1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin cực nóng mới ra cuối phiên giao dịch...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 17/05/2021.

2889 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 05:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 120203 lượt đọc và 467 bài trả lời
  1. khongminh91

    khongminh91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2020
    Đã được thích:
    306
    Ko tớ vẫn đang cầm VHM.
  2. ck797979

    ck797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    3.301
    Tớ thì chỉ thấy nó vả sấp mặt thôi
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Lợi nhuận quý 1/2021 của VNP gấp gần 3 lần cùng kỳ
    CTCP Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP) báo lãi hơn 21 tỷ đồng trong quý 1/2021, gấp 2.8 lần cùng kỳ. Song song với tình hình kinh doanh khả quan, cổ phiếu VNP trên thị trường cũng đang thể hiện bộ mặt khá tích cực.

    Kết thúc quý đầu năm 2021, VNP đem về hơn 127 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 5.4 lần cùng kỳ; lợi nhuận gộp thu về gần 9 tỷ đồng, tăng 57%.

    Trên thị trường, giá hạt nhựa PVC (sản phẩm chính của VNP) lên cao kỷ lục giữa tháng 3/2021, chạm 1,400 USD/tấn. Giá PVC cũng như giá dầu tại thời điểm này đang cao hơn so với đầu năm là kết quả của sự gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu do đại dịch và tình trạng thiếu điện ở Mỹ khiến các nhà máy lọc dầu ngừng sản xuất.

    Dù lãi gộp chưa tới 9 tỷ đồng nhưng VNP vẫn báo lãi ròng trên 21 tỷ đồng, gấp 2.8 lần cùng kỳ. Kết quả này phần lớn nhờ sự hỗ trợ bởi khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết gần 19 tỷ đồng.

    Hiện VNP đang rót tổng cộng 122 tỷ đồng đầu tư vào 3 công ty liên doanh, liên kết gồm CTCP Nhựa Vân Đồn (nắm 20.69%), Công ty TNHH Việt Thái Plastchem (nắm 27.51%) và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina (nắm 15%). Trong đó, Việt Thái Plastchem và TPC Vina đều có hoạt động chính là sản xuất hạt nhựa PVC...

    http://fili.vn/2021/04/loi-nhuan-quy-12021-cua-vnp-gap-gan-3-lan-cung-ky-737-847805.htm
    HanaNguyen2020 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Ý định người Thái khi dồn dập thâu tóm nhựa Việt Nam
    11:16 20/02/2021

    Ngành nhựa Việt Nam đang chịu sức ép bị mua bán, sáp nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan.

    Tập đoàn SCG của Thái Lan vừa công bố mua lại 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân. Công ty con SCG Packaging (SCGP) sẽ là pháp nhân nhận chuyển nhượng cổ phần và các chi tiết cụ thể sẽ được công bố giữa năm 2021.

    Thương vụ này nằm trong kế hoạch đầu tư 10 tỷ baht (334 triệu USD) của SCG, nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam, thị trường đang có nhu cầu lớn và tiếp tục gia tăng về các sản phẩm bao bì nhựa.

    Trong thông báo, Giám đốc điều hành SCGP Wichan Jitpukdee cho biết, công ty này đã và đang không ngừng gia tăng đầu tư vào Việt Nam và điều này mang lại mức tăng trưởng doanh thu hơn 10% mỗi năm.

    Duy Tân là một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng, với khách hàng chính là các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp FMCG nội địa. 80% sản phẩm của Duy Tân được bán tại Việt Nam, 20% xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác.

    Năm 2020, Nhựa Duy Tân đạt doanh thu 4.700 tỷ đồng (tương đương 6,1 tỷ baht), với tổng tài sản đến cuối năm đạt 5.000 tỷ đồng (6,5 tỷ baht). Công suất hàng năm của doanh nghiệp này là 116.000 tấn bao bì nhựa cứng và các sản phẩm nhựa gia dụng.

    Vì thế, khoản đầu tư vào Duy Tân sẽ giúp SCGP mở rộng hoạt động kinh doanh bao bì nhựa cứng của SCGP trên toàn ASEAN, đồng thời củng cố năng lực của công ty trong việc phục vụ các nhà sản xuất FMCG và người tiêu dùng tại Việt Nam.

    Trước thương vụ trên, SCG đã thông qua một công ty con có tên Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., lần lượt tiến hành mua 20,4% cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và 23,84% cổ phần của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP).

    Vào năm 2015, SCG tiếp tục mua lại 80% cổ phần của Công ty cổ phần Bao bì nhựa Tín Thành (Batico) với giá 1,5 tỷ baht (khoảng 44,4 triệu USD).

