Tin hôm nay : Tàu TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải cách Đà Nẵng 30 hải lý

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 07/06/2011.

7098 người đang online, trong đó có 833 thành viên. 13:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 13492 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    NẾU TỔ QUỐC TÔI KHÔNG CÒN BIỂN

    Mất Hòang Sa, Trường Sa
    Rồng Việt Nam không còn chỗ núp
    Không có lối ra
    Tổ Quốc như bị giam trong ngục
    Xin Ngô Quyền trở về
    Xin Trần Hưng Đạo trở về
    Dìm quân xâm lược
    Tổ Quốc nguy nan
    Mỗi người Việt Nam
    Hóa thành cọc nhọn
    Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết
    Hồng Hà biết chảy về đâu ?
    Cửu Long rồi giãy chết ?
    Linh hồn cha Lạc Long Quân
    Không còn chốn đi về
    Cái lưỡi bò ngoại tộc
    Rót vào tai nhà đương cục
    Mười sáu chữ vàng
    Miệng vờ ôm hôn
    Tay lừa bóp cổ
    Lưỡi bò đang liếm sạch biển Đông
    Trọng Thủy xưa Từng dùng lưỡi bò tỏ tình
    Lừa tình cướp nỏ
    Lừa tình cướp nước
    Trong miệng người anh em
    Giấu một lưỡi bò

    Nếu Tổ Quốc không còn biển
    Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
    Chết đuối trên cao nguyên
    Chết đuối trong bùn bô-xít

    Tổ Quốc không chịu chết
    Biển Đông gầm đang hóa Bạch Đằng Giang.


    (st)​
  2. vien812003

    vien812003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Em xin các bác to mồm vừa thôi, thằng TQ nó nhiều xiền hơn mình, quân sự mạnh hơn, dân đông hơn. làm gì cũng phải từ từ, để các nhà ngoại giao giải quyết đi
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển. ODA của Nhật đv Việt Nam luôn ổn định
    Vừa phát triển kinh tế, hạ tầng... vừa có tiền mua đồ chơi về đánh bọn dog tàu
  4. heocon_choi_ck

    heocon_choi_ck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    1

    Mai em full cp trong tk, rồi xung phong ra biển đông, đầu sóng ngọn gió cùng các chiến sỹ bảo vệ tổ quốc thân yêu. Các bác ở nhà lèo lái thị trường vượt 550 nhé, để khi nào e về mở tk ra có tấm, có món.
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/24167/my-canh-bao-trung-quoc-ve-bien-dong.html

    Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông

    Cập nhật lúc 05/06/2011 06:28:19 AM (GMT+7)


    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á.

    Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung bàn về Biển Đông
    Biển Đông: Doanh nhân Philippines vào cuộc
    Ai đang làm nổi sóng ở biển Đông?
    PN&HĐ: Biển Đông dậy sóng và nghi án "đổi tiền lấy điểm"

    [​IMG]

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates Ảnh: Reuters

    Gần đây, cả Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, làm căng thẳng thêm leo thang ở vùng biển vốn luôn có tranh chấp này.
    “Tôi e rằng nếu không có quy tắc của đường đi và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”, ông Gates nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á.
    Khi được hỏi liệu hành động của Trung Quốc có làm xói mòn “câu thần chú” của Bắc Kinh rằng, Trung Quốc đang theo đuổi “sự gia tăng hòa bình”, ông Gates nói: “Tôi không nghĩ rằng tới mức độ ấy”.
    Chỉ một tuần trước đây, Việt Nam đã phản đối Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế sau khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí một tàu thăm dò của Việt Nam lúc tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
    Sau đó, Manila đã phản đối Trung Quốc về việc một tàu nước này đã tháo dỡ vật liệu xây dựng ở bãi đá ngầm tại Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Philippines cho rằng, thực sự quan ngại khi Bắc Kinh có thể từ bỏ thỏa thuận từ chín năm trước rằng không bắt đầu xây dựng công trình mới ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông.
    Trong khi ông Gates bày tỏ quan ngại về các vụ việc liên tục xảy ra gần đây, thì bình luận của ông dường như đã “dịu” hơn so với cách tiếp cận đầy cứng rắn trong năm ngoái của chính phủ Mỹ. Tại hội nghị tương tự vào năm 2010, ông Gates đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi trong một chuyến thăm Việt Nam đã tuyên bố, Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông.
    Tuyên bố cứng rắn của Mỹ năm ngoái là một phần phản ứng lời kêu gọi của các quốc gia Đông Nam Á về vai trò mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực để cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sau đó lại làm dấy lên lo lắng rằng, một cường quốc hải quân hiện thời và một Trung Quốc đang trỗi dậy có thể đi vào một cuộc xung đột ở nước láng giềng của họ.
    Hôm thứ Sáu, ông Najib Razak, Thủ tướng Malaysia, cũng nhấn mạnh sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi kêu gọi một trật tự an ninh mà không ép buộc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục cam kết theo đuổi con đường “gia tăng hòa bình”. Học thuyết này bao gồm việc đảm bảo rằng sự gia tăng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa nào với các nước khác, và rằng Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm vai trò bá quyền.
    Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và là đại biểu cấp cao nhất mà Bắc Kinh cử tới Đối thoại Shangri-La sẽ nhắc lại thông điệp trên khi ông phát biểu ở diễn đàn vào hôm nay (5/6).
    Thái độ “dịu hơn” của Washington với Trung Quốc xuất hiện khi hai nước tìm kiếm các cuộc đối thoại quân sự sâu sắc hơn. Hôm thứ Sáu, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành hội đàm song phương mà hai bên mô tả là “khá thân mật”. Tháng trước, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã có chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới Mỹ.
    Ông Gates, người đang thực hiện chuyến thăm châu Á cuối cùng trước khi rời nhiệm sở vào cuối tháng này, nói tại diễn đàn an ninh cấp cao rằng, Mỹ sẽ vẫn duy trì “cam kết quân sự mạnh mẽ” và tăng cường các cuộc thăm cảng, các thỏa thuận hải quân trong khu vực. Ông cũng bác bỏ những quan ngại về áp lực ngân sách với Lầu Năm Góc khi Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính trong khi ngân sách quân sự Trung Quốc lại tăng không ngừng nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực sẽ giảm sút.
    Ông khẳng định: “Tôi đặt cược 100 USD rằng, năm năm kể từ bây giờ ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này là mạnh nếu không phải là mạnh hơn như ngày nay”.

