Tin cực sốc : $$$Tiền đổ ào ạt vào chứng khoán $$$...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi shooter3, 16/05/2012.

6495 người đang online, trong đó có 812 thành viên. 17:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2606 lượt đọc và 38 bài trả lời
  1. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất liên ngân hàng, tín phiếu ‘đua’ xuống thấp kỷ lục

    http://cafef.vn/20120516042111753CA34/lai-suat-lien-ngan-hang-tin-phieu-dua-xuong-thap-ky-luc.chn


    Lãi suất qua đêm liên ngân hàng hôm nay (16/5) về 2-2,5%/năm, trong khi lãi suất tín phiếu chỉ còn 4,5%/năm.
    Hôm nay 16/5, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã giảm về 2-2,5%/năm, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn 1 tuần còn 2,5-3%/năm và 1 tháng còn 5-6%/năm.

    Trên thị trường OMO, Ngân hàng Nhà nước bơm ra 343 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 12%, hút về 487 tỷ, đưa mức hút ròng đạt 144 tỷ đồng. Tổng khối lượng tiền OMO còn lưu thông tính đến hết ngày 16/5/2012 còn 1.399 tỷ đồng.

    Với nghiệp vụ tín phiếu, lãi suất tín phiếu hôm nay giảm về 4,5-8,5%. Mặc dù lãi suất thấp kỷ lục, nhưng các ngân hàng vẫn mua hết 3.000 tỷ đồng tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành.


    Biểu đồ lãi suất qua đêm liên ngân hàng (màu đỏ). Nguồn: Reuters

    Theo tính toán của SSI Research, từ 15/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 98.772 tỷ đồng tín phiếu, đã có 25.496 tỷ đồng đáo hạn và còn 73.276 tỷ tín phiếu chưa đáo hạn.

    Tuần này là tuần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước chỉ phát hành tín phiếu 1 phiên vào ngày thứ 4. Với giả định phát hành 3.000 tỷ đồng/phiên thì từ giờ đến hết tháng 5 Ngân hàng Nhà nước sẽ hút về 9.000 tỷ đồng thông qua phát hành tín phiếu, trong khi đó lượng tín phiếu đáo hạn đạt 16.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa, các ngân hàng sẽ có lượng vốn thu về ròng đạt 7.000 tỷ đồng cho đến hết tháng 5.
  2. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Kênh chứng khoán lạc quan năm 2012
    6:30 pm thứ tư, ngày 16 tháng năm năm 2012- chuyên mụcKinh Doanh|Chứng Khoán|
    Kết thúc phiên giao dịch chiều 16-5, hai chỉ số chứng khoán diễn biến trái chiều. Trong khi VN-Index tiếp tục giảm thêm 5,74 điểm xuống 449,91 điểm thì HNX-Index đảo chiều tăng nhẹ lên mức 77,55 điểm.

    Kênh đầu tư chứng khoán đang hút nhà đầu tư trong nước - Ảnh: H.Nhựt
    Thanh khoản hai sàn giảm nhanh. Tại sàn TP.HCM, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 86,4 triệu đơn vị chứng khoán chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch 1.314 tỉ đồng. Tại sàn Hà Nội, tổng khối lượng giao dịch đạt 65,7 triệu đơn vị chứng khoán chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch 651 tỉ đồng.
    Nhóm cổ phiếu VN30 tiếp tục giảm mạnh với số cổ phiếu giảm sàn chiếm ưu thế, nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản. Ngược lại có sáu mã cổ phiếu tăng giá nhẹ. Chỉ số VN30 hôm nay giảm thêm 3,2 điểm, xuống còn 519,7 điểm.
    Tại hội thảo “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam” diễn ra chiều nay (16-5) do Công ty chứng khoán Kim Eng VN tổ chức, tiến sĩ Trần Du Lịch - ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam đang được hỗ trợ mạnh bởi các chính sách kinh tế và sự thoái trào của các kênh đầu tư vàng, bất động sản, tiền gửi ngân hàng…
    Theo ông Trần Du Lịch, lãi suất huy động trên thị trường hiện nay nghịch chiều với thị trường chứng khoán. Lãi suất huy động thời gian tới, ông Trần Du Lịch cho biết sẽ giảm về 10% sẽ hỗ trợ cho kênh đầu tư chứng khoán tăng mạnh, trong khi vàng hết đường kinh doanh do đang bị thoái trào.
  3. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác nghía sang DJ hộ iem cái
    đang giật lên đùng đùng kia kìa
    thắt chặt chi tiêu à? sắp tới bung tiền cho tiêu thoải con gà mái nhá
    Anh Dũng vừa phát biểu trên tivi tối nay "Sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư công"......:-bd:-bd:-bd
  4. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Thảo nào hôm nay cửa hàng vàng vắng tanh....[:D]
  5. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    :-bd:-bd:-bd
  6. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền'


    Có thể mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay

    Lượng vốn của các ngân hàng đang dồi dào khi lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tín phiếu liên tục giảm.