    [​IMG]
    Người Thái đã thâu tóm Nhựa Duy Tân, một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng

    Trong một lần trao đổi trên báo chí, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam đánh giá, Thái Lan với các bước chuẩn bị thâm nhập thị trường nhựa Việt Nam bài bản, hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Chẳng hạn các sản phẩm nhựa của doanh nghiệp Thái được ưu tiên phân phối chính thức tại các trung tâm bán buôn của Metro trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

    Theo báo cáo ngành nhựa của Công ty CP Chứng khoán FPT - FPTS được phát hành hồi tháng 9/2019, ngành nhựa Việt Nam là một trong các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung. Trong giai đoạn từ 2012-2017, ngành nhựa Việt Nam tăng trưởng trung bình 11,6% một năm, nhanh hơn so với mức tăng trưởng 3,9% của ngành nhựa thế giới và nhanh hơn so với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% của Việt Nam trong cùng giai đoạn.

    Quy mô ngành nhựa năm 2017 ước đạt 15 tỷ USD, tương đương với khoảng 6,7% GDP của Việt Nam năm 2017. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hai mảng nhựa bao bì và mảng nhựa xây dựng. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 160 quốc gia trên thế giới.

    Trong khi đó, theo ước tính của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2020 doanh thu của ngành nhựa vẫn duy trì đà tăng trưởng ở mức 10,9% so với năm 2019, tổng doanh thu khoảng 22,18 tỷ USD. Ngành nhựa vẫn duy trì được sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, đạt 3,654 tỷ USD, dù mức tăng 6,3% chỉ bằng một nửa so với năm 2019.

    Sức hấp dẫn từ thị trường nhựa Việt Nam không chỉ có vậy. Trong lần trao đổi với báo Pháp luật TP.HCM, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đánh giá, sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại, nhất là Thái Lan, vào ngành nhựa Việt Nam, là nhằm tận dụng các ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế và giá nguyên vật liệu; năng lượng, nhân công giá rẻ để tiết kiệm chi phí nhằm đạt được mức giá tốt nhất. Việc Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do cũng đem lại lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp ngoại.

    “Với việc đổ vốn mạnh mẽ vào ngành nhựa, các doanh nghiệp ngoại còn tận dụng chuỗi giá trị từ đầu vào cho đến đầu ra mà họ đã kỳ công xây dựng tại Việt Nam. Ví dụ, người Thái đã đầu tư nhà máy hạt nhựa, có sẵn hệ thống nhà máy sản xuất và một mạng lưới phân phối rộng khắp từ các thương vụ mua bán, sáp nhập các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam”, ông Hiển nhìn nhận.

    Sức ép này rõ ràng là rất lớn với công ty nhựa Việt Nam, nhất là trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp nhựa nội luôn trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao.

    Lãnh đạo Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhận định, sự khó khăn của các công ty nhựa Việt còn đến từ việc phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu phải nhập khẩu. Ngành nhựa luôn có chi phí hoạt động cho sản xuất kinh doanh tương đối cao dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán cao. Do vậy chỉ cần các yếu tố khách quan như tỷ giá, lãi vay, chính sách thuế nhập khẩu thay đổi đột ngột là lợi nhuận thuần ngay lập tức bị tổn thương.

    https://tinnhanhnhadat.vn/y-dinh-nguoi-thai-khi-don-dap-thau-tom-nhua-viet-nam-32061.html
    HoaiNiem82 thích bài này.
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Đầu năm 2018, SCG tiếp tục nâng sở hữu tại CTCP Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) khi cổ đông nhà nước SCIC thực hiện thoái vốn. Việc nắm lấy doanh nghiệp sản xuất ống nhựa hàng đầu Việt Nam với 4 nhà máy tổng công suất trên 140.000 tấn mỗi năm lên trên 54% và thương hiệu lâu đời giúp SCG hoàn thiện chuỗi giá trị của mình.

    https://vietnambiz.vn/con-duong-tha...et-nam-cua-dai-gia-thai-20210224171636323.htm

    Tập đoàn SCG Thái Lan chỉ còn chờ SCIC thoái vốn tại VNP là thâu tóm nốt mảnh ghép ngành nhựa cuối cùng!

    Mà VNP đang nắm giữ hơn 40% vốn tại hai công ty con của Tập đoán SCG Thái Lan. Đây là hai công ty cung cấp hạt nhựa PVC, nguyên liệu chính cho BMP :D
    Last edited: 27/05/2021
    HanaNguyen2020, HoaiNiem82Minhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Hiện, hệ sinh thái của Tập đoàn SCG Thái Lan đã hơn 20 đơn vị, có cả Liên doanh Việt – Thái Plastchem, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Chemtech, Vật liệu nhựa Minh Thái, Giấy Kraft Vina, Công ty Công nghiệp Tân Á, Bao bì AP, Sản xuất Bao bì Alcamax, Packamex…

    VNP đang rót tổng cộng 122 tỷ đồng đầu tư vào 3 công ty liên doanh, liên kết gồm CTCP Nhựa Vân Đồn (nắm 20.69%), Công ty TNHH Việt Thái Plastchem (nắm 27.51%) và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina (nắm 15%). Trong đó, Việt Thái Plastchem và TPC Vina đều có hoạt động chính là sản xuất hạt nhựa PVC...

