Tin hôm nay : Tàu TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải cách Đà Nẵng 30 hải lý

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 07/06/2011.

8294 người đang online, trong đó có 1091 thành viên. 11:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13484 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. anhnx

    anhnx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cảnh sát biển ko được trang bị tàu nên toàn phối hợp từ trong bờ thì phải :(
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mỹ điều chỉnh chiến lược: Lấy Đông Nam Á làm trọng tâm

    Tác giả: Peter Lee
    Bài đã được xuất bản.: 10 giờ trước


    Mỹ đang tiến hành sự thay đổi trong trọng tâm an ninh châu Á của họ từ Đông Bắc Á sang Đông Nam Á, trong khi khẳng định rằng, chính sách này dựa trên nỗ lực cùng làm việc với Trung Quốc thay vì đối đầu.
    Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc đã quyết định áp dụng công khai sự quả quyết hơn bao giờ hết trong chính sách Biển Đông, có lẽ là nỗ lực để chứng tỏ rằng, Mỹ không thích hợp trong khu vực.
    Vào ngày 26/5, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã cố tình cắt cáp địa chấn của một tàu thăm dò Việt Nam khi tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hàng trăm hải lý.
    Để cắt cáp nằm sâu dưới mặt nước 30 mét, tàu Trung Quốc có thể được trang bị thiết bị đặc biệt.
    Một hành động gây hấn?
    Phản ứng chính thức của Trung Quốc có rất ít nỗ lực tháo gỡ nghi ngờ hay làm dịu căng thẳng. Để nhấn mạnh sự không khoan nhượng, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 28/5 đã có tuyên bố đăng trên trang web của bộ này: "Trung Quốc giữ một vị trí nhất quán và rõ ràng về vấn đề Biển Đông. Hành động của các cơ quan Trung Quốc là hoạt động giám sát và thực thi hàng hải thường xuyên ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cam kết hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng nỗ lực cùng với các bên liên quan tìm kiếm giải pháp thích hợp cho tranh chấp liên quan và tuân thủ Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông, nhằm bảo vệ sự ổn định của Biển Đông một cách thực sự".
    Trong cuộc họp cuối tuần, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: "Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Trung Quốc kêu gọi giải pháp hòa bình nhưng hành động của họ đang làm phức tạp tình hình ở Biển Đông".
    [​IMG]Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc. Ảnh: peopledaily Hành động của các tàu Trung Quốc đã được ghi lại trong cuốn băng video khoảng hai phút rưỡi từ phía tàu Việt Nam, làm nhắc lại một cuộc tranh cãi hàng hải xảy ra năm ngoái: Đó là ở Senkaku (tiếng Nhật) mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, khi tàu cá Trung Quốc va chạm với hai tàu của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản.
    Năm ngoái, Mỹ đã đứng về phía Nhật Bản khi tuyên bố rằng Senkakus được bảo đảm bởi một hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Vụ việc xảy ra đã thu hút sự chú ý cao độ vì Mỹ đã tuyên bố "trở lại châu Á" gồm cả vấn đề an ninh hàng hải. Động thái của Mỹ được thể hiện rõ ràng bởi tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng, Mỹ có "lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận cởi mở với vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông".
    Tuy nhiên, năm 2011, dường như Mỹ đã có sự khác biệt.
    Ngày 31/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông đã có cơ hội để chỉ trích Trung Quốc về những hành động gây hấn mới nhất mà họ gây ra ở Biển Đông, nhưng ông không làm vậy.
    Khi một phóng viên Malaysia hỏi, liệu Mỹ có "bất kỳ thái độ" nào về các vụ việc mới xảy ra, Campbell trả lời:
    "Hầu như mỗi tuần chúng ta đều chứng kiến những vụ việc tương tự, giữa các tàu đánh cá, giữa các tàu khoa học, tàu thăm dò...hay đại loại vậy. Chính sách chung của chúng tôi vẫn như thế. Chúng tôi không khuyến khích sử dụng vũ lực hay đe dọa trong những trường hợp như thế. Chúng tôi muốn chứng kiến tiến trình đối thoại. Chúng tôi thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các nước có liên quan tới Biển Đông và chúng tôi muốn tiếp tục điều này".
    Tại Kuala Lumpur, Đô đốc Robert Willard - Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ - cũng sử dụng cách diễn đạt tương tự khi thảo luận về hành xử gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông: "Mỹ không đứng về phía nào trong một cuộc tranh chấp", ông Willard nói. '' Đó là cam kết mạnh mẽ để thấy rằng các bên tranh chấp gải quyết vấn đề hòa bình và thông qua hội đàm, không đối đầu trên biển hay trên không".
    Toan tính bề trên
    Cùng lúc đó, Philippines đã phản đối về "sáu hoặc bảy" vụ xâm nhập trong ít tháng qua của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa, và trong một trường hợp là lân cận Palawan - nơi dường như không nằm ở khu vực tranh chấp.
    Tất cả các động thái trên diễn ra trong một bối cảnh khá quan trọng: đó là cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng châu Á tại Shangri La ở Singapore. Cuộc gặp này năm ngoái đã trở thành một "điểm nóng" sau vụ việc tàu Cheonan khi Mỹ và Hàn Quốc bày tỏ sự bất bình với Trung Quốc, châu Á cũng thể hiện thái độ không bằng lòng với Trung Quốc, và Trung Quốc tức giận Mỹ vì sự can thiệp trong các mối quan hệ tại châu Á.
    Năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tham dự. Trung Quốc thì lần đầu tiên cử Bộ trưởng Quốc phòng tham dự hội nghị này. Cả hai bên dường như đã cố chứng tỏ rằng, quan hệ Mỹ - Trung và những trao đổi quân sự đã trở lại đúng hướng sau một thời kỳ căng thẳng ở năm trước.
    Toan tính "bề trên" của Trung Quốc với Việt Nam và Philippines dường như là dấu hiệu cho thấy, họ muốn coi Biển Đông là lãnh địa của mình, và tuyên bố rằng, Mỹ không có chỗ đứng trong khu vực.
    ''Đa phương hóa" hay "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông, đặc biệt với sự tham gia của Mỹ, là điều mà Trung Quốc "ghét cay ghét đắng", Bắc Kinh quả quyết đi theo con đường thảo luận song phương.
    Trong tháng 5, ông Lương Quang Liệt đã thực hiện chuyến công du tới Đông Nam, thăm các nước Singapore, Philippines, và Indonesia. Một điều có thể nhận thấy rằng, mục đích quan trọng trong chuyến đi của ông Lương là để thể hiện rằng, sự "dính líu" của Trung Quốc với Đông Nam Á (lợi hay hại) là vấn đề duy trì ý chí và khả năng quốc gia mà chính phủ Mỹ - vốn đang chìm ngập trong nợ đọng, sụt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài và phần nào quá tải về quân sự - có thể khó sánh được.
    Trung Quốc xem ra hy vọng cách ứng xử mà họ cố phô diễn với Việt Nam sẽ xua đi mọi ảo tưởng rằng ASEAN cùng giải quyết vấn đề sẽ thay đổi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Còn tiếp....