    Phòng Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có bản báo cáo "Diễn biến và nhận định xu hướng thị trường tiền tệ tháng 4/2012" với những thông tin đáng chú ý.

    Nguồn thông tin trên cho biết, trong tháng qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút mạnh vốn về qua nghiệp vụ repo và tín phiếu.

    Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước và theo tính toán của đầu mối trên, trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng.

    Cũng trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút về là 51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% - 12,5%/năm).


    "Đặc biệt trong thời gian cuối tháng 4 lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày. Việc lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm thì đương nhiên lãi suất tín phiếu cũng phải giảm theo. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, ngân hàng thương mại mà thừa quá nhiều tiền thì không phải là điều đáng mừng", báo cáo từ VietinBank nhận định.

    Và tính chung trong tháng 4 vừa qua, tổng lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hút về ở nghiệp vụ repo và tín phiếu là 53.338 tỷ đồng.

    Tham khảo diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng cho thấy nguồn vốn của các nhà băng thời gian gần đây khá thuận lợi, lãi suất liên tục giảm và ở mức thấp.

    Cụ thể, trong tuần cuối tháng 4, dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND đều giảm ở tất cả các kỳ hạn. Các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 6 tháng và trên 12 tháng có mức giảm từ 1% - 1,49%; kỳ hạn qua đêm và 3 tháng lần lượt giảm 0,88% và 0,81%; kỳ hạn 3 tuần và 2 tháng giảm nhẹ. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giao dịch giảm mạnh so với kỳ trước với mức giảm 5,22%.

    Lãi suất bình quân qua đêm theo đó chỉ ở mức 6,69%/năm; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 và 2 tuần thậm chí chỉ còn 5,79% và 5,93%/năm; các kỳ hạn dài hơn cũng phổ biến quanh 10%, cao nhất là 12,04%/năm kỳ hạn 6 tháng.

    Đầu tháng 5 này, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên liên ngân hàng tiếp tục cho xu hướng giảm và ở mức rất thấp. Mức cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy kỳ hạn như qua đêm chỉ còn 6,39%/năm, 1 tuần chỉ có 4,83%/năm, 2 tuần chỉ 5,49%... Và một số nguồn tin đề cập đến cả những mức lãi suất dưới 5%/năm trong những ngày gần đây.

    Dù tính đại diện của những mức lãi suất đó chỉ là tương đối, nhưng góp phần cho thấy một thực tế là lượng vốn khả dụng của các ngân hàng đang dồi dào.
  7. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.556


    =))=))=))
    Cần xem lại trình độ đọc hiểu, tôi nói nhìn Thị trường chứng khoán thế giới mấy tuần nay hay chỉ hôm nay? DJ thủng 13000 mấy bữa nay, hồi tí kỹ thuật mà cũng ko biết à? :)):)):))
    Bung tiền chi tiêu thoải mái à? ;));));)), có trung tâm phát tiền cho dân tiêu xài à? Dùng não suy nghĩ rồi phát biểu nhé
    Hiện nay nút thắt là tại nợ xấu tại hệ thống ngân hàng, A Dũng thì kêu mở rộng đầu tư công....:)):)):)), thấy có lạc đề ko? Mà nghe A Dũng hứa nhiều mấy năm nay chứ làm được gì?
    Nhìn vào thực tế đi


    SOS: 4 tháng đầu 2012 tăng trưởng tín dụng âm 1,71%

    Tăng trưởng tín dụng dự kiến cả năm sẽ ở mức khoảng 10%. Với mức tăng trưởng như vậy sẽ làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.
    [​IMG]

    Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 16/4/2012, tín dụng vẫn đang tăng trưởng âm tới 1,71%.

    Ủy ban này đánh giá, đây thực sự là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

    Theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, để không tác động tới lạm phát của những năm sau thì mức tăng trưởng tín dụng bình quân từ nay đến hết năm không nên vượt quá mức 1,5%/tháng (trên thực tế sẽ rất khó đạt được mức tăng trưởng này trong điều kiện hiện nay).