    VNP đang nắm phần vốn Công ty TNHH Việt Thái Plastchem (nắm 27.51%) và Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina (nắm 15%). Mà hai công ty này lại là công ty con của Tập đoàn SCG Thái Lan! Đều liên quan đến nhau cả!
    HanaNguyen2020Minhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    CTCP Nhựa Việt Nam (VNP) sàn UPCOM giá 12
    1. VNP báo lãi khủng ngay từ đầu năm 2021!
    - Năm 2020 VNP báo lãi ròng 27 tỷ
    - Quý 1/2021 VNP báo lãi ròng 21 tỷ
    - Quý 2/2021 VNP lại báo lãi ròng tiếp 21 tỷ nữa thì giá 18-20 là trong tầm tay!
    -> Dự kiến năm 2021 sẽ là một năm bùng nổ lợi nhuận.

    2. Cổ phiếu cô đặc: VNP vốn điều lệ 200 tỷ (20 triệu cổ phiếu), giá cổ phiếu chỉ ngang mớ rau là 12.000 đồng/cổ, nhưng lượng cổ trôi nổi chỉ có 5,4 triệu cổ chia đều cho lãnh đạo công ty, nhân viên và cổ đông bên ngoài. Còn lại 14 triệu cổ do SCIC và một tổ chức đã nắm hết.

    3. Game thoái 65% vốn của SCIC tại VNP!
    Link: http://www.scic.vn/documents/Danh sach du kien ban von 2021 L2.pdf

    4. Thuyết âm mưu Tập đoàn SCG thâu tóm nốt VNP khi SCIC thoái 65% vốn để sở hữu nốt mảnh ghép còn lại của ngành nhựa. (Sở dĩ có câu chuyện này vì SCG Thái Lan đang tích cực thâu tóm các DN nhựa của Việt Nam như NTP, Nhựa Duy Tân, BMP rồi, chỉ còn chờ SCIC nhả nốt VNP là họ xúc thôi. Thêm lý do nữa vì hiện tại VNP đang sở hữu một phần vốn tại Liên doanh TPC Vina, mà TPC Vina là công ty con của Tập đoàn SCG Thái Lan).
    HanaNguyen2020, Na2018Minhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. sttsg

    sttsg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2014
    Đã được thích:
    2.473
    ủy ban tài chính- ngân sách gửi báo cáo thường vụ quốc hội giục chính phủ xử nghiêm thoái vốn chậm=> chính phủ sắp xếp họp với ủy ban quản lý vốn nhà nước, bộ tài chính thúc scic đẩy mạnh thoái vốn may ra mới có thay đổi vì thoái vốn nhà nước chậm bao nhiêu năm nay, covid thì cần tiền để đầu tư công, thị trường lại chưa bao giờ thuận lợi hơn bây giờ, tiền vào như nước.
    https://www.sggp.org.vn/xu-ly-nghie...-trien-khai-co-phan-hoa-thoai-von-734676.html
    Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân chậm triển khai cổ phần hóa, thoái vốn
    SGGP Thứ Năm, 27/5/2021 06:36
    Đến ngày 24-12-2020, cả nước mới thực hiện đạt 27,3% kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2020, còn 89 DNNN chưa hoàn thành. Đây là một nội dung được nêu trong Báo cáo số 2379/BC-UBTCNS14 ngày 24-5-2021 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

    Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, trong năm 2020, một số DN chậm quyết toán cổ phần hóa, gây khó khăn cho quá trình hoạt động của công ty cổ phần, ảnh hưởng quá trình thoái vốn tại DN; hiệu quả đóng góp của DNNN thấp; nhiều địa phương, bộ ngành có số lượng DN phải thực hiện cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch...

    Việc phối hợp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, chính quyền địa phương trong lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP (quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công) chưa tốt và còn chậm. Chẳng hạn như Hà Nội chỉ thực hiện được 13 DN, đạt 14% kế hoạch; TPHCM thực hiện được 38 DN, đạt 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN thực hiện được 6 DN; Bộ Xây dựng 2 tổng công ty…

    Ủy ban đề nghị Chính phủ đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, sắp xếp lại DNNN ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà các thành phần kinh tế ngoài nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Cùng với đó là xử lý nghiêm khắc trách nhiệm các tổ chức cá nhân chậm triển khai quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
  9. HoaiNiem82

    HoaiNiem82 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2021
    Đã được thích:
    32
    Em đang thắc mắc,bác tìm hiểu share thông tin cụ thể có nguồn hẳn hoi,cập nhật tin luôn mới và nóng nhất ! Chọn mua cổ bác phím những con khác từ đầu luôn có ăn,vào đúng giá bác kn còn ăn đậm nữa ! Nên có thành phần chọc ngoáy vì mục đích gì đi nữa,càng rõ đẳng cấp của bác khác hẳn họ về nhìn nhận và đánh giá cp ! Chỉ biết cười vì họ quá dai và chịu khó đâm chọc ! Chúc bác nhiều sức khoẻ :x
    LeHai22xauzai77 thích bài này.
  10. Malong583

    Malong583 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2016
    Đã được thích:
    789
    Cá nhân tôi vẫn ngưỡng mộ bác Sấu khoản này, tin tưca cập nhật vô cùng. Keep good work nhé.
    xauzai77sttsg thích bài này.

Chia sẻ trang này