Tin gấp trưa 1/1/2012- Sự thật không vui cho tuần sau và Q1/2012 (Top dành cho những bác cầm tiền, c

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungpvn, 01/01/2012.

8924 người đang online, trong đó có 1327 thành viên. 15:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25603 lượt đọc và 450 bài trả lời
  1. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã củng cố nguồn thông tin tôi thu nhận được từ các đại gia chứng khoán - ngân hàng khác.

    Ông nào có khả năng nhảy vào rồi nhảy ra thật nhanh thì hẵng mua trong quí 1 này.

    Hoặc ông nào sẵn lòng để bị giam tiền hàng năm thì hẵng mua trong quí 1 này.
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái tin cũ rít mà nói khẩn... bó tay.com. Chim lơn nhiều là lực cầu mạnh thoai
  3. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Nói và làm: 2012 - Sau thách thức là thách thức

    - Nếu như năm 2011 chúng ta chủ yếu đối mặt và tập trung giải quyết những khó khăn và bất ổn trong nước thì 2012, Việt Nam lại đối mặt thêm tình trạng suy thoái của kinh tế quốc tế. Điều này gợi nhớ đến tình huống đã xảy ra trong năm 2008 vốn còn để lại nhiều hậu quả cho đến hôm nay. Đây có thể xem là khó khăn kép mà Việt Nam phải đối mặt.



    Những con số mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 2011, Việt Nam đã không chạm mốc tăng trưởng GDP 6% còn lạm phát thì vượt qua mốc 18%. Điều này cho thấy, dù đã có những tín hiệu khả quan nhưng thực tế hiện kinh tế Việt Nam hãy còn khó khăn, vi mô chưa vững chắc, đe dọa mất ổn định và rất phức tạp.

    Trong khi bước vào 2012, đa số các nhận định đều cho rằng, Việt Nam vẫn trong trong vòng xoáy của lạm phát và bất ổn vĩ mô. Ở nước trong nước, khi lạm phát chưa qua, bất ổn chưa hết thì chúng ta lại phải đối mặt với khó khăn của khối sản xuất kinh doanh, những nguy cơ từ thị trường tài chính - ngân hàng và bất động sản.

    Trong khi đó, những diễn biến kinh tế thế giới mới đây đang cho thấy một viễn cảnh không có lợi cho Việt Nam. Các thị trường lớn như: Châu Âu, Mỹ, Nhật... đối mặt với khủng hoảng và suy thoái và chắc chắn điều này sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng của Việt Nam.

    Nếu như năm 2011 chúng ta chủ yếu đối mặt và tập trung giải quyết khó khăn lớn nhất và những những bất ổn nội thì 2012, Việt Nam lại đối mặt thêm tình trạng suy thoái của kinh tế quốc tế. Điều này gợi nhớ đến tình huống đã xảy ra trong năm 2008 vốn còn để lại nhiều hậu quả cho đến hôm nay. Đây có thể xem là khó khăn kép mà Việt Nam phải đối mặt.

    Chính vì thế, trong các nhận định của nhiều chuyên gia và DN thì 2012 vẫn còn nhiều viễn cảnh tiêu cực. Đối với họ, những thách thức 2011 chưa qua đã lộ diện thách thức mới trong 2012. Đó chính là thách thức bản lĩnh của các DN. Nói cách khác, năm 2012 sau thách thức tiếp tục là những thách thức.

    Khi triển khai kế hoạch 2012, Thủ tướng *************** đã nhắc nhở: bây giờ là lúc không thể chủ quan được. "Không phải cứ thấy 6 tháng chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm xuống mà bằng mọi cách đưa tiền ra để thúc đẩy tăng trưởng là không được". Ưu tiên hàng đầu vẫn là giảm lạm phát theo hướng phải kéo xuống dưới 10%. Chính phủ tính toán các mặt và phấn đấu đưa lạm phát năm tới giảm xuống còn khoảng 9%.



    Các chỉ tiêu 2012 được đề ra là GDP tăng 6-6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%. Chủ trương điều hành chặt chẽ để ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được ưu tiên. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, việc vừa giảm lạm phát, vừa tăng trưởng và tập trung duy trì sự ổn định trong 2012 đã là một thách thức lớn mà không dễ gì đạt được. Chưa kể, chúng ta không thể bỏ qua những khó khăn của sản xuất kinh doanh, tài chính ngân hàng... dưới chính sách thắt chặt.

    Tình hình đó đòi hỏi Việt Nam một sự đột phá mạnh mẽ để chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu, từ dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động chất lượng thấp sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn lực để thực hiện các đột phá theo một lộ trình hợp lý. Đặc biệt, cần ưu tiên cho các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao, tạo tiền đề tái cơ cấu nền kinh tế

    Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, bảo đảm đủ vốn, đủ ngoại tệ cho sản xuất các ngành hàng, các sản phẩm mà thị trường trong nước và xuất khẩu đang có nhu cầu lớn; cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, ưu tiên tín dụng cho các sản phẩm trọng điểm; sử dụng công cụ thuế một cách linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất; tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu. Ngòai ra, cần tiếp tục rà soát sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, phát triển các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp.

