Tin hôm nay : Tàu TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải cách Đà Nẵng 30 hải lý

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 07/06/2011.

8489 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 13496 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác quên một điều là ' Việt Nam nói một đằng làm một nẻo ah'?
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nh...t-o-s-c-lan-t-a-h-n-n-a-1.299321#4CDTgvMxNV30





    Ðể Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đạt hiệu quả, tạo sức lan tỏa hơn nữa
    Cập nhật lúc 01:50, Thứ tư, 08/06/2011 (GMT+7)

    Ngày 7-6, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2011 của cuộc vận động (CVÐ). Ðến dự có đồng chí Ðinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo CVÐ Huỳnh Ðảm.



    Hội nghị đã kiểm điểm việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ từ đầu năm đến nay của các bộ, ngành T.Ư và Ban chỉ đạo CVÐ các địa phương, đồng thời đánh giá việc thực hiện CVÐ với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và các phong trào thi đua yêu nước. Các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể CVÐ trong năm 2011 như: Thông tin tuyên truyền, tham mưu bổ sung, sửa đổi một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam; bảo đảm kinh phí và điều kiện cho ban chỉ đạo các cấp tiếp tục triển khai thực hiện CVÐ.
    Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự triển khai quyết liệt và hiệu quả của Ban chỉ đạo CVÐ 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động. CVÐ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, đông đảo các doanh nghiệp (DN) và các tầng lớp nhân dân, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, góp phần phát huy bản lĩnh, trí tuệ Việt, khẳng định năng lực sản xuất, kinh doanh, phân phối của DN, doanh nhân Việt Nam. Ðồng thời, khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, ý chí tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của các tầng lớp nhân dân trước những khó khăn thách thức của đất nước góp phần huy động nội lực, thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững của đất nước.
    Phó Thủ tướng yêu cầu: Ðể CVÐ đạt hiệu quả thiết thực, cần sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước. Vì thế, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt đây là nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện lâu dài, bền bỉ để tạo nếp văn hóa tiêu dùng của người Việt. Các bộ, ngành phải chung sức hoàn thiện, xây dựng các cơ chế pháp lý phù hợp. Bộ Công thương sớm ban hành các văn bản để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, danh mục thay thế hàng nhập khẩu, tăng cường chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái để bảo vệ hàng trong nước.



    Ưu tiên dùng hàng Việt là yêu nước !
    Tẩy chay hàng Trung Quốc là bảo vệ kinh tế nước nhà , bảo vệ sức khoẻ của con cái và bản thân chúng ta !
  3. casauchua

    casauchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    138
    Đề nghị kiện tàu hải giám Trung Quốc ra tòa quốc tế

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)

    [​IMG]
    Tọa đàm liên quan đến vấn đề biển Đông của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


    THÚY HẰNG
    09:33 (GMT+7) - Thứ Tư, 8/6/2011
    Nên kiện tàu hải giám Trung Quốc về hành vi cắt cáp ngầm trên phạm vi lãnh hải Việt Nam để đòi bồi thường thiệt hại kinh tế.

    Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại buổi tọa đàm chiều 7/6 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các thành viên Hội đồng Tư vấn về dân chủ - pháp luật và Hội đồng Tư vấn về đối ngoại và kiều bào của Ủy ban về sự vụ này.

    Theo Ủy viên Hội đồng Tư vấn đối ngoại và kiều bào, ông Nguyễn Thắng Cảnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể ủy quyền cho Hội Luật gia Việt Nam kiện hành động cắt cáp của Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

    “Nếu không làm mạnh, Trung Quốc sẽ lấn tới”, ông Cảnh nêu quan điểm.

    Luật gia Lê Đức Tiết kiến nghị: “Nhà nước Việt Nam nên đứng ra kiện hành vi xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của đất nước”. Bởi chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để thắng kiện. Hơn nữa, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vô cớ đặt ra không nằm trong cơ sở pháp lý nào cả.

    Tuy nhiên, GS. Trần Ngọc Đường cho rằng, không nên kiện ở cấp Nhà nước mà nên kiện dân sự. Tổ chức thăm dò dầu khí của chúng ta bị cắt đường cáp thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cần đứng ra kiện tàu hải giám Trung Quốc ra tòa án quốc tế, đòi bồi thường.

    “Nếu làm được như thế cũng là bước đánh động Trung Quốc về việc gây thiệt hại cho chúng ta về kinh tế, đồng thời gián tiếp phê phán hành động xâm phạm chủ quyền”, ông Đường nhấn mạnh.

    GS. Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ - pháp luật nhận định, bản chất của Trung Quốc là "mềm nắn rắn buông", chúng ta càng lùi, họ càng lấn tới. Trước vấn đề này, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu về biển Đông.

    Tại buổi tọa đàm, bên cạnh nội dung nêu trên, nhiều vị chuyên gia cũng đề nghị cần tiếp tục công khai thông tin về vấn đề biển Đông để đồng thuận trong nhân dân.

    Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về đối ngoại và kiều bào, ông Phạm Văn Chương, đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tăng cường thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, cụ thể cho nhân dân để bày tỏ chính kiến về việc cắt cáp ngầm vừa qua và hành động uy hiếp ngư dân Việt Nam của tàu Trung Quốc. Đồng thời để người dân nhận thức đúng đắn về chủ trương, quan điểm của Đảng Nhà nước về giải quyết vấn đề biển Đông bằng con đường hòa bình và ngoại giao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để cùng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

    Một kiến nghị chung của các thành viên dự tọa đàm là trong tình hình này, Mặt trận nên ra tuyên bố bày tỏ quan điểm của mình trước việc tàu Trung Quốc cắt cáp ngầm ngày 26/5 vừa qua.

    Giáo sư Trần Ngọc Đường đề nghị: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên kiến nghị với Bộ Chính trị để Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết về ứng xử của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong mối quan hệ với láng giềng Trung Quốc.

