Tín hiệu của Thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SoChoiCK, 02/04/2011.

3852 người đang online, trong đó có 162 thành viên. 00:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2944 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư chứng khoán tiếp tục dò đáy

    Giá trị giao dịch trên 2 sàn dừng ở mức trên 800 tỷ đồng trong sáng nay. Động thái mua vào chỉ thực sự rõ ràng ở khối ngoại trong khi nhà đầu tư trong nước vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng phục hồi của thị trường.

    Mở phiên sáng nay, sàn TP HCM nhận được sự hậu thuẫn khá vững chắc từ các cổ phiếu lớn khi FPT bất ngờ tăng trần lên 52.000 đồng một cổ phiếu. VNM, VPL, PVF… cũng nhanh chóng tăng giá từ 500 - 3.000 đồng. Vn-Index, nhờ đó, nhích nhẹ 0,78 điểm, lên sát mốc 460 điểm cho dù BVH, CTG hay VCB vẫn ì ạch ở tham thiếu.


    Nhà đầu tư nội vẫn muốn chờ những động thái tích cực hơn từ thị trường. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
    Tuy Index bật xanh nhưng giao dịch đợt một tại HOSE không thật sự khả quan. Khối lượng giao dịch trên sàn tại thời điểm này chỉ đạt trên 500.000 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 14,25 tỷ đồng. Chưa mã nào trên sàn giao dịch được trên 100.000 cổ phiếu. Khả quan nhất là FPT cũng chỉ dừng lại trên ngưỡng 90.000. Tiếp đó là QCG, STB, VNM…

    Bước sang khớp lệnh liên tục, Vn-Index rung lắc mạnh quanh mốc 460 điểm. Tốc độ khớp lệnh chậm chạp khi bên mua chủ yếu chào mua tại mức giá thấp. Các mã blue-chip như BVH, CTG, STB… chủ yếu giao dịch ở tham chiếu hoặc bật chỉ báo đỏ. Dòng tiền giải ngân dè dặt trước các thông tin vĩ mô, đặc biệt là vấn đề lãi suất, không thực sự tích cực.

    Sau 9h30, Vn-Index quay đầu giảm mạnh về khoảng 457-458 điểm. Giao dịch tiếp tục diễn ra trong trạng thái lình xình. SSI trở thành mã được chuyển nhượng mạnh nhất trong phiên với hơn 1,4 triệu cổ phiếu sang tay. Ngoài ra, không một chứng khoán nào giao dịch được trên một triệu cổ phiếu.

    Mặc dù duy trì được đã tăng trần trong suốt phiên nhưng lượng giao dịch cổ phiếu FPT trong phiên khá khiêm tốn, chỉ 131.000 (trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua 108.000 cổ phiếu). Bên bán không chịu “nhả” cổ phiếu khiến dư mua trần đối với mã này lên tới hơn 400.000 cổ phiếu. Kết phiên, Vn-Index giảm 1,92 điểm, về 457,25 điểm. Khối lượng giao dịch toàn sàn đạt trên 24,6 triệu chứng khoán, tương đương 541,89 tỷ đồng.

    Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm phiên thứ 5 liên tiếp về 90,1 điểm (giảm 0,95 điểm trong phiên). Khối lượng giao dịch tiếp tục thụt lùi so với phiên trước khi chỉ có hơn 20,4 triệu cổ phiếu, trái phiếu được chuyển nhượng trên sàn, tương đường 311,83 tỷ đồng.

    Ngược dòng với 2 sàn niêm yết, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,09 điểm, lên 37,2 điểm trong sáng nay. Khối lượng giao dịch đạt 148.065 cổ phiếu vào trước giờ nghỉ trưa, tương đương 1,53 tỷ đồng.

    Nhật Minh
  2. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo nghị định quản lý vàng đã hoàn tất
    Thứ hai, 4/4/2011, 11:50 GMT+7
    Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo xong nghị định mới về hoạt động kinh doanh vàng và sẽ lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, ngân hàng và doanh nghiệp ngay tháng này, theo Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình.


    Sau đó, dự thảo sẽ được trình Thủ tướng ký ban hành trong quý II. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, nội dung dự thảo này sẽ bám sát tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 02 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết số 11 của Chính phủ.


    Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thông tin này trong bài viết mang tiêu đề "Nhiệm vụ xuyên suốt cho giai đoạn phát triển 2011-2015: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế" đăng trên website Chính phủ.


    Cũng theo ông Bình, việc triển khai quyết liệt và đồng bộ các chủ trương, chính sách, giải pháp được quy định tại hai văn bản nêu trên là nhằm tạo ra cơ sở cho việc bảo vệ và thực hiện đầy đủ hơn, thuận lợi hơn các quyền cơ bản của người dân về ngoại tệ và vàng đã được pháp luật công nhận. Đồng thời, tạo môi trường pháp lý minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng, khơi dậy các tiềm năng tài chính để phát triển kinh tế.


    Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa công bố cụ thể về cách thức quản lý thị trường vàng theo chỉ đạo mới của Đảng và Chính phủ. Báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp cuối tháng 3, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng chỉ cho biết sẽ xây dựng lộ trình quản lý tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, trên tinh thần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.


    Giữa tháng 3, một nguồn tin thân cậy với ban soạn thảo nghị định cho VnExpress biết có thể quản lý hoạt động động kinh doanh vàng miếng theo phương thức một chiều, người dân có vàng miếng có thể tích trữ tại nhà, nếu muốn bán phải bán cho Ngân hàng Nhà nước hoặc các đầu mối được chỉ định, và không có cơ hội mua lại. Theo phương thức này, dần dần sẽ không còn vàng miếng lưu thông tại Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng cũng phải ngừng hoặc chuyển đổi hoạt động.


    Ý tưởng giao dịch một chiều này không nhận được sự đồng thuận của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng miếng cũng như những người đang nắm giữ vàng miếng. Thị trường đã phản ứng nhanh chóng với ý tưởng này, giao dịch vàng miếng ảm đảm, giá giảm và thu hẹp khoảng cách so với thế giới. Một bộ phận nhà đầu tư đã chuyển hướng sang mua nữ trang hàm lượng cao để tích trữ. Vài doanh nghiệp còn nhanh chóng cho ra các bộ sản phẩm hai công dụng, vừa làm nữ trang vừa để đầu tư, tích trữ.


    Hôm 18/3, Bộ Chính trị công bố Kết luận số 02 trong đó yêu cầu đảm bảo lợi ích hợp pháp của người có vàng và ngoại tệ, quan tâm đúng mức nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân, tránh tạo ra các "cú sốc" về tâm lý gây bất ổn xã hội. Kết luận này của Bộ Chính trị không nêu cụ thể có xóa hay không xóa việc mua bán vàng miếng của người dân. Tuy nhiên, giới chuyên môn phân tích tinh thần của Kết luận số 02 có phần mềm dẻo và linh hoạt hơn.


    Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay, dự thảo mới nhất nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã chú ý nhiều hơn tới tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 02.


    Trong bài viết của mình, Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận thời gian qua, do chưa làm tốt công tác tuyên truyền theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ, nên có những thời điểm, không định hướng rõ được và gây hoang mang trong dư luận xã hội.(Nguồn: VNE, 4/4)
  3. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
  4. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Những hệ lụy từ việc đôla tăng giá
    Việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua không hẳn đem lại toàn những tác động tích cực.
    > Tỷ giá 'ngược dòng'

    Gần đây, có nhiều quan điểm cho rằng giảm giá tiền đồng không quá nguy hại, đây là việc làm đúng đắn, kịp thời, tốt cho các mục tiêu xuất khẩu, dù nhập siêu tăng nhưng đó là nhập cho phục vụ sản xuất, giảm đầu cơ, xóa chợ đen…Tuy nhiên, một biện pháp được ban hành bao giờ cũng có tính hai mặt.

    Với quyết định điều chỉnh tỷ giá lần này, cũng như nhiều lần trước đó, tôi cho rằng đây không phải hành động trọn vẹn mà chỉ là động thái đối phó tình thế ở "thế chẳng đặng đừng".
    Phá giá tiền đồng sẽ gây nhiều tác động. Ảnh: Lệ Chi

    Hãy thử làm vài phép so sánh về chính sách tiền tệ chung của Việt Nam và Trung Quốc, với cùng một cách thức quản lý chế độ tỷ giá nhưng có hai hiệu ứng khác nhau. Trong khi đồng nhân dân tệ ngày càng gia tăng mạnh lên do chính nội lực của nó (do năng lực sản xuất mạnh, dự trữ ngoại hối tăng cao) cũng một phần do sức ép từ bên ngoài thì VND ngày càng phải vật lộn để không bị giảm giá quá nhiều.

