1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Times City đang xảy ra chuyện j khủng khiếp thế các bác

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi manforlady, 27/08/2011.

4990 người đang online, trong đó có 392 thành viên. 23:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 49789 lượt đọc và 231 bài trả lời
  1. ttvntss

    ttvntss Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    3
    Căn nhà ma số 138 ở phố Hàng Trống, Hà Nội
    Đã có rất nhiều câu chuyện ly kỳ và huyền bí về căn nhà này. Những câu chuyện về những mảnh đời éo le, những cái chết tưởng chừng như vô lý và những câu chuyện về các oan hồn vẫn thường hay hiện về, lảng vảng trong căn nhà đó vào những đêm trăng rằm.
    Nghe nói chủ cũ của căn nhà này đã từng thắt cổ tự tử trong đó. Về sau những người nào đến thuê hoặc ở lại căn nhà này làm ăn không bị bại sản thì cũng gặp tai nạn hoặc chết bất ngờ.
    Cũng có thông tin cho biết, tại ngôi nhà này cứ vào nửa đêm ngày rằm hàng tháng lại có tiếng phụ nữ kêu rên, la hét như đang bị hành hạ đau đớn lắm... rồi thỉnh thoảng người ta lại nhìn thấy 1 người đàn bà tóc rất dài và đen, không nhìn rõ mặt hay ngồi trên nóc nhà ôm cây đa mà khóc lóc thảm thiết. Một cây đa mọc giữa nhà đâm thủng cả nóc và rễ thì lơ lửng giữa gác 2, một cây đa không có đất mà vẫn xanh mơn mởn.
    Còn có người kể lại rằng khi đi ngang qua và nhìn vào căn nhà đó, họ còn thấy có một cái gì đó giống như chân người đang bay lơ lửng hiện ra chập chờn từ bên trong. Nhìn kỹ lại thì giống như một cô gái đang treo cổ tự tử và cái xác thì cứ đung đưa...

    [​IMG]
    Căn nhà số 138 ở phố Hàng Trống
  2. OpeningBell

    OpeningBell Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác ttvnss ui, nhà bác đối diện nhà ma hay sao chụp hinh nhanh và net thế :-ss

  3. BONJOVI.

    BONJOVI. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Đã được thích:
    1.503
    Có sự trùng hợp không phải ngẫu nhiên :-ss:-ss
    Nước ô nhiễm trên "bể" xương người

    .b-blq { border: 1px solid rgb(233, 233, 233); display: inline; float: left; margin: 0px 10px 2px 0px; padding: 10px; width: 360px; border-spacing: 2px; border-collapse: separate; color: rgb(51, 51, 51); font: 14px/150% 'Times New Roman',Times,serif; text-align: left; }.b-blq .tr { color: rgb(51, 51, 51); float: left; font: bold 20px 'Times New Roman',Times,serif; width: 260px; display: block; border-spacing: 2px; border-collapse: separate; text-align: left; }.b-blq .l-blq p a { background: url("http://www3.vietbao.vn/images/sprice_bg.gif") no-repeat scroll 0px -344px transparent; float: left; font: 12px Arial; padding-bottom: 10px; padding-left: 10px; width: 350px; border-collapse: separate; }.b-blq .l-blq p:hover { color: rgb(51, 51, 51); text-decoration: none; } Tags: Vĩnh Tuy, Chết đói năm 1945, ô nhiễm, xương người, nguồn nước, giếng khoan, sử dụng, nước giếng, bể, dân, hộ, hai, phường
    [​IMG]Gần 1.000 dân đang sống trên hai bể chứa hài cốt những người chết đói năm 1945, phải dùng nước giếng khoan có dấu hiệu ô nhiễm phục vụ sinh hoạt hàng ngày.