    “Trong các tầng lớp nhân dân còn nhiều cách hiểu khác nhau về đường lối đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc, có quan niệm cho chúng ta nhu nhược, mềm dẻo quá trước hành vi xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc và quan điểm này bị một số phần tử lợi dụng khuếch đại, làm căng thẳng trong một bộ phận quần chúng. Một luồng quan điểm chính thức khác thì cho rằng như thế là mềm dẻo, phù hợp trong tình hình hiện nay, dẫn tới nhân dân chưa có nhận thức đồng nhất về vấn đề này. Vì vậy cần có nghị quyết của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, các tổ chức chính trị xã hội mới có các hành động phù hợp tuyên truyền, chuyển tải tới các thành viên trong tổ chức mình, tới các tầng lớp nhân dân”, ông Đường phân tích.

    Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho biết, Ban thường trực Mặt trận trân trọng lắng nghe, ghi nhận ý kiến của các thành viên hội đồng tư vấn và sẽ phân loại các ý kiến, kiến nghị để giải quyết trong thẩm quyền.

    Những kiến nghị, đề xuất tới lãnh đạo Đảng Nhà nước cũng sẽ được Mặt trận chuyển tải trong thời gian sớm nhất, ông Pha nói.





    Ý kiến của bạn
    (Để thuận tiện cho việc đăng tải, bạn vui lòng nhập các ý kiến phản hồi bằng tiếng Việt có dấu. VnEconomy xin chân thành cảm ơn bạn!)
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/24581/co-giao-quyet----song-o-truong-sa.html

    Cô giáo quyết... sống ở Trường Sa


    Cập nhật lúc 07/06/2011 04:22:52 PM (GMT+7)
    [​IMG]- Các đảo khác trong quần đảo Trường Sa có lẽ sẽ rất "ghen tị" vì ở đảo Trường Sa lớn, ngoài điều kiện sống không kém các đảo khác thì giáo dục ở đây có được một cô giáo giỏi và luôn quyết sống cùng Trường Sa. Cô Bùi Thị Nhung đã ra với Trường Sa từ năm 2008...
    TIN BÀI LIÊN QUAN
    Sinh viên ‘khát’ kiến thức về biển đảo Việt Nam
    Biển đảo Việt Nam theo pháp luật quốc tế

    Trường Sa chưa có lớp 3

    Năm 2008, cô Bùi Thị Nhung tình nguyện ra Trường Sa vì một điều giản dị "nghe nói ở ngoài đảo có học trò mà không có cô giáo". Lúc đó, cô Nhung đã là giáo viên biên chế của Trường tiểu học Suối Cát trong đất liền, có con gái 3 tuổi và điều kiện kinh tế gia đình ổn định. Lúc tình nguyện ra Trường Sa, thuyết phục được chồng, cô nói: "Chỉ cần ở đâu có gia đình mình, cô đều có thể sống ở đó".
    Đã qua 3 năm sống trên đảo, hiểu cái nắng, cái gió và khí hậu nơi này, hiểu cả đời sống của người dân trên đảo, cô giáo trẻ đời đầu 8X vẫn vui vẻ nói: "Sau khi hết 5 năm tình nguyện, mình muốn ở lại đảo Trường Sa thêm vài năm nữa để các cháu mình đang dạy khôn lớn và đi học trong đất liền hết. Nếu mình bỏ dở mà không có ai ra thay thì mình cũng không yên tâm."

    [​IMG]

    Cô Nhung hướng dẫn học sinh trên lớp ở Trường Sa (Nguồn ảnh:Báo Phú Yên)

    Một mình một trường với 9 trò ở đủ các độ tuổi và lớp khác nhau, có cả mẫu giáo, cô Nhung gần như dạy kèm cho các cháu và trở thành người hướng dẫn cho bố mẹ. Ở đây, mỗi gia đình một mái nhà nhưng sống bên nhau gần gũi, thân tình. Sống giữa phụ huynh, cô Nhung vừa là cô giáo, vừa là láng giềng. Có hôm nào các cháu bị phạt, cô Nhung trao đổi với phụ huynh ngay. Và có bài học nào hụ huynh chưa biết hướng dẫn con học, mang sang hỏi cô, cô lại tiếp tục hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy con học.
    "Biển này là của ta, đảo này là của ta...."
    Công sức của cô suốt 3 năm qua trên đảo đã gây ấn tượng với những người trong đoàn công tác của Bộ GD-ĐT ra thăm và tặng quà các em nhỏ ở đảo Trường Sa Lớn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) Lê Mạnh Hùng đã rất ngạc nhiên kể lại: "Tôi không thấy các cháu không thua kém gì nhiều so với học sinh trong đất liền. Các cháu biết vi tính, làm toán nhanh, viết chữ đẹp. Nhất là trò chuyện thì rất thông minh, dí dỏm".
    Áp lực ban đầu chưa quen khi trường học cũng như ở nhà, phụ huynh có thể "dự giờ" cô giáo đến nay đã thành niềm hạnh phúc và may mắn vì phụ huynh rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Cuộc sống thu nhỏ làm cho mối quan hệ trên đảo của tất cả mọi người đều gắn bó khăng khít với nhau. Không chỉ là trên trường lớp mà mỗi chiều về, khi nước xuống, cô trò, bố mẹ cùng nhau bắt cua, bắt ốc để làm những món ăn tươi của đất liền.
    Mỗi lần có đoàn công tác đến đảo, học sinh của cô Nhung lại dậy từ rất sớm, mặc quần áo đẹp và sẵn sàng múa hát để chào đón những vị khách từ đất liền.