    Do đó, chúng ta có thể thấy nguyên nhân hàng đầu chính là khả năng sản xuất hàng hóa của nền kinh tế. Khi sản xuất không tốt sẽ dẫn tới hệ lụy là cán cân thương mại suy giảm, thâm hụt thương mại quốc gia tăng… Điều này làm giảm niềm tin vào đồng nội tệ, làm gia tăng khả năng mất giá trong tương lai.

    Nguyên nhân thứ hai chính là các dòng vốn nóng của quốc gia và vốn ngoại (FDI…) mất cân đối trong cách điều hành khiến nó chảy nhiều vào bất động sản hoặc chứng khoán với mục đích đầu tư nóng (chứ không phải lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu). Điều này khiến lĩnh vực bất động sản luôn nóng và đẩy giá tăng cao quá mức, bất hợp lý (Việt Nam trên bảng xếp hạng các quốc gia phát triển với thứ bậc là 120 nhưng giá trị bất động sản đứng ở mức 20 trên thế giới).

    Dù chế độ vàng bản vị đã bỏ từ lâu nhưng do hoàn cảnh lịch sử, tâm lý và thói quen định giá và thanh toán, nó vẫn tồn tại, gắn chặt với mọi giao dịch trong cuộc sống, đặc biệt là nhà đất. Đây chính là hiện tượng vàng và đôla hóa nền kinh tế ngày một nghiêm trọng. Với nền tảng như vậy, khi có dấu hiệu khủng hoảng tài chính, các diễn biến thường phức tạp và khó kiểm soát hơn nhiều lần.

    Việc chính phủ quyết định nới lỏng tỷ giá từ 18.932 đồng đổi một đôla Mỹ lên 20.693, nhưng siết biên độ 1% ngày 11/2 đồng nghĩa với việc phá giá có kiểm soát. Mục đích của việc làm này là kích cầu xuất khẩu, gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thương mại vốn đã bị thâm hụt nghiêm trọng trong thời gian qua.

    Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam mang một dấu ấn đặc thù. Trong thời gian qua, dù xuất khẩu có cải thiện nhiều nhưng cán cân thương mại vẫn luôn thâm hụt. Lý do là lượng hàng hóa nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng cũng như tái xuất vẫn luôn chiếm thế áp đảo.

    Với sản phẩm Việt Nam xuất khẩu thì chi phí đầu vào, nguyên liệu… đã chiếm hơn 80% giá trị của hàng hóa, trừ một vài sản phẩm nông nghiệp hay nguyên liệu thô đơn thuần. Nguyên nhân sâu xa đó chính là một nền sản xuất nhỏ lẻ manh mún, thiếu vắng hẳn ngành nghiên cứu và công nghiệp phụ trợ. Tình trạng này kéo dài trong nhiều thập kỷ và hiện vẫn chưa có gì thay đổi tương ứng với thời đại công nghiệp hoá cũng như nhu cầu tiêu thụ gia tăng nhanh chóng ở trong nước.

    Hơn nữa, chi phí sản xuất ra một sản phẩm của Việt Nam vẫn cao. Dù có lợi thế về giá công nhân nhưng các khoản chi phí chính thức như lãi suất, thuế không hề thấp cộng thêm những khoản chi phí ngầm khiến cho giá thành phẩm không hề rẻ đi mà vẫn tăng mạnh.

    Theo quy luật thông thường khi một quốc gia hạ giá đồng tiền của mình sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn khoảng 3 năm (giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp hơn, hàng hóa nội địa rẻ hơn, gia tăng khả năng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường quốc tế...). Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn vào các mốc điều chỉnh tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam để làm phép so sánh.
    Các mốc điều chỉnh tỷ giá qua các giai đoạn Các mốc thể hiện thâm hụt cán cân thương mại
    2005-07 : 13.000 - 15.000 VND = 1 USD
    2007- 08 : 15.500 - 17.500 VND = 1 USD
    2008-10 : 17.500 – 19.500 VND = 1 USD
    2010-11: 20.800 VND = 1 USD (trên thị trường tự do 21.800, ngày 16/02/2011). 2006 -07 trên 5 tỷ USD
    2007-08 trên 17 tỷ USD
    2008-09 trên 10 tỷ USD
    2009-10 trên 12 tỷ USD


    Sự tương thích của hai biểu đồ số liệu này trong những năm qua cho thấy, không phải cứ giảm giá đồng Việt Nam để kích thích xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế là một sự lựa chọn đúng đắn.