    Ngày nào cũng vậy, công việc mà bà Phạm Kim Chi (trú ở số nhà 21, tổ 69A, phường Vĩnh Tuy) sợ nhất trong ngày là "nấu cơm", bởi bà cứ nhìn thấy bát nước rau đen ngòm, miếng thịt luộc thâm đen chứ không nõn nà, tươi ngon như mua ở chợ về. Ngay cả thú uống trà xanh bà cũng phải bỏ vì "cho trà vào nước cũng chỉ thấy một màu đen kịt". Ngay cả quần áo giặt xong cũng thấy đen dần đi. Bà cho biết nguồn nước nhà bà đàng dùng cũng chính là nguồn nước hàng trăm hộ dân ở đây vẫn đang sử dụng.
    Khi bà mang nước đi xét nghiệm, kết quả cho thấy nó có nhiều chất bẩn và kim loại, vì vậy dùng để lọc cũng chỉ làm cho nước trong chứ không thể sạch được.
    Gần đây, bà lại thấy cả người nổi mẩn ngứa rất khó chịu, nhất là đôi mắt cứ thấy ngứa và mờ dần mà bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân. Cả vợ chồng người con trai và đứa con mới sinh của họ cũng bị ngứa râm ran như vậy.
    Gia đình chị Hoàng Bích Hằng, đối diện nhà bà Chi, cũng chịu cảnh tương tự. Gia đình chị chuyển về đây sống từ năm 1994, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là từ giếng khoan. Gần đây, hai đứa con chị bị nổi mẩn khắp người, cả đôi mắt cũng ngứa ngáy khó chịu. Cả gia đình bác Phạm Hà Hoan (số nhà 17), chị Lan, anh Minh và hàng trăm hộ dân sống quanh khu vực phường Vĩnh Tuy cũng đều có những dấu hiệu tương tự.
    Theo phản ánh của bà con, nguyên nhân có thể do họ đang phải sử dụng nguồn nước giếng cạnh hai bể xương. Ông Đặng Văn Tuyến, tổ trưởng tổ 69A, phường Vĩnh Tuy, cho biết hai bể xương mà bà con phản ánh là hai hầm mộ chôn đồng bào bị chết vì nạn đói từ những năm 1944, 1945 và được quy tập về đây vào năm 1951.
    Hai hầm mộ này nằm trong khu vực nghĩa trang Hơp Thiện và đã được di dời đến nghĩa trang Bát Bạt và Thanh Tước. Tuy nhiên do việc di dời không thực hịện triệt để nên khi các hộ dân cũng như các cơ quan, nhất là nhà máy dệt Minh Khai xây dựng nhà cửa, toàn bộ số hài cốt vô danh này đã quy tụ về phường Vĩnh Tuy.
    Cũng theo ông Tuyến, dưới bể xương lớn (khoảng 100m2) có hàng ngàn bộ xương người với lớp tiểu chồng lên nhau . Năm 2003, chính quyền thành phố đã cho trùng tu nơi này để làm khu tưởng niệm. Còn bể xương nhỏ hơn (khoảng 50 m2) nằm lẫn trong nhà dân.
    Ông cho biết hơn 100 hộ dân ở đây vẫn đang sử dụng nguồn nước từ giếng khoan sử dụng nguồn nước từ giếng khoan với gần 90 giếng nằm rải rác ở tổ 69A. Đã nhiều lần người dân địa phương kiến nghị lên thành phố để có nước sạch nhưng chưa được trả lời. Khi chạy qua ngõ bà con mừng lắm nhưng đến khi nào có nước sạch thì còn phải chờ.
    Theo Tiến sĩ Hà Đình Đức, người từng nghiên cứu khá kỹ về nguồn gốc của hai bể xương, thì nghĩa trang Hợp Thiện là nơi chôn cất hàng ngàn đồng bào bị chết trong nạn đói năm1945. Theo tài liệu thì hai bể xương phường Vĩnh Tuy là nơi chôn nhiều xác người nhất.
    Theo phản ánh của bà con, cho đến nay vẫn chưa có một đoàn y tế hay cơ quan chức năng nào đến nghiên cứu về vấn đề này.
    Bà Lê Thị Hương, Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy: "Tháng 6 sẽ có nước máy cho các hộ dân!". - Những hộ dân trên địa bàn phường đang sống trên những bể xương người đã chôn từ những năm 1945 có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính quyền địa phương nắm những thông tin này như thế nào?
    - Hiện nay hơn 6.000 hộ dân sống trên địa bàn phường vẫn phải đang sử dụng nước giếng khoan. Sự tồn tại của những hố xương người này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự ô nhiễm môi trường và sức khỏe người dân sống xung quanh, nhất là nguồn nước. Đây là điều không thể tránh khỏi.
    Còn việc di dời các hộ dân ra nơi ở khác hay đưa những bể xương về những khu nghĩa trang thì không thể. Bởi đây đã được công nhận là khu di tích lịch sử của cả nước.
    - Chính quyền có phương án nào để khắc phục?
    - Hiện nay UBND thành phố đã chỉ đạo nhà máy nước kết hợp với chính quyền phường lắp đặt đường ống dẫn nước máy vào tận nhà cho các hộ dân. Theo kế hoạch, trong năm nay sẽ lắp đồng hồ nước vào hai đợt; đợt 1 vào tháng 6 và đợt 2 vào tháng 8, 9. Mỗi đợt sẽ lắp cho khoảng 3.000 hộ dân.
    - Tại sao đến thời điểm này các hộ dân mới có "hy vọng" được sử dụng nước máy?
    - Chính quyền phường không thể quyết định mà phụ thuộc vào kết hoạch của thành phố và quận. Vĩnh Tuy là địa bàn cuối cùng của quận được cấp nước máy vì nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đây cũng là tin vui nhằm cải thiện dần tình trạng sức khỏe cho các hộ dân sau mấy chục năm sống trên những bể xương.


