Tin hôm nay : Tàu TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải cách Đà Nẵng 30 hải lý

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 07/06/2011.

6498 người đang online, trong đó có 675 thành viên. 17:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13500 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/102/102/150484/Default.aspx

    Ủng hộ Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông

    QĐND - Thứ Ba, 07/06/2011, 23:20 (GMT+7)
    [​IMG]
    Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
    QĐND - Chiều 7-6, tại Hà Nội, Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật cùng Hội đồng tư vấn về đối ngoại và kiều bào thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm liên quan đến các sự kiện gần đây diễn ra trên Biển Đông.
    Tại cuộc tọa đàm, các học giả đã thẳng thắn phê phán việc làm sai trái của tàu hải giám Trung Quốc trong việc xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các thành viên của hai Hội đồng tư vấn trên cho rằng, Trung Quốc cần tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như cam kết mà phía Trung Quốc đã đưa ra trong thời gian gần đây. Nhiều học giả cho rằng, trong tương lai, tình hình Biển Đông sẽ còn những diễn biến phức tạp và sẽ liên quan đến nhiều quốc gia. Các ý kiến tại cuộc tọa đàm khẳng định, người dân cả nước và kiều bào nước ngoài đang thể hiện tinh thần đoàn kết, bày tỏ ủng hộ Đảng, Nhà nước trong giải quyết vấn đề trên Biển Đông.
    * Trước việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Hội Dầu khí Việt Nam đã ra tuyên bố cực lực phản đối hành động sai trái nói trên của phía Trung Quốc. Việc doanh nghiệp dầu khí Việt Nam thực hiện khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước mình là việc làm bình thường và đã được tiến hành từ những năm 80 của thế kỷ 20, hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
    Hội Dầu khí Việt Nam kêu gọi phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là nước thành viên, cũng như luật pháp quốc tế liên quan; thực hiện nghiêm túc các cam kết nêu trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; bồi thường những tổn thất mà các tàu hải giám của Trung Quốc gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
    Hội Dầu khí Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân và những người làm dầu khí hai nước Việt Nam – Trung Quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, vì lợi ích của hòa bình, an ninh và hợp tác trong khu vực.
    Hoa Huyền


    Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc là việc làm thường xuyên và càng đặc biệt quan trọng trong lúc này .
    Cần công khai thêm thông tin về biển Đông để tạo dư luận đồng tình của nhân dân trong nước và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế .
    Đảng lãnh đạo Dân vì hạnh phúc ấm no của Dân .
    Dân tin theo Đảng vì độc lập tự do của tổ quốc , vì hạnh phúc của chính mình !
    Lịch sử Việt Nam cận đại đã chứng tỏ ********************** luôn là ngọn cờ tiên phong đấu tranh vì độc lập tự do của tổ quốc , vì hạnh phúc ấm no của nhân dân , vì toàn vẹn giang sơn và trường tồn nòi giống Lạc Hồng .
    Những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng hiện nay và toàn thể đảng viên cần tiếp tục giữ vững truyền thống tốt đẹp đó , làm cho ngọn lửa yêu nước , tin Đảng luôn ngời sáng trong trái tim mỗi người Việt Nam !
    Trong quá khứ , Đảng đã chiến thắng mọi kẻ thù nguy hiểm nhất chính là nhờ lòng Dân , sức Dân !
    Hiện tại và tương lai Đảng sẽ thành công khi thực hiện cương lĩnh , đường lối của mình nhờ vào sức mạnh lòng Dân .

    Đảng cần Dân , gần Dân , lắng nghe ý kiến , nguyện vọng của Dân , Đảng sẽ mãi mãi chiến thắng mọi kẻ thù , bất cứ chúng từ đâu đến và hùng mạnh đến đâu !


    Đôi lời tâm huyết của một công dân .



  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mod có xem đấy !

    Cảm xúc từ trong tim bật ra ... Máu kêu gọi máu cứu sơn hà ... Con cháu Lạc Hồng đoàn kết lại ! Đứng lên ! Cầm súng cứu nước nhà !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:40, 03/01/11


    Được cảm ơn 1356 lần


    [​IMG] 07/06/11, 21:19 #1 http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/gi...ly/6404616.epi

    Tin nóng
    [​IMG]
    Tàu TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải cách Đà Nẵng 30 hải lý
    Thứ ba, 07 Tháng 6 2011 08:00



    Còn đất nước , dân ta còn hạnh phúc !
    Mất non sông , thì sống để làm gì ?




    1 người đã loan tin này: Thai_Duong (Hôm nay)



    28 người đã cảm ơn bài viết hữu ích: aduy (07/06/11), amater_s (Hôm nay), bocap1 (07/06/11), cop3mong (07/06/11), daizabao (07/06/11), Fkyou (07/06/11), hieubck (Hôm nay), hocaptrung (07/06/11), kimngoc66 (07/06/11), kiss_sugar (07/06/11), levu21262 (07/06/11), linhmoitotee (07/06/11), linkiu (07/06/11), namoon (07/06/11), namsieunhan1988 (07/06/11), ndl_70 (07/06/11), phuonglinh02 (07/06/11), rubi36 (Hôm nay), sansousee (07/06/11), SeizeOp (Hôm nay), SINH-TU (07/06/11), Stockcity (07/06/11), surudoi (07/06/11), tcdtcd (07/06/11), thaingocj (07/06/11), thangbomnhat (07/06/11), thatnhudem (07/06/11), VIPAccess (07/06/11)


    Và đây nữa :