    Trong tất cả các đòi hỏi đó, thì nổi lên cao nhất vẫn là yêu cầu tái cơ cấu một cách thực chất và hiệu quả nền kinh tế. Việc này đã nói từ lâu và phổ biến trong thời gian gần đây. Chỉ mong rằng, tái cơ cấu sẽ được thực hiện một cách đòng bộ và mạnh mẽ.

    Dám làm để cứu mình - Đó cũng là một thách thức mới.
  4. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Tiền đồng mất giá nhiều nhất kể từ 2008



    Bloomberg nói tiền đồng mất giá 7,4% so với đô la Mỹ trong năm 2011
    Hãng tin Bloomberg nói tiền đồng đã mất giá nhiều nhất trong năm 2011 kể từ năm 2008 do lạm phát cao và nhập khẩu nhiều hơn hẳn so với xuất khẩu.
    Mức Bấm lạm phát trong tháng 12/2011 lên tới 18,1% so với tháng 12/2010 trong khi tiền đồng mất giá 7,4% so với đô la Mỹ.
    Bloomberg nói trong số các ngoại tệ được mua bán nhiều nhất ở Châu Á, mức trượt giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ chỉ đứng sau đồng rupee của Ấn Độ.
    Hãng tin này nhắc lại rằng hôm 11/2/2011, Việt Nam đã phá giá tiền đồng 7% so với đô la Mỹ để giảm thâm hụt mậu dịch và rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và giá chợ đen.
    Tỷ giá chính thức hôm 30/12 là một đô la Mỹ đổi được 20.828 đồng trong khi Bloomberg nói giá giao dịch thực tế là một đô đổi 21.049 đồng.
    Hãng tin kinh tế của Hoa Kỳ cũng dẫn lời các quan chức Việt Nam nói Hà Nội vẫn "quyết tâm" giảm lạm phát trong năm 2012.
    Lãnh đạo Tổng cục thống kê trong khi đó nói Việt Nam có thể giảm lạm phát xuống dưới 10% trong năm 2012 nếu tăng trưởng tín dụng không vượt quá 16%.
    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn BBC hồi giữa tháng Mười Hai rằng việc giảm lạm phát xuống một con số trong năm 2012 "sẽ là kỳ tích".
    Ông cũng nói tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 chỉ ở mức khoảng 9% so với con số 30-40% của các năm trước đó.
    Cựu lãnh đạo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận định tiền đưa vào lưu thông trong một số năm đã "bốc hơi" khi các doanh nghiệp nhà nước nhận 100 đồng thì chỉ tạo ra 40 tới 50 đồng của cải vật chất.
    Ông cho rằng kinh tế Việt Nam có thể khấm khá lên trong những năm tới nếu Hà Nội xử lý được những điều mà ông gọi là "căn bệnh trầm kha" của kinh tế Việt Nam mà chính lãnh đạo Đảng Cộng sản cũng đã nêu ra.
    Đó là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ và đầu tư công kém hiệu quả.
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Doanh nghiệp ngành xây dựng sống dựa vào đi vay


    doanh nghiệp xây dựng, dự án, tín dụng, vay vốn, thị trường bất động sản, tin bất động sản, viện kinh tế xây dựng
    Theo báo cáo của Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, doanh nghiệp ngành xây dựng hoạt động còn dựa nhiều vào các khoản đi vay đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường.

    Báo cáo mới đây của Viện Kinh tế xây dựng cho thấy, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn còn cao; trong đó, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước luôn không đủ khả năng dùng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ. Điều này cho thấy, doanh nghiệp hoạt động còn dựa nhiều vào các khoản đi vay đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường.


    Doanh nghiệp ngành xây dựng sống dựa vào đi vay. Ảnh: DK
    Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thua lỗ vẫn còn tương đối lớn, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.

    Theo đại diện của Viện kinh tế xây dựng, nguyên nhân chủ yếu do năng lực tài chính của các doanh nghiệp và lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nguồn nợ đọng trong thanh toán của các chủ đầu tư, khách hàng đối với doanh nghiệp xây dựng còn lớn dẫn đến tỷ lệ nợ/nguồn vốn chủ sở hữu còn cao.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn yếu trong quản trị doanh nghiệp, bố trí và sử dụng lao động trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đổi mới, ứng dụng công nghệ mới trong doanh nghiệp gây ra tình trạng năng suất thấp trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.

    Các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và thiếu sự liên danh, liên kết giữa các doanh nghiệp.