    Nơi tưởng niệm 2 triệu đồng bào "thây lạnh phơi đầy cỏ đất"
    nguyên Huân (19/08/2011 10:40)


    [​IMG] Gửi cho bạn bè [​IMG] Lưu lại để đọc [​IMG] In trang này






    Dù nằm giữa lòng Thủ đô nhộn nhịp nhưng rất ít người dân Hà Nội biết đến ngôi mộ tập thể, có lẽ là đặc biệt nhất trên thế giới, tưởng nhớ 2 triệu đồng bào ta chết thảm khi xưa.
    ĐỒNG BÀO MÌNH CÓ GÌ MÀ SỢ!
    Phải luồn lách qua rất nhiều con ngõ chật hẹp trên đường Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi mới tìm thấy Khu Tưởng niệm nạn nhân chết đói năm 1945. Khác hẳn với không khí ồn ào của dòng xe cộ nườm nượp phía bên ngoài, bước qua cánh cổng Khu tưởng niệm, một không gian tĩnh lặng hiện ra với vô vàn cỏ cây, hoa lá. Mở cửa đón chúng tôi là ông Đặng Văn Tuyến, người trông coi hương khói cho đồng bào gần chục năm qua.
    Đã bước qua cái tuổi lục tuần, định cư ở Hà Nội hơn 40 năm nhưng ông Tuyến vẫn còn giữ lại nét thật thà chất phác không thể lẫn vào đầu của người dân vùng Nam Hà xưa. Trong làn khói hương lờ mờ, bên cạnh là tấm bia đá khắc bài văn tế xót xa của GS Vũ Khiêu mà chắc hẳn những ai sinh ra và lớn lên vào thời đó đều thuộc lòng: “Một cơn gió bụi vừa tan/Hai triệu sinh linh đã mất/Khí oan tối cả mây trời/Thây lạnh phơi đầy cỏ đất…” . Ông Tuyến chậm rãi đọc bài văn tế rồi kể cho tôi nghe về lịch sử khu nghĩa địa đặc biệt này.
    [​IMG]
    Ông Tuyến thắp hương tại khu tưởng niệm nạn nhân chết đói năm 1945