    Như vậy với 8 tháng còn lại, tín dụng sẽ tăng trưởng tối đa là 12% và cả năm sẽ ở mức khoảng 10%. Với mức tăng trưởng tín dụng như vậy sẽ làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.

    Từ những phân tích trên, Ủy ban này kết luận: “Có thế thấy chính sách tiền tệ đã hầu như không còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6% như đề ra ban đầu. Do đó sự kết hợp với chính sách tài khóa là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế”.



  8. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.556
    Nền kinh tế Mỹ đã khẳng định rõ, nợ xấu bất động sản trong ngân hàng không thể cứu vãn bằng cách hạ lãi suất, năm 2007-2008 khi kinh tế thế giới khủng hoảng, FED liên tục giảm lãi suất , có lúc còn khoảng 1%/ năm nhưng kinh tế MỸ vẫn đi xuống, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, hệ thống ngân hàng cũng có nhiều ngân hàng phá sản
    Cái giải quyết của FED là công khai mua bán các ngân hàng xấu, yếu kém, mua bán các khoản nợ xấu bất động sàn==> có như thế mới gọi là giải quyết cốt lõi vấn đề, mới là tái cơ cấu nền kinh tế
    Hiện nay nền kinh tế của chúng ta đang dùng công cụ, lấy tiền huy động rẻ trong dân bằng việc áp trần lãi suất huy động, tiền này để mang oxy cho những ngân hàng yếu kém, nhưng cốt lõi là nợ xấu ngân hàng vẫn không minh bạch, hàng loạt các ngân hàng hiện nay đang dùng biện pháp hợp nhất với nhau, nhưng vấn đề là nợ xấu chỉ đang bị che lấp đi và nợ xấu ngày càng xấu đi do bất động sản ngày càng giảm
    Thật buồn cười khi ngân hàng nhà nước chỉ lo cho mình, không dám bơm tiền ra mà ép tiền trong nhân dân bằng trần huy động lãi suất, kinh tế VIỆT NAM đúng là để nuôi bọn ngân hàng chứ nuôi gì doanh nghiệp? Nhưng lãi suất huy động giảm về 10% thì có huy động vào mắt hỡi những người điều hành nền kinh tế cho lợi ích cục bộ ngân hàng

    Tái cơ cấu là công khai sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng chứ không phải dùng mọi cách cứu hệ thống ngân hàng, giấu nợ xấu ngân hàng
    Càng giấu thì càng chết vì bất động sản còn giảm mạnh, các hợp đồng vay bất động sản mất giá. ngân hàng nhà nước giảm hạn mức cho các hợp đồng vay==> ngân hàng nhà nước biết rõ thế nên dại gì mà bơm tiền
    Dùng công cụ giảm lãi suất huy động==> mang tiếng là vì nền kinh tế nhưng thực ra đang nhờ nhân dân cứu cái hệ thống ngân hàng yếu kém==> mấy LĐ thâm thật, 1 mũi tên trúng 2 đích, vài con chiên còn bình chọn LĐ Bình là cái gì gì nhân vật trong năm :)):)):))
    Mà quan trọng là có dám đưa trần lãi suất về 10%??? Khi đó ai thèm gửi tiền???
    Cái hệ thống cơ cấu nền kinh tế còn vì lợi ích cục bộ cho nhóm thiểu số lợi ích( ngân hàng) thì sẽ có ngày những khoản nợ xấu này khiến hệ thống ngân hàng đổ vỡ
    Dám mạnh miệng kêu tái cơ cấu thì hay cho thấy rõ tình hình nợ xấu và công khai mua bán những khoản nợ này, khi đó mới có một nền kinh tế khỏe

    Kinh tế MỸ đi lên là do những gói kinh tế dùng đúng đối tượng và mua bán các khoản nợ xấu công khai chứ không bao bọc cho những ngân hàng yếu kém đồng chí à
    Đừng mơ mấy LĐ VN làm được như tại MỸ
    Tại Mỹ doanh nghiệp đứng sau chính trị nên doanh nghiệp được ưu tiên cứu
    Tại VN thì ngân hàng là ưu tiên, nhìn bất động sản giảm bao nhiêu so với đỉnh thì các khoản nợ xấu này càng xấu thế nào? Các ngân hàng tại VN được bao bọc nên những khoản nợ xấu này không công khai, minh bạch, không dám mua bán nợ xấu nên đừng mơ giống như tại MỸ
    ;));));))

    FED công khai ngân hàng yếu kém, bắt buộc đóng cửa, mua bán các khoản nợ xấu, bơm tiền thông qua kích thích kinh tế "đúng đối tượng". Ở VN thì ngược lại, ngân hàng yếu kém vẫn được bao bọc, các khoản nợ xấu bị giấu, bơm tiền kích thích kinh tế thì sai đối tượng trong 2008-2009
    Chắc chắn là bài toán giảm trần lãi suất huy động về 10% hiện nay là hạ sách, ít nhất phải 1,2 quý.

