TIG bứt phá chuyển mình thay đổi về chất - Chương II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LeonLai, 19/05/2020.

3794 người đang online, trong đó có 196 thành viên. 00:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 852001 lượt đọc và 7050 bài trả lời
  1. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    Không múc TIG thì khi nào múc , TIG có BĐS +điện gió ... nhưng giá quá rẻ
  2. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    TIG này đóng 6.3 thì đã vượt mây rồi đấy bác
    WanBesNAMASTE thích bài này.
  3. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    Vượt mây thì càng bứt phá
    --- Gộp bài viết, 07/12/2020, Bài cũ: 07/12/2020 ---
    Hôm trước hình như tôi cũng phím anh em mua TDH, HAR nhỉ
    --- Gộp bài viết, 07/12/2020 ---
    Nhắc lại các anh em cứ bất động sản + năng lượng tái tạo múc mạnh là có ăn
    NAMASTEDILFIFA thích bài này.
    DILFIFA đã loan bài này
  4. minhkhang1102

    minhkhang1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2016
    Đã được thích:
    2.384
    Sau sóng thép bao giờ cũng là sóng bất động sản :D
    WanBesDILFIFA thích bài này.
  5. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    Uy tín chủ đầu tư TIG – ông lớn đứng sau dự án Vườn Vua Resort & Villas
    Cập nhật: 11:07 | 07/12/2020





    Việc Nhà nước triển khai chính sách siết chặt tín dụng và cấp phép xây dựng dự án mới đã có tác động trực tiếp đến cán cân cung cầu trên thị trường bất động sản từ năm 2018.Những dự án đầy đủ pháp lý được đầu tư bởi doanh nghiệp địa ốc có năng lực cũng vì thế mà “lên ngôi”.
    Điểm sáng thu hút đầu tư hậu Covid-19

    Nguồn cung sản phẩm bị thu hẹp không chỉ gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều chủ đầu tư mà còn khiến cho việc tìm kiếm địa chỉ “xuống tiền” của giới đầu tư trở nên khó khăn hơn trước. Tuy nhiên, trong một diễn biến trái chiều khác, việc kiểm soát chặt chẽ cũng là cơ hội để sàng lọc các dự án vàchủ đầu tư. Chỉ những chủ đầu tư có năng lực tài chính vững mạnh mới đảm bảo được việc thực hiện dự án theo đúng tiến độ, chấm dứt tình trạng dự án treo gây lãng phí tài nguyên đất.

    Bước sang năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều dự án lâm vào tình trạng khó khăn để tìm đầu ra cho sản phẩm. Mặc dù vậy, chính quá trình giãn cách xã hội, ý thức phòng bệnh… lại được xem là những nguyên nhân thúc đẩy mô hình second-home một lần nữa lọt vào “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư. Thay bằng những chuyến du lịch xa, dài ngày, việc lựa chọn một sản phẩm nghỉ dưỡng ven đô, di chuyển thuận lợi, không gian nghỉ dưỡng an toàn… đang là đích đến của nhiều gia đình sinh sống tại Hà Nội.

    Hòa Bình, Phú Thọ, Ba Vì… đang được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng thu hút đầu tư trong năm 2020 bởi mô hình ngôi nhà thứ hai. Đơn cử như thị trường Phú Thọ, loại hình biệt thự nghỉ dưỡng tại Vườn Vua Resort & Villas luôn nhận được sự hưởng ứng của du khách ngay cả trong thời điểm giãn cách xã hội.

    [​IMG]
    Chân dung TIG – Chủ đầu tư dự án Vườn Vua Resort & Villas

    Theo đại diện chủ đầu tư dự án Thăng Long Invest Group (TIG),doanh thu của Vườn Vua Resort &Villas hiện đang tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các biệt thự chỉ trống trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, còn trong điều kiện bình thường thì tỷ lệ lấp đầy phòng những ngày cuối tuần luôn đạt full 100% công suất. Cá biệt trong thời gian giãn cách đã có một số khách hàng quyết định thuê liền 2, 3 tháng và di chuyển toàn bộgia đình về dự án để sống, làm việc mà cũng tiện cho việc cách ly.

    [​IMG]
    Có được nguồn thu ổn định từ quá trình vận hành là bởidự án đã được TIG phát triển theo mô hình quần thể kiến trúc, văn hóa đa sắc màu. 4 khu biệt thự được thiết kế phù hợp, đáp ứng song song nhu cầu kinh doanh, nghỉ dưỡng của khách hàng.Hơn 20 phân khu phục vụ ẩm thực vui chơi, giải trí, thể thao và chăm sóc sức khỏe cao cấp, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi lứa tuổi. Hệ thống dịch vụ tiện ích như các khu bể bơi khoáng nóng, thác suối khoáng, hệ thống nhà hàng, các khu thể thao ngoài trời, chăm sóc sức khỏe, công viên nước Wonderland… cũng đã được triển khai xây dựng.