    Khu tưởng niệm đồng bào ta chết đói những năm 1944 - 1945 thực chất có từ khá lâu. Ngay sau khi giành được độc lập, bà con nhân dân và chính quyền Cách mạng lâm thời đã thu gom xác những người dân chết vì đói rét, bệnh tật quy tụ lại ở Nghĩa trang Hợp Thiện (nay thuộc phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) để chôn cất. Bãi tha ma với cả triệu bộ hài cốt ấy bị bỏ hoang một thời gian rồi dần dà trở thành ruộng rau và nơi cư ngụ của người nghèo, lang thang.
    Khu tưởng niệm bị chìm vào quên lãng cho đến một ngày cuối năm 2001, ba sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã bắt tay vào thực hiện đề tài “Cải tạo không gian tưởng niệm đồng bào chết vì nạn đói 1944 - 1945”. Tiếp đến, tháng 9/2003, Khu tưởng niệm được TP. Hà Nội đầu tư cải tạo, xây dựng hoàn thành như ngày hôm nay với diện tích 158m2 mà điểm nhấn là “bể xương” tập thể rộng gần 50m2 chứa đựng hài cốt của hàng triệu đồng bào.
    Vậy là từ đó, ông Đặng Văn Tuyến, tình nguyện ra trông coi Khu tưởng niệm lúc tuổi già. Theo chân ông đi xem lại những bức hình do nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp, chúng tôi không khỏi tái tê lòng. Những bức ảnh miêu tả đến chi tiết nỗi đau, sự mất mát to lớn đến tột đỉnh của một dân tộc cách đây hơn 66 năm; người dân chết la liệt gốc cây, đường phố, cảnh chính quyền Cách mạng lâm thời phát cháo cứu đói rồi những bức ảnh chụp bể xương chất thành núi khiến ai nhìn thấy cũng không khỏi rùng mình ớn lạnh.
    Tôi buột miệng hỏi, ngày nào cũng túc trực, trông nom ở “bãi tha ma” này từ sáng đến tối ông có sợ không? Nở một nụ cười ý nhị, ông Tuyến tâm sự: “Hầu như người nào đến thăm Khu tưởng niệm cũng đều hỏi tôi câu đó. Đây toàn là đồng bào của mình chứ có phải ai đâu mà sợ anh. Miễn sao mình sống và làm việc đúng cái tâm, không vụ lợi bản thân, tôi nghĩ chắc vong hồn các vị tiền bối chẳng trách móc gì mình đâu. Không biết có phải do các cụ phù hộ hay không mà con cái tôi đứa nào cũng thành đạt, chăm ngoan cả".
    Người dân sống cạnh Khu tưởng niệm cho hay, khi trời mới tờ mờ sáng đã thấy ông Tuyến mặc áo nâu sồng lạch cạch mở cổng quét dọn, thắp hương ở khu tưởng niệm. Có năm, tiếng pháo nổ đì độp báo hiệu một năm mới bắt đầu nhưng bà con vẫn thấy ông Tuyến lịch kịch thắp hương tại Khu tưởng niệm mà không kịp về nhà đón giao thừa cùng con cháu. Từ ngày được giao trông nom đến nay, chưa hôm nào người dân sống quanh đây thấy ông Tuyến để tắt hương ở khu tưởng niệm cho dù là một ngày. Hôm nào ông đi vắng, vợ ông và các con đều có trách nhiệm giúp ông đến quét dọn, đón khách đến viếng thăm.
    NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
    Trông coi tại Khu tưởng niệm đã gần 10 năm, ông Tuyến tiếp đón không biết bao nhiêu đoàn khách và những người từ khắp nơi vì biết tới khu tưởng niệm mà tìm đến. Nhưng có lẽ những vị khách đặc biệt đến từ đất nước Nhật Bản xa xôi thường xuyên lui tới Khu tưởng niệm mấy năm gần đây là ông Tuyến nhớ nhất. Trong cuốn sổ lưu bút 80 trang đặt tại phòng khách Khu tưởng niệm, có đến 60 trang là những dòng chữ tượng hình của du khách Nhật Bản lưu lại. Ông Tuyến cho biết, người Nhật Bản đến đây chủ yếu là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên, người làm việc tại Việt Nam..
    [​IMG]
    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, GS. Vũ Khiêu, người viết bài văn tế xúc động khi xưa, cho rằng: Trong lịch sử nước ta chưa khi nào có vụ chết chóc lớn như vậy. Trong thế kỷ 20, trên thế giới cũng chưa có nơi nào xảy ra nạn đói khủng khiếp như thế. Vì vậy, GS. Vũ Khiêu đề xuất nên lấy một ngày trước thời điểm kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, thời điểm đau khổ nhất của nạn đói để tưởng nhớ đến đồng bào và nhắc nhở cho thế hệ mai sau cái giá của sự độc lập để họ biết và gìn giữ.
    “Tôi còn nhớ như in, rằm tháng Bảy vừa rồi có một nhóm bạn trẻ người Nhật Bản đến thắp hương có hỏi tôi rằng: Tại sao ông lại chọn công việc này để làm? Tôi thật thà bảo rằng, đây là khu tưởng niệm hai triệu đồng bào đất nước tôi bị chết đói do phát xít Nhật gây ra. Tôi chọn công việc này khi về hưu là muốn trông nom, hương khói để đồng bào của đất nước tôi bớt cô quạnh. Nghe tôi nói vậy, nhóm bạn trẻ vô cùng xúc động. Qua phiên dịch tôi được biết họ tâm sự là bản thân họ không gây ra sự việc đau lòng đó, nhưng đất nước họ trong quá khứ gây nên thì bản thân họ cũng có trách nhiệm, dù không làm được việc gì lớn nhưng ít nhất cũng thắp được nén hương, đặt một cành hoa mong tổ tiên của đất nước ông tha thứ và xóa đi những hận thù khi xưa", ông Tuyến ngậm ngùi.