    [​IMG] 07/06/11, 22:15#42191 người đang vào chủ đề này, trong đó có 81 thành viên: Thai_Duong, scorpion12, gongrom, tri_okhau, haleclub, dixuyenquamuaha, alibabavn2,PHANTTVNOL, cop3mong, vuotlenchinhminh689, elenol87, hocaptrung, ngoclongphat, thangbuicong74, chanquanhi, TraDogToThanh, huong_que,bienvang1975, noithatma, phuonglinh02, thantai2626, stokie, suvk, levu21262, vinacity, beginner, vetopower, tranhoa4131, tuananhdientu, muc_xa,pvkhanhhp, sansousee, Flying_to_Heaven, KingKongS, HPMylinh, tit2009, thangdt00, Chuyengiadoanmo, thanhcong6879, chaninja, stefano,lamhoang7577, el_loco_vn, floriade, 180606, thepgi, tinnonghoi, khucgo83, chungkhoanmn, bslqtuyen, salem216, votukinh, kiemtienmuaxe,Khongsogiau, Mayaka, fly-dragon, honghaibinh, HinhKiemPhong, diendaiviem, Macho, kimngoc66, LongBear, Botuong, xxrobot, Vanhac, haitac2001,kcye, tranhaisach, cophieumayman, choick, tuanvnpt_hp, ND835, edixon, nongsot, nhadautu_1970, nmhntbn, zodiac2004, rabbit2011, hoasua82,GBlock, Susu02
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/102/102/150446/Default.aspx

    Bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Đối thoại Shangri-La 10


    QĐND - Thứ Ba, 07/06/2011, 21:1 (GMT+7)


    QĐND Online - Cảm ơn John về lời giới thiệu tốt đẹp.
    Và xin chúc mừng Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược đạt được dấu mốc quan trọng với Đối thoại An ninh Shangri-La lần thứ 10. Hội nghị này, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, đã trở thành một diễn đàn năng động khuyến khích đối thoại và hiểu biết giữa các nước thành viên.
    Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới chính phủ Singapore đã tiếp đón chúng tôi một lần nữa và tới nhân viên khách sạn Shangri-La vì công việc vất vả của họ. Mặc dù sự kết hợp của nhiều chủ đề lớn và các quan chức chính phủ cao cấp rõ ràng là sự thu hút chính với những người tham dự hội nghị, nhưng từ lâu tôi đã cho rằng một trong những lý do chính khiến mọi người trở lại sự kiện này là lòng hiếu khách tuyệt vời của khách sạn và thành phố này.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 10 ngày 4-6
    Thực vậy, đây là năm thứ năm liên tiếp tôi tham gia cuộc đối thoại này với tư các Bộ trưởng Quốc phòng, và như các bạn biết, đây sẽ là lần cuối tôi tham dự sự kiện này. Cơ hội lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ trong bốn năm rưỡi là một đặc ân mà tôi cảm ơn Tổng thống Bush và Tổng thống Obama. Nó cũng mang lại cho tôi một viễn cảnh về chủ đề chủ chốt mà tôi muốn thảo luận ngày hôm nay: bản chất lâu dài và nhất quán của các cam kết của Mỹ ở châu Á, kể cả trong các giai đoạn quá độ và thay đổi.
    Là người sẽ rời khỏi chính phủ sau khi phục vụ tám đời tổng thống, tôi biết chút ít về sự không chắc chắn mà các giai đoạn quá độ có thể gây ra. Trên thực tế, tôi đã đề cập đến chủ đề này trong bài phát biểu của tôi tại đây trước đây. Tại phiên họp năm 2008, khi chưa biết về kết quả bầu của tổng thống Mỹ - và rõ ràng không nghĩ rằng tôi sẽ là một thành phần trong chính quyền mới – tôi đã nói rằng tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ chắc chắn duy trì sự can dự và hiện diện của chúng tôi tại khu vực này.
    Thực tế cho thấy, tôi hy vọng sẽ làm rõ bằng bài phát biểu của mình. Dưới thời Tổng thống Obama, sự can dự đó đã không chỉ được duy trì mà còn được mở rộng và tăng cường bằng rất nhiều cách. Hy vọng rằng, mọi việc sẽ diễn ra đúng như vậy với chính sách quốc phòng của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Leon Panetta, một chính khách xuất sắc đã được đề cử làm người kế nhiệm tôi.
    Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta gặp nhau ở thời điểm nước Mỹ đang đối mặt với một loạt các thách thức ở cả trong và ngoài nước. Thời điểm các câu hỏi về sự bền vững và độ tin cậy trong các cam kết của chúng tôi được nêu ra trên khắp thế giới. Những câu hỏi này là nghiêm túc và chính đáng.
    Không nghi ngờ gì nữa, đối mặt với hai cuộc chiến kéo dài và tốn kém ở Iraq và Afghanistan đã khiến các lực lượng chiến đấu trên bộ của quân đội Mỹ làm việc quá sức và làm người Mỹ mất kiên nhẫn, ý muốn phiêu lưu với các cuộc can thiệp tương tự trong tương lai. Với mặt trận trong nước, Mỹ đang đi lên chậm chạp từ cuộc suy thoái nghiêm trọng với các thâm hụt ngân sách khổng lồ và nợ công tăng, tạo áp lực lên ngân sách quốc phòng Mỹ.
    Đó là thực tế khắc nghiệt mà chúng tôi phải đối mặt, chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng là tại thời điểm này, các bạn đồng thời nhận ra được một loạt thực tế thuyết phục, cũng quan trọng tương tự, khi nói tới vị trí của Mỹ ở châu Á. Thực tế sẽ chứng minh, bất kể thời điểm khó khăn nước Mỹ phải đối mặt như hôm nay, hoặc sự lựa chọn ngân sách khó khăn chúng tôi phải đối mặt trong những năm tới, là các lợi ích của Mỹ như một quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương - một quốc gia có nhiều hoạt động thương mại trong khu vực - sẽ kéo dài. Và nước Mỹ và châu Á sẽ chắc chắn trở nên gắn bó không thể tách rời trong suốt Thế kỷ này. Tôi hy vọng bài phát biểu của tôi hôm nay sẽ chỉ ra những thực tế và hiểu biết này - được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo và lập pháp Mỹ trong giới chính trị - sẽ biện luận cho việc duy trì các cam kết của chúng tôi với các đồng minh trong khi duy trì sự can dự quân sự mạnh mẽ và quan điểm ngăn chặn trên khắp Vành đai Thái Bình Dương.
    Bài phát biểu này được nhấn mạnh bởi sự phát triển quan trọng về bề rộng và cường độ của sự can dự của Mỹ ở châu Á trong những năm qua – ngay cả ở thời điểm khó khăn kinh tế lớn trong nước và hai chiến dịch quân sự lớn đang diễn ra ở Iraq và Afghanistan. Ba năm trước, tôi đã phát biểu tại cuộc họp này và nhắc đến một thực tế rằng đó là chuyến công du lớn lần thứ tư của tôi tới châu Á – Thái Bình Dương trong vòng 18 tháng. Bây giờ, tôi có thể thông báo rằng đây là chuyến công du thứ 14 của tôi tới châu Á trong vòng bốn năm rưỡi qua. Tháng tới, Ngoại trưởng Mỹ Clinton sẽ thực hiện chuyến đi thứ tám của bà tới châu Á và Tổng thống Obama kể từ ngày ông nhậm chức, mỗi năm đều có một chuyến công du lớn tới châu Á.
    Thực sự, một trong những thay đổi ấn tượng nhất – và ngạc nhiên nhất – mà tôi chứng kiến trong các chuyến công du tới châu Á là mong muốn rộng khắp trong khu vực về mối quan hệ quân sự - quân sự mạnh hơn với Mỹ - mạnh hơn nhiều so mới lần cuối tôi làm trong chính phủ 20 năm trước.
    Sự can dự của chúng tôi ở châu Á được định hướng bởi các nguyên tắc lâu dài khuyến khích tăng trưởng kinh tế và ổn định trong khu vực. Tôi đã nói về các nguyên tắc này năm ngoái, nhưng tôi nghĩ cam kết của chúng tôi đáng được nhắc lại một lần nữa hôm nay:

    • Thương mại mở và tự do;
    • Một trật tự quốc tế đúng, nhấn mạnh các quyền và trách nhiệm của các quốc gia và tuân thủ luật pháp;
    • Tất cả được tự do tiếp cận với các quyền được hưởng toàn cầu về biển, bầu trời, không gian, và bây giờ, không gian mạng; và
    • Nguyên tắc giải quyết xung đột không sử dụng vũ lực.
    Cam kết và sự hiện diện của Mỹ như một quốc gia Thái Bình Dương đã là một trong rất ít những điều bất biến trong các thay đổi mạnh mẽ của khu vực này trong hơn nửa thế kỷ qua. Nhưng khi khu vực thay đổi, Mỹ luôn thể hiện sự linh hoạt không chỉ duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở châu Á – Thái Bình Dương mà còn tăng cường nó – làm mới các mối quan hệ, phát triển các khả năng mới và thay đổi quan điểm quốc phòng của chúng tôi để đáp ứng với các thách thức của thời cuộc.
    Ví dụ, sau khi tham chiến trong một cuộc chiến tranh khốc liệt, Mỹ và Nhật Bản đã xây dựng một liên minh, một liên minh đã trải qua vô vàn thử thách và được minh chứng là nền tảng của sự ổn định trong khu vực. Sự thể hiện giá trị của liên minh này thuyết phục và gần đây nhất là hình ảnh binh lính Mỹ và Nhật Bản cùng nhau chuyển hàng cứu trợ và lương thực cho những người sống sót sau trận sóng thần và động đất kinh hoàng tháng Ba vừa qua.
    Tính trong 24 giờ đồng hồ sau trận động đất, Mỹ đã khởi xướng Chiến dịch TOMODACHI nhằm hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng để giúp đỡ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, lực lượng mà chính phủ nước này đã huy động tới hơn 100.000 người. Ở vào cao điểm của các nỗ lực cứu trợ phối hợp chặt chẽ, Mỹ đã có 24.000 nhân viên, 190 máy bay, và 24 tàu để hỗ trợ ứng phó của Nhật Bản. Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã mang đồ cứu trợ tới các cộng đồng bị ảnh hưởng, sửa chữa hạ tầng giao thông, và tìm kiếm những người còn sống sốt dọc theo đường bờ biển bị ảnh hưởng. Nỗ lực này chứng minh cho sự phối hợp hoạt động cấp cao giữa lực lượng quốc phòng của Mỹ và Nhật Bản và chứng minh cho kết quả của những năm đầu tư của hai quốc gia vào huấn luyện và khả năng kết hợp. Ngày nay, rõ ràng là liên minh không chỉ tồn tại qua thảm kịch này mà còn phát triển mạnh hơn và có ý nghĩa sống còn hơn.
    Liên minh của Mỹ với Hàn Quốc là một trụ cột khác trong chiến lược an ninh châu Á – Thái Bình Dương của chúng tôi - một trụ cột nổi ra khỏi gốc Chiến tranh Lạnh để đương đầu với một loạt các thách thức an ninh trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Hai quân đội của chúng tôi tiếp tục phát triển các khả năng kết hợp của chúng tôi để ngăn cản và đánh bại, nếu cần thiết, việc gây hấn của CHDCND Triều Tiên, nhưng liên minh Mỹ - Hàn Quốc không được lập nên đơn giản để chống lại một quốc gia khác. Nó cũng ủng hộ một điều gì đó, để có nghĩa và tồn tại. Về góc độ này, các nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng một liên minh “toàn cầu” thực sự và để phối hợp với các quốc gia khác để ứng phó với các tình huống khủng hoảng trên khắp thế giới như ở Haiti hoặc Afghanistan, thể hiện cam kết chung của chúng tôi nhằm tăng cường sự ổn định và thịnh vượng vượt qua bờ biển Triều Tiên.
    Không chỉ ở Triều Tiên, mà ở tất cả các quốc gia trên khắp châu Á, sự hỗn loạn thời Chiến tranh Lạnh đã nhường đường cho sự hợp tác và các quan hệ đối tác mới. Ra khỏi một kỷ nguyên xung đột để lại vết hằn không thể gột sạch lên cả hai nước, Mỹ và Việt Nam đã tiến lên phía trước và xây dựng một mối quan hệ song phương mạnh mẽ và sống động. Cùng nhau, Mỹ và Việt Nam đã thể hiện cách xây dựng trên quá khứ mà không lặp lại nó. Cam kết này nhằm vượt qua các rào cản tưởng như không thể vượt qua được đã đưa chúng tôi đến nơi chúng tôi tới hiện nay: đối tác trên một loạt các lĩnh vực bao gồm thương mại, đầu tư, giáo dục và y tế, và an ninh và quốc phòng.
    Chúng tôi cũng đang cùng với Trung Quốc xây dựng một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện. Trong nỗ lực đó, chúng tôi đã thấy những thành quả của các quyết định táo bạo của ba tổng thống Mỹ trong những năm 1970, những người của đảng Cộng hoà và Dân chủ, nhằm xây dựng một quan hệ giữa hai quốc gia và sau cùng đã đi đến bình thường hoá quan hệ vào năm 1979. Đó là một trong những điểm nổi bật trong sự nghiệp của tôi từ khi là một nhân viên trẻ phục vụ trong Nhà Trắng khi tiến trình đó mở ra.