    • Thái An (Theo FT)
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o


    Bác này giàu mà sao kẹo thế ? [-)
    Lẽ ra nên cược một năm lương ! :-"
    Ghết (Gates) rằng thời thế nhiễu nhương ... :-w
    Đặt ít cho chắc kẻo Lương Quang Liệt lừa ! :-ss
    Ai tin được bọn Tàu khừa ? :-??
    Bao nhiêu mới đủ cho vừa túi tham ? $-)
    Cược chơi , chứ tớ hổng ham ... [-X
    Trăm đô này mất , bà xã bằm chết tui !
    ~X


    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  6. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
    tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có.
    nếu có chiến tranh Việt - Trung, hi vọng gặp bác trên chiến trường.
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam


    Về chính trị

    Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Tomiichi Murayama 8/1994, Ryutaro Hashimoto 1/1997, Keizo Obuchi 12/1998, Junichiro Koizumi 4/02.) Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (19962004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật bản 6 lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần vào 19952002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".
    Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Osaka ở Nhật Bản
    Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
    Quan hệ kinh tế

    Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
    Về mậu dịch

    Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
    Đầu tư trực tiếp

    Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau SingaporeĐài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
    Về ODA

    Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.

    Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
    Về hợp tác lao động

    Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
    Về văn hóa giáo dục

    Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.
    [sửa] Về du lịch

    Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_hệ_ngoại_giao_Nhật_Bản_–_Việt_Nam
  8. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Thiên Thu Hận
    Cả nước cùng chung một kẻ thù
    Đời đời kiếp kiếp hận thiên thu
    Nghìn năm đô hộ bao xương máu
    Mao,Đăng,Ôn,Hồ : lũ thất phu



    (Mao: Mao Trạch Đông, Đặng: Đặng Tiểu Bình, Ôn: Ôn Gia Bảo, Hồ: Hồ Cẩm Đào)
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Lý Quang Diệu bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc

    http://tintuc.xalo.vn/00-180864724/...su_troi_day_cua_Trung_Quoc.html?id=643979&o=0

    Theo vietnamnet.vn - 3 tháng trước
    Ông Lý Quang Diệu cho rằng, so với Mỹ thì Trung Quốc sau khi trỗi dậy chưa chắc là một bá quyền hiền lành.
    Trả lời câu hỏi nếu Trung Quốc trỗi dậy, tình hình thế giới do Trung Quốc đóng vai chủ đạo sẽ ra sao, Bộ trưởng cấp cao Lý Quang Diệu nói: "Cục diện thế giới hiện nay do Mỹ chủ đạo là cục diện tốt nhất đối với Singapore." Ông giải thích: "Họ (Trung Quốc) nói không xưng bá. Nếu anh không chuẩn bị xưng bá thì tại sao anh cứ luôn luôn nói với thế giới rằng anh không muốn trở thành bá quyền?. Ông Lý cho rằng tuy là một bá quyền nhưng Mỹ là một bá quyền hiền lành; bởi thế ông mong muốn tình hình bố cục chính trị thế giới giữ nguyên hiện trạng.
    Đây không phải lần đầu tiên Lý Quang Diệu công khai bày tỏ hy vọng Mỹ giữ địa vị chủ đạo thế giới. Năm 2009 khi đến thăm Mỹ, ông từng diễn thuyết và đề nghị Mỹ phát huy tác dụng lớn hơn trong việc duy trì sự cân bằng tại khu vực (châu Á), nếu không Mỹ sẽ đánh mất địa vị lãnh đạo toàn cầu. Những lời nói ấy của ông sau đó đã gây ra phản ứng gay gắt từ phía dân mạng Trung Quốc, họ cho rằng đây là những lời không thân thiện với Trung Quốc. Thậm chí nhiều dân mạng Trung Quốc oán trách: "Chúng ta coi họ (người Singapore) là người Hoa nhưng ngược lại họ không coi người Trung Quốc là người đàng mình".
    [​IMG]
    Ảnh: dvt.vn