    Gần một thập niên trông nom Khu tưởng niệm, ông Tuyến nhận thấy trước đây hầu như rất ít người dân Hà Nội biết đến Khu tưởng niệm này. Nhưng mấy năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của chính quyền thành phố nên người dân biết đến Khu tưởng niệm ngày một nhiều hơn. Hầu như mùng 1 hay ngày rằm nào, bà con cũng đến thắp hương cầu cho vong linh người đã khuất được bình an, thanh thản.
    Tuy nhiên, ông Tuyến cho biết cũng có một vài lần bọn nghiện ngập mò vào Khu tưởng niệm với ý định trộm tiền công đức, nhưng khi biết đây là Khu tưởng niệm nạn nhân chết đói năm 1945 thì bọn chúng đều bỏ đi, tuyệt không một lần quay lại. Nhưng điều khiến ông Tuyến trăn trở nhất hiện nay là Khu tưởng niệm hiện quá bé và chật chội, nhiều ngày lễ lớn người dân phải xếp hàng để vào thắp hương vì không có chỗ. Ông đề xuất thành phố Hà Nội nên dành một chút kinh phí mở rộng khu tưởng niệm và chọn một ngày nào đó trong năm để làm ngày giỗ chung cho hai triệu đồng bào.

  4. ttvntss

    ttvntss Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    3
    Ngày nào cũng ngồi uống nước mía đối diện đó và ngắm nhà ma [r2)]
  5. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    Bẩu nó chuyển đi, để làm sân chơi cho trẻ em..dính vào cái của nợ đó không ở được đâu=))
  6. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Mja chúng sẽ bị quả báo như chủ Namcường,,,đừng có mà tranh nhà của người âm....
  7. BONJOVI.

    BONJOVI. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Đã được thích:
    1.503
    Đọc ghê quá đi mất
    Hà Nội: Khắc phục việc nước giếng khoan cạnh bể xương người

    Tags: Hợp Thiện, Vĩnh Tuy, Hà Nội, Hai Bà Trưng, Phùng Ngọc Minh, giám đốc xí nghiệp, xí nghiệp kinh doanh, kinh doanh nước, giếng khoan, nước giếng, nghĩa trang, khu vực, cho biết, nước sạch, bể
    [​IMG]


    Ông Phùng Ngọc Minh. Ảnh: Q.L - Ngày 8/5, ông Phùng Ngọc Minh - Giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh Nước sạch (KDNS) Hai Bà Trưng cho biết, có rất nhiều khả năng nước bẩn đã thẩm thấu vào nước giếng khoan ở khu vực nghĩa trang Hợp Thiện, phường Vĩnh Tuy. Nghĩa trang Hợp Thiện là nơi chôn cất hàng ngàn đồng bào bị chết trong nạn đói năm 1945.