    Ngoài ra, hệ quả tiêu cực, độ trễ của chính sách và các biện pháp hành chính thường chậm, không có sự cân nhắc hỗ trợ cho các đối tượng chịu tác động từ biện pháp trên có thể gây thêm tâm lý bất an. Chỉ khi nào các yếu tố vĩ mô minh bạch, ổn định, cải thiện được nguồn cung và dự trữ ngoại hối thì mới mong chấm dứt hoặc hạn chế được hiện tượng hai tỷ giá cũng như tâm lý găm giữ vàng và USD của người dân.

    Trong tương lai gần (2011), các nhân tố bất ổn trên thị trường quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng. Theo dự báo của nhiều chuyên gia phân tích thì vàng, dầu, lương thực… vẫn tiếp tục tăng giá, đặc biệt giá lương thực sẽ tiến tới ngưỡng nguy hiểm cho các nước có mức thu nhập trung bình. Chính nó sẽ góp phần gây sức ép lên VND trong thời gian tới ngoài yếu tố tâm lý. Cũng vì thế, Chính phủ cần phải có các giải pháp mạnh, sự lựa chọn khôn ngoan cũng như chiến lược chủ động ứng phó hợp lý trong cả ngắn hạn và lâu dài.

    Đặng Hào Quang
    Chuyên gia kinh tế độc lập
    Ông Đặng Hào Quang là chuyên gia phân tích độc lập trong lĩnh vực ngoại hối từ năm 1997 đến nay (chuyên về phân tích kỹ thuật). Trước đây, ông từng cộng tác với sàn vàng Thế Giới và một số sàn vàng khác trong nước với vai trò là chuyên gia tư vấn. Ông Quang cũng là người chuyên về viết sách trong lĩnh vực ngoại hối. Ông đã cho xuất bản cuốn sách "Kinh doanh ngoại hối" năm 2006.
  5. nguoithuba009

    nguoithuba009 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Tín hiệu là gióng kiểu từ 1000 về 200 như trươc chứ còn gì nữa . Hãy nhớ lại , thời khủng hoảng 3 năm trước và bây giờ xem lúc nào nguy hiểm hơn , tồi tệ hơn ?
  6. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ cũng có khả năng về 200 nhưng không nguy hiểm như trước, vì đợt này về từ 500 :-bd
  7. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
  8. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhận định thị trường của công ty chứng khoán ngày 5/4

    (NDHMoney) Giới thiệu nhận định của một số công ty chứng khoán về khả năng diễn biến thị trường ngày 5/4.

    Image
    Theo AVS, quá trình đi ngang tích lũy có thể kéo dài vài tháng. Ảnh: Đức Long.


    Lực đỡ tâm lý của VN-Index là nhóm cổ phiếu blue-chip
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)

    Giá cổ phiếu tiếp diễn trạng thái đi xuống trong điều kiện thanh khoản suy yếu, khối lượng khớp lệnh mỗi sàn không quá 19 triệu cổ phiếu. Vẫn là sự giằng co đầu phiên sau đó là bán mạnh tay do nhà đầu tư bắt đầu mất kiên nhẫn. Lực đỡ tâm lý của sàn Hồ Chí Minh là cổ phiếu FPT và VNM, 2 cổ phiếu tăng trần khiến cho nhà đầu tư bớt bị quan và không bán tháo cổ phiếu.

    Tác động tích cực này theo chúng tôi là khá lớn vì nhà đầu tư thường quan sát những bluechips vốn hóa lớn khi tâm lý thị trường trở nên bất ổn. Quá khứ cho thấy trong những giai đoạn giống như hiện nay, thị trường đã từng phản ứng rất tiêu cực trước động thái bán tháo của FPT, BVH hay HAG.