    [​IMG]

    Sân chơi của các em nhỏ ở Trường Sa (Nguồn ảnh: Báo GD&TĐ)

    Ông Lê Mạnh Hùng kể lại, khi vừa đặt chân lên đảo chúng tôi đã được nghe các cháu ca hát rất say sưa: "Biển này là của ta, đảo này là của ta...."
    Đó là lời hát quen thuộc trong bài hát "Khúc quân ca Trường Sa" mà học trò nào cũng thuộc. Cô Nhung tâm sự, các cháu thích nhất hai bài hát: "Chú bộ đội đánh Mỹ tài ghê và bài ca về đảo. Được sống cùng các chú bộ đội, được kể về vùng biển đảo tổ quốc mình đang sống, như một điều rất tự nhiên, cháu nào cũng bảo : lớn lên con sẽ làm bộ đội để bảo vệ quê hương."
    Trẻ thơ ở nơi huyện đảo gắn bó với nhau đến nỗi, chỉ chia xa mấy tháng hè vào đất liền thăm ông bà, họ hàng nhưng cô trò cứ bịn rịn không rời. Trẻ thơ trên đảo hồn nhiên, gắn bó khiến cô Nhung không muốn nghĩ đến ngày về. Những tháng cuối của lần mang bầu bé thứ 2, cô Nhung vẫn lên lớp đều đặn. Khi chỉ còn không đầy một tháng nữa đến ngày sinh, cô vẫn cố gắng để tổng kết năm học, trao phần thưởng, giấy khen cho từng em rồi mới theo tàu vào đất liền.
    Cuộc sống thanh bình và tình cảm khăng khít, các con được học hành lại có thêm nghề nghiệp đánh bắt hải sản khiến cho không có hộ dân nào muốn rời khỏi biển đảo. Hết năm năm, các hộ dân đều mong muốn ở lại tiếp tục sống cùng biển đảo.
    Cho đến bây giờ, nói về cuộc sống trên đảo Trường Sa, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Nhung vẫn vẹn nguyên một niềm vui và hứng khởi như những ngày đầu: "Ngày đầu mới ra, mình không ngĩ là đảo Trường Sa lại đẹp như thế. Khí hậu ban đầu chưa quen nhưng chỉ sau 3, 4 tháng quen rồi thì thấy rất trong lành. Các cháu ở đây không hay ốm. Con nhỏ của mình cũng vậy, 3 năm rồi không thấy bị sao cả. Cuộc sống thanh bình, không vội vã, xáo trộn lại luôn được bộ đội giúp đỡ. Một gia đình có việc gì là đơn vị cử ngay người xuống cùng làm. Tình cảm khăng khít vậy nên đến lúc các anh đi, bà con ở đảo nhớ lắm."
    Từ khi ra Trường Sa, cô Nhung chỉ mong có cơ hội để nâng cao trình độ. Dù vậy, đối với cô giáo trẻ Nguyễn Thị Nhung, việc học của trẻ ở Trường Sa Lớn mới là điều bây giờ cô tâm huyết nhất.
    Những ngày này, cô Nhung đang hạnh phúc với con trai thứ hai vừa mới chào đời gần hai tháng ở đất liền. Nhưng trong kế hoạch rất gần vào tháng 7, cô sẽ tiếp tục đưa con trở lại đảo Trường Sa Lớn để kịp bắt đầu năm học cho các em.
    Cô Nhung chia sẻ: Dù có thế nào thì mẹ con cũng sẽ ra và ở lại chứ không về. Khi nào còn học trò ở Trường Sa Lớn, cô Nhung còn muốn ở lại dạy dỗ các em.

    • Nguyễn Hường

    Bộ Giáo Dục và bộ Quốc Phòng nên khen thưởng cô Nhung và những tấm gương yêu nước tương tự !
  5. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    Tôi yêu những gì gắn với chữ .......Sa :)) !
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu sắc

    Cập nhật lúc 02:07, Thứ ba, 07/06/2011 (GMT+7)

    Tình cảm biết ơn và trân trọng sự cảm thông, chia sẻ đầy tình người và tình cảm đoàn kết hữu nghị mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong lúc khó khăn bởi thảm nạn động đất, sóng thần lớn nhất trong lịch sử và mong muốn tăng cường sâu sắc quan hệ "đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á" giữa Việt Nam và Nhật Bản là thông điệp mạnh mẽ được Chính phủ, chính giới, cộng đồng doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng và đông đảo các tầng lớp nhân dân Nhật Bản bày tỏ đồng tình cao với đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản những ngày đầu tháng 6 vừa qua.


    'Người bạn lúc hoạn nạn là người bạn đích thực'