    Ép tiền trong dân đi cứu cục bộ hệ thống ngân hàng thối??? Nhân dân có vì lãi còm mà sẽ gửi tiền với mức lãi suất thấp? Hay mốt hiện nay là doanh nghiệp mang tiền ra nước ngoài đầu tư như Hoàng Anh Gia Lai?




    S Lê Xuân Nghĩa: Các ngân hàng đang “giả vờ” cứu doanh nghiệp


    Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng: hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.
    Lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu rằng không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng; về phía ngân hàng mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay… Đem “nút thắt” này đến trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chúng tôi nhận được câu trả lời: Trong trường hợp này Chính phủ là người duy nhất có thể tháo được nút thắt này, thông qua việc mua lại toàn bộ nợ xấu (thông qua công ty mua bán nợ, hoặc qua các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối) để làm sạch bản cân đối của các NHTM, đồng thời cũng làm sạch (tương đối sạch) bản cân đối tài sản của doanh nghiệp…

    Ngân hàng sẽ là người “chết” cuối cùng

    Việc NHNN ban hành Thông tư 14 quy định về trần lãi suất cho vay (15%), với phạm vi khá rộng mà theo tính toán có thể có đến 99% số lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp này. Nhưng ông Nghĩa chỉ ra hai vấn đề:

    Thứ nhất, các ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng. Quy định của các ngân hàng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp đang có nợ xấu và tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ không được vay. Với tiêu chuẩn này đã “gạt” mất cơ hội tiếp cận vốn của khoảng 97% số lượng các doanh nghiệp.

    Thứ hai, ngân hàng quy định nếu cho vay mới phải nêu phương án kinh doanh, hiệu quả hoạt động và phương án trả nợ. Một khảo sát chi tiết ở 16 doanh nghiệp (đang tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất trung bình) thì tất cả đều không đạt được tiêu chuẩn quy định này của các ngân hàng.

    Ông Nghĩa kết luận, vấn đề doanh nghiệp không tiếp cận được vốn hiện nay không nằm ở vấn đề lãi suất mà nằm ở việc xử lý nợ xấu.

    Hiện nay, NHNN mới có một công văn duy nhất có nội dung cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ, xem xét giảm lãi suất nhưng trên thực tế thì quy định này dường như vô nghĩa đối với các doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp một khi không thể trả được nợ thì việc gia hạn là điều hiển nhiên, nhất là khi khoản gia hạn này vẫn được tính lãi (thậm chí là lãi suất cao).

    Mặc dù, Chính phủ cho phép sau khi trích lập dự phòng rủi ro các NHTM có thể để ngoại bảng khoản nợ đó, nhưng hầu hết các NHTM đều để khoản dự phòng dư thừa đó cho năm sau. Có bao nhiêu ngân hàng hạch toán các khoản nợ đó ra ngoại bảng khi đã được trích lập dự phòng rủi ro? – Ông Nghĩa đặt câu hỏi.

    Đứng trên quan điểm các NHTM cũng là các doanh nghiệp thì trước hết họ cũng phải vì lợi ích của bản thân mình. Chính vì thế mới có chuyện kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng; hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.

    “Cùng một mảnh đất trước kia định giá 1 tỷ đồng bây giờ chỉ còn 500 triệu đồng; cũng mảnh đất đó trước kia có thể vay đến 75% nhưng nay sẽ chỉ còn được vay 30% của số 500 triệu đó” – Ông Nghĩa lấy ví dụ thực tế từ một trường hợp mà ông đã gặp.

    Từ đó có thể thấy rằng, các ngân hàng đang tái cơ cấu theo hướng kinh tế khó khăn, rủi ro tăng lên nhưng sẽ không ảnh hưởng một tý nào đến lợi ích của họ. Ông Nghĩa nói: “Nếu phải chết, ngân hàng sẽ là người chết cuối cùng”.