    Nhà đầu tư lướt sóng không nên tham gia vào thị trường
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt - AVSC)

    AVS cho rằng trong thời gian ngắn hạn sắp tới nhà đầu tư lướt sóng không nên tham gia thị trường vì quá trình đi ngang tích lũy có thể kéo dài vài tháng. Mặc dù vậy, nhà đầu tư giá trị trường vốn có thể xem xét gia tăng nắm giữ những cổ phiếu cơ bản tốt.

    Các tiêu chí chọn lựa mã cổ phiếu có thể tham khảo: chỉ số cơ bản tốt, thanh khoản cao, giá đã giảm nhiều hơn đà giảm của chỉ số chính, tỷ lệ nợ thấp, tỷ lệ cổ tức/thị giá cao hơn lãi suất tiết kiệm, có thông tin doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ hoặc cổ đông nội bộ đăng ký mua vào …

    Khả năng biến động giằng co sẽ tiếp diễn
    (Công ty Chứng khoán FPT - FPTS)

    Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh phiên cuối tuần trước cùng những thông tin cho thấy nền kinh tế Mỹ đã chính thức phục hồi sau suy thoái. Tuy nhiên, những thông tin tích cực đó chưa đủ mạnh để xóa đi sự bi quan hiện hữu trong tâm lỹ nhà đầu tư trước viễn cảnh không mấy lạc quan của nền kinh tế trong nước.

    Chúng tôi chưa thấy có tín hiệu nào có thể giúp thị trường phá vỡ thế đi ngang hiện tại, khả năng biến động giằng co sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch ngày mai.

    Cần ý thức rủi ro T+ cao
    (Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect - VNDS)

    Xu hướng thị trường vẫn tiếp tục xấu. Sắp tới HNX-INDEX sẽ có một nhịp nảy lên ngắn hạn, với những nhà đầu tư ưa thích bắt đáy, có thể quan sát tín hiệu thị trường để mua vào nhóm cổ phiếu có thanh khoản tốt nhưng cần ý thức rủi ro T+ cao, tránh mua đuổi cổ phiếu.

    Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

    Quốc Hùng - NDHMoney
  9. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Vẫn đợi xuân về, dù có muộn
    Thứ hai, 4/4/2011, 15:00 GMT+7
    (ATPvietnam.com) -Năm 2008 khủng hoảng, nhà đầu tư ai cũng chấp nhận mất mát thiệt thòi bởi cả thế giới gặp cơn bạo bệnh khủng hoảng tài chính.



    Ảnh: Trước cửa UBCKNN tại Hà Nội.

    Năm 2009 là hậu khủng hoảng, vừa thoát khỏi miệng hố thì thôi cũng đành chấp nhận một năm nữa làm ăn bết bát.

    Năm 2010 bắt đầu kỳ vọng là năm khởi sắc, là ăn bù trả bữa sau bệnh, là cơ hội bù đắp cho những người kiên trì nhất. Nhưng không, vẫn là hậu khủng hoảng. NĐT lớn nhỏ ngậm bồ hòn làm ngọt tự an ủi thôi thì 2011. Năm mới vận hội mới.

    Nhưng rồi lập xuân đã qua, xuân phân sắp tới mà mùa xuân vẫn chưa chịu về trên các sàn chứng khoán Việt Nam. Cái lạnh lẽo mùa Đông năm ngoái vẫn còn đó và sự ảm đạm của thị trường khiến nhà đầu tư khi chạm vào cổ phiếu vẫn run rẩy như đang chạm vào những bông hoa tuyết trên núi cao Sapa.

    Còn biết chờ mong gì? Kinh tế cải thiện? Không phải chuyện ngày một ngày hai. Nhiều người còn lo ngại, giờ lạm phát thế, phải thắt chặt và kìm hãm thì lại giảm tăng trưởng. Giảm tăng trưởng đến mức nào đó thì phải kích thích, kích cầu. Chẳng may lại lạm phát trở lại. Tiếp tục thắt chặt. Biết đến khi nào xuân mới về với chứng khoán?

    Khó khăn của đất nước thì đương nhiên người đầu tư chứng khoán cũng phải chia sẻ. Họ vẫn miệt mài đóng thuế cho từng lần giao dịch, kể cả khi ê chề cắt lỗ. Không trách được vì khó khăn không chừa ai cả và các biến cố địa chính trị trên thế giới không bao giờ báo trước với từng nhà ở Hà Nội hay Sài Gòn, Hà Nam hay Bình Phước.