    Ðó là câu ngạn ngữ của Nhật Bản mà Thủ tướng Na-ô-tô Can nhắc đến trong một tuyên bố ngay tuần đầu tiên sau trận động đất và sóng thần xảy ra để bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với các nước và bạn bè quốc tế đã thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị và giúp đỡ Nhật Bản trong thời khắc khó khăn. Suy nghĩ và tình cảm đó được tất cả các nhà lãnh đạo Chính phủ, Thượng viện, Hạ viện, chính giới, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Nhật Bản liên tục nhắc lại trong tất cả các cuộc tiếp xúc với Ðoàn. Lãnh đạo Nhật Bản đánh giá cao Việt Nam là một trong những nước đầu tiên gửi điện thăm hỏi, tổ chức quyên góp và gửi tặng hàng hóa thiết yếu cho nạn nhân động đất và sóng thần Nhật Bản; nhấn mạnh rằng những túi hàng cứu trợ đúng lúc của Việt Nam đã làm ấm lòng người dân Nhật Bản.
    Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Ta-ca-hi-rô Y-ô-cô-mi-chi và nhiều nhà lãnh đạo khác cho rằng tinh thần đối tác chiến lược càng thể hiện rõ nét, quan trọng hơn bao giờ hết trong lúc này; bày tỏ cảm ơn và đánh giá rất cao việc Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dù chương trình làm việc rất bận rộn đã quyết định thăm các nạn nhân động đất, sóng thần đang sinh sống trong trung tâm tạm cư tại TP A-sa-hi, tỉnh Chi-ba, một trong các địa phương chịu tàn phá trực tiếp của trận động đất và sóng thần vừa qua.
    Tại trung tâm tạm cư ở TP A-sa-hi, đồng chí Trương Tấn Sang và Ðoàn đại biểu Ðảng ta đã dành một phút mặc niệm các nạn nhân động đất, sóng thần; đã nói chuyện, tặng quà và thăm hỏi về tình hình cuộc sống của người dân. Thông báo về phong trào quyên góp, ủng hộ của người dân Việt Nam hướng về các nạn nhân động đất, sóng thần tại Nhật Bản, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định tuy Việt Nam còn nghèo, giá trị quyên góp được còn ít, nhưng đó là tình cảm nồng ấm, thể hiện nghĩa tình của nhân dân Việt Nam. Ðồng chí bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, với ý chí dũng cảm, nghị lực kiên cường, trí thông minh và sự ủng hộ của bạn bè thế giới, nhân dân Nhật Bản chắc chắn sẽ sớm vượt qua mọi khó khăn, công cuộc tái thiết sẽ thành công, đất nước Nhật Bản tiếp tục phát triển phồn vinh. Nhiều người dân địa phương, chủ yếu là người già, đã thật sự xúc động, bật khóc trước tình cảm nồng ấm và chuyến thăm của đồng chí Trương Tấn Sang và Ðoàn, bởi họ biết trong những thời khắc khó khăn này, họ không cô đơn, nhân dân Việt Nam luôn ở bên cạnh nhân dân Nhật Bản.
    Phát triển sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

    Thực tiễn cho thấy, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản sau gần 40 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao được xây dựng trên nền tảng vững chắc, có sự đồng thuận và mức độ tin cậy chính trị ngày càng tăng, phát triển nhanh chóng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, giáo dục - đào tạo, không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực khác như văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương.