    Ba mươi năm sau, với cương vị là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tôi đã đưa ra ưu tiên xây dưng mối quan hệ quân sự - quân sự với Trung Quốc, mối quan hệ đã dần dần cải thiện trong những tháng gần đây. Tháng Một năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm rất tích cực tới Trung Quốc, và chỉ vài tuần trước, Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mullen, đã tiếp Tướng Trần, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, trong chuyến thăm kéo dài một tuần của ông tới Mỹ, nơi Tướng Trần được giới thiệu một số thiết bị quân sự của Mỹ. Tôi luôn vinh hạnh được gặp lại với cuộc đối thoại thú vị, và chúng tôi vui mừng gặp lại ông ở đây tại đối thoại Shangri-La.
    Một điểm đáng lưu ý nữa là sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ trong thập kỷ qua - từ sự cùng tồn tại không dễ dàng trong thời Chiến tranh Lạnh tới một quan hệ đối tác dựa trên các giá trị dân chủ chung và các lợi ích an ninh và kinh tế sống còn. Một quan hệ đối tác là một trụ cột không thể thiếu được cho sự ổn định ở Nam Á và hơn thế nữa. Kể cả chống cướp biển, tăng cường tham gia vào các khu vực khu vực, hoặc hỗ trợ phát triển ở Afghanistan, quan hệ đối tác của chúng tôi đều có một vai trò sống còn.
    Mặc dù thúc đẩy các mối quan hệ song phương trong khu vực là một ưu tiên chính của chúng tôi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cũng đưa ra cam kết lớn nhằm giúp phát triển hợp tác đa phương mới. Một trong những thách thức then chốt đối với môi trường an ninh châu Á là việc đã thiếu từ lâu các cơ chế hợp tác mạnh giữa các quốc gia trong khu vực. Trong vài năm qua, tôi đã coi đó là ưu tiên cá nhân trong việc hỗ trợ các nỗi lực thực hiện để giải quyết vấn đề này. Đó là lý do năm ngoái, Mỹ là quốc gia đầu tiên ngoài ASEAN chấp nhận lời mời tham dự diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Cộng. Đó là một vinh dự được tham gia cuộc họp đầu tiên của ADMM-Cộng tại Hà Nội tháng 10 năm ngoái và tôi lạc quan rằng nó sẽ là phần cốt lõi để tạo tiến bộ trong một loạt các vấn để cùng quan tâm – bao gồm an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ, và các chiến dịch gìn giữ hoà bình.
    An ninh hàng hải vẫn là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong khu vực với các vấn đề về tuyên bố lãnh thổ và sử dụng lãnh hải phù hợp tạo ra các thách thức cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Quan điểm của Mỹ về an ninh hàng hải vẫn rõ ràng, chúng tôi có mối quan tâm quốc gia tới tự do hàng hải; tới thương mại và phát triển kinh tế không bị cản trở; và tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng tin rằng luật pháp tập quán quốc tế, như được thể hiện trong Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc, đưa ra định hướng rõ ràng về việc sử dụng phù hợp lãnh hải, và các quyền tiếp cận với nó. Bằng cách làm việc cùng nhau trong các diễn đàn đa phương và khu vực phù hợp, và chấp hành các nguyên tắc mà chúng ta tin tưởng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, chúng ta có thể tin tưởng rằng tất cả các nước sẽ chia sẻ tiếp cận mở và công bằng với các đường hàng hải quốc tế.
    Kinh nghiệm kiên định cho thấy cùng nhau theo đuổi các giá trị chung sẽ tăng cường an ninh chung của chúng ta. Như tôi đã nói lúc trước, chuẩn bị cho an ninh và tuân theo các nguyên tắc tôi đã đề cập ở trên không chỉ là nhiệm vụ của một quốc gia nói riêng mà là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia. Đó là lý do chúng ta đặt tầm quan trọng đặc biệt vào việc xây dựng năng lực đối tác của các bạn bè trong khu vực và tăng cường vai trò hợp tác đa phương và các tổ chức trong vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương.
    Ngay cả như vậy, chúng tôi nhận ra rằng sự can dự quốc phòng của Mỹ - từ lực lượng được triển khai phía trước tới các cuộc tập trận với các đối tác trong khu vực - sẽ tiếp tục đóng một vai trò không thể thiếu trong sự ổn định của khu vực. Mặc dù hầu hết báo chí ở cả Mỹ và khu vực bị hướng tập trung trong những năm gần đây vào nỗ lực hiện đại hoá sắp xếp căn cứ với các đối tác truyền thống của chúng tôi ở Đông Bắc Á – và cam kết của chúng tôi với những nỗ lực này là chắc chắn – chúng tôi đã tiến hành một số bước tiến tới thiết lập quan một quan điểm quốc phòng trên khắp châu Á – Thái Bình Dương phân bổ địa lý rộng hơn, kiên cường chiến dịch, và bền vững về chính trị. Một quan điểm sẽ duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở Đông Bắc Á trong khi tăng cường sự hiện diện của chúng tôi ở Đông Nam Á và tới Ấn Độ Dương.
    Ví dụ, tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Australia thiết lập một nhóm quan điểm lực lượng có nhiệm vụ mở rộng các cơ hội cho quân đội hai nước để huấn luyện và hoạt động cùng nhau – bao gồm cả việc sắp xếp liên minh cho phép tiến hành các hoạt động quốc phòng kết hoạc và sự dụng chung trang thiết bị.
    Cùng nhau, chúng ta sẽ đánh giá một loạt sự lựa chọn, bao gồm:

