TIG bứt phá chuyển mình thay đổi về chất - Chương II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LeonLai, 19/05/2020.

3594 người đang online, trong đó có 205 thành viên. 00:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 852035 lượt đọc và 7050 bài trả lời
  1. CphieuCE

    CphieuCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2019
    Đã được thích:
    366
    Kinh nghiệm của mình canh dư mua rồi bán thẳng tốt hơn bạn ạ. Chứ treo lệnh mà lái đã kéo lên giá bạn đặt khả năng cao là bạn sẽ mất hàng :)
    DILFIFA thích bài này.
  2. lehieu2406

    lehieu2406 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2007
    Đã được thích:
    1.443
    Thớt bài TIG này siêng năng pr quá nhỉ =))
    NAMASTEDILFIFA thích bài này.
  3. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
  4. Axlrose0608

    Axlrose0608 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2019
    Đã được thích:
    45
    Hôm nay 1.9 triệu cổ T3 về cho bà con chốt hết nhé, chắc ko ai lỗ rồi.
    NAMASTE thích bài này.
  5. NAMASTE

    NAMASTE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2019
    Đã được thích:
    538
    xúc thêm 5.9 cũng có lộc rồi, mấy nay các cụ để ý thấy là tést cung đấy, giờ các bên có hàng hết rồi.
  6. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    táng lên đầu lái đi nào, lái hốt hết rồi về mệnh =))=))=))
    WanBesNAMASTE thích bài này.
  7. CNH22

    CNH22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2019
    Đã được thích:
    523
    Anh lái vẫn chưa chịu kéo em nó lên :((
  8. VINHDANH

    VINHDANH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2020
    Đã được thích:
    355
    kéo lên bị táng vỡ đầu ngay :))

    tôi chưa thấy phiên dìm giũ hàng nào cả, mới play bài 1 là dập dìu cho bà con chán thôi
    AMD2019 thích bài này.
  9. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    Dự báo sớm thị trường bất động sản 2021
    20/11/2020 06:57[​IMG]

    (ĐTCK) Trước một số tín hiệu thay đổi của chính sách địa ốc cùng sự bất định của dịch bệnh Covid-19, xu hướng thị trường bất động sản năm 2021 được quan tâm đặc biệt.
    [​IMG]

    Số dân thành thị tăng cao kéo nhu cầu nhà ở tăng theo
    Giá nhà sẽ tăng mạnh…

    Hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Indochina Capital Corporation (Indochina Capital) coi thị trường này là một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn nhất đối với người nước ngoài. Làn sóng doanh nghiệp từ Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc)... chọn Việt Nam là điểm đến cho thấy rõ điều đó.

    Với tốc độ đô thị hóa cao, nền kinh tế - chính trị ổn định, tầng lớp dân số trẻ và giới trung lưu ngày một tăng…, theo bà Thu Lê, Phó giám đốc cao cấp Indochina Capital, Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn cho các nhà phát triển bất động sản.


    “Các nhà đầu tư ngoại đầu tư vào Việt Nam bởi nhận thấy đây là thị trường đầy hứa hẹn, có thể tìm kiếm lợi nhuận lâu dài. Thị trường bất động sản Việt Nam còn nhiều dư địa để khai phá”, bà Lê nhấn mạnh.

    Thực tế, giá nhà ở Việt Nam đã tăng khá mạnh trong vài năm qua. Theo nghiên cứu của JLL, CBRE hay Savills Việt Nam, mức tăng trung bình toàn thị trường đạt khoảng 7%/năm, riêng phân khúc chung cư giá rẻ có biên độ tăng mạnh nhất, trung bình khoảng 30%/năm trong 3 năm gần đây.

    Ngay cả với phân khúc căn hộ cao cấp hiện có giá từ 3.000-7.000 USD/m2 (tại TP.HCM), nhưng so với mặt bằng chung của nhiều quốc gia trong khu vực vẫn thấp hơn đáng kể và điều đáng nói hơn là tỷ lệ hấp thụ đối với những căn hộ này luôn ở mức cao.

    [​IMG]
    Kể từ khi bùng phát, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt dịch bệnh cùng niềm tin vào Chính phủ Việt Nam với hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là các rào cản về thủ tục cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đã làm tăng niềm tin về sự hồi phục nhanh chóng của Việt Nam trong trạng thái “bình thường mới”.

    Điều này thể hiện rõ thông qua việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi kết thúc 10 tháng đầu năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản đạt gần 3,5 tỷ USD, bất chấp các hạn chế về di chuyển. Trong đó, Capital Land rót thêm gần 246 triệu USD vào tòa văn phòng Central Palace thuộc dự án Vinhomes Metropolis tại 29 Liễu Giai, Hà Nội.