    Ngoài việc triển khai đúng tiện độ các hạng mục công trình, chính sách bán hàng tại dự áncũng cho thấy tiềm lực tài chính vững mạnh của chủ đầu tư. Được biết, TIG rót tổng vốn hơn 1.452 tỷ đồng và dành thời gian 5 năm để triển khai xây dựng, hoàn thiện 4 khu biệt thự, cơ sở hạ tầng, vận hành trơn tru hệ thống dịch vụ - tiện ích trước khi chào bán sản phẩmra thị trường. Như vậy, khách hàng không chỉ được tận mắt chứng thực chất lượng sản phẩm mà còn được kiểm chứng quá trình vận hành đang được thực hiện hàng ngày tại dự án.Điều này đồng nghĩa với việc khi “xuống tiền”, khách hàng sẽ nhận về nguồn lợi nhuận cho thuê ngay mà không mất thời gian chờ đợi quá trình hoàn thiện như tại các dự án khác.

    [​IMG]
    TIG (Tập đoàn đầu tư Thăng Long) được thị trường biết đến là một doanh nghiệp có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Đây là một doanh nghiệp đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 với mã chứng khóa TIG. Với mô hình là một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, TIG được quản trị theo các chuẩn mực của doanh nghiệp niêm yết, công khai minh bạch tài chính và báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán quốc tế có uy tín. Dữ liệu báo cáo tài chính tại 30/06/2020 cho thấy công ty này có vốn chủ sở hữu là 999 tỷ đồng, tổng tài sản là 1,251 tỷ đồng. Nợ vay ngân hàng rất ít chỉ khoảng 4,7% tổng tài sản. Trong 10 năm niêm yết TIG hầu như đều có lãi, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng khá tốt , năm 2019 lợi nhuận đạt tới 116, 7 tỷ đồng. Hiện TIG đang quản lý, sở hữu và hợp tác đầu tư nhiều dự án với quỹ đất hàng trăm hecta tại Hà Nội và các địa phương. Hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản của TIG bao gồm các hoạt động lập và phát triển dự án đầu tư kinh doanh khai thác các sản phẩm để bán, cho thuê và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…

    Ngoài Vườn Vua Resort & Villas, TIG đang triển khai một số dự án bất động sản khác như Khu nhà ở Lô 8.1 Mỹ Đình; Khu nhà vườn liền kề TIG Đại Mỗ với tổng vốn điều chỉnh hơn 219 tỷ đồng (đã hoàn thành) ;Dự án Vân Trì Ecoland được nghiên cứu triển khai bởi Liên danh TIG - Hadico với quy mô 36ha, tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng; Tòa nhà hỗn hợp Viettronics - Hà Thành (tổng mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng)…TIG còn được biết đến trong vai trò chủ đầu tư Dự án điện gió Thăng Long Hướng Sơn 1 và Thăng Long Hướng Sơn 2 (Quảng Trị) với tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động của TIG cũng được mở rộng trong ngành hàng dân dụng, gia dụng trong vài trò là đối tác thương quyền sở hữu thương hiệu Hyundai Electronics và độc quyền phát triển các sản phẩm điện, điện lạnh, điện tử gia dụng Hyundai tại thị trường Việt Nam. Một đặc điểm khá bất ngờ và khác biệt của TIG so với nhiều chủ đầu tư bất động sản cùng quy mô tầm trung trên thị trường là công ty này rất ít vay nợ và cũng không huy động vốn góp của khách hàng trong giai đoạn đầu tư mà thường TIG bỏ vốn chủ sở hữu đầu tư xây dựng đưa vào khai thác kinh doanh rồi mới bán sản phẩm 9 như dự án TIG Đại Mỗ Green Garden, Vườn Vua Resort & Villas..) điều này phần nào thể hiện năng lực tài chính tốt của TIG cũng như sự tự tin và toan tính dài hạn của chủ đầu tư này. Với những thành tự đã đạt được trong quá trình hơn 15 năm hoạt động, TIG đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư tham gia tại các dự án.
    LeonLai, nhungluaWanBes thích bài này.
    HuongmeowDILFIFA đã loan bài này
  6. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    DILFIFA thích bài này.
    DILFIFA đã loan bài này
  7. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
  8. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    Các bác nhớ dành tiền múc MBG nhé . TK sẻ nhân 4; 5 đấy
    DILFIFA thích bài này.
  9. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    Múc đi , thị trường con lên nữa . Chỉ chỉnh trong phiên thôi
  10. DILFIFA