    • Tăng cường sự hiện diện hải quân chung kết hợp và năng lực ứng phó sẵn sàng hơn với các thảm họa nhân đạo;
    • Cải thiện trang thiết bị ở Ấn Độ Dương - một khu vực có tầm quan trọng quốc tế ngày càng tăng; và
    • Mở rộng diễn tập huấn luyện cho các chiến dịch trên bộ và dưới nước, các hoạt động có thể liên quan tới các đối tác khác trong khu vực.
    Ở Singapore, chúng tôi đang tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong phạm vi bối cảnh Thoả thuận Khung Chiến lược và theo đuổi can dự hoạt động hơn – đáng chú ý nhất là việc triển khai tàu chiến Mỹ tới Singapore. Chúng tôi đang kiểm tra các cách khác nhằm tăng cường các cơ hội cho quân đội hai nước để huấn luyện và hoạt động cùng nhau, bao gồm:

    • Bố trí trước nguồn tiếp tế để cải thiện ứng phó với thảm hoạ;
    • Cải thiện năng lực chỉ huy và kiểm soát; và
    • Mở rộng các cơ hội huấn luyện để giúp chuẩn bị cho các lực lượng của chúng tôi với các thách thức mà hai quân đội gặp phải khi hoạt động ở Thái Bình Dương.
    Mặc dù chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường sự hiện diện truyền thống của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua những nỗ lực như kể trên, chúng tôi tin rằng sự hiện diện của Mỹ, và tác động và ảnh hưởng đi cùng không nên chỉ được đo đếm bằng những phép tính thông thường, hay “bước chân trên mặt đất”. Trong những năm tới, quân đội Mỹ sẽ tăng cường các chuyến thăm của tàu hải quân, can dự hải quân, và các nỗ lực huấn luyện đa phương với nhiều nước trong khắp khu vực. Những loại hoạt động này không chỉ mở rộng và củng cố thêm các mối quan hệ của chúng tôi với các bạn bè và đồng minh, mà còn giúp xây dựng năng lực đối tác để giải quyết các thách thức khu vực.
    Kết hợp lại, tất cả những tiến triển này thể hiện cam kết của Mỹ nhằm duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở châu Á - một sự hiện diện cam kết cho sự ổn định bằng cách hỗ trợ và tái khẳng định với các đồng mình trong khi ngăn ngừa, và nếu cần thiết sẽ đánh bại, những kẻ thù tiềm năng.
    Không nghi ngờ gì nữa, duy trì các cam kết và sự hiện diện quân sự hướng về phía trước này là tốn kém, và không thể được gỡ rối từ các cuộc thảo luận rộng hơn về tình thế khó khăn tài chính nói chung và các áp lực lên ngân sách quốc phòng của chúng tôi nói riêng. Tôi biết rằng chủ đề này là sự chú ý hàng đầu của hội nghị này và trong toàn khu vực.
    Như tôi đã lưu ý ở phần đầu bài phát biểu của mình, nước Mỹ đang phải đối mặt với các thách thức tài khoá nghiêm trọng trong nước, và ngân sách quốc phòng – thậm chí không phải là nguyên nhân của nỗi đau tài khoá của Mỹ - phải ít nhất là một phần của giải pháp. Lường trước được bối cảnh, tôi đã dành hai năm cuối để vạch ra càng nhiều khoảng trống ngân sách càng tốt bằng cách huỷ bỏ các chương trình vũ khí không cần thiết hoặc gặp vấn đề và cắt các khoản vượt quá trần.
    Như tôi đã nói trong một bài phát biểu tuần trước, sau khi loại bỏ các chương trình vũ khí có vấn đề và gây nhiều thắc mắc khỏi ngân sách, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực hiện đại hoá chương trình vũ khí mà các lãnh đạo quốc phòng của chúng tôi thấy chắc chắn là then chốt trong tương lai – liên quan tới sự vượt trội và cơ động trên không, tấn công tầm xa, ngăn ngừa hạt nhân, tiếp cận hàng hải, không gian và mạng, tình báo, giám sát và trinh sát. Mặc dù việc xem xét chưa hoàn tất, tôi tin tưởng rằng các chương trình hiện đại hoá còn lại chủ yếu – các hệ thống có tầm quan trọng đặc biệt tới chiến lược quân sự của chúng tôi ở châu Á - sẽ đứng ở hàng đầu hoặc ưu tiên ngân sách quốc phòng của chúng tôi trong tương lai.
    Nhiều trong số các chương trình hiện đại hoá chủ yếu này sẽ giải quyết một trong những thách thức an ninh chính mà chúng ta thấy đang hiện ra ở chân trời: Tương lai mà các vũ khí và công nghệ ngăn chặn mới có thể được phát triển để từ chối tiếp cận của các lực lượng Mỹ với các đường biển và đường thông tin chủ chốt.
    Hải quân và Không quân Mỹ đã đôi lúc quan tâm tới việc chống tiếp cận và các tình huống từ chối khu vực. Hai lực lượng này đang phối hợp cùng nhau phát triển một khái niệm mới cho các chiến dịch - được gọi là “Cuộc chiến Không - Hải” - để bảo đảm rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có khả năng di chuyển, triển khai và tấn công ở một khoảng cách cực xa để bảo vệ đồng minh và những lợi ích sống còn của chúng tôi.
    Việc tăng cường sự can dự của Mỹ ở châu Á, kết hợp với việc đầu tư vào khả năng liên quan nhất tới việc duy trì an ninh, chủ quyền, và tự do của các đồng minh và các đối tác của chúng tôi trong khu vực, cho thấy Mỹ, như cách diễn đạt, đang đặt “tiền của chúng ta vào miệng của chúng ta” với sự tôn trọng khu vực này của thế giới – và sẽ tiếp tục làm như vậy. Các chương trình này đang đi đúng hướng để phát triển và tiến triển hơn trong tương lai, thậm chí phải đối phạt với những đe doạ mới ở nước ngoài và các thách thức tài khoá trong nước, bảo đảm rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình như một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thế kỷ 21 - với lực lượng, quan điểm và sự hiện diện phù hợp.
    Bây giờ, tôi thừa nhận rằng vẫn còn một số người thiển cận sẽ tranh luận rằng chúng tôi không thể duy trì vai trò của mình ở châu Á – Thái Bình Dương. Có một số tiếng nói bi quan cũng tranh luận rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mỹ đã trôi qua. Không nghi ngờ gì nữa, các thách thức mà Mỹ đang đối mặt như một quốc gia đang thoái chí. Tuy nhiên, khi tôi kết thúc công việc của mình trong chính phủ, tôi vẫn hoàn toàn lạc quan về các triển vọng của nước Mỹ vì tôi đã tự mình thấy khả năng trụ vững và sự thích ứng của Mỹ trong suốt cuộc đời mình. Thực sự thùng rác của lịch sử đã chứa các tên độc tài và xâm lược, những người đánh giá thấp sự kiên cường, ý chí và sức mạnh nền tảng của nước Mỹ.
    Mùa hè 45 năm trước tôi bước bước chân đầu tiên tới Washington để bắt đầu sự nghiệp của mình lúc cao điểm của việc tăng lực lượng Mỹ ở Việt Nam. Những điều chờ đợi phía trước trong thập kỷ đầu tiên của tôi trong chính phủ là:

