1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin cực nóng mới ra cuối phiên giao dịch...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 17/05/2021.

4580 người đang online, trong đó có 334 thành viên. 23:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 120199 lượt đọc và 467 bài trả lời
  1. no1no2no3

    no1no2no3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2009
    Đã được thích:
    1.365
    Ông KDC nắm cổ phần chi phối rồi thì mà mua, chỉ có ông ấy mua thôi. Muốn ông ấy mua thì phải bán rẻ mới mua. Vậy VOC còn phải giảm nữa
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Ẩn số VNP
    Bây giờ vẫn chưa ai nhìn ra đâu...
    hailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  3. hailuabuonchung

    hailuabuonchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    10.908
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    SCG: Gã khổng lồ Thái đã thâu tóm bao nhiêu DN Việt?

    Tập đoàn xi măng Siam (SCG) đã mua lại Batico khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi bất ngờ. Thực tế, SCG là cái tên đứng sau hàng loạt các vụ thâu tóm lớn tại Việt Nam.

    SCG là ai?
    Được Nhà vua Rama VI sáng lập năm 1913, Tập đoàn SCG có nhiệm vụ ban đầu nhằm hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng của Thái Lan. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển, SCG trở thành một trong những tập đoàn lớn trong khối ASEAN. Trong năm 2011, SGC được xếp hạng là công ty lớn thứ 2 tại Thái Lan và thứ 620 trên toàn thế giới, bởi Forbes.

    Theo một báo cáo từ SCG, tính tới ngày 30/6/2015, tổng tài sản của tập đoàn này đã đạt 14.830 tỷ USD, trong đó tổng tài sản của SCG tại khu vực Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đạt 2.841 tỷ USD, chiếm 19% tổng giá trị tài sản hợp nhất của SCG.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Tập đoàn này hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là hóa dầu, bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng. Tính đến thời điểm hiện tại, SCG đã có hơn 200 công ty con cùng hơn 51.000 nhân viên.

    Thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp Việt
    SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt 23 năm, tập đoàn này cũng đã có trong tay hơn 20 thương vụ mua bán, sáp nhập, trong đó, có những vụ mua bán với giá trị lên tới cả vài trăm triệu USD. Một trong những thương vụ lớn nhất phải kế đến vụ thâu tóm Prime Group.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Việc mua lại Prime Group không chỉ giúp SCG tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, mà còn giúp tập đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất thế giới.

    Theo đó, cuối tháng 12/2012, SCG đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần CTCP Prime Group với giá khoảng 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng ). Với 6 nhà máy sản xuất gạch ông suất 75 triệu m2 mỗi năm, Prime Group là nhà sản xuất gạch lát sàn lớn thứ 5 thế giới, và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam (chiếm 20% thị phần). Prime Group có mạng lưới phân phối mạnh, cơ cấu kinh doanh và chiến lược hoạt động vững chắc.

    Việc mua lại Prime Group không chỉ giúp SCG tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, mà còn giúp tập đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất thế giới, với sản lượng kỷ lục là 225 triệu m2/năm.

    Trong khi đó, thông qua một công ty con có tên Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd, SCG đã lần lượt tiến hành mua 20,4% cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và 23,84% cổ phần của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP). BMP và NTP hiện đang chiếm đến 50% thị trường ống nhựa xây dựng tại Việt Nam. Do vậy, việc thâu tóm hai doanh nghiệp này, SCG sẽ dễ dàng đạt mục tiêu thống trị ngành nhựa xây dựng tại Việt Nam.

    Mới đây nhất, thông qua công ty con là Công ty nhựa TC Flexible Packaging (TCFP), SCG đã hoàn tất thương vụ mua lại 80% cổ phần của CTCP Bao bì nhựa Tín Thành (Batico), với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).

    Batico thuộc top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì, với công suất 230 triệu m2/năm. Với việc thâu tóm doanh nghiệp này, SCG đã nâng số lượng nhà mày sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp lên con số 4, trong đó có hai nhà máy tại Việt Nam.