    Chức năng đại diện chủ sở hữu còn chồng chéo, còn phân tán, chưa phân định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của nhà nước.

    Đến cuối năm 2010 cả nước có khoảng 36.000 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, trong đó có khoảng 30.000 doanh nghiệp thực hiện xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và 6.000 doanh nghiệp xây dựng các công trình chuyên dụng.
  6. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Thu nhập thấp, nhiều công nhân không về tết
    Năm nào cũng sẽ có một số công nhân ở lại nhà trọ ăn tết do không đủ điều kiện về quê, nhưng năm nay số người ở lại tăng đến 20% khi tình hình kinh tế ngày càng khó khăn hơn.

    Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM, cho biết, mức lương trung bình của công nhân chỉ vào khoảng 3 triệu đồng/tháng, những khoản thưởng tết ít ỏi trong khi giá vé xe, vé tàu đều tăng mạnh và không dễ mua vé thì năm nay rất nhiều lao động đã ở lại TPHCM vui tết. Ông Cận cho biết, theo báo cáo nhanh từ các quận huyện, số công nhân không về quê ăn Tết năm nay tăng khoảng 20% so với Tết năm ngoái.

    Ở các khu công nghiệp như Lê Minh Xuân, Tân Tạo, nơi có nhiều lao động quê ở miền Trung, miền Bắc, thì số công nhân ở lại ăn tết rất đông. Cũng có nhiều công nhân dự định sẽ tìm việc làm thêm trong các ngày tết để kiếm thêm thu nhập.

    Trong năm nay, ông Cận cho rằng, số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh tăng cao, hơn 100 doanh nghiệp có khả năng sẽ phải đóng cửa, phá sản hay chủ bỏ trốn, cho nên số người lao động không có tiền thưởng tết cũng tăng theo.

    Ông Cận cho biết, Liên đoàn Lao động TPHCM sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân TPHCM xem xét hỗ trợ cho các lao động mất việc, công nhân các doanh nghiệp mà chủ không trả được tiền lương... khoản tiền 300.000 đồng mỗi người để lao động có thêm ít tiền vui tết.

    Liên đoàn cũng đã vận động được hai ngân hàng thương mại cổ phần lớn là Eximbank và Sacombank, mỗi ngân hàng góp 1 tỉ đồng để mua vé xe cho 17.000 công nhân về quê ăn tết.

    Đại diện Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp (HEPZA) cho biết, sẽ hỗ trợ 6.000 vé xe cho công nhân đang làm việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Và Hepza cũng vận động doanh nghiệp hỗ trợ 100% tiền vé xe về quê ăn tết cho công nhân của mình.

    Ngoài ra, đại diện HEPZA cũng cho biết sẽ đi thăm và tặng quà cho 3.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn, không về quê dịp Tết này, mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng. Và tất cả các khu công nghiệp đều tổ chức chương trình vui tết, lễ hội đón xuân Nhâm Thìn cho công nhân ở lại thành phố.
  7. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn BBC hồi giữa tháng Mười Hai rằng việc giảm lạm phát xuống một con số trong năm 2012 "sẽ là kỳ tích".

    Việt Nam thì không quen tạo ra các kỳ tích, trừ thời chiến tranh. :))
  8. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Châu Á năm 2012: 'Chiêu' nào cho tăng trưởng kinh tế?



    Sự nôn nóng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ các nước châu Á có thể sẽ mang đến những rủi ro nhất định cho nền kinh tế trong năm 2012. Các biện pháp có thể được thực hiện bao gồm việc cắt giảm lãi suất hoặc thúc đẩy chi tiêu công.

    Ông Lim Su Sian, chuyên gia chiến lược tại Royal Bank of Scotland Group, Singapore cho biết, những sai lầm về mặt chính sách năm 2012 có thể gia tăng. Lý do là nền kinh tế tăng trưởng ì ạch có thể tạo áp lực giảm lãi suất cho vay ngay cả khi tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì ở mức cao tại một số nền kinh tế. Tại Ấn Độ, ngân hàng Trung ương đã dừng tăng lãi suất trong khi tình hình lạm phát hàng tháng leo lên mức 9%. Giá cả tại Trung Quốc cũng tăng vượt quá hạn mức 4 %/ tháng mà chính phủ đề ra trong năm nay.

    Các quốc gia châu Á khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đã quyết định giữ nguyên hoặc giảm lãi suất để bảo vệ nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng của châu Âu.

    Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch dự báo giá cả năm 2012 tại khu vực này sẽ tiếp tục tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng giảm.