    Mối quan hệ đó đã phát triển lên một tầm cao mới vào năm 2009 khi lãnh đạo cấp cao hai nước xác định khuôn khổ 'quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á' và gần đây nhất, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 10-2010 của Thủ tướng Nhật Bản Na-ô-tô Can, hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và đạt nhiều thỏa thuận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, tạo cơ sở để tăng cường thực chất, toàn diện quan hệ đối tác chiến lược
    Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa nền kinh tế hai nước trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng.
    Qua chuyến thăm Nhật Bản lần này của đồng chí Trương Tấn Sang, hai bên đã đạt được sự nhất trí cao về phương hướng và biện pháp lớn nhằm tăng cường toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới, tập trung ở một số điểm chính sau:
    Thứ nhất, khẳng định việc phát triển sâu sắc quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là phù hợp lợi ích của hai nước và có lợi cho khu vực; cần tích cực triển khai thực hiện có kết quả các thỏa thuận giữa hai Thủ tướng tháng 10-2010.
    Thứ hai, nhất trí lấy năm 2013 là 'Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản' nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao; hai bên mở rộng giao lưu các cấp, các ngành, các địa phương và trên tất cả các kênh; sẽ phối hợp chặt chẽ, có các hoạt động phong phú, thiết thực và sâu rộng để kỷ niệm trọng thể sự kiện quan trọng này.
    Thứ ba, nhất trí phấn đấu tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều trong vòng mười năm tới; nhấn mạnh mục tiêu đó có tính khả thi và hai nước còn nhiều tiềm năng để tăng nhanh hơn nữa. Hai bên sẽ nỗ lực tăng cường hiệu quả hoạt động của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản và các cơ chế hợp tác với sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, mở cửa thị trường cho nhau và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hai nước mở rộng hoạt động. Nhật Bản sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
    Thứ tư, hai bên khuyến khích và có chính sách hỗ trợ thích đáng các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư vào Việt Nam, tham gia tích cực quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam; hình thành một số khu công nghiệp chuyên sâu ở Việt Nam, góp phần tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. Trong các cuộc tiếp xúc, trao đổi ý kiến, lãnh đạo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Liên đoàn các tổ chức Kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN), Hiệp hội Xúc tiến Ngoại giao Nhân dân (FEC), Liên đoàn Kinh tế vùng Can-xai (KANKEIREN), Hiệp hội Công thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng Ô-xa-ca (OCCI), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC)..., nhiều tập đoàn kinh tế, tài chính lớn của Nhật Bản thông báo đang có kế hoạch mở rộng đầu tư và hợp tác với Việt Nam và rất quan tâm các dự án lớn trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghệ chế biến; cam kết đầu tư và chuyển giao các công nghệ tiên tiến nhất để cống hiến cho phát triển kinh tế Việt Nam và cho sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. Hai bên đánh giá thời điểm hiện nay là cơ hội lý tưởng để tận dụng tiềm năng hợp tác to lớn, có tính bổ sung cao giữa hai nền kinh tế, vì sự phát triển bền vững của hai dân tộc.
    Thứ năm, các nhà lãnh đạo Chính phủ, Nghị viện Nhật Bản khẳng định, dù còn nhiều khó khăn về tài chính, nhưng chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam không có gì thay đổi, sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao phù hợp yêu cầu phát triển của Việt Nam và yêu cầu hợp tác giữa hai nước, trong đó ưu tiên cao cho các dự án hạ tầng có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam; cảng Lạch Huyện, Hải Phòng; Nhà ga T2 Sân bay Nội Bài; Sân bay quốc tế Long Thành; các tuyến tàu điện ngầm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Nhà máy điện hạt nhân; Khai thác và chế biến đất hiếm và một số dự án mới quan trọng khác. Trong bối cảnh đang phải khắc phục sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Phư-cư-si-ma, Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ chia sẻ kinh nghiệm và áp dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhất, bảo đảm an toàn cao nhất cho dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân số 2 tại tỉnh Ninh Thuận.
    Thứ sáu, mở rộng hơn nữa hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực; thông qua tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực nông - ngư nghiệp và chế biến nông - hải sản là những lĩnh vực Nhật Bản sẽ ưu tiên phát triển trong thời gian tới, là một trong các giải pháp để khắc phục hậu quả sau thảm họa thiên tai vừa qua. Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản khẳng định sẽ ưu tiên cho việc tăng cường tiếp nhận tu nghiệp sinh, lao động Việt Nam với số lượng lớn hơn để tham gia vào quá trình tái thiết và phát triển kinh tế Nhật Bản một cách lâu dài và ổn định. Ðồng thời, Chủ tịch JICA tỏ ý sẽ hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện để phát triển bền vững.
    Thứ bảy, hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, theo đó cùng với chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; Nhật Bản sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và vốn cho các dự án phòng chống nước biển dâng, cũng như dự án Trung tâm Vũ trụ Hòa Lạc, công trình rất có ý nghĩa đối với phòng chống thiên tai.
    Thứ tám, tăng cường và mở rộng phạm vi phối hợp giữa hai nước trong xử lý các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm thông qua việc nâng cao hiệu quả cơ chế đối thoại chiến lược hằng năm Việt Nam - Nhật Bản và khi có nhu cầu.
    Củng cố sự đồng thuận chính trị
    Phát triển toàn diện, thực chất 'quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á' giữa Việt Nam và Nhật Bản từ lâu luôn giành được sự ủng hộ, đồng thuận cao của lãnh đạo, chính giới, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm, đồng chí Trương Tấn Sang đã có nhiều cuộc gặp với lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền, lãnh đạo các chính đảng đối lập lớn ở Nhật Bản như đảng Dân chủ Tự do, đảng của mọi người, Ðảng CS Nhật Bản; trao đổi ý kiến với lãnh đạo hai Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam (đa đảng và đảng Dân chủ), cùng một số chính trị gia có thiện cảm với Việt Nam và có ảnh hưởng lớn trên chính trường Nhật Bản. Lãnh đạo các chính đảng, các tổ chức của Nhật Bản đều khẳng định rất coi trọng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản, khẳng định sẽ luôn dành sự ủng hộ cao cho phát triển sâu sắc quan hệ hai nước.
    Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam (đa đảng) Ta-kê-be Chu-tô-mu khẳng định, tuy các chính đảng Nhật Bản có thể có khác biệt nhau, nhưng luôn đồng thuận và hợp tác tốt với nhau trong thúc đẩy quan hệ với Việt Nam; đề nghị mở rộng hơn nữa giao lưu giữa Quốc hội/Nghị viện và các nghị sĩ hai nước, không ngừng nâng cao vai trò để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Việt Nam.
    Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác giữa các địa phương
    Mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước là một nội dung quan trọng được đồng chí Trương Tấn Sang và các nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản hết sức quan tâm. Hai bên đã đạt được sự nhất trí cao trong việc khuyến khích và hỗ trợ các địa phương hai nước tăng cường các hoạt động hợp tác, giao lưu hữu nghị với nhau trên các lĩnh vực, không chỉ về văn hóa, giáo dục, giao lưu nghệ thuật mà cả trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; nhấn mạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các địa phương chính là góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ đoàn kết hữu nghị tốt đẹp sẵn có và là một biện pháp đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.
    Trong thời gian thăm TP Ô-xa-ca và vùng Can-xai, đồng chí Trương Tấn Sang đã có nhiều cuộc gặp và trao đổi ý kiến với lãnh đạo chính quyền các tỉnh vùng Can-xai - trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo của Nhật Bản, nơi có mối giao thương lâu đời với Hội An. Ðồng chí khuyến khích và đề nghị các tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp vùng Can-xai mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác, giao lưu với các địa phương của Việt Nam, trong đó có TP Hồ Chí Minh - địa phương kết nghĩa với TP Ô-xa-ca, Ðà Nẵng - địa phương kết nghĩa với TP Xa-cai, Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu - hai cửa ngõ giao lưu quốc tế ở hai miền Việt Nam và các địa phương khác.
    Nhân dịp này, đồng chí Trương Tấn Sang đã tiếp các đoàn đại biểu của Hiệp hội Giao lưu Quốc tế với Việt Nam TP Xa-cai, Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam vùng Can-xai. Ðồng chí đánh giá cao hoạt động hữu nghị có ý nghĩa, liên tục của hai tổ chức, coi đó là cầu nối hữu nghị quan trọng của vùng Can-xai với Việt Nam; cảm ơn và đề nghị các tổ chức tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam, trong đó có hàng nghìn sinh viên và tu nghiệp sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại vùng Can-xai; hoan nghênh các tổ chức hữu nghị không ngừng kiện toàn tổ chức, có nhiều hoạt động hữu nghị phong phú với Việt Nam, đặc biệt trong năm 2013, để thiết thực kỷ niệm Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
    Báo giới và các phương tiện truyền thông đại chúng Nhật Bản đã dành sự quan tâm đặc biệt và đưa tin rộng rãi về chuyến thăm và các hoạt động quan trọng của Ðoàn. Báo Ni-cây, tờ báo lớn nhất của Nhật Bản, đã xin được phỏng vấn và đưa tin trang trọng bài phỏng vấn với đồng chí Trương Tấn Sang.
    Với những kết quả quan trọng đạt được, chuyến thăm của đồng chí Trương Tấn Sang, một sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản trong năm 2011, đã thành công tốt đẹp. Ðây chính là bước triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Ðại hội XI, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vào chiều sâu, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của dân tộc ta.