    Theo ông Kan Trakulhoon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, SCG tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh bao bì tại Việt Nam trong nhiều năm nay, do nhận thấy tiềm năng của thị trường này với tốc độ tăng trưởng ngành này ở Việt Nam dự báo đạt khoảng 6%.

    Ngoài 4 doanh nghiệp nêu trên, hiện SCG còn nắm cổ phần tại 18 doanh nghiệp khác ở Việt Nam như Công ty TNHH Liên doanh Việt – Thái Plastchem, Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty TNHH Chemtech, CTCP TNHH Vật liệu nhựa Minh Thái, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, Công ty TNHH Công nghiệp Tân Á, Công ty TNHH Bao bì AP (Hà Nội), Công ty TNHH Bao bì Alcamax (Việt Nam), Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Packamex (Việt Nam),...

    Sẽ còn tiếp tục thâu tóm?
    Cuối năm 2013, lãnh đạo SCG đã duyệt bản kế hoạch đầu tư cho 5 năm tiếp theo khoảng 6-8 tỷ USD cho các nước trong khu vực, trong đó, một phần lớn sẽ được rót vào Việt Nam.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Ông Kan Trakulhoon – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SCG.

    Trong một bài phỏng vấn, ông Kan Trakulhoon từng khẳng định, chính sách ưu tiên đầu tư của SCG vào Việt Nam là mua lại, vì chiến lược này giúp công ty đến với thị trường nhanh hơn.

    Như vậy, trong một vài năm tới, có thể thị trường sẽ còn chứng kiến thêm nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong các lĩnh vực như xi măng - vật liệu xây dựng, giấy và hóa chất bị thâu tóm bởi "gã khổng lồ" này.

    https://zingnews.vn/scg-ga-khong-lo-thai-da-thau-tom-bao-nhieu-dn-viet-post564457.html
    HanaNguyen2020sttsg thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Thị trường mỗi phiên giao dịch thời gian qua trị giá cả tỷ USD, không thiếu cơ hội cho nhà đầu tư.
    Và đây, anh ấy cũng đã nói rồi, cứ yên tâm mà đầu tư nhé:

    "Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất tốt, thanh khoản lớn, nhiều nhà đầu tư tham gia. Chính vì điều này dẫn đến hệ thống trên sàn quá tải, nhưng nếu điều này được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho thị trường tăng trưởng mạnh."

    https://cafef.vn/dhdcd-ssi-goc-nhin...g-trong-nam-nay-rat-tot-20210522144824407.chn
    --- Gộp bài viết, 22/05/2021, Bài cũ: 22/05/2021 ---
    Nói ngắn gọn hơn để đúc kết thị trường hiện tại với thanh khoản hàng tỷ USD/phiên thì dùng câu thế này có lẽ là chuẩn nhất: LƯỢNG ĐANG ĐI TRƯỚC GIÁ!
    --- Gộp bài viết, 22/05/2021 ---
    "Lượng tiền chuyển từ gửi tiết kiệm sang thị trường chứng khoán vẫn rất lớn, "lớn đến mức công ty chứng khoán hết margin, thị trường vẫn tăng".
    sttsg thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Dân Việt ầm ầm đổ tiền vào chứng khoán, ôm hận vì cắt lỗ đúng đáy

    Việc ôm cổ phiếu trong thời gian dài và bị thua lỗ nặng nề khiến nhiều nhà đầu tư không còn đủ kiên nhẫn, quyết định cắt lỗ. Tuy nhiên, với dòng tiền "tỷ đô" đổ vào, dòng midcap lại hồi phục.


    Bức tranh thị trường trong ngày giao dịch cuối tuần 21/5 đảo ngược so với phiên trước. Chỉ số mặc dù giằng co và xảy ra áp lực chốt lời mạnh mẽ ở những mã tăng nóng thời gian qua, thế nhưng, dòng tiền đã lan tỏa và giúp phần lớn cổ phiếu đạt được trạng thái tăng.

    Thống kê cho thấy có 615 mã tăng giá, 96 mã tăng trần - áp đảo hoàn toàn so với 397 mã giảm, 42 mã giảm sàn. Chỉ số chính VN-Index đóng cửa tăng 5,71 điểm tương ứng 0,45% lên 1.283,93 điểm nhưng hôm qua, VN30-Index chỉ tăng 0,12 điểm tương ứng 0,01% còn 1.425,04 điểm.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Hiếm khi thị trường chứng khoán mới lại có một phiên không "xanh vỏ đỏ lòng".