    • Hai vụ ám sát trong nước có hậu quả mang tính lịch sử, với sự rối loạn bạo lực trong nước;
    • Việc từ chức trong hổ thẹn của một Tổng thống;
    • Một cuộc rút quân tốn kém và vội vàng của lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam; và
    • Một nền kinh tế bị đập nát bởi lạm phát cao và tỉ lệ lãi suất cao.
    Khi tôi kết thúc thập kỷ đầu tiên trong chính phủ vào giữa những năm 1970, nước Mỹ đối mặt với những câu hỏi rõ ràng về vị trí của mình trên thế giới, ở châu Á và các triển vọng thành công tột bậc của Mỹ so với ngày nay. Nhưng chính trong giai đoạn chán nản đó nền móng đã được đặt – thông qua các chính sách mà cả chính quyền của hai đảng chính trị của Mỹ theo đuổi – cho bước ngoặt đáng chú ý của các sự kiện trong các thập kỷ sau đó: chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh với việc tan rã của Liên bang Xô viết, giải phóng hàng trăm triệu người sau tấm màn sắt trên khắp thế giới, và một giai đoạn thịnh vượng toàn cầu đổi mới - với châu Á đang dẫn đường. Và mặc cho các dự đoán trái chiều, sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã không chấm dứt sự can dự của chúng tôi ở châu Á – trên thực tế, như tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi đã theo đuổi một mối quan hệ mới với Trung Quốc và đã và đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng của chúng tôi trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam, chưa từng thấy.
    Không có cách nào chúng ta có thể dự đoán tương lai, và không có cách nào chúng ta có thể dự đoán tác động của các quyết định chúng ta đưa ra hôm nay tới một hoặc hai thập kỷ tiếp theo. Tôi tin rằng việc chúng tôi làm ở châu Á đang đặt nền móng cho an ninh và thịnh vượng tiếp nối cho nước Mỹ và cho tất cả các nước trong khu vực. Tôi vô cùng phấn khởi đã thấy trong sự nghiệp của mình sự thành quả tốt mà sự can dự của Mỹ ở châu Á mang lại. Và khi tôi rời chính phủ Mỹ, tôi hoàn toàn tin rằng các thế hệ tương lai sẽ có một câu chuyện tương tự để kể về các lợi ích của sức mạnh, sự hiện diện và cam kết của Mỹ ở khu vực này.
    Khi nước Mỹ sẵn sàng đi đầu; khi chúng tôi đạt được các cam kết của mình và đứng về phía các đồng minh của mình, ngay cả trong các giai đoạn có vấn đề; khi chúng tôi sẵn sàng với các thách thức hiện tại và ở phía chân trời, và thậm chí xa hơn chân trời và khi chúng tôi sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những rủi ro cần thiết để bảo vệ các giá trị và lợi ích của mình – khi đó những điều vĩ đại có thể thành hiện thực, và thành hiện thực với đất nước tôi, khu vực này và thế giới.
    Xin cảm ơn.
    Ngọc Hưng (dịch)
  4. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    hê hê Thằng điên này lại bị Mod khóa mõm vì sủa bậy nữa roài =))
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thôi đừng quan tâm đến mấy tên gây rối nữa bác !
    Tập trung chủ đề chúng ta đang quan tâm :

    Phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho thấy Mỹ cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề biển Đông , tuy không thể hiện ra ngôn từ cụ thể , nhưng chúng ta thấy rõ quan điểm của Mỹ :
    1- Biển Đông là đường hàng hải quốc tế có gắn liền lợi ích của Mỹ . Con đường này phải được đảm bảo an ninh hàng hải và không thể trở thành ao nhà của riêng TQ .
    2- Mỹ ủng hộ các quan hệ đa phương trong khu vực , đây cũng là điều Việt Nam mong muốn , trong khi đó thì TQ luôn phủ nhận , chỉ thừa nhận quan hệ song phương . Việt Nam và Mỹ có chung quan điểm về vấn đề giải quyết xung đột biển Đông thông qua đàm phán đa phương !
    Liên quan đến vấn đề này , tướng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu :

    http://f319.com/showthread/p-9303769#post9303769

    " Việc Mỹ có tăng cường sự hiện diện ở châu Á hay bố trí thêm tàu ở Singapore là vì lợi ích của Mỹ. Nếu sự hiện diện ấy mang lại hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, mang lại sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia thì Việt Nam hoan nghênh "


    Rõ ràng , Trung Quốc đã đi một nước cờ sai lầm khi muốn nắn gân Việt Nam và đe doạ các nước trong khu vực !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tin này làm nức lòng những người yêu nước :

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/150286/Default.aspx


    Tin QP - AN




    Binh chủng Đặc công


    Tiếp nhận đưa vào huấn luyện gần 20 chủng loại vũ khí, khí tài mới

    QĐND - Chủ Nhật, 05/06/2011, 20:26 (GMT+7)
    QĐND - Binh chủng Đặc công đã chỉ đạo Cục Kỹ thuật phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận gần 20 chủng loại vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) mới, cấp phát cho các đơn vị đặc công các quân khu, Quân chủng Hải quân, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội và hướng dẫn khai thác, sử dụng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu.
    Ngành Kỹ thuật binh chủng duy trì nghiêm các chế độ công tác bảo đảm kỹ thuật thường xuyên, định kỳ và xử lý tốt các tình huống đột xuất phát sinh trong khai thác VKTBKT. Từ đầu năm đến nay, toàn ngành quản lý, nắm chắc số lượng, chất lượng, tình trạng đồng bộ VKTBKT hiện có; triển khai đầy đủ các nội dung huấn luyện kỹ thuật tại cơ quan, đơn vị cho các đối tượng đúng kế hoạch, kết quả kiểm tra đạt 100% yêu cầu, có 76,5% khá, giỏi; thi lái xe giỏi cấp binh chủng và toàn quân đoạt giải nhì đồng đội. Ngành kỹ thuật bảo đảm kịp thời VKTBKT cho các Đoàn 5, Đoàn Đặc công nước M26 thực hiện huấn luyện, diễn tập theo nội dung mới và sự chỉ đạo của trên. Cơ quan kỹ thuật các cấp bảo đảm đầy đủ VKTBKT đúng chủng loại, chất lượng tốt phục vụ huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, bắn đạn thật, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
    Đình Xuân


    Hoan hô những Yết Kiêu của thời đại mới !



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/150007/Default.aspx


    Học viên Phòng không bắn đạn thật


    QĐND - Thứ Năm, 02/06/2011, 22:56 (GMT+7)


    QĐND Online - Ngày 2-6, Học viện Phòng không Không quân tổ chức đợt diễn tập chỉ huy tham mưu cấp phân đội có bắn đạn thật cho các học viên đào tạo sỹ quan Pháo Phòng không Khóa 53 và đào tạo cử nhân chính trị khóa 1.
    Đợt diễn tập lần này rất quan trọng, nhằm tổng hợp kiến thức đã học, nâng cao kỹ năng thực hành, phương pháp, tác phong chỉ huy cho bộ đội theo chức trách. Huấn luyện cho học viên nắm vững và thực hiện được chức trách ban đầu theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, biết tổ chức chỉ huy làm công tác chuẩn bị và thực hành chiến đấu, tiến hành CTĐ, CTCT, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác của người chỉ huy, làm cơ sở cho học viên thực hiện nhiệm vụ chức trách khi ra trường.
    [​IMG]
    Công tác chuẩn bị trước khi thực hành bắn

