Tin gấp trưa 1/1/2012- Sự thật không vui cho tuần sau và Q1/2012 (Top dành cho những bác cầm tiền, c

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungpvn, 01/01/2012.

8982 người đang online, trong đó có 1366 thành viên. 15:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25602 lượt đọc và 450 bài trả lời
  1. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Lấy đâu ra nhiều chim lợn hả bác ? Cụt chim mịa nó hết cả rồi.

    Tôi đố bác phân tích thế nào để ra được một dòng tiền mới khả dĩ sẽ đâm đầu vào trong quí 1 này đấy. Tiền sẽ từ đâu ra đây ???
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    chim nhợn nhiều là nghe mùi xèn roài... Topic này toàn nhợn là cầu mạnh roài.
  3. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    - Giám đốc điều hành Standard Chartered, Peter Sands cảnh bảo: ”Liên minh Châu Âu đang tiến sát đến sự tan vỡ”: Eurozone is closer to break-up, warns Standard Chartered’s Peter Sands (The Telegraph).

    Eurozone is closer to break-up, warns Standard Chartered's Peter Sands
    The chief executive of Standard Chartered has warned that there is an increasing likelihood of a country falling out of the eurozone because of the inability of politicians to resolve the crisis.
  4. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Pak xem đê, topic này toàn nhợn he he... lực cầu đầu năm sẽ mạnh roài.
  5. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Tớ có cổ nhiều cổ hơn xèn mà thấy nhợn nhiều là an tâm roài.
  6. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Một năm thử thách với kinh tế toàn cầu
    Giới chuyên gia tài chính nhận định năm 2012 sẽ là một năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu và những hi vọng là rất ít ỏi.


    Dự báo sẽ không có nhiều niềm vui trên sàn chứng khoán New York trong năm 2012 - Ảnh: Reuters

    Mối đe dọa lớn nhất, theo các nhà kinh tế, vẫn là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Trang Project Syndicate dẫn lời nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz dự báo viễn cảnh châu Âu 2012 sẽ chẳng khác gì năm 2011: thắt lưng buộc bụng, tăng trưởng yếu ớt, tỉ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt trầm trọng. “Khối đồng euro đang rơi vào quỹ đạo chết chóc” - chuyên gia Stiglitz khẳng định.

    Theo báo Wall Street Journal, ngay đầu tháng 1-2012, Ý và Tây Ban Nha sẽ thực hiện các đợt đấu giá trái phiếu lớn. Nếu hai nước này bán được trái phiếu với lãi suất thấp, cuộc khủng hoảng sẽ tạm lắng. Ngược lại, nếu lãi suất tiếp tục giữ ở mức cao 7%, có khả năng hai nền kinh tế lớn ở châu Âu sẽ vỡ nợ, kéo theo sự sụp đổ của khối đồng euro. Riêng trong năm 2012 Ý phải trả nợ tới 392 tỉ USD. Các quỹ giải cứu của khối đồng euro sẽ không đủ sức để cứu Ý. Giới chuyên gia cảnh báo “ngày tận thế” nếu khối đồng euro tan vỡ.

    “Cách duy nhất trước mắt để cứu châu Âu là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thu mua ồ ạt trái phiếu các nước khối đồng euro - ông Stiglitz khẳng định - Các lãnh đạo châu Âu sẽ làm tất cả để trì hoãn ngày tận thế”. Châu lục sẽ càng gặp nhiều khó khăn do cả khối đồng euro đang rơi vào suy thoái. Nhóm chuyên gia Hãng Ernst & Young ước tính nền kinh tế khối đồng euro sẽ tăng trưởng âm trong sáu tháng đầu năm và chỉ đạt mức tăng trưởng vỏn vẹn 0,1% cả năm 2012. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ giữ ở mức cao 10% trong nhiều năm.

    Tình hình ở Mỹ có phần sáng sủa hơn. Hãng tin Reuters vừa khảo sát 20 nhà kinh tế hàng đầu thế giới và đa số nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2012. Tuy nhiên, nhà kinh tế Beth Ann Bovino thuộc Hãng Standard & Poor’s nhận định với việc khách hàng lớn của Mỹ là châu Âu suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục đứng ở mức cao gần 9%. Nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng chia rẽ sâu sắc trên chính trường Mỹ.

    Các nền kinh tế mới nổi vẫn đang là chiếc phao cứu sinh đối với nền kinh tế toàn cầu. Reuters dẫn lời nhà kinh tế Leif Eskesen thuộc Ngân hàng HSBC cho biết cả Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đều đã tăng trưởng chậm lại trong những tháng vừa qua do ảnh hưởng của khủng hoảng châu Âu và vì thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Tuy nhiên, ba nền kinh tế này sẽ tăng mạnh trở lại vào nửa sau năm 2012. Nhờ đó, kinh tế toàn cầu 2012 sẽ chỉ suy thoái “nhẹ”.