    VNMID-Index bứt tốc tăng 20,17 điểm tương ứng 1,37%; VNSML-Index cũng tăng 16,95 điểm tương ứng 1,32%. Bên cạnh đó, HNX-Index cũng tăng 2,89 điểm tương ứng 0,98% lên 297,99 điểm; UPCoM-Index tăng 1,87 điểm tương ứng 2,35% lên 81,63 điểm.

    Như vậy, dòng tiền đã có sự dịch chuyển sang hầu hết nhóm ngành trên thị trường và tìm đến những mã cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vốn đã bị "bỏ quên" trong nhiều phiên giao dịch thời gian qua.

    Nhiều cổ phiếu có trạng thái tăng tốt vừa qua bị chốt lời: NVL giảm 2,6%; STB giảm 1,9%; FPT giảm 1,8%; HPG giảm 1,5%; MSN giảm 1,5%; CTG giảm 1,3%... Bên cạnh đó, MWG cũng giảm 3,1%; VCB giảm 2,2%; VIC giảm nhẹ 0,3%. Như vậy, mức giảm tại những mã này không sâu và theo đó không ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số VN-Index.

    Nhiều mã trong VN30 đạt được trạng thái tăng mạnh. Đặc biệt là BID, sau thời gian dài giao dịch trầm lắng thì hôm qua bất ngờ "bừng tỉnh", tăng trần lên 44.750 đồng, khớp lệnh hơn 13 triệu cổ phiếu, cuối phiên không có dư bán, dư mua giá trần gần 1,6 triệu đơn vị. PLX, PDR, SBT, VRE, TCH tăng giá mạnh.

    Phiên này cũng chứng kiến mức tăng giá mạnh ở một loạt mã vốn hóa trung bình (midcap), nhất là những mã cổ phiếu trong lĩnh vực bất động sản. SZC, SCR, ASM, TLG, KBC tăng trần; FRT tăng 6,2%; FLC tăng 5%; VHC tăng 4,5%; PTB tăng 4,3%; DXG tăng 4,3%; ITA tăng 4,2%...

    Trong khi nhiều nhà đầu tư phấn khởi vì giá trị tài sản đã hồi phục đáng kể nhờ diễn biến tăng lan tỏa rộng khắp, lại có nhiều người nuối tiếc vì đã cắt lỗ đúng đáy trong phiên kề trước.

    Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh. Khối lượng giao dịch trên HSX đạt 698,92 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.667,46 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).

    Trên HNX, khối lượng giao dịch đạt 133,04 triệu cổ phiếu tương ứng 3.119,58 tỷ đồng và trên UPCoM đạt 115,85 triệu cổ phiếu tương ứng 1.232,14 tỷ đồng.

    Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dòng tiền, có vẻ như nhiều nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt đang dần tìm kiếm cơ hội mới thay vì đứng ngoài thị trường quan sát để chờ đợi thời cơ.

    Thực tế là thời gian qua, chỉ số tăng, VN-Index tiến sát đỉnh 1.300 điểm và sẽ chịu nhiều thách thức nhưng VN30-Index đã vượt 1.400 điểm một quãng rất xa.

    Việc VN-Index và VN30-Index tạo khoảng cách lên tới gần 150 điểm có thể sẽ là cơ hội rất lớn để những cổ phiếu vừa và nhỏ tăng tốc, nhưng cũng là áp lực với cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 vì có thể sẽ chịu áp lực chốt lời.

    Về diễn biến của nhà đầu tư nước ngoài, phiên hôm qua, khối ngoại tiếp tục bán ròng 13,9 triệu cổ phiếu tương ứng 201,5 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, khối nhà đầu tư này bán ròng phiên thứ 9 liên tiếp trên HSX với giá trị 308 tỷ đồng, tập trung tại HPG, VIC.

    https://dantri.com.vn/kinh-doanh/da...-han-vi-cat-lo-dung-day-20210522072312755.htm
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Thanh khoản 'khủng', VN-Index sẽ sớm vượt đỉnh cũ?
    Thanh Long - 08:45 23/05/2021

    (VNF) - "Chúng tôi kỳ vọng hiệu ứng vượt đỉnh sẽ thúc đẩy lực mua mạnh dần để hình thanh một nhịp tăng điểm mới cho VN-Index với mục tiêu tiếp theo tại 1.350 điểm", chuyên gia của VCSC nêu quan điểm.