    TTXVN



    Những ngày này , Việt Nam sát cánh bên các bạn Nhật Bản , còn Trung Quốc ?
    Vẫn liên tục gây rối , đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư mà thực chất là đảo Senkaku của Nhật Bản !


    Việt Nam Nhật Bản là bạn tốt của nhau .
    Việt Nam Nhật Bản có chung kẻ thù !
    Động đến Việt Nam là động đến Nhật Bản !
    Không mở mắt ra , Tàu sẽ ôm hận ngàn thu !


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  7. pvcoal

    pvcoal Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Đã được thích:
    4.590
    Về việc VTV định phát sóng phim Đường tới thành Thăng Long, GS Lê Văn Lan:
    Tôi kịch liệt phản đối
    > Giáng Bình 'chém nhầm' Lý Công Uẩn

    TP - Tin VTV dự định phát sóng bộ phim dài tập Lý Công Uẩn- đường tới thành Thăng Long từ 30-6 đang gây xôn xao dư luận. Cũng có ý kiến cho rằng cần chiếu rộng rãi, mới biết hay dở, để có cơ sở khen chê. Rộng đường dư luận, Tiền Phong đưa ý kiến của GS sử học Lê Văn Lan, người đã có dịp xem phim này.

    [​IMG]
    Phát sóng “Đường tới thành Thăng Long” trên kênh quốc gia, lợi hay hại?. Thưa GS, vì sao ông phản đối việc phát sóng rộng rãi bộ phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” thời điểm này?
    Không chỉ thời điểm này. Nhưng càng trong thời điểm này, thì càng rõ một vấn đề cơ bản qua các thời điểm là: Thực tế không như công văn của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) gửi Đài TH Việt Nam ngày 15-3-2011 cho rằng “phim này chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta”. Qua tất cả các thời điểm, tôi đều không thể tự hào về cách người ta đưa giai đoạn lịch sử của nước ta lên phim như thế này.
    Được biết tên của giáo sư có trong danh sách cố vấn cho bộ phim mà chưa được phép của ông?
    Ở lần xem thứ nhất, khi thấy tên tôi trên giê-nê-ríc, đề là cố vấn lịch sử, tôi đã trực tiếp phản đối với ông Trịnh Thanh Sơn, Giám đốc hãng Trường Thành, đơn vị sản xuất phim này. Đồng thời tôi viết hai bài báo nói rõ chuyện đó, rằng tôi có được biết phim làm lúc nào và làm ở đâu để mà nhận việc cố vấn.
    Thưa, vậy đến nay tên của giáo sư có còn trên giê-nê-ric?
    Họ vẫn đề tên tôi với tư cách Người tu chỉnh kịch bản. Đáng tiếc, những điều tôi đề nghị tu chỉnh thì họ không tiếp thu.
    Giáo sư có thể giải thích rõ vì sao không nên chiếu bộ phim này?
    Thứ nhất, sự thật không như công văn của Bộ VHTTDL đã viết: “Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng”. Xin nêu ví dụ: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) là niềm tự hào của tất cả những người Việt chân chính, nhưng phim lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó tên là núi Chu Tước. Ở lần xem phim thứ nhất, tôi xem thấy trận đánh này diễn ra cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: “Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan”. Và trên phim, vai Lê Hoàn còn ra lệnh: “Kẻ nào bàn đánh, chém!”.
    Đến lần xem phim thứ hai và thứ ba (tức là lần duyệt cuối), sau ý kiến phản đối kịch liệt của tôi, họ đã sửa lại nhưng vẫn kéo toàn bộ cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc thời đó vẫn vào trận núi Chu Tước ất ơ ấy. Lại còn cho ông Vạn Hạnh đón đường hành quân ra trận của ông Lê Hoàn và khuyên: “Chớ sát sinh nhiều”. Vai diễn Lê Hoàn thì thể hiện sự băn khoăn về lời khuyên trận mạc này.
    Nói chung, tinh thần và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta oanh liệt là thế, nhưng Đường tới thành Thăng Long thể hiện rất mờ nhạt, chủ yếu là đấu đá, sát phạt nội bộ, chém giết, được tô đậm bằng những trường đoạn rất rùng rợn. Có nhân vật Hạng Lang sau khi đánh nhau với anh ruột là Đinh Liễn, đã chết với những mũi chông cắm xuyên từ gáy sang bên mặt, rất rùng rợn.
    Lê Hoàn- nhân vật lịch sử chính của giai đoạn này thể hiện như thế nào trong phim, thưa giáo sư?
    Mọi người Việt Nam chân chính đều hiểu và tôn vinh Lê Hoàn là anh hùng dân tộc. Hơn nữa, đây là nhà thủy lợi đầu tiên với việc đào kênh nhà Lê, bây giờ còn sử dụng. Trong phim, Lê Hoàn hiện ra như một ông vua có lối sống xa xỉ, chỉ biết bắt dân xây dựng vườn ngự uyển, không cần biết đến những lời can gián, thậm chí còn trừng phạt Lý Công Uẩn vì dám ngăn vua xây dựng những công trình phục vụ cho việc ăn chơi xa hoa.
    Lê Hoàn còn hiện ra như một ông vua nhu nhược, đi kinh lý thì để cho giặc cỏ bắt được. Rồi sa thải các trung thần. Tóm lại, một ông vua không đúng như lịch sử đã ghi chép và các nhà sử học xưa nay đã nhận định và tôn vinh.
    Còn những nhân vật lịch sử khác? Thái hậu Dương Vân Nga chẳng hạn?
    Tôi và một số nhà nghiên cứu đang được dòng tộc họ Dương mời làm hội thảo khoa học về các nhân vật họ Dương trong lịch sử. Tôi sợ rằng dòng tộc họ Dương sẽ có thái độ phản kháng dữ dội khi phim này được chiếu trên sóng truyền hình quốc gia với hình tượng Dương Vân Nga ủy mị, sướt mướt, treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Trong khi chính sử chép bà là người thông tuệ sắc sảo và quyết đoán trong những tình huống cam go.
    Chi hậu Đào Cam Mộc hiện lên trong phim, từ đầu chí cuối là một ông tướng võ biền, cha của một ông tướng trẻ khác, cũng chỉ suốt ngày đòi thách đấu với Lý Công Uẩn. Khi được giao việc hộ vệ Lê Đại Hành tuần du thì lại ngơ ngẩn, sơ suất, để cho vua của mình bị giặc cỏ bắt sống. Trong khi đó, mọi người đều biết Đào Cam Mộc là quan Chi hậu, tức là người quản mọi việc trong nội cung, và quan văn.
    Tóm lại, những nhân vật lịch sử trong phim đều bị bóp méo làm cho sai lệch đi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì nó là xuyên tạc lịch sử trong một tác phẩm nghệ thuật mà hơn thế, qua đây, việc giáo dục truyền thống anh hùng của dân tộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    [​IMG]
    GS sử học Lê Văn Lan. Các sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn này thì sao?
    Một sự kiện quan trọng bậc nhất là Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi. Phim này không chỉ gọi lên ngôi là “đăng cơ” (từ của phim Trung Quốc hoàn toàn). Rành rành sử viết Lý Công Uẩn lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lên ngôi ở một ngôi chùa Trung Quốc!
    Trang phục của phim là đề tài được bàn luận nhiều. Cụ thể trang phục của Lý Công Uẩn ra sao?
    Không chỉ trang phục của nhà vua mà của văn võ bá quan và trăm họ đều rất Trung Quốc. Rồi thì cảnh chùa chiền, cung điện, nhà cửa, ngựa xe, binh khí cũng đều rất Trung Quốc.
    Tóm lại đó là những cảnh trên phim, ở lần duyệt cuối cùng phải không ạ? Và khán giả sẽ được xem đúng như thế?
    Vâng! Đúng thế. Chính vì thế tôi mới kiên quyết phản đối việc chiếu bộ phim này ở các rạp và trên sóng truyền hình quốc gia cũng như các đài địa phương. Tôi tin chắc rằng mọi người cũng như tôi, không thể “tự hào” về mình và tổ tiên của mình, ở một giai đoạn lịch sử quan trọng mà lại được làm “rất Trung Quốc” như thế này.
    Nguyễn Xuân Diện
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118