    Ngoài ra, thị trường bất động sản cũng ghi nhận nhiều sự dịch chuyển trong các phân khúc, chẳng hạn phân khúc bán lẻ có sự chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp tránh dịch bệnh lây lan, phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng đã có tín hiệu phục hồi khi dịch bệnh được khống chế tốt, hay sự nổi lên của bất động sản công nghiệp nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam…

    Thống kê cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có 6 khu công nghiệp mới được thành lập, cao hơn con số 4 khu công nghiệp thành lập mới trong cả năm 2019. Tính đến tháng 9/2020, giá thuê đất khu công nghiệp tại TP.HCM đạt bình quân 150 USD/m2/kỳ hạn - mức cao nhất cả nước. Tỷ lệ lấp đầy hiện tại thường xuyên được duy trì ở mức 90% do nhu cầu bất động sản công nghiệp đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước, trong khi quỹ đất cho thuê hiện hữu không còn nhiều.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao Thị trường vốn Việt Nam tại JLL chia sẻ, dịch bệnh Covid-19 có thể tạm thời làm gián đoạn đầu tư tại Việt Nam, nhưng sự quan tâm từ các nhà đầu tư vẫn mạnh mẽ do Việt Nam được xem là cường quốc công nghiệp mới nổi ở khu vực. Điều này sẽ hỗ trợ cả cung và cầu đối với bất động sản công nghiệp ở Việt Nam.

    Ông John Campbell, Quản lý bộ phận Bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam thông tin, 9 tháng đầu năm, một số nhà sản xuất, logistics nổi tiếng thế giới lên kế hoạch chuyển hoạt động sang Việt Nam, cho thấy niềm tin của họ vào tiềm năng lâu dài của Việt Nam.

    Theo ông John Campbell, phân khúc nhà xưởng công nghiệp xây sẵn đang trên đà tăng trưởng mạnh. Thế mạnh của dòng sản phẩm này là sự linh hoạt về diện tích và thời gian thuê. Bất động sản công nghiệp xây sẵn cũng cho phép các nhà cung cấp thận trọng hơn trong việc cam kết thuê đất dài hạn hoặc đàm phán các hợp đồng ngắn hạn với khách hàng. Đây là những lợi thế mà các nhà đầu tư nước ngoài rất muốn tận dụng.

    “Trong năm 2021 và 2022, nhiều nhà sản xuất sẽ dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tung ra các dự án khu công nghiệp mới, đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất giá trị cao”, ông John Campbell nói.

    … khi nhu cầu nhà ở tăng cao

    Báo cáo đánh giá triển vọng thị trường bất động sản nhà ở giai đoạn 2021-2022 của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra nhận định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, theo đó tầng lớp thu nhập trên trung bình sẽ có xu hướng tăng mạnh, quy mô hộ gia đình nhỏ hơn, thúc đẩy nhu cầu mua nhà lần đầu. Việt Nam cũng sẽ trải qua quá trình tăng trưởng nhà ở cao nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh và dân số thành thị tăng cao, khi ước tính trung bình dân số thành thị tăng khoảng 1,1 triệu dân mỗi năm, kéo theo đó là nhu cầu có thêm khoảng 314.000 căn hộ mới/năm trong giai đoạn này.

    Theo phân tích của VCSC, trong giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ tín dụng cho vay mua nhà trong phần trăm GDP hiện tại của Việt Nam tăng rất khiêm tốn và thấp hơn đáng kể so với Thái Lan, Singapore và Malaysia trong cùng giai đoạn. Điều này xuất phát từ thực tế mức lãi suất vay tại cùng thời điểm ở Việt Nam cao hơn so với các quốc gia trong khu vực, góp phần tạo ra thị trường cho vay mua nhà chưa hấp dẫn, dẫn đến tỷ lệ thâm nhập thấp.

    Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, trong dài hạn, vẫn còn nhiều dư địa để thị trường nhà ở sơ cấp phát triển khi các chủ đầu tư bất động sản lớn gia tăng tích hợp các khoản vay mua nhà vào giai đoạn bán hàng nhằm giảm gánh nặng thanh toán sớm cho người mua nhà.

    Đơn cử, Techcombank và Vinhomes đã hợp tác cung cấp gói vay mua nhà cho người mua nhà với kỳ hạn tối đa 35 năm (so với kỳ hạn thông thường là 20 năm), giúp số tiền chi trả hàng tháng trở nên phù hợp hơn với người mua nhà hiện nay. Hay như Đất Xanh bắt tay cùng VPBank cung cấp gói cho vay cho sản phẩm đất nền tại dự án Gem Sky World. Đây được xem là giải pháp mới giúp thúc đẩy mạnh hơn phân khúc này bởi cho vay mua nhà thường không áp dụng cho sản phẩm đất nền và nhà đất.

    Ở góc nhìn thận trọng hơn, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, trong giai đoạn 2020-2021, dự báo tổng lượng giao dịch căn hộ sơ cấp tại Hà Nội và TP.HCM sẽ tăng chậm, đặc biệt là tại TP.HCM, do cơ sở giá bán cao hơn và việc trì hoãn cấp phép dự án chưa được cởi bỏ. Theo đó, việc các doanh nghiệp chuyển hướng tập trung sang các đô thị vùng ven TP.HCM và Hà Nội sẽ là chiến lược hợp lý bởi đất khu vực này có mức giá vừa phải (so với trong thành phố) và hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được cải thiện.
  10. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    Đâu là giới hạn với điện gió ngoài khơi?
    Tác giả Hoàng Nam / baodautu.vn

    4 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Đã có 157 dự án điện gió ngoài khơi với quy mô công suất hơn 61.000 MW được đề nghị khảo sát, phát triển dự án và bổ sung vào quy hoạch toàn quốc.