    [​IMG]
    Thanh khoản 'khủng', VN-Index sẽ sớm vượt đỉnh cũ?
    VN-Index đóng cửa tuần thứ 21 của năm 2021 với 3 phiên tăng điểm, 2 phiên giảm điểm, có thêm 17,57 điểm tương đương 1,39%, đạt mức 1.283,93 điểm.

    Theo thống kê của FiinGroup, thanh khoản trung bình một phiên trên sàn HoSE đạt 21.951 tỷ đồng, tăng 1,17% so với tuần trước đó và tiếp tục là tuần có thanh khoản cao nhất lịch sử.

    Thống kê cũng cho thấy tuần qua, khối ngoại bán ròng 3.058 tỷ đồng trên HoSE, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 3.073 tỷ đồng; tập trung ở nhóm Ngân hàng, Bất động sản và Thực phẩm & đồ uống. Theo mã cổ phiếu, họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất VPB, VIC, VNM, HPG, PLX, NVL, VCB, STB, GAS, BID.

    Ngược lại, họ mua ròng VHM, MSN, DHC, GMD, KDH, DGW, DGC, OCB, SSI, DIG.

    Điểm đáng chú ý là VPB đã chuyển sang vị trí top được nước ngoài bán ròng sau khi họ mua ròng mạnh tuần trước. Điều này phản ánh tin VPB khóa room ngoại ở 15% để bán cho đối tác nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục phải bán VPB để đưa về tỷ lệ 15%.

    Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn miệt mài gom cổ phiếu. Tuần qua, họ đã mua ròng 4.415 tỷ đồng trên HoSE, trong đó mua ròng khớp lệnh là 3.805 tỷ đồng, tập trung vào nhóm Ngân hàng, Bất động sản, Tài nguyên cơ bản. Top cổ phiếu được mua ròng là VPB, VIC, STB, VNM, HPG, VCB SSB, NVL, MBB, PLX.

    Trong khi đó họ bán ròng VHM, MSN, FPT, DHC, GMD, FLC, PNJ, SSI, DGW, PDR.

    Với tổ chức trong nước, họ bán ròng 484 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh 87 tỷ. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất nhóm Bất động sản, Công nghệ thông tin. Theo mã, họ mua ròng mạnh nhất FPT, VHM, HPG, MSN, FLC, PNJ, VIC, PDR, MWG, VNM.

    Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất ngành Ngân hàng. Theo mã, họ bán ròng mạnh nhất STB, SSB, IJC, ROS, EIB, AMD, MBB, OCB, HAH.

    Khối tự doanh bán ròng 873 tỷ, trong đó bán ròng qua khớp lệnh 819 tỷ đồng. Họ mua ròng nhiều nhất PLX, E1VFVN30, GAS, VHM, FUESSVFL, PC1, PET, BID, TDC, PHR, SSI.

    Họ bán ròng mạnh nhất HPG, VIC, STB, TCB, VPB, MBB, VNM, FPT, VCB, CTG.

    Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sau nhịp tăng mạnh, thị trường cần nghĩ dưỡng sức để tiếp tục cho xu thế mới, do vậy các nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi và chờ đợi nhịp điều chỉnh của thị trường để gia tăng tỷ trọng.

    Trên quan điểm phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VNSmallcap được cải thiện lên mức Tích cực, tương đồng với tín hiệu hiện tại của VN-Index, VN30 và HNX-Index; còn tín hiệu của VNMidcap cũng được cải thiện lên mức Trung tính.

    Cho xu hướng trung hạn, VNMidcap và VNSmallcap cũng lấy lại được tín hiệu Tích cực.