    Nội dung bắn đạn thật đợt này tập trung vào hiệp đồng khẩu đội bắn mục tiêu cố định mặt đất và hiệp đồng trung đội bắn mục tiêu di động. Với tinh thần “Đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể” các pháo thủ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, kết quả bắn hiệp đồng khẩu đội 100% đạt loại giỏi và xuất sắc; hiệp đồng trung đội 100% giỏi và xuất sắc. Đây là kết quả đáng khích lệ, tạo niềm tin cho các học viên bước vào ôn thi tốt nghiệp quốc gia đạt kết quả cao.
    Hoàng Anh Tuấn



    Học để hành ! :)>-
    Nhân dân tin tưởng các anh sẽ chắc tay súng , bắn trúng mục tiêu ngay loạt đạn đầu khi bọn xâm lược liều lĩnh xâm phạm vùng trời Việt Nam !
    :-bd:-bd:-bd
  8. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636

    bắn đạn thật là tốn kém lắm đấy,kiểu này coi chừng có oánh nhau thật:-??
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/149993/Default.aspx


    Tin QP - AN




    Trung tướng Đỗ Bá Tỵ kiểm tra tại địa bàn miền Trung

    QĐND - Thứ Năm, 02/06/2011, 22:12 (GMT+7)

    QĐND - Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa có chuyến công tác tại miền Trung, kiểm tra công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị đứng chân trên địa bàn.
    Trong chuyến công tác này, đồng chí đến kiểm tra toàn diện các mặt công tác tại Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng đã xuống tận cơ sở, kiểm tra điều kiện ăn ở, của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Qua nghe báo cáo và tìm hiểu thực tế, đồng chí biểu dương Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc. Nhờ vậy, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự cửa khẩu cảng và khu vực biên phòng; cùng với các lực lượng bạn bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc. Vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng còn tích cực chủ động giúp nhân dân các địa phương phòng, chống thiên tai, lụt bão có hiệu quả...
    Căn dặn cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng đặc biệt lưu ý đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình hiện nay. Đồng chí nhấn mạnh, Đà Nẵng là địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự và kinh tế, nhất là kinh tế biển, vì vậy Bộ đội Biên phòng thành phố cần tăng cường công tác huấn luyện, tinh thông về nghiệp vụ và sẵn sàng chiến đấu cao, cùng với các lực lượng làm chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho ngư dân hành nghề; luôn nêu cao cảnh giác với các loại tội phạm, triệt phá từ gốc, không để các loại tội phạm gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; làm tròn vai trò là lực lượng nòng cốt giữ vững chủ quyền an ninh biên giới...
    Trung Hội



    Ai nghi ngờ quyết tâm bảo vệ đất nước của Đảng và nhà nước ta hãy mở to mắt ra mà xem những tin như thế này nhé !
    Đây chỉ là 1 trong nhiều bước chuẩn bị sẵn sàng ứng chiến !
    =D>=D>=D>

    Không phải ngẫu nhiên tuỳ hứng mà Tổng tham mưu trưởng quân đội về thị sát kiểm tra các đơn vị tại đây !

    Khi con chó hàng xóm chỏ mõm sang sủa bậy thì ta phải xem lại rào giậu để nó không chui sang cắn gà nhà mình !


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tổng cục Hậu cần kiểm tra công tác bảo đảm hậu cần tại Đoàn H (Quân khu 5)

    QĐND - Thứ Tư, 01/06/2011, 21:13 (GMT+7)


    Đoàn công tác TCHC kiểm tra khu chế biến thực phẩm của Đoàn H QĐND - Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Phú, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (TCHC) vừa dẫn đầu đoàn công tác của TCHC đến kiểm tra và làm việc tại Đoàn H, Quân khu 5.

    [​IMG]


    Sau khi kiểm tra nơi ăn, ở của cán bộ, chiến sĩ, khu tăng gia tập trung, kho xăng dầu, mô hình câu lạc bộ quân nhân; kiểm tra quân tư trang; chất lượng bữa ăn của bộ đội… tại buổi làm việc với chỉ huy Đoàn H, đồng chí Chủ nhiệm TCHC biểu dương những kết quả mà đơn vị đã đạt được trong công tác hậu cần thời gian qua. Thời gian tới, đồng chí yêu cầu Đoàn H cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc các chỉ thị của Bộ Quốc phòng và TCHC, tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh nâng cao chất lượng công tác hậu cần, chú trọng chất lượng bữa ăn cho bộ đội. Đặc biệt đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh tăng gia sản xuất, quy hoạch lại các vườn tăng gia tập trung cho hợp lý; bảo đảm hậu cần trong huấn luyện dã ngoại; nâng cao chất lượng chuyên môn của bộ phận quân y đáp ứng hoạt động quân sự cường độ cao; nâng cấp kho xăng dầu, chú ý bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích; về doanh trại, cần vừa đầu tư xây dựng, vừa củng cố khai thác, chú ý xây dựng cảnh quan môi trường và trồng các loại cây xanh; quan tâm, chăm lo bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và đời sống bộ đội.
    Tin, ảnh: Khắc Duẩn


    Đây là hoạt động chứng tỏ quân đội đang tổng kiểm tra toàn diện nhằm nâng cao sức mạnh quân đội , sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống !
    Có ăn no mới đủ sức đánh giặc !
    Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã sẵn sàng !
    Việt Nam sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược , nếu chúng tiếp tục ngoan cố và liều lĩnh xâm phạm chủ quyền nước ta !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

Chia sẻ trang này