    ;));));))

    Anh yêu những gì gắn với chữ .......Sa :)) !

    Vì sa nghĩa đen là cát xây nhà !
    Cát đựng trong bao ngăn tầm đạn địch !
    Cát đổ bê tông công sự Trường Sa !
    Cát ném vào mắt kẻ thù xâm lược ... ***
    Cát hoá pha lê khi qua lửa sáng loà !
    Cát xây tổ ấm cho ta ...
    Cát ngăn đạn địch , quê nhà bình yên !
    Cát là cát bụi thiên nhiên ...
    Hoá thành vũ khí ưu tiên diệt thù !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

    *** Ps : Các em nhỏ ở Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng năm xưa ( nay thành cụ hết rồi ! [:D] ) từng ném cát vào mắt lính Mỹ , giật vũ khí chúng về đưa cho du kích !

  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/24381/trung-quoc-voi-bien-dong--lam-gay-han--noi-hoa-hop.html

    Trung Quốc với Biển Đông: làm gây hấn, nói hòa hợp

    Cập nhật lúc 07/06/2011 06:00:00 AM (GMT+7)


    [​IMG] Tại diễn đàn an ninh khu vực cấp cao mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã bác bỏ các chỉ trích cho rằng nước ông đang hành động một cách gây hấn ở Biển Đông. Ông khẳng định, Trung Quốc theo đuổi “sự phát triển hòa bình”.


    Bộ trưởng Thanh: “Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình”
    Báo Mỹ: Vì sao Biển Đông trở nên bất an?


    [​IMG]

    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt
    phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực cấp cao mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore Ảnh: AP


    Tôn trọng thì mới hòa hợp
    “Bạn nói rằng các hành động của chúng tôi không phù hợp với lời nói của chúng tôi. Tôi dứt khoát không nhất trí”, ông Lương nói. Phát biểu sau những ngày Việt Nam và Philippines cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, ông Lương phủ nhận việc Trung Quốc là mối đe dọa an ninh ở vùng biển chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên năng lượng này. Ông đã không ngại ngần tuyên bố “tự do hàng hải chưa từng bị cản trở”.
    Trong bài phát biểu sáng 5/6 tại diễn đàn an ninh cấp cao Shangri-La, ông Lương nhấn mạnh "chỉ bằng cách ủng hộ dân chủ trong quan hệ quốc tế và tôn trọng lợi ích cốt lõi cũng như những mối quan tâm lớn của nhau” mới có thể khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương “thực sự tìm thấy hòa bình lâu dài, ổn định và hòa hợp”.
    Tuy nhiên, xâu chuỗi hàng loạt vụ việc xảy ra từ tháng 3 tới nay trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, người ta đã không còn ngạc nhiên hay thắc mắc chuyện Trung Quốc nói vậy mà không phải vậy.
    Vẻn vẹn trong vòng một tuần, Philippines đã chuyển lời phản đối tới đại sứ quán Trung Quốc ở Manila về các hoạt động ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.
    Một tuần hai lần Philippines phản đối
    Ngày 4/6, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) trong tuyên bố đăng trên trang web của họ rằng; “Các hành động của tàu Trung Quốc đã cản trở hoạt động đánh bắt cá bình thường và hợp pháp của ngư dân Philippines trong khu vực và làm suy yếu hòa bình, ổn định của khu vực”. Trước đó, chính phủ Phillippines đã nhận được báo cáo về vụ một tàu Trung Quốc bị cáo buộc nổ súng vào ngư dân Philippines.
    Ngày 31/5, Manila đã triệu tập đại diện đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc phát hiện ra tàu hải giám, tàu hải quân Trung Quốc khi các tàu này tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng một số cột trụ và thả phao ở gần Iroquois Bank. Iroquois Bank nằm ở phía tây nam Reed Bank. Theo DFA, thì đây là khu vực nằm “trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”.
    Theo Thời báo Manila, trong vòng chưa đầy 4 tháng qua, Manila đã có các văn bản ghi nhận 7 sự cố liên quan tới việc tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải tranh chấp và tấn công các tàu của Philippines.
    Mâu thuẫn là, vụ việc tàu Trung Quốc tháo dỡ vật liệu, dựng cột trụ và thả phao ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông lại xảy ra đúng vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ở thăm Manila. Trong cuộc gặp ấy, ông Aquino đã cảnh báo ông Lương rằng, những cáo buộc xâm nhập và đụng độ ở các hòn đảo tranh chấp tại khu vực Biển Đông có thể dẫn tới nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực; rằng quan điểm của Philippines là các quốc gia nên tập trung vào sự thịnh vượng của khu vực để tháo gỡ căng thẳng.
    Quan chức Trung Quốc trong cuộc gặp đã nhất trí với quan điểm trên và khẳng định, họ sẽ chuyển tải thông điệp tới “lãnh đạo nhà nước”.