    VCSC dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường có thể tiếp tục giằng co trong phiên sáng để các chỉ số kiểm định các kháng cự vừa vượt qua, đối với VN-Index có thể là vùng 1.275-1.280 điểm.

    "Tuy nhiên sau đó, chúng tôi kỳ vọng hiệu ứng vượt đỉnh sẽ thúc đẩy lực mua mạnh dần về phía cuối ngày để hình thanh một nhịp tăng điểm mới cho VN-Index với mục tiêu tiếp theo tại 1.350 điểm", chuyên gia của VCSC nêu quan điểm.

    Ở kịch bản này, VCSC kỳ vọng VN30 và HNX-Index cũng tăng lần lượt lên vùng 1.490 điểm và 350 điểm trong khi VNMidcap và VNSmallcap tạm thời sẽ kiểm định lại vùng đỉnh tháng 4.

    "Căn cứ vào đó, chúng tôi mở lại vị thế mua thăm dò đối với thị trường", chuyên gia khuyến nghị.

    Trong khi đó, quan điểm của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) là nhà đầu tư đã bắt đầu có thể cân nhắc tích lũy dần một số cổ phiếu vốn hóa trung bình đến lớn và vẫn duy trì được triển vọng tăng trưởng khả quan trong năm 2021 nhằm mục tiêu xây dựng danh mục đầu tư trung - dài hạn.

    Còn trong ngắn hạn, VCBS lưu ý nhà đầu tư cần tuân thủ các ngưỡng chốt lời / cắt lỗ đã đặt ra do thị trường có thể ghi nhận biến động mạnh trong tuần mới.

    https://vietnamfinance.vn/thanh-khoan-khung-vn-index-se-som-vuot-dinh-cu-20180504224253386.htm
    sttsg thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. Haiphongcho

    Haiphongcho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2020
    Đã được thích:
    422
    Vgt chinh phục 2x, 3x, 4x...
    sttsg thích bài này.
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Có 200 triệu đầu tư chứng khoán thế nào để hơn gửi ngân hàng?
    23-05-2021 - 16:57 PM | Tài chính - ngân hàng

    Chọn đúng mã cổ phiếu và thời điểm ra vào có thể mang lại khoản lợi nhuận từ 10-15% trong vòng 1-3 tháng, gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, nguyên tắc của đầu tư là cần biết chấp nhận rủi ro. Khẩu vị rủi ro sẽ phần nào quyết định mức lợi nhuận bạn có thể đạt được.

    200 triệu đồng là một số tiền khá lớn với nhiều bạn trẻ và thật may mắn nếu bạn có một khoản tiền như vậy để "khởi nghiệp". Nó có thể giúp bạn dễ dàng bước vào thế giới tài chính, học cách tự chủ và độc lập tài chính nhanh chóng hơn.

    Về cơ bản hiện nay có một số phương thức đầu tư tài chính phổ biến như: Gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư vàng, ngoại tệ, đầu tư chứng khoán, bất động sản. Một số kênh đầu tư mạo hiểm, được hứa hẹn có khả năng sinh lời cao hiện giới trẻ ưa khá chuộng như tiền ảo, forex. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiền ảo và forex ở Việt Nam hiện nay là hình thức kinh doanh không được pháp luật công nhận và bảo vệ khi xảy ra tranh chấp.

    Với mặt bằng suất chỉ 3-5%/năm ở thời điểm hiện tại thì gửi tiết kiệm ngân hàng đang trở nên kém hấp dẫn. Vàng và ngoại tệ từng có thời gian được ưa chuộng vì tính thanh khoản cao và lợi nhuận tức thì. Tuy nhiên, khi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước "siết" chặt nhằm ổn định thị trường tài chính, chống vàng hoá, đô la hoá trong dân từ khoảng năm 2015 thì 2 kênh đầu tư này dần giảm tính hấp dẫn.

    Trong khi đó, chứng khoán lại đang trở nên phổ biến hơn cả, được Chính phủ khuyến khích mở rộng với mục tiêu năm 2025 có 5% người dân đầu tư vào thị trường (hiện nay là khoảng 3%).

