biệt.

    Việc lên xuống cổ phiểu còn nhiều yếu tố, tuy nhiên đây là một cổ phiểu các anh chị có thể xem xét đầu tư dài hạn rất tốt.
    Gửi anh chị link BCTC HN Quý 3-PET:

    https://drive.google.com/file/d/16T9C3IxkHfa4EyWgC9HalLWJXPmycUFW/view?usp=sharing


    9 tháng năm 2019 PET ghi nhận 23 tỷ LN khác mới đạt con số LNTT 9 tháng 2019 là 147 tỷ đồng
    Trong khi đó 9 tháng năm 2020 LNTT 9 tháng là 150, tỳ như trong đó LN khác chỉ 4 tỷ

    Nếu loại bỏ yếu tố LN khác thì LNTT 9 tháng tương ứng:
    - Năm 2019: 124 tỷ đồng
    - Năm 2020: 146 tỷ đồng
    => tăng trưởng gần 18%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tung hoành mà PET làm ăn tăng trưởng và tình hình tài chính còn lành mạnh thì quá tuyệt vời ông mặt trời
    Last edited: 8 phút trước
    WanBes thích bài này.
  3. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    Con hàng quá chuẩn . Thêm LCG nữa nhé
    CKVDSC thích bài này.
  4. CKVDSC

    CKVDSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2016
    Đã được thích:
    4.826
    BCTC của TIG TGĐ ko ký mà phiền tới chủ tịch HĐQT ký là thấy hết ham nổi rồi, tuần sau canh chuyển hàng và đợi cuối quý 4 xem xét lại
    WanBes thích bài này.
  5. cuame

    cuame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2018
    Đã được thích:
    369
    nghe nói bán được nhiều lô biệt thự lắm mà.không biết đã hạch toán vào bctc 3 chưa?
  6. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    dồn hết Q4 bác ơi! Q3 có lãil là ổn rồi
    cuameAMD2019 thích bài này.
  7. AMD2019

    AMD2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2019
    Đã được thích:
    1.033
    Chắc tổng lực quý 4 để về mệnh
    cuameDILFIFA thích bài này.
  8. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    Năng lượng gió sẽ giúp khôi phục kinh tế châu Âu
    09:00 | 25/10/2020

    |

    Trong báo cáo mới nhất về năng lượng gió và sự phục hồi kinh tế ở châu Âu của Hiệp hội Năng lượng gió châu Âu WindEurope chỉ rõ, nếu các chính phủ thành viên EU thực hiện đầy đủ các cam kết khí hậu và năng lượng quốc gia, tổng công suất lắp đặt điện gió của EU sẽ tăng 2 lần và tăng thêm 50% việc làm mới vào năm 2030.
    [​IMG]Hạn ngạch của OPEC+ làm khó ngành tinh chế châu Âu
    [​IMG]Israel và UAE thiết lập con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất vận chuyển dầu đến Châu Âu
    [​IMG]

    Trong trường hợp đó, năng lượng gió sẽ tăng tỷ trọng từ 15% hiện nay lên 30%, tăng lên 50 tỷ euro GDP của EU mỗi năm. WindEurope nhấn mạnh, đầu tư vào năng lượng gió sẽ giúp khôi phục kinh tế châu Âu.

    Mỗi tuabin gió được lắp đặt tạo ra doanh thu trung bình 10 triệu euro, phân bổ cho 248 nhà máy sản xuất tuabin và linh kiện điện gió ở châu u cũng như nhiều công ty liên quan đến các công ty quy hoạch, xây dựng, hậu cần và nghiên cứu phát triển. Mở rộng năng lượng gió cũng sẽ giúp EU củng cố vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Hiện 5/10 nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới thuộc EU và chiếm 42% thị phần.

    Tổng công suất lắp đặt điện gió của EU (tính cả Vương quốc Anh) là 197 GW. Nếu các kế hoạch phát triển năng lượng gió được thực hiện nghiêm túc, tổng công suất điện gió của EU có thể sẽ tăng lên 397 GW vào năm 2030. Số lượng lao động trong các lĩnh vực năng lượng gió ở EU (có tính cả Vương quốc Anh) hiện nay là 300.000 người, đóng gió hàng năm vào GDP của châu Âu khoảng 37 tỷ euro.