    Tuy ông Lý không cho rằng Trung Quốc sau khi trỗi dậy sẽ là bá quyền thân thiện nhưng ông cũng không cho rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để xâm lược các nước khác, bởi lẽ "Họ là một thị trường khổng lồ, họ chỉ cần chèn ép chúng ta về kinh tế là được". Ông vạch rõ, khi Trung Quốc lớn mạnh hơn, "Họ (Trung Quốc) sẽ cho rằng chúng ta nên tôn kính họ hơn. Họ nói với từng quốc gia khác rằng chúng tôi không phải là bá quyền, chúng tôi không xưng bá. Nhưng khi chúng ta làm một số việc họ không thích thì họ bèn nói 'Ông làm 1,3 tỷ nhân dân không vui'. Còn khi họ làm chúng ta không vui thì sao? Anh biết đấy, như thế là làm cho hàng triệu người không vui. Cho nên họ muốn anh hiểu vị trí của anh là ở chỗ nào."
    Cho dù có e ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng Lý Quang Diệu cũng không cho rằng Trung Quốc sẽ có chiến tranh với Ấn Độ hoặc Mỹ. Ông nói, các bên đều không có lý do xảy ra xung đột. Huống chi Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ không gây chiến tranh vì mục đích để kiểm soát Đông Á, đó là do Trung Quốc sẽ dần dần thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các quốc gia Đông Á sao cho các quốc gia đó có thể tiến vào thị trường khổng lồ có 1,3 tỷ dân này. Về thương mại, Mỹ căn bản không thể cạnh tranh với Trung Quốc được.
    Nhiều báo đài cũng thích coi Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh và họ ví sự phát triển, tiến bộ của hai nước này là "cuộc đua tranh giữa rồng với voi".
    Lý Quang Diệu cho rằng thể chế của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn khác nhau, cho nên không thể coi hai nước đó như nhau. Ông nói, trước kia hai nước có GDP tương đương nhau nhưng tốc độ phát triển của Ấn Độ hiện nay kém Trung Quốc, vì thế ông nói thẳng phương Tây quá ư khuếch đại khả năng của Ấn Độ.
    Lý Quang Diệu so sánh cung cách làm việc của người Trung Quốc với người Ấn Độ. Ông nói người Trung Quốc thuộc loại người làm việc thật sự, "nói làm là làm, nếu thành công thì anh sẽ được thăng chức; nếu làm không được thì anh đứng sang một bên".
    Nói về người Ấn Độ, ông cho rằng họ tương đối ưa suy nghĩ, cũng ưa tranh cãi, lại còn hay chơi trò chính trị, vì vậy nhiều chính sách tranh cãi mãi vẫn không thực hiện được.
    Cho dù tốc độ phát triển không bằng Trung Quốc, nhưng Lý Quang Diệu lại cảm thấy Ấn Độ luôn luôn là một nước lớn, vì thế ông hy vọng Ấn Độ có thể trở thành một sức mạnh cân bằng tại Đông Á.

    Nguyên Hải (tổng hợp)
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nó vi phạm luật pháp quốc tế rành rành ! Bắt hay không là do đối sách của trên cho phù hợp với lợi ích quốc gia ! Không cần ta phải tìm cớ ! Cớ có rồi , đâu cần tìm nữa !
    Còn việc mấy cái OK chú nói làm người đọc liên tưởng đến tay CHHV ăn phải bả của bọn chống phá nhà nước ta trong thời gian du học ở Paris rồi tự nguyện làm con rối hô hoán lung tung . ******* bắt tay ấy không phải vì mấy chiếc OK , mà vì hắn OK với các tổ chức chống Cộng ở nước ngoài , kêu gào đòi sửa HP ...
    Đương nhiên đồng bọn hắn phải bênh hắn , nói hắn bị vu oan chuyện mấy chiếc OK ...
    Thế nên khi chú nhắc chuyện quăng bao OK lên tàu rồi bắt , tôi thấy ngay vấn đề chú muốn nói !
    Chính chú muốn đi chụp mũ người ta cơ mà ?

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

Chia sẻ trang này