    Tại cuộc tiếp xúc trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và người đồng cấp Trung Quốc còn cam kết tránh “các hành động đơn phương có thể gây báo động và tập trung vào một giải pháp hòa bình” cho tranh chấp ở Biển Đông.
    Tuyên bố thì như thế. Nhưng hành động và ứng xử ngay sau đó của Trung Quốc, đến mức trong một tuần Philippines phải hai lần lên tiếng phản đối nước này đã cho thấy cái sự "nói một đằng, làm một nẻo" của Trung Quốc.

    “Chiến thuật tàu hải giám”
    Chiều 3/6, bên lề Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có cuộc tiếp xúc song phương. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng do việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
    Ông Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”, ông Lương nói. Ông khẳng định: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”.
    Trở lại vụ việc tàu hải giám Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
    Đúng như lời ông Lương khẳng định là quân đội Trung Quốc không hề can dự vào sự việc. Song cần nhớ rằng, tàu Bình Minh 02 đã bị các tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Hải giám - một trong năm tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc - đang được gia tăng không ngừng cả quy mô lẫn kích cỡ. Và theo phân tích của Strategy Pages, một trang tin chuyên về quân sự của Mỹ thì, Trung Quốc đang thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như tàu hải giám) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng đặc quyền kinh tế hoặc các vùng biển tranh chấp; rằng, cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang và tạo sự dễ dàng khi Trung Quốc muốn tuyên bố họ là nạn nhân.
    Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông đã khiến Mỹ phải lên tiếng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á.
    Tại Đối thoại Shangri-La, ông Gates nói: “Tôi e là nếu không có quy tắc và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”.
    Một lần nữa, “câu thần chú” Trung Quốc tiếp tục cam kết theo đuổi con đường “phát triển hòa bình” bao gồm việc đảm bảo rằng sự gia tăng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa nào với các nước khác, và rằng Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm vai trò bá quyền, sẽ lại cần thời gian và hành động thực tế minh chứng!

    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh:
    Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó.
    Còn với một đất nước có sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực.



    • Thái An



    Câu nói của tướng Vịnh là cái tát vào bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Lương Quang Liệt và bè lũ !
    Liệt chối quanh , nói Quân giải phóng NDTQ không làm !
    Tướng Vịnh nói cấp dưới của anh không thể làm bậy trái ý anh !
    Vậy là Liệt lòi mặt nói láo trơ trẽn !

    Hoan hô tướng Vịnh ! Văn võ toàn tài !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  10. nvkha

    nvkha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    347
    TQ tiếp tục viện trợ quân sự cho Campuchia


    [​IMG]Quân đội Campuchia đang cần nâng cao năng lực


    Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho Campuchia 17 container trang thiết bị quân sự nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng.
    Hãng thông tấn nhà nước Campuchia AKP đưa tin loạt hàng viện trợ này đã được trao cho Không lực Hoàng gia Campuchia (RCAF) trong một buổi lễ tại căn cứ không quân Pochentong ở Phnom Penh vào cuối tháng năm.
    Buổi lễ do Tướng Moeung Samphan, Quốc vụ khanh, Bộ Quốc phòng Campuchia, chủ trì.
    Được biết lô hàng này bao gồm 50.000 bộ quân phục và giày dép cho quân nhân.
    Tướng Moeung Samphan được dẫn lời đã cảm ơn 'sâu sắc' chính phủ và quân đội Campuchia về sự giúp đỡ lâu nay của Trung Quốc.
    Loạt hàng viện trợ mới trao nằm trong thỏa thuận giữa hai lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Hun Sen đưa ra trong chuyến thăm của ông thủ tướng Campuchia sang Thượng Hải hồi tháng Năm năm ngoái.
    Cũng theo thỏa thuận đó, Trung Quốc đã cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia.
    Tăng cường quan hệ

    Trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh trở nên nồng ấm rõ rệt.
    Mới đây, vào cuối năm ngoái Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh.
    Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, vốn do Trung Quốc khởi xướng.
    Campuchia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1958.
    Trong những năm 1970,Trung Quốc ủng hộ chính thể Khmer Đỏ và đã tiến quân "trừng phạt Việt Nam" sau khi Hà Nội can thiệp lật đổ Pol Pot, giúp lập nên chính quyền của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
    Đảng này nay vẫn cầm quyền ở Campuchia.

Chia sẻ trang này