    [​IMG]
    Viễn Đôn
    NAMASTE thích bài này.
  9. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    Điện gió ngoài khơi: ‘Bệ phóng’ cho phát triển kinh tế biển Việt Nam
    05:39 |07/10/2020
    [​IMG] -
    Tài nguyên điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng mới và đang được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay. Tại Việt Nam, với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành về phát triển năng lượng tái tạo biển (điện gió ngoài khơi, năng lương sóng, thủy triều và hải lưu) và Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU đã có hiệu lực thì các nguồn vốn lớn, công nghệ cao từ EU dễ dàng xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Đây có thể là cơ hội để nước ta đột phá đi đầu ASEAN, thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ và hướng đến xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang khu vực ASEAN, cũng như các nước lân cận.




    Tổng quan thống nhất về giá trị tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam


    DƯ VĂN TOÁN - VIỆN NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ HẢI ĐẢO, TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO (BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG)


    Sự cần thiết phát triển đột phá điện gió ngoài khơi Việt Nam

    Biến đổi khí hậu, phát thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất đang khiến cho Việt Nam khó khăn hơn khi tiếp cận mục tiêu thiên niên kỷ là đảm bảo phát triển kinh tế trong môi trường mang tính bền vững. Xu hướng phát triển năng lượng xanh trên thế giới, trong đó có điện gió ngoài khơi là giải pháp đột phá.

    Để có được những định hướng chiến lược đúng đắn nhất cho việc phát triển, tận dụng nguồn năng lượng từ biển, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018). Nghị quyết đã đưa ra các đột phá về các ngành kinh tế biển của cả nước đến năm 2030 theo thứ tự ưu tiên:

    1/ Du lịch và dịch vụ biển.

    2/ Kinh tế hàng hải.

    3/ Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác.

    4/ Nuôi trồng và khai thác hải sản.

    5/ Công nghiệp ven biển.

    6/ Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

    Ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung: “Đối với điện gió và điện mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam”.

    Đồng thời, Quyết định 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 25/11/2015 đã có mục tiêu: Từng bước nâng cao tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng sạch và điện năng của người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đến năm 2020, hầu hết số hộ dân có điện, đến năm 2030, hầu hết các hộ dân được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá bán điện và giá năng lượng hợp lý. Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050.

    Điện gió ngoài khơi - tài nguyên năng lượng tái tạo vô tận

    Theo đánh giá của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) tài nguyên điện gió ngoài khơi (ĐGNK) toàn cầu có tiềm năng đạt 420.000 TWh hàng năm, nhiều gấp 18 lần nhu cầu hiện tại của toàn thế giới.

    Từ năm 1991, với dự án ĐGNK đầu tiên tại Vindeby, Đan Mạch được xây dựng với 11 tua bin 450 kW, tổng công suất 5 MW tại độ sâu 4m gần bờ và đã được tháo dỡ năm 2017 với hơn 25 năm vòng đời.

    Gần đây các dự án ĐGNK đã lớn hơn rất nhiều lên đến vài GW với tua bin lớn hơn đến 12 MW và tại các độ sâu lớn gần 200m và xa bờ hơn 100 km.

    Trước năm 2016, giá thành đầu tư 1 MWh điện gió lên đến 200 USD, tuy nhiên gần đây với sự hoàn thiện pháp lý và công nghệ thì giá thành đã giảm tới khoảng 100 USD/1 MWh và cá biệt có dự án đấu thầu tại Vương quốc Anh năm 2019 chỉ khoảng 50 USD/1 MWh.

    Thị trường điện gió ngoài khơi gia tăng liên tục hàng năm 30% từ năm 2010 đến năm 2018. Hiện nay có khoảng 150 trang trại gió biển lớn đã hoạt động và đặc biệt tăng mạnh năm 2018 tại Anh, Đức, Đan Mạch, Mỹ, Trung Quốc.

    Hiện nay châu Âu đã lắp đặt được 20 GW điện gió ngoài khơi và đã có chính sách hỗ trợ gia tăng gấp 4 lần đến năm 2030 lên 80 GW. IEA dự báo đến năm 2040, ĐGNK toàn cầu sẽ có số vốn đầu tư phát triển khoảng 1 ngàn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng công suất lắp đặt hàng năm là 13%. Các quốc gia, cũng là các trung tâm phát triển ĐGNK đến năm 2040 là EU (Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ai len), UK, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiệu suất công suất lắp đặt của các trang trại ĐGNK đạt 50% cao hơn rất nhiều của điện mặt trời gần 20% và điện gió trên đất liền là 30%.

    Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2019 thì Việt Nam có tiềm năng 475 GW ĐGNK tại vùng biển từ bờ ra đến 200 km. Hiện nay tổng các nhà máy điện của Việt Nam là 60 GW đang hoạt động với các nguồn chính là thủy điện, nhiệt điện than và tuabin khí, trong đó nguồn thủy điện cơ bản đang dần cạn kiệt, tài nguyên than cũng chưa đủ cho duy trì các nhà máy điện than hiện có. Vì vậy với tiềm năng ĐGNK gấp nhiều lấn công suất hiện có, có thể đáp ứng nhu cầu điện năng hiện tại và tương lai.

    Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía Nam có diện tích rộng khoảng 142.000 km2 có độ sâu từ 0m đến 60m có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt. Theo số liệu tốc độ gió, vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 7-10m/s.

    Hiện nay trang trại gió biển Bạc Liêu đầu tiên với công suất 100 MW đã hoạt động cung cấp khoảng 300 triệu kWh/năm và tới năm 2025, lên tới 1.000 MW hay 3 tỷ kWh/năm.

    Cụ thể, các trang trại tua bin gió tại Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tua bin 50 năm. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho địa phương với nguồn thu ổn định, như tỉnh Bạc Liêu đạt 76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió 1.000 MW sẽ lên tới gần 760 tỷ mỗi năm.

    Việt Nam - Trung tâm điện gió ngoài khơi thế giới

    Năm 2020, theo dự báo của Tổ chức năng lượng thế giới (IEA), Việt Nam sẽ là 1 trong 5 trung tâm điện gió biển khu vực Đông Nam Á của thế giới cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ. Hiện nay tính đến tháng 9/2020 chúng ta đã có tổng số dự án điện tiềm năng hứa hẹn gần bờ (nearshore) là 67 dự án, với công suất là gần 10 GW và 14 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất là gần 30 GW, tức tổng số dự án sắp triển khai sẽ là 40 GW.

    Hiện nay, Dự án Thăng Long ngoài khơi Bình Thuận lớn nhất thế giới với công suất 3,4 GW đã thực hiện đo gió xong giai đoạn 1 (2019-2020) và sẽ bước sang giai đoạn 2 (2021-2025) triển khai xây dựng và phát điện vào lưới quốc gia. Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5 GW đang trong quá trình nghiên cứu khả thi từ năm 2020 và có thể hoàn thành trước năm 2030 sẽ mang lại vị thế cường quốc ĐGNK với vị trí nằm trong top 5 cho Việt Nam. Hiện nay trong năm 2019 Việt Nam đang đứng thứ 8 trong danh sách các quốc gia có điện gió ngoài khơi.

    Bảng xếp hạng các quốc gia phát triển điện gió ngoài khơi, 2020 (theo công suất MW):

    Thứ tự

    Quốc gia

    2016

    2017

    2018

    2019

    1

    Anh

    5,156

    6,651

    7,963

    9,723

    2

    Đức

    4,108

    5,411

    6,380

    7,493

    3

    Trung Quốc

    1,627

    2,788

    4,588

    6,838

    4

    Đan Mạch

    1,271

    1,268

    1,329

    1,703

    5

    Bỉ

    712

    877

    1,186

    1,556

    6

    Hà Lan

    1,118

    1,118

    1,118

    1,118

    7

    Thụy Điển

    202

    202

    192

    191

    8

    Đài Loan

    0

    8

    8

    128

    9

    Việt Nam

    99

    99

    99

    99

    10

    Nhật Bản

    60

    65

    65

    85



    Danh mục 14 dự án điện gió ngoài khơi trên biển Việt Nam có công suất lớn hơn 500 MW:

    STT

    Tên dự án

    Công suất (MW)