    Đầu tư chứng khoán chính là bạn đang "gián tiếp" đầu tư vào doanh nghiệp. So với các phương thức khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng, ngoại tệ…,đầu tư chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều cho nhà đầu tư nếu chọn đúng thời điểm và cổ phiếu. Thông tin kinh doanh của doanh nghiệp không quá khó để tiếp cận, đặc biệt là những đơn vị làm ăn tốt khiến cho việc lựa chọn cổ phiếu của các nhà đầu tư mới dễ dàng hơn.

    [​IMG]
    Ảnh: Internet.

    Có 200 triệu đồng, bạn có thể đầu tư cổ phiếu theo cách nào?

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua một trong những giai đoạn sôi động nhất từ trước tới nay với thanh khoản toàn thị trường thường xuyên được duy trì trên 25.000 tỷ đồng mỗi phiên.

    VN-Index liên tục đi lên mạnh mẽ và đã vượt thành công mốc 1.200 vào đầu tháng 4/2021. Hiện chỉ số này đang dừng ở mức 1.283,93 điểm, tăng 14% kể từ đầu năm và hơn 90% nếu tính từ đáy COVID-19 vào cuối tháng 3 năm ngoái. Tương tự, các chỉ số chính khác cũng chứng kiến tốc độ tăng rất nhanh. So với đầu năm, VN30 tăng 32%, HNX tăng 44%, HNX30 tăng 33%, UpCOM Index tăng 10%.

    Mức tăng trưởng ấn tượng của thị trường chứng khoán ngày càng thu hút sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư mới (F0) có tiền nhàn rỗi và muốn tìm kiếm kênh đầu tư có tỷ lệ sinh lời cao. Số lượng tài khoản mới liên tục lập kỷ lục qua từng tháng, với 366.816 tài khoản mở mới chỉ trong 4 tháng đầu năm, bằng 93% cả năm 2020.

    Tuy tăng trưởng mạnh, nhưng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 4/2021 mới chỉ chiếm khoảng 3,1% dân số. Tỷ lệ nhà đầu tư chứng khoán trên dân số thậm chí còn thấp hơn do không ít người có cùng lúc nhiều tài khoản. Trong khi đó, hiện nay ở Mỹ, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew thì có khoảng 52% hộ gia đình Mỹ đầu tư ở mức nhất định vào thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy dư địa tăng trưởng của thị trường này là rất lớn trong thời gian tới.


    200 triệu đồng đầu tư vào thị trường chứng khoán không phải là số tiền lớn nhưng nó cũng không phải là nhỏ và sẽ giúp bạn "kiếm" được một số lợi nhuận nhất định chỉ sau nửa năm, 1 tháng, thậm chí là một tuần.

    Với biên độ dao động tối đa của mỗi cổ phiếu là từ 7-15%, nghĩa là sau mỗi phiên giao dịch cổ phiếu của bạn có thể tăng hoặc giảm tối đa là 7-15% tuỳ từng sàn giao dịch (HNX là 7%, HNX là 10% và UPCoM là 15%) thì sau T+3 (thời điểm cổ phiếu về tài khoản) thì mức lợi nhuận bạn có thể nhận được sau 3 ngày có thể lên tới 21-45%, ở chiều ngược lại, cổ phiếu của bạn có thể mất tối đa từng đó % sau 3 ngày giao dịch.

    Tuy nhiên, không phải cổ phiếu về tài khoản là bạn phải bán. Bạn có thể bán với mức giá mình mong muốn khi thị trường diễn biến phù hợp. Lợi nhuận mục tiêu phổ biến mà các công ty chứng khoán thường đặt ra cho mỗi cổ phiếu có khuyến nghị hiện nay ở mức trung bình từ 10-15% trong vòng 1-3 tháng và thực tế là cũng không quá khó để lựa chọn được những mã cổ phiếu như vậy trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Như vậy nếu chọn đúng mã cổ phiếu với 200 triệu bán có thể kiếm về khoản lãi từ 20-30 triệu trong vòng 1-3 tháng. Và nếu may mắn, bạn có thể nhận được số lãi trên chỉ với 1-2 tuần đầu tư.

    Một trở ngại lớn của nhà đầu tư F0 hiện này là quy định giao dịch tối thiểu 100 cổ phiếu/lô, dẫn tới nhiều Bluechips giá đã cao để nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể giam gia. Ví dụ như NVL đang giao dịch ở mức giá 141.000 đồng/cp - mỗi lần giao dịch bạn sẽ phải bỏ tối thiểu 14.100.000 đồng giá vốn để tham gia thị trường.

    Cũng bởi vậy, mà một tỷ lệ không nhỏ nhà đầu tư mới lại ưa thích các cổ phiếu penny (là các mã có giá trị thấp, tình hình kinh doanh không tích cực), với suy nghĩ cổ phiếu rẻ thì dễ kiếm lời hơn. Cùng với đó, là tham gia vào các sóng cổ phiếu trên sàn UpCOM với biên độ 15%/ phiên, hay chơi chứng quyền (biên độ hàng chục phần trăm) cho dù không hiểu cách chơi.

    Đây là những sai lầm cơ bản mà rất nhiều nhà đầu tư F0 mắc phải. Theo đa số chuyên gia. Các cổ phiếu Bluechips ở thời điểm hiện tại vẫn được thị trường đánh giá cao với nhiều ưu điểm như tính thanh khoản, giá trị doanh nghiệp và khả năng hồi phục, sức chống chịu trong thời điểm dịch bệnh. Việc tăng giảm của các cổ phiếu này cũng khó gây sốc hơn. Cùng với đó, các mã Midcap, là các doanh nghiệp kinh doanh tốt nhưng quy mô ở mức vừa phải, cũng là một lựa chọn thích hợp cho nhà đầu tư.

    Về cách thức đầu tư, phần nhiều các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay mua cổ phiếu với tâm lý tìm lợi nhuận nhanh, mua là có lời, để lướt sóng, mà ít quan tâm về nội tại hay tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Vào những phiên thị trường điều chỉnh, trên các diễn đàn có không ít các dòng chia sẻ về việc mới mua xong đã lỗ, thất vọng với thị trường, cổ phiếu hay kiểu "biết thế thì không mua". Tương tự, có những nhà đầu tư mới mua xong, có lãi mỏng đã bán, để rồi sau đó lại quay lại mua chính mã cổ phiếu đó với giá...cao hơn.

    Trong một thị trường xu hướng lên (Uptrend), thì mua và nắm giữ các cổ phiếu tốt, đầu ngành, tiềm năng tăng trưởng dài hạn là một chiến lược rất khó để thua. Ví dụ, so với đáy dịch năm ngoái, nhiều cổ phiếu Bluechip đã tăng giá từ vài chục đến vài trăm phần trăm, như HPG tăng gấp 4,2 lần, VPB tăng 3,6 lần, TCB tăng gần 3 lần...Việc hạn chế lướt sóng, trading hàng ngày cũng sẽ giúp bạn giảm bớt thuế, phí, và tập trung vào công việc cốt lõi, nâng cao hiệu quả công việc.

    Về phân bổ danh mục đầu tư, tuỳ vào từng giai đoạn thị trường và khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư, bạn có thể phân bổ nguồn vốn theo tỷ lệ hàng - tiền mặt, phân bổ theo ngành, phân bổ theo nhóm cổ phiếu Bluechips - Midcap - Penny.

    Ví dụ, thị trường thời gian qua tăng mạnh nhờ cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép. Nếu bạn cảm thấy các mã này đã tăng trưởng quá nóng, thì có thể chốt lời và giải ngân dần sang các nhóm đã điều chỉnh sâu như Midcap bất động sản, xây dựng...Hoặc nếu bạn thấy thị trường chung đã tăng trưởng quá nhanh, thì bạn cần giảm tỷ trọng cổ phiếu và gia tăng tiền mặt, để giảm rủi ro, đồng thời có nguồn lực bắt đáy trong trường hợp thị trường rơi sâu.

    https://cafef.vn/co-200-trieu-dau-tu-chung-khoan-the-nao-de-hon-gui-ngan-hang-2021052315244038.chn
    HanaNguyen2020 thích bài này.
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Tiền đang được nắn vào chứng khoán!
    HanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này

Chia sẻ trang này