    Khó khăn sẵn sàng chấp nhận. Những biện pháp thắt chặt của NHNN gây khó khăn lắm cho TTCK, và làm đau lòng những NĐT hao mòn tài khoản. Nhưng không ai trách cứ gì. Điều đó cần cho nền kinh tế nói chung.

    Nhưng giữa sự chấp nhận đó, chợt loé lên trong mỗi NĐT một niềm hy vọng. TTCK hoàn toàn có thể khởi sắc trong gian khó mà không cần chờ đợi những yếu tố cơ bản phải đến ngay.

    Đó là một sự cải cách mang tính kỹ thuật.

    Rút ngắn T+4 xuống, tất nhiên rồi. Ai cũng hiểu...

    Gần như chắc chắn, biện pháp kỹ thuật được chờ mong qua tháng ngày này sẽ giải quyết ngay vấn đề thanh khoản, và tạo hứng khởi đưa thị trường sôi động hơn. Mọi so sánh là khập khiễng, nhưng hình như số đề vẫn hấp dẫn không ít người chơi bởi tính nhanh gọn trong khâu thanh toán bù trừ đấy thôi, dù bản thân từng con số nếu phân tích cơ bản thì chẳng có gì để mà đợi mong. Trong khi kinh tế khó khăn và doanh nghiệp khốn cùng thì vẫn còn một giá trị nhất định ghi trên sổ sách.

    Rủi ro của mọi nhà đầu tư sẽ được giảm xuống tỷ lệ thuận với mức giảm ngày T. Niềm tin sẽ hối hả tìm về bởi giờ đây, rút T+ thì ai cũng như ai chứ lợi thế không nghiêng về các đại gia và những người làm ăn khuất tất nữa. Nhà đầu tư người trần mắt thịt không còn phải chiến đấu với các đại gia được trang bị kính hồng ngoại trong bóng đêm chứng khoán nữa.

    Các công ty chứng khoán sẽ lại tất bật nghe lệnh. Phần mềm giao dịch sẽ hoạt động với công suất cao hơn thay vì chip IBM Core 2 Duo lại chỉ phục vụ vài người mỗi phút. Mảng môi giới lại khởi sắc, tự doanh cũng rục rịch trở mình sinh sối và các nhận định hàng ngày của CTCK lại giàu chất chuyên môn mà càng đậm chất thơ hơn nữa...

    Lòng người càng phấn khởi tin yêu hơn, khi NĐT biết rằng những người cán bộ ở UBCK đã làm một điều mà những người đóng thuế chứng khoán ngày đêm mong mỏi.

    Và còn nhiều lắm, những cái lợi của một cử chỉ mang tính nỗ lực trên cả 100% từ UBCK đối với việc rút ngắn T+.

    Sẽ vướng mắc rất nhiều, vô số cản trở, điều kiện còn chưa cho phép. Nhưng, nếu như những con người ưu tú đó cố gắng hơn 100% sức lực và trí tuệ trong thời điểm gian khó như hiện nay để mang về một niềm vui cho NĐT thì hẳn lòng người không bao giờ quên.

    Trên UBCK còn có Bộ Tài chính. Nhưng nếu như UBCK tiếp tục mạnh mẽ và khoa học, nhiệt tình và nói phải, chắc cũng sẽ thuyết phục được Bộ Tài chính để Bộ dù đang bận trăm công ngàn việc đại sự thì vẫn có thể yên tâm cho phép UBCK đẩy nhanh tiến độ.

    UBCK đã làm việc cật lực, đã lao tâm khổ tứ, đã cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển thị trường vốn còn non trẻ mà lắm chông gai. Nhà đầu tư hiểu lắm, và cũng chỉ ước ao sự nỗ lực hơn nữa, cống hiến hơn nữa, và lao tâm khổ tứ chút nữa, bởi nay thị trường ấy đang gặp khó khăn và cần mọi người góp sức nhiều hơn.

    Vậy nên dù thất bát liên hồi, NĐT vẫn đang còn đó để đợi xuân về, dù có muộn. Bởi họ biết rằng, trong gian khó, người tài sẽ càng thể hiện được sự khác biệt.

    Phan Lê
  10. SoChoiCK

    SoChoiCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này