    Theo phản ánh của hàng trăm hộ dân đang sống trên hai bể chứa hài cốt những người chết đói năm 1945, họ phải dùng nước giếng khoan có dấu hiệu ô nhiễm phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí với nhiều người ngay cả thú uống trà cũng phải bỏ vì cho trà vào nước cũng chỉ thấy một màu đen. Quần áo giặt xong cũng thấy đen dần. Nước ở đây qua xét nghiệm, kết quả cho thấy có nhiều chất bẩn và kim loại, vì vậy dùng bể lọc cũng chỉ làm cho nước trong chứ không thể sạch được. Theo phản ánh của bà con, nguyên nhân có thể do họ đang phải sử dụng nguồn nước giếng cạnh hai bể xương.

    Ông Đặng Văn Tuyến, tổ trưởng tổ 69A, phường Vĩnh Tuy, cho biết hai bể xương mà bà con phản ánh là hai hầm mộ chôn những người dân bị chết trong nạn đói từ những năm 1944, 1945 và được quy tập về đây vào năm 1951. Hai hầm mộ này nằm trong khu vực nghĩa trang Hợp Thiện và đã được di dời đến nghĩa trang Bát Bạt và Thanh Tước. Tuy nhiên do việc di dời không thực hiện triệt để nên khi các hộ dân cũng như các cơ quan, nhất là nhà máy dệt Minh Khai xây dựng nhà cửa, toàn bộ số hài cốt vô danh này đã quy tụ về phường Vĩnh Tuy. Theo phỏng đoán, dưới bể xương lớn, rộng khoảng 100m2 có hàng ngàn bộ xương người. Năm 2003, thành phố đã cho trùng tu nơi này để làm khu tưởng niệm. Còn bể xương nhỏ, rộng khoảng 50 m2 nằm lẫn trong nhà dân. Hơn 100 hộ dân ở đây vẫn đang sử dụng nguồn nước từ giếng khoan với gần 90 giếng nằm rải rác ở tổ 69A (Vĩnh Tuy). Cho đến hiện tại vẫn chưa có một đoàn cán bộ y tế nào xuống nghiên cứu về sức khoẻ cho người dân ở đây.

    Muốn có nước sạch để dùng là mong muốn của người dân khu vực này. Đây cũng là đòi hỏi chính đáng của người dân, trong khi Công ty KDNS Hà Nội đang cố gắng phủ kín mạng nước sinh hoạt cho tất cả các hộ dân. Ông Phùng Ngọc Minh - Giám đốc Xí nghiệp KDNS Hai Bà Trưng cho biết, dự án cải tạo mạng lưới nước sạch phường Vĩnh Tuy đã có và đang triển khai. Cụ thể khu vực này là Ô 19B, 19C, 19D (toàn phường Vĩnh Tuy). Ô 19 D bao gồm khu nghĩa trang Hợp Thiện đã thi công hết tuyến ống phân phối dịch vụ, hiện đang triển khai đấu nước vào nhà ở tổ 36A, 36B khoảng 200 hộ. Ông Minh cho biết, việc thi công đấu nước vào nhà thì phải qua chính quyền phường giới thiệu những tổ dân phố nào có bức xúc về nước sinh hoạt thì ngành nước sẽ triển khai. Có nhiều khu vực Xí nghiệp KDNS muốn triển khai trước vì tỷ lệ nước thất thoát cao, nhưng do phường giới thiệu các tổ dân phố nên ngành nước làm theo sự giới thiệu này.