    Chỉ có Chính phủ mới cứu được doanh nghiệp

    Trước thực trạng trên, ông Nghĩa thẳng thắn: Việc kêu gọi các ngân hàng TMCP giảm lãi suất hay một số NHTM đưa ra gói tín dụng với lãi suất này, lãi suất kia thực chất chỉ là “giả vờ cứu doanh nghiệp”.

    Về giải pháp, ông Nghĩa cho rằng, trong trường hợp này Chính phủ phải bỏ tiền ra, có thể thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc lấy tín phiếu ngắn hạn tại các ngân hàng NHTW sau đó hoán đổi thành các kỳ trung và dài hạn.

    Vẫn biết rằng, để giải được bài toán này thì câu hỏi về nguồn vốn và nỗi lo lạm phát sẽ quay trở lại luôn là thường trực. Tuy nhiên, việc này cần phải được tiến hành ngay vì càng tiến hành chậm thì giá phải trả trong tương lai càng đắt.

    Trả lời câu hỏi, liệu giải pháp thông qua đầu tư công để kích cầu nền kinh tế có khả quan không? Ông Nghĩa nhấn mạnh, cần phải phân biệt rõ ràng vì đầu tư tư nhân không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà phụ thuộc trực tiếp từ “hầu bao” của các ngân hàng.

    Trường hợp những năm 1988 của Nhật Bản đang giống với Việt Nam hiện nay, vốn ngoài ngân hàng suy kiệt và ngân hàng đóng băng tín dụng. Chính phủ Nhật Bản lúc đó đã không cứu ngân hàng, không cứu doanh nghiệp mà chọn giải pháp tăng đầu tư công, với hy vọng rằng thông qua đầu tư công để phục hồi nền kinh tế.

    Ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào tình thế “không bên nào tin bên nào”, bên thì thừa vốn không dám cho vay, bên thì thiếu vốn để duy trì sản xuất. Đất nước Nhật Bản đã phải trả giá bằng 14 năm liên tiếp sản xuất đình đốn, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ.

    Khánh Linh

    Theo TTVN
  9. shooter3

    shooter3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    0
    SOS: 4 tháng đầu 2012 tăng trưởng tín dụng âm 1,71%

    Tăng trưởng tín dụng dự kiến cả năm sẽ ở mức khoảng 10%. Với mức tăng trưởng như vậy sẽ làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.


    Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính lũy kế từ đầu năm đến ngày 16/4/2012, tín dụng vẫn đang tăng trưởng âm tới 1,71%.

    Ủy ban này đánh giá, đây thực sự là thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

    Theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, để không tác động tới lạm phát của những năm sau thì mức tăng trưởng tín dụng bình quân từ nay đến hết năm không nên vượt quá mức 1,5%/tháng (trên thực tế sẽ rất khó đạt được mức tăng trưởng này trong điều kiện hiện nay).

    Như vậy với 8 tháng còn lại, tín dụng sẽ tăng trưởng tối đa là 12% và cả năm sẽ ở mức khoảng 10%. Với mức tăng trưởng tín dụng như vậy sẽ làm tổng vốn đầu tư xã hội giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.

    Từ những phân tích trên, Ủy ban này kết luận: “Có thế thấy chính sách tiền tệ đã hầu như không còn dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6% như đề ra ban đầu. Do đó sự kết hợp với chính sách tài khóa là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế”.



    [/QUOTE]

    DJ phọt từ 6000 lên 13000 chỉnh tý mà bác cứ làm như giời sập...
    còn tăng trưởng tín dụng âm, bác hỏi con bác xem, nó cũng biết đấy, thế nên mới có chuyện giảm mạnh lãi suất huy động ( về 10%) thời gian tới
    mới có chuyện bơm tiền cho bác tiêu chớ......:-bd:-bd:-bd
    Năm nay anh Ba nói là làm, ko có lớ zớ như mấy năm trước đâu nhé
    Vinalines lởm anh ý lôi ra tát cho nổ đom đóm mắt kìa
  10. newboy911

    newboy911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    1.556
    =))=))=))
    Mấy tuần trước DJ 6000 điểm à?
    :)):)):))
    Sao càng nói càng lòi cái ngâu ra nhỉ?
    Sao ko nói DJ từ 100 đ tăng lên 13000 luôn cho nó hoành tá tràng
    =))=))=))
    Anh nói DJ mấy tuần gần đây thôi chú à
    Chú khôn quá làm anh sợ thật
    Lãi suất huy động về 10% thì sẽ thế nào anh đã phân tích rồi em cứ xem
    =))=))=))

    stop nhé em

Chia sẻ trang này