    Tỉnh

    1

    HBRE Bà Rịa - Vũng Tàu

    500

    Bà Rịa - Vũng Tàu

    2

    ĐG Đông Hải 5.1

    1,500

    Bạc Liêu

    3

    ĐG Đông Hải 1 Giai đoạn 3

    550

    Bạc Liêu

    4

    Cụm nhà máy điện gió ngoài khơi huyện Bình Đại

    1,000

    Bến Tre

    5

    Nhà máy điện gió Gulf Bến tre 3

    2,300

    Bến Tre

    6

    Điện gió Thiên Phú giai đoạn 2 và Thiên Phú 2 giai đoạn 2

    500

    Bến Tre

    7

    Điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind

    (Bộ Công Thương đã có văn bản số 4556/BCT-ĐL ngày 24/6/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trong Quy hoạch điện 8)

    3,400

    Bình Thuận

    8

    Điện gió ngoài khơi La Gàn

    3,500

    Bình Thuận

    9

    ĐG ngoài khơi Bình Thuận do công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình làm đại diện liên danh

    5,000

    Bình Thuận

    10

    ĐG Cà Mau 2

    2,000

    Cà Mau

    11

    Cụm điện gió ngoài khơi tỉnh Ninh Thuận

    4,386

    Ninh Thuận

    12

    Điển gió trên biển Gulf- Trà Vinh

    1,000

    Trà Vinh

    13

    Điện gió Trường Thành Trà Vinh

    2,000

    Trà Vinh

    14

    Điện gió Xuyên Mộc

    760

    Bà Rịa Vũng Tàu



    Tổng công suất

    28,396






    Cần có chiến lược phát triển đột phá, thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

    Tài nguyên năng lượng gió ngoài khơi là nguồn năng lượng mới và đang được đầu tư phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay. Năng lượng gió trên biển được chuyển đổi thành điện năng nhờ các tua bin gió và được chế tạo với tuổi thọ cao hơn, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt trên biển. Mặt khác, sẽ là những điểm tham quan, du lịch học tập, là “mắt thần” giúp tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển của Tổ quốc.

    Đặc biệt, với các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ban hành như NQTW 55, NQTW 36 về phát triển NLTT biển, ĐGNK, năng lượng sóng, thủy triều và hải lưu, và Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ năm 2019 thì các nguồn vốn lớn và công nghệ ĐGNK từ EU dễ dàng tham gia phát triển ĐGNK tại Việt Nam. Cơ hội hội tụ đủ cho Việt Nam có tiềm năng, đột phá đi đầu ASEAN, và trở thành một trung tâm ĐGNK lớn của thế giới và thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ biển hỗ trợ và tương lai xuất khẩu ĐGNK sang khu vực ASEAN và lân cận.

    Để thực hiện được điều này cần phải có các chính sách quốc gia về ĐGNK:

    Một là: Cần sớm xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển ĐGNK.

    Hai là: Phải sớm có quy hoạch không gian biển cho phát triển ĐGNK Việt Nam đi kèm với Kế hoạch hành động quốc gia về lộ trình các bước phát triển năng lượng gió biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Ba là: Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện được khung thể chế chính sách quốc gia về cấp phép, thẩm định, đánh giá tác động môi trường, giao thuê biển, phát triển các dự án ĐGNK và các năng lượng biển khác.

    Bốn là: Xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐGNK.

    Năm là: Chính sách giá mua điện, đấu nối lưới điện quốc gia, chính sách thuê mặt biển, chính sách thuế cacbon của quốc gia.

    Sáu là: Cần có Chương trình nghiên cứu khoa học về ĐGNK, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ.

    Bảy là: Đề án tích hợp phát triển kinh tế biển dựa vào ĐGNK; Đề án chuỗi cung ứng dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ và nhân lực phục vụ năng lượng gió biển.

    Tám là: Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án điện gió ngoài khơi xa bờ có công suất lớn hơn 500 MW.

    Chín là: Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ nguồn điện tái tạo biển mới; đồng thời, tích hợp các ngành kinh tế biển và năng lượng tái tạo biển, tham gia thành viên các Tổ chức quốc tế về ĐGNK, Tổ chức Năng lượng đại dương thế giới./.
    NAMASTE, CE2020AMD2019 thích bài này.
    DILFIFA đã loan bài này
  10. CE2020

    CE2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2020
    Đã được thích:
    405
    uầy, để nay cover lại hàng, mong Long chủ tịch quý 4 cho về mệnh anh em kiếm tí :D
    NAMASTE thích bài này.

Chia sẻ trang này