    "Ngân hàng Trung ương nhiều nước cho rằng họ phải thực hiện việc cắt giảm lãi suất nhưng hiệu quả hay không lại là chuyện hoàn toàn khác", ông Lim cho biết. "Đối với một số quốc gia, việc áp dụng các chính sách kinh tế không phải là chuyện đơn giản. Thách thức luôn đặt ra khi một mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, mặt khác lạm phát lại leo thang". Điều này có thể tạo ra những sai lầm trong việc đưa ra chính sách.

    Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã ảnh hưởng nhiều đến kinh tế các quốc gia châu Á trong đó có Hàn Quốc. Tháng 11, sản lượng công nghiệp nước này giảm 0,4 % trong khi tháng thứ 10 giảm 0,6%. Tháng 12, ngân hàng Hàn Quốc đã quyết định không tăng lãi suất trong vòng 6 tháng để thúc đẩy tăng trưởng.


    Châu Á đau đầu đi tìm giải pháp tăng trưởng kinh tế trong năm 2012

    Rủi ro từ lạm phát

    Trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á ngày càng phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa do khó khăn về xuất khẩu, thì rủi ro lạm phát có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức mua. Theo dự báo hồi tháng 9 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khối lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng 5,8% trong năm 2012 so với 7,5% trong năm nay. Và rất có khả năng xuất khẩu tại khu vực này cũng sẽ gặp khó khăn.

    Chứng khoán Châu Á giảm liên tiếp trước tình hình bất ổn của khu vực đồng euro. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 19% trong năm nay. Mức giảm cao nhất kể từ năm 2008.

    Lo ngại về tình hình châu Âu

    Theo khảo sát, tình hình kinh tế tại một loạt quốc gia châu Âu khá ảm đạm. Doanh số bán lẻ Tây Ban Nha giảm trong tháng 11, thặng dư thương mại của Thụy Điển cũng giảm, triển vọng kinh doanh tại Italia cũng không mấy khả quan trong thán này, chỉ số giá tiêu dùng của Đức có thể tăng trong tháng 12 này.

    Nhìn chung tại châu Âu cũng như Mỹ, các chỉ số kinh tế cũng như việc làm không có nhiều dấu hiệu tích cực.

    Tốc độ tăng trưởng dự báo

    Theo dự báo của ngân hàng phát triển châu Á, các nền kinh tế mới nổi Đông Á có thể tăng trưởng 7,2% vào năm 2012 trong khi tỷ lệ tăng trưởng năm 2011 là 7,5%. Fitch thì dự báo tỷ lệ lạm phát tại khu vực này sẽ là 4,9% vào năm tới.

    Indonesia cắt 0,75% lãi suất cho vay trong tháng 10 và tháng 11 tới mức thấp kỷ lục mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng hơn 6% trong quý thứ 4. Ấn Độ cũng có động thái ngừng tăng lãi suất trong tháng 12.

    Ngân hàng trung ương Trung Quốc tháng 12 cắt lãi suất sau khi tỷ lệ lạm phát giảm tới mức thấp nhất trong 14 tháng qua. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đề phòng trường hợp lạm phát có thể gia tăng vào năm tới, Tân Hoa Xã cho biết.

    Tiền tệ suy yếu

    Hầu hết các nhà hoạch định chính sách châu Á đều có ý định giảm giá đồng tiền của quốc gia mình nhằm bảo vệ ngành xuất khẩu. Đồng rupee của Ấn Độ giảm 16% sau khi đồng baht Thái Lan và đồng đô la Đài Loan giảm giá. Sri Lanka cũng giảm giá đồng tiền của mình vào tháng 10 vừa qua.

    Tuy nhiên có thể nói sự bất ổn trong hệ thống tiền tệ có thể ảnh hưởng không tốt đến tài sản của quốc gia.

    Giảm giá đồng tiền cũng gây áp lực lớn đối với giá cả nhập khẩu. Chính vì lý do đó, Các nhà chức trách phải cân nhắc kỹ lưỡng về tình hình lạm phát, nhu cầu nhập khẩu hay triển vọng xuất khẩu để đưa ra được những chính sách hợp lý.

    Thúc đẩy chi tiêu

    Chính phủ các nước châu Á đã phải chi 1 nghìn tỷ USD để thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. Malaysia Philippines vừa công bố biện pháp kích thích nền kinh tế. Nhiều quốc gia khách cũng đang nỗ lực trong việc thúc đẩy tiêu thụ trong nước khi nhu cầu tại nước ngoài giảm mạnh.

    "Trong năm 2012, có thể các chính sách tài chính sẽ được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt hơn so với chính sách tiền tệ". Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ không tập trung nhiều vào việc triển khai các biện pháp tài chính.
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Chim nhợn càng đông, cầu càng mạnh he he... ôm cổ mà ai cũng hô tăng mới ngán, chứ nhều người hô giảm là ngon roài, cầu mạnh roài
  10. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    năm mỡi chúc bìm bịp ăn giấy chùi đít bằng lần

Chia sẻ trang này