    • Thụy Phương (lược dịch từ atimes)
  3. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
    tàu khựa ******** nó còn nói là VN ko nên khiêu khích tụi nó chứ, *** bọn chó ăn cướp còn la làng.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [:D][:D][:D]

    Ăn cướp la làng là bình thường ! :-w
    Có thằng ăn cướp nào thiện lương ?:-??
    Chẳng lẽ nó xưng nó ăn cướp ? [-)
    Lạ chi cái chuyện rắn giả lươn ! :-"
    Nó la , ta thản nhiên cười mỉm ... [:D]
    Nó vào , ta đánh nó tan xương ! b-(
    Nâng cao cảnh giác , không lơi lỏng ... :)>-
    Sẵn sàng cho nó nát như tương ! :-bd

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  5. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372



    *** bọn tàu khựa -chó.chết-, nó nói là tàu của nó chỉ có lướt sóng ở vùng biển thuộc chủ quền của nó, đúng là đồ -chó.chết-.

    "Kêu gọi đài THVN không chiếu phim Tàu nữa, tiền mua phim tàu để đó mua vũ khí chiến đấu, chiếu nhiều phim tàu sẽ làm con cháu tàu hóa hết nền văn hóa nước nhà".

    Hôm thứ Ba 7/6, Trung Quốc lên tiếng thúc giục Việt Nam hãy có "những nỗ lực nghiêm túc" nhằm giải quyết tình trạng giận dữ quanh vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi hàng trăm người tham dự cuộc biểu tình hiếm hoi tại Hà Nội nhằm phản ứng lại hành động của Bắc Kinh.

    Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên căng thẳng trong 10 ngày qua, quanh cuộc tranh cãi kéo dài lâu nay về vấn đề chủ quyền ở vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giàu trữ lượng tài nguyên.

    Hãng tin AFP trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và các vùng lãnh hải lân cận."

    "Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt được nhận thức chung quan trọng về phương cách xử lý các vấn đề trên biển và duy trì sự ổn định ở Nam Hải."

    "Chúng tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm túc nhằm thực thi các nhận thức chung đó."

    Bản tiếng Anh trích thuật tuyên bố của ông Hồng Lỗi dùng từ "Spratlys" là tên tiếng Anh của quần đảo Trường Sa, còn biển Nam Hải là tên mà Trung Quốc dùng để chỉ khu vực Việt Nam gọi là Biển Đông.

    Một nhóm chừng 300 người đã biểu tình tại Hà Nội, mang theo các dòng chữ như "Đả đảo Trung Quốc gây hấn".

    Họ đã gặp gỡ âm thầm chừng nửa giờ đồng hồ hôm Chủ Nhật, trước khi giải tán trong ôn hòa khi bị chừng 50 cảnh sát có vũ trang yêu cầu.

    Phớt lờ hiện trạng

    Hồi tháng Năm, tàu hải giám của Trung Quốc đã chặn một tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam ở Biển Đông, điều bị Hà Nội coi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển.

    Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc mở rộng phạm vi tranh chấp và đòi Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại trong vụ trên. Trung Quốc thì đòi Việt Nam phải chấm dứt hoