Tin gấp trưa 1/1/2012- Sự thật không vui cho tuần sau và Q1/2012 (Top dành cho những bác cầm tiền, c

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungpvn, 01/01/2012.

6584 người đang online, trong đó có 722 thành viên. 08:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 25583 lượt đọc và 450 bài trả lời
  1. LuckyStar_Boy

    LuckyStar_Boy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    50
    Chuẩn bị
    Đặng thị Tèo

    Lùa gà khó nhể
    Đòi bỏ ra có tí vốn mà lừa đảo nhau à?.
    Khà khà
  2. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    2012, một năm đầy thách thức đối với kinh tế Việt Nam



    Do lạm phát, giá sinh hoạt ở Việt Nam trước Tết vẫn tăng (Reuters)

    Kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, và nhất là đã bộc lộ càng rõ những yếu kém căn bản. Cho nên, năm 2012 sẽ là một năm đầy thử thách đối với Việt Nam, đòi hỏi những nhà lãnh đạo Hà Nội phải thực sự có những thay đổi căn bản, chứ không thể tiếp tục duy trì hiện trạng.
    Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/12/2011 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 dự kiến chỉ đạt 5,9%, thấp hơn so với mức 6,8% của năm ngoái. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này là do Ngân hàng Nhà nước đã tăng các lãi suất nhằm kềm chế mức lạm phát đã tăng vọt trong năm nay.

    Hậu quả của việc tăng lãi suất này là số khoản vay và đầu tư giảm mạnh, làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm nội địa GDP của Việt Nam năm nay sụt giảm cũng một phần là do các biện pháp của chính phủ nhằm giảm đầu tư công và thâm hụt ngân sách.

    Có thể nói trong năm qua, vấn đề gay go nhất mà Việt Nam đã phải đối phó, đó là lạm phát. Chính phủ Hà Nội ban đầu đề ra chỉ tiêu kềm chế lạm phát 2011 ở mức 7%, sau đó đã điều chỉnh lên thành 17%, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được chỉ tiêu này, vì tỷ lệ năm nay lên đến gần 18,6%, mức cao nhất châu Á. Đây là năm thứ hai mà chính phủ Việt Nam thất bại trong việc kềm chế lạm phát ở mức dưới 10%, vì trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát đã là 11,8%.

    Chỉ có một chỉ số khả quan, đó là thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 đã giảm mạnh, xuống còn 9,5 tỷ đôla, mức thấp nhất từ một thập niên qua. Kết quả này là do tác động của việc chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm chi tiêu công và hạn chế nhập khẩu xa xỉ phẩm.

    Nhưng trong báo cáo cho Hội nghị Tư vấn Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam đầu tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã đặc biệt lưu ý là việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài, cộng với những biến động trong và ngoài nước gần đây, đang gây áp lực cho hệ thống ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang trong tình trạng thiếu thanh khoản, và tình trạng thiếu vốn vẫn là một vấn đề nổi cộm của hệ thống ngân hàng.

    Mức tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong những năm qua cao một cách bất thường, lãi suất cho vay cũng tăng, trong khi đó năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng tương đối yếu. Cho nên, một trong những việc cấp tốc đối với Việt Nam trong năm 2012 này là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

    Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cũng khó có thể tránh được nguy cơ nợ công gia tăng, nhất là ở Việt Nam có rất nhiều khoản nợ tiềm ẩn, chưa được phản ánh trong các số liệu thống kê chính thức về nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh.

    Ngân hàng Thế giới còn nhận định rằng, tại Việt Nam, việc cắt giảm chi tiêu và cải thiện hiệu quả các dự án đầu tư công vẫn chưa có nhiều kết quả như mong muốn. Nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra về phương thức cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước song vẫn chưa thật sự rõ ràng về các chính sách cụ thể trong tương lai liên quan tới lĩnh vực này.

    Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã có sự ổn định quan trọng nhờ thực hiện nghị quyết 11, nhưng sự ổn định còn mong manh. Để có thể quay lại một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững và đặt nền móng cho hiệu quả cao hơn để tăng trưởng trung hạn, Việt Nam cần giảm thâm hụt ngân sách và tái cơ cấu, bao gồm cả việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực tài chính.

    Trong dài hạn, Việt Nam để có thể duy trì được vị thế là một điểm đến thực sự hấp dẫn đầu tư, Việt Nam là phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực như điện, giao thông và kho cảng, là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư thường cho là những trở ngại chính.

    Nhưng liệu giới lãnh đạo Việt Nam có đủ quyết tâm chính trị để thực hiện những những khuyến cáo nói trên hay không ? Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị các nhà tài trợ, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, nhắc lại rằng, vào tháng 10 năm ngoái, hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương ********************** đã chỉ rõ tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính là các ưu tiên cải cách hàng đầu cho 5 năm tới.

    Nhưng bà nhấn mạnh, điều cần thiết lúc này là « ý chí chính trị mạnh mẽ », bởi vì kinh nghiệm cho thấy rằng, « thiếu hành động hoặc hành động chậm chạp sẽ dẫn đến khủng hoảng rất tốn kém. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho Việt Nam để theo đuổi chương trình tái cấu trúc ngay lúc này hơn là chờ đợi tái cấu trúc sau khi đã bị rơi vào khủng hoảng. NGAY BÂY GIỜ chính là thời điểm để hành động. »

    Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam còn nhấn mạnh rằng, « thay đổi một cách rời rạc, thiếu hệ thống là không đủ. Cần thiết phải có những hành động quyết liệt để thực sự phá vỡ quá khứ và phác thảo một con đường mới ».



    Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ vào tuần trước, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam cũng đã nhấn mạnh rằng đã đến lúc các nhà lãnh đạo phải thay đổi tư duy phát triển, tư duy kinh tế.
  3. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Hôm qua VTV1 có phóng sự về lương, 1000 đồng ra chợ mua đúng 1 cọng hành. =))=))=))
  4. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Quỹ đầu tư của pác lỗ nhiều thế, .............giờ định giải ngân cổ phiếu nào thế?:))
  5. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhìn thanh khoản dòng tiền héo hắt ở hai sòng bạc bịp nầy thì thích ăn tết hay ăn cổ; thích ăn cổ ắc là tết ko có cháo mà húp.:)):)):)):))


    6,300 tỷ USD chạy khỏi TTCK toàn cầu năm 2011


    (*********) – 6,300 tỷ USD đã bị xóa sạch khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2011 do tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính Eurozone trong nửa cuối năm.


    Theo số liệu của Bloomberg, vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu giảm 12.1% xuống 45.7 ngàn tỷ USD trong năm qua. Trong khi đó trên thị trường tiền tệ, EUR là đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong số các đồng tiền chủ chốt do những khó khăn của nền kinh tế và hệ thống tài chính khu vực.

    Ông Navtej Nandra, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản của Morgan Stanley nhận định: “Nhà đầu tư khởi động năm 2011 với tâm lý lạc quan nhưng càng về cuối năm mối lo ngại về nợ công của các quốc gia phương Tây càng tăng cao”.
    Trong năm qua, chỉ số Dow Jones tăng 5.5%, S&P 500 trừ 0.003% còn Nasdaq giảm 1.8%. Trên thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 5.6%, Dax của Đức và CAC 40 của Pháp lao dốc hơn 15%. Còn tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản trượt dài 17%, Shanghai Composite của Trung Quốc rớt 22% và Hang Seng của Hồng Kông sụt 20%. Chỉ số MSCI thị trường mới nổi đã đánh mất 20% giá trị bất chấp tốc độ tăng trưởng khả quan tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.
    Các tài sản được xem là nơi trú ẩn an toàn có mức tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2011. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Anh chạm mức thấp kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu. Với tỷ suất sinh lời 17% trong năm qua, trái phiếu Chính phủ Anh ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong số trái phiếu của các quốc gia hàng đầu thế giới, cao hơn so với mức sinh lời 9.8% của trái phiếu kho bạc Mỹ và 10% của trái phiếu Chính phủ Đức.
    Bất chấp nỗ lực của các nhà làm chính sách nhằm vực dậy khu vực đồng tiền chung Eurozone, giới phân tích và các chuyên gia ngân hàng dự báo thị trường chứng khoán thế giới sẽ có khởi đầu kém lạc quan trong năm 2012 vì châu Âu vẫn còn phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ.
    Một trong những phép thử lớn nhất đối với thị trường chính là hàng trăm tỷ EUR trái phiếu Chính phủ và ngân hàng hết hạn trong 3 tháng đầu năm.
    Trong khi đó, các quốc gia ngoại vi châu Âu phải gánh chịu chi phí cấp vốn cao kỷ lục bất chấp các biện pháp củng cố niềm tin tại Eurozone mà các nhà lãnh đạo đưa ra tại hàng loạt cuộc họp thượng đỉnh trong năm qua.
    Theo ước tính của Citigroup, hơn 457 tỷ EUR trái phiếu Chính phủ Eurozone sẽ đến hạn thanh toán trong quý 1/2012. Trong đó, Ý phải trả khoản nợ tới 113 tỷ EUR trong 3 tháng đầu năm trong bối cảnh chi phí cấp vốn vẫn còn đứng ở mức cao.
    Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cho hơn 500 ngân hàng Eurozone vay 489 tỷ EUR nhằm xoa dịu mối lo ngại về hoạt động cấp vốn ngân hàng nhưng cho tới nay ECB vẫn phải đối mặt với sức ép mua thêm trái phiếu Chính phủ Eurozone.
    Dù kinh tế Mỹ đang bộc lộ dấu hiệu phục hồi và hầu hết các quốc gia thị trường mới nổi vẫn còn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan nhưng một số nhà đầu tư vẫn lo sợ rằng kinh tế Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng “hạ cánh cứng” vào năm tới và đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu.
    Phước Phạm (Theo Financial Times)


    Năm 2011, vốn hóa thị trường mất hơn 10 tỷ USD




    (*********) – Trong năm 2011, mặc dù lượng cổ phiếu mới niêm yết không ngừng tăng lên, nhưng sự sụt giảm thê thảm về giá đã khiến vốn hóa toàn thị trường mất khoảng 220,000 tỷ đồng, tức đã giảm hơn 10 tỷ USD so với cuối năm 2010.
  6. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3

    Quỹ của em gồm 2 con Cọp, em và vợ em =))=))=)) Vợ em thì đã chính thức thoái vôn để lo Tết!
    Sang quý 2 xem xét thế nào rùi tính ? Vào bây giờ rủi ro 95%, chỉ có 5% thành công!
  7. HUTVIP

    HUTVIP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2011
    Đã được thích:
    172
    Thằng này làm bìm bịp cả tháng trước, giờ chắc cụt tới tận bẹn rồi ngày nào cũng lên làm chim lợn điên cuồng.\:D/
  8. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    OK pác,......em chả hiểu có lý do gì mà phải múc bây giờ? hi hi........các bạc kẹp hô múc sao múc ít thế, thanh khoản cứ như thời tiền sử ấy?????????????? :))
  9. LuckyStar_Boy

    LuckyStar_Boy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    50
    Sáng ngày có cô bán vé số lại mời, nói mãi mình móc ra 2 ngàn nói bán con 1 tờ, bả ấy trợn tròn mắt nhìn mình như thèng điên. Có chơi bao giờ đâu
    MÌnh cứ qui theo giá cổ, ai ngờ tờ giấy lộn vé số (là giấy lộn thật sự được in đẹp vì khả năng trúng quá nhỏ) còn có Mệnh là 10 k bác ạ.
    Khà khà
    1 tờ vé số mua được 8 cổ ORS

    Hay thiệt
    ;));));))
  10. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Chỉ còn vài hôm nữa các công ty công bố báo cáo quý 4 sẽ có 50 công ty về giá 1k, tương đương 1 cọng hành ở chợ bình dân!=))=))=))
    Mấy bác hô hào bắt đáy hôm nay sao k bắt nhỉ , ặc ặc!!!

Chia sẻ trang này