    Dù vậy, báo McClatchy Newspapers dẫn một số chuyên gia nhận định nếu khối đồng euro tan vỡ, viễn cảnh tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khá u ám. Giới chuyên gia dự báo trong năm 2012, thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ chỉ lấy lại được một phần nhỏ đã mất của năm 2011. Giá dầu sẽ giảm do khủng hoảng châu Âu, trừ khi có biến động lớn ở Trung Đông. Dù hiện tại giá vàng đang giảm, nhưng các nhà phân tích dự báo biến động kinh tế có thể đẩy giá vàng lên vào cuối năm 2012.
  7. chungkhoanmn

    chungkhoanmn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    5.532
    Không có chim lợn thì ai mua cho các bác .Kệ cứ để cho chúng gào thét
  8. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    he he thế tớ mới nói, đang giữ cổ mà thấy nhợn nhiều là ngon roài... Bên F 3 19 chém gió vui ghê.
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Kinh tế Việt Nam 2011: Lâng lâng với những dấu +?

    - Nhiều dấu + trước các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế năm 2011 mà Tổng Cục Thống kê vừa công bố khiến nhiều người mừng lâng lâng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A đã dùng phép so sánh để đọc ý nghĩa của các con số này.

    Tổng Cục Thống kê vừa đưa ra 9 chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam năm 2011 (so với năm 2010, tính bằng phần trăm): tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP): +5,89; tốc độ tăng Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: +5,2; chỉ số sản xuất công nghiệp: +6,8; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: +24,2; tổng kim ngạch xuất khẩu: +33,3; tổng kim ngạch nhập khẩu: +24,7; khách quốc tế đến Việt Nam: +19,1; chỉ số giá tiêu dùng bình quân: +18,58; và vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm: 101,8. Thấy toàn dấu + thật ngoạn mục. Mức vốn đầu tư ngân sách thực hiện tăng so với kế hoạch +1,8% được viết dưới dạng 101,8 cũng ấn tượng.




    Báo nước ngoài khen ngợi các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2011. Ảnh ANTĐ


    Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn quá nhiều bất trắc, sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ với số người thất nghiệp cao, sự tê liệt trong các quyết định chính sách kinh tế của khu vực đồng euro đang lún sâu vào khủng hoảng nợ công và đang lâm vào suy thoái, thì nhiều dấu + trước các con số của Tổng Cục Thống kê khiến nhiều người mừng lâng lâng, nhất là khi được báo nước ngoài ca ngợi.

    Số lớn với dấu + có khi là tai họa, chứ đâu phải thành tích, như chỉ số giá tiêu dùng bình quân (hay thực ra là lạm phát) chẳng hạn. Cũng chẳng hay khi nhập khẩu tăng. Nhưng chỉ có một (hay hai) trong chín chỉ tiêu là như vậy thôi, đa số vẫn là các chỉ tiêu rất tốt.

    So sánh là cách hữu hiệu nhất để đọc ý nghĩa của các con số khô khan.

    Tốc độ tăng trưởng GDP tính bằng phần trăm của các năm kể từ 2000 đến 2011 lần lượt là: 6,8; 6,9; 7,1; 7,3; 7,8; 8,4; 8,2; 8,5; 6,2; 5,3; 6,78; và 5,89. Có thể thấy mức 5,89% là mức thấp thứ hai kể từ năm 2000 đến nay, chỉ hơn mức 5,3% năm 2009.

    Trong tình hình kinh tế thế giới như nêu ở trên, tăng trưởng GDP 5,89% là không tồi. Đáng lo hơn nhiều là những vấn đề kinh niên của nền kinh tế gây ra bất ổn vĩ mô đã kéo dài từ nhiều năm như: thâm hụt ngân sách cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn, lạm phát cao, đầu tư kém hiệu quả và hệ thống ngân hàng yếu kém.

    Theo IMF thâm hụt ngân sách của Việt Nam tính bình quân cho giai đoạn 2007-2011 là khoảng 4,8% của GDP, thâm hụt ngân sách của Việt Nam cao nhất nếu so với các nước trong khu vực Trung Quốc (1,2%), Indonesia (0,8%), Malaysia (2,7%), Philippines (2,8%) và Thái Lan (2%)

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so cùng kỳ năm 2010. Mức tăng ấn tượng này chủ yếu do tăng giá và mức tăng thật sự khiêm tốn hơn nhiều. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến theo thứ tự là EU, ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc.

    Mức tăng giá cũng làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng 24,7% (với tổng kim ngạch 105,8 tỷ USD).

    TIN LIÊN QUAN
    Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước?
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư không biết?
    Doanh nghiệp Nhà nước lỗ vì là "công cụ chống lạm phát"?
    Đau lòng vì lương cán bộ EVN thấp?
    "Đột phá"?
    Vẫn chuyện cũ: Lủng củng lãi suất
    Nhập siêu vẫn ở mức cao 9,5 tỷ USD (nhưng là mức thấp nhất kể từ 2008 trở lại đây và đó là một dấu hiệu đáng mừng).
    Nếu tính cả nhập siêu dịch vụ 2,98 tỷ USD (và trừ đi khoản xuất khẩu vàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa) thì bức tranh nhập siêu của chúng ta vẫn rất xấu.

    Lạm phát (mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, CPI) năm nay, so với tháng 12 năm 2010, là 18,13%, và tính trung bình so với 2010 là 18,58% mức cao nhất khu vực và thuộc loại cao nhất thế giới. Hãy so 18,13% với các con số của vài nước lân cận: Trung Quốc 5,5%; Indonesia 4%; Malaysia 3,5%; Philippin 4,7% và Thái Lan 4,1%.

    Có thể thấy những bất cân đối vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam khá trầm trọng. Chúng không phải là các căn bệnh nhất thời mà nằm sâu trong cơ cấu của nền kinh tế. Nguyên nhân sâu xa là nền kinh tế kém hiệu quả, phát triển dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, nhất là đầu tư công kém hiệu quả, các doanh nghiệp nhà nước dùng quá nhiều nguồn lực của đất nước mà hiệu quả hoạt động kém. (Khỏi cần nhắc đến sự đổ vỡ ở Vinashin hay việc làm ăn kém hiệu quả của Tập Đoàn Điện Lực hay Petrolimex luôn được cho là tại cơ chế và luôn là cái cớ để đòi tăng giá)

    Nhận ra những khó khăn cơ bản đó, ********************** đã xác định phải tái cơ cấu nền kinh tế với ba trọng tâm: tái cơ cấu đầu tư mà trước hết là đầu tư công; tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việc tái cơ cấu là không khó nếu có quyết tâm chính trị cao và kiên quyết làm, nhưng sẽ vô cùng khó khăn neeus vấp phải sự phản đối vô cùng tinh vi của các nhóm lợi ích.

    Tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất trắc. Dẫu đã có vài dấu hiệu đáng mừng ở nền kinh tế Mỹ, song khủng hoảng nợ công vùng Euro có thể khiến nền kinh tế thế giới khó khăn gấp bội, tình hình tăng trưởng chậm lại đáng kể ở Ấn Độ và dấu hiệu chậm lại ở Trung Quốc cũng có thể có những hệ quả khôn lường. Trong bối cảnh đó khó có thể kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam có bước khởi sắc vào năm tới. Nhưng, nếu khôn khéo, chúng ta sẽ tìm ra những cơ hội phát triển trong chính khó khăn, hoặc tình hình khó khăn buộc chúng ta phải thay đổi. Hy vọng trong tình hình không mấy sáng sủa của năm tới chúng ta sẽ (hay buộc phải) thay đổi để có nền tảng vững chắc hơn cho sự tăng trưởng cao nhưng bền vững trong tương lai.

    Nguyễn Quang A
  10. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Chứng khoán năm 2011: Thị trường lao dốc, niềm tin sụt giảm

    - Việc thị trường lao dốc mạnh trong năm 2011 đã kéo giá trị tất cả các cổ phiếu xuống mức giá thấp nhất trong lịch sử.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà lao dốc không phanh của cả hai chỉ số chính. Trong khi VN-Index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12.

    Sau đây là các sự kiện, yếu tố nổi bật tác động tới thị trường chứng khoán trong năm 2011.

    Lạm phát tăng cao

    Lam phát tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến thị trường chứng khoán năm nay, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếu lao dốc không phanh. Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng 4/2011 với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%.

    Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi xuất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/11 tối đa là 16%.

    Đây là những nguyên nhân khiến dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở mức thấp.

    Giá cổ phiếu ở mức rất thấp, công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn

    Với xu hướng lao dốc mạnh của thị trường trong năm nay, giá trị tất cả các cổ phiếu đã được kéo xuống mức thấp nhất nhất trong lịch sử. Tính đến ngày 26/12, tổng cộng cả hai sàn có tới 433 mà có giá trị dưới 10.000 đồng (sàn HSX chiếm 156 mã, sàn HNX chiếm 277 mã) và 186 mã có giá trị dưới 5.000 đồng trong tổng cộng 696 mã.

    Trong đó cổ phiếu VKP có giá rẻ nhất, đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/12 đạt 800 đồng/cp (ngày 24/11 đạt 600 đồng/cp). CAD và SME cùng có giá 1.600 đồng, VES có giá 1.500 đồng, ORS có giá 1.800 đồng, VNE có giá 2.800 đồng…

    Không những các mã nhỏ, các mã lớn thuộc nhóm chủ chốt của hai sàn cũng giảm mạnh xuống mức giá dưới 10.000 đồng như PVF đạt 7.500 đồng, OGC đạt 7.600 đồng, KLS đạt 7.900 đồng, PVX đạt 7.100 đồng…

Chia sẻ trang này