    Hiện Xí nghiệp KDNS Hai Bà Trưng đang giao nhiệm vụ cho các đơn vị kiểm tra, chuẩn bị tiến hành ngay thủ tục để người dân ở đây có nước sạch dùng trong thời gian sớm nhất.

  8. ttvntss

    ttvntss Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    3
    Cũng tháng 7-2000, tại đường Khương Trung mới (Hà Nội), đoạn song song với đường Kim Giang kéo dài từ Nguyễn Trãi vào đến phố Định Công, xuất hiện tin đồn về một ngôi nhà có ma: "Ngôi nhà rách nát, cây cối um tùm. Về đêm, đoạn đi qua ngôi nhà tối mịt mùng và một số người khẳng định đã nghe thấy tiếng trẻ con khóc và tiếng người cười sằng sặc phát ra ở đây". Trong khi đó, với căn nhà số 138 phố Hàng Trống (Hà Nội), thì quá nhiều "lời qua tiếng lại" rằng, chủ cũ của căn nhà này đã thắt cổ tự tử trong đó, nên về sau, người nào đến thuê hoặc ở lại đây làm ăn, không bị bại sản thì cũng gặp tai nạn hoặc chết bất ngờ. Rồi lại có thông tin cho biết, tại ngôi nhà này, cứ vào nửa đêm ngày rằm hàng tháng, có tiếng phụ nữ kêu rên, la hét như đang bị hành hạ đau đớn lắm... và thỉnh thoảng, người ta lại nhìn thấy một người đàn bà tóc rất dài và đen, không nhìn rõ mặt hay ngồi trên nóc nhà ôm cây đa mà khóc lóc thảm thiết… Thế nhưng, có lẽ bí ẩn nhất và có tốc độ lây lan nhất tại Thủ đô Hà Nội vẫn là tòa nhà số 300 đường Kim Mã - đã được lập hẳn thành một mục riêng trên mạng, với hàng ngàn lượt người đọc và hàng trăm bình luận, bán tán. Bác Hùng, lái xe ôm gần ngôi nhà này, cho biết: “Ngôi nhà này được xây mấy chục năm rồi, nghe nói là của người nước ngoài nhưng họ không ở được vì bị ma quấy rối, hễ cứ làm việc ban ngày là sáng hôm sau thấy đồ đạc bị đảo lộn, bàn ghế xếp chồng lên nhau, có nhân viên còn tận mắt nhìn thấy chiếc ghế tự di chuyển… Dạo trước, ban đêm có tiếng hú, tiếng trẻ con khóc nghe thê thiết lắm, nhưng gần đây chẳng hiểu sao không thấy nữa”. Còn nick hanhnga98 lấy cả người quen ra cho thêm phần tin cậy: "Ở cơ quan của tôi có bác bảo vệ, sau khi nghe kể về nhà 300 Kim Mã thì mới biết, bác ấy có quen bảo vệ cũ của tòa nhà. Bác kia kể rằng, khi ngủ lại qua đêm ở đó, bác thường nằm mơ thấy có người đuổi ra khỏi nhà và dựng giường lên, lúc đầu nghĩ bình thường, nhưng giấc mơ đó cứ lặp đi lặp lại khoảng một tuần khiến bác ấy sợ, cuối cùng phải bỏ việc".

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Làm như bđs đang hot lắm, phải tung tin dìm hàng
    Không có sự việc này cũng chẳng ai mua rồi
  10. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Bác nói vớ vẩn. khu vực Minh Khai có nghĩa trang Hợp Thiện cũng do chính cụ Võ An Ninh quyên xây để chôn cất nạn nhân chết đói 1945 do Nhật , Pháp gây ra. Sau này những năm 1980s xây mấy nhà máy khăn mặt khăn tay, chỉ khâu nên toàn bộ hài cốt được đưa đi nơi khác. Tham xi ty ở khu nhà máy dêt 8/3 không có nghĩa trang, còn đất hà nôi, hay rộng ra cả nước vn này chỗ nào chả có người chết , cả nghìn năm chiến tranh chứ ít gì.

Chia sẻ trang này