    DILFIFA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2019
    Đã được thích:
    2.400
    Hiệp hội Năng lượng kiến nghị kéo dài giá FIT cho đến khi thực hiện được đấu thầu rộng rãi

    [​IMG]


    (Tổ Quốc) - Tháng 11 vừa qua, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có văn bản gửi Chính phủ và Bộ Công thương, kiến nghị kéo dài giá FIT hiện tại của điện gió và điện mặt trời "thêm ít năm nữa".
    Trong văn bản gửi Chính phủ và Bộ Công thương, Hiệp hội Năng lượng cho biết, trong những năm qua các doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời và điện gió phát triển rất mạnh, tính đến nay đã có gần 8.000MW công suất đạt, đóng góp khoảng 5 tỷ Wh/năm cho sản lượng điện quốc gia.

    Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị khuyến khích đầu tư phát triển NLTT, điện gió, điện mặt trời. Hiện nay lĩnh vực này đang vướng mắc khó khăn về cơ chế giá; trong lúc Chính phủ chưa ban hành và chưa thực hiện được rộng rãi quy chế đấu thầu và tổ chức đấu thầu điện mặt trời, điện gió trên toàn quốc.

    Do đó, Hiệp hội Năng lượng đề nghị Thủ tướng Chính phủ "cho phép kéo dài giá FIT hiện tại của điện gió và điện mặt trời thêm ít năm nữa khi nào Chính phủ, Bộ Công Thương thực hiện được việc đấu thầu rộng rãi, lúc đó mới thay đổi giá điện gió, điện mặt trời".

    Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các Bộ ngành lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án giải quyết khó khăn trong đầu tư các dự án điện gió, đề xuất kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định (FIT) cho các dự án điện gió đến hết năm 2023.

    Bộ nêu ra các nguyên nhân cụ thể: Sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực (1/11/2018), hoạt động đăng kí đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện gió mới và các dự án truyền tải để tiếp nhận, giải tỏa công suất bị ngừng trệ hơn một năm do chưa có các hướng dẫn thực hiện.

    Nhiều dự án đã được bổ sung quy hoạch vào tháng 12/2019 với công suất 7.000 MW (Nghị quyết 110 của Chính phủ ngày 2/12/2019) cần thời gian triển khai khoảng 2-3 năm trong khi thời hạn hiệu lực còn lại của cơ chế giá điện cố định theo quy định tại Quyết định 39 không đủ để nhà đầu tư triển khai các hoạt động, chuẩn bị và thực hiện xây dựng dự án điện gió.

    Mặt khác, các dự án điện gió trong quy hoạch phát triển tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ, sử dụng công nghệ và giải pháp kĩ thuật, thi công khác do với turbine lắp đặt trên bờ. Vì vậy yêu cầu về thời gian chuẩn bị dự án, thi công xây dựng dài hơn (trên bờ khoảng 2 năm, trên biển gần bờ khoảng 3-3,5 năm).

    Cùng với đó, các quy định về xác định khu vực biển, cấp giấy phép sử dụng khu vực biển khá phức tạp, hiện chưa có quy định về xác định diện tích khu vực biển để tính tiền sử dụng khu vực biển...dẫn đến kéo dài thời gian và gia tăng chi phí đối với cá dự án trên biển.

    Dịch Covid-19 kéo dài cũng đã và đang gây tác động đến nguồn cung cấp thiết bị điện gió, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án.

    Trên cơ sở đề xuất và căn cứ tình hình thực tế, Bộ Công Thương cho rằng, việc kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá giá FIT cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 là phù hợp, đảm bảo kịp thời huy động phát triển nguồn điện gió để cung cấp điện cho hệ thống.

    Trong thời gian gần đây, các nguồn năng lượng tái tạo thế hệ mới như điện gió, điện mặt trời phát triển rất mạnh mẽ tại nhiều tỉnh do có cơ chế khuyến khích giá FIT của Chính phủ. Tuy nhiên, lưới điện 110 kV tại một số khu vực lại không phát triển kịp thời để giải tỏa công suất cho các nguồn điện này, gây ra nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư.

    Theo Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn, tỷ trọng điện từ nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam hiện là quá cao so với mức bình quân thế giới. Ông Sơn cho hay, năm 2019, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo của thế giới là 26%, trong khi Việt Nam chúng ta nếu riêng về nguồn cũng đã trên 30%. Trong đó có điện gió và điện mặt trời, hai loại năng lượng này trong năm 2019 tỷ trọng bình quân thế giới là hơn 8%, hiện nay Việt Nam đã là trên 12%.
    NAMASTEWanBes thích bài này.

Chia sẻ trang này