    [​IMG]
    Đua làm điện gió ngoài khơi

    Đã có 10 địa phương trong tổng số 28 địa phương có biển trên cả nước mong muốn phát triển điện gió ngoài khơi.

    Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện có 157 dự án điện gió trên biển đang đề nghị khảo sát phát triển và bổ sung vào quy hoạch toàn quốc, với quy mô công suất 61.132 MW.


    Để xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch nghiên cứu, xác định lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam. Theo đó, sẽ xác định cơ cấu phát triển điện gió ngoài khơi trong từng giai đoạn, các khu vực ngoài khơi tiềm năng phát triển điện gió.

    Theo nghiên cứu trên, có 25 vị trí điện gió ngoài khơi với công nghệ móng cố định và 17 vị trí điện gió ngoài khơi với công nghệ móng nổi. Trong đó, khu vực tỉnh Bình Thuận được xác định có 4 vị trí phù hợp để phát triển điện gió ngoài khơi.

    Cũng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngoài Dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind đã nhận được chủ trương khảo sát với quy mô 3.400 MW từ Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh này cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương khảo sát 5 dự án điện gió ngoài khơi khác, với tổng công suất 14.200 MW.

    Một là, Dự án Điện gió ngoài khơi La Gàn, tổng công suất 3.500 MW, theo đề xuất của Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á - đại diện cho các nhà đầu tư: Công ty cổ phần Năng lượng Dầu khí châu Á, Tập đoàn Copenhagen Infrastruture Partners, Công ty TNHH Novasia Enegry.

    Hai là, Dự án Điện gió ngoài khơi Hàm Thuận Nam, tổng công suất 900 MW, theo đề xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi.


    Ba là, Dự án Điện gió ngoài khơi tỉnh Bình thuận, công suất dự kiến 5.000 MW, của liên danh nhà đầu tư do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình làm đại diện.

    Bốn là, Dự án Điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong, công suất 1.000 MW, theo đề xuất của Công ty cổ phần Zarubezhneft và Công ty DEME Concessions Wind.

    Năm là, Dự án Điện gió biển Cổ Thạch, tổng công suất 2.000 MW, theo đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư HLP.

    Tính chung, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đề xuất tới 22.200 MW điện gió trên biển.

    Đâu là giới hạn?

    Khó có thể phủ nhận thực tế là, sau cuộc đua làm điện mặt trời trong các năm 2018 - 2019, nay các nhà đầu tư đã đổ xô làm điện gió.

    Theo thống kê của Bộ Công thương, tổng công suất điện gió đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch là 11.800 MW. Trong số này, chỉ có 3 dự án (tổng công suất lắp đặt 152,3 MW) được xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2011 - 2018. Còn từ khi có Quyết định 39/2018/QĐ-TTg (ban hành tháng 9/2018) tới tháng 3/2020, đã có 78 dự án điện gió với tổng công suất 4.800 MW được đưa vào Quy hoạch Phát triển điện lực. Tiếp đó, Thủ tướng có Văn bản 795/TTg-CN (tháng 6/2020) đồng ý về chủ trương bổ sung thêm 7.000 MW điện gió vào Quy hoạch điện hiện hành.

    Trong số 11.800 MW điện gió nói trên, có 4.500 MW điện gió trên biển của khoảng 60 dự án. Như vậy, nếu cộng thêm con số 61.200 MW điện gió ngoài khơi đang được đề nghị tới Bộ Công thương, có thể thấy, mối quan tâm đến điện gió trên biển là không nhỏ.

    Trước thực trạng đó, chính Bộ Công thương cũng cho rằng, cần tính toán tổng thể cơ cấu nguồn điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch Điện VIII để tránh việc thực hiện khảo sát riêng lẻ, gây lãng phí.

    Cần nói thêm, theo báo cáo về khả năng giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán theo yêu cầu của Bộ Công thương hồi tháng 8 và tháng 10/2020, thì khu vực Bình Thuận và Ninh Thuận không còn khả năng giải tỏa thêm công suất các dự án năng lượng tái tạo đến năm 2023.

    Điểm cũng cần lưu ý nữa, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đang được lấy ý kiến có đưa “điện gió ngoài khơi” vào Danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Theo các chuyên gia, các dự án điện gió ngoài khơi không chỉ thuần túy là vấn đề năng lượng, mà còn liên quan tới chủ quyền quốc gia. “Thời gian qua, đã có khá nhiều dự án năng lượng tái tạo được các nhà đầu tư trong nước đứng ra xin giấy phép đầu tư, sau đó nhanh chóng bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài để kiếm lời. Do vậy, việc ràng buộc điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài ở các dự án điện gió ngoài khơi là rất cần thiết, tránh những hậu quả khôn lường”, một chuyên gia về biển Đông nhận xét.
    NAMASTETinyCarrot thích bài này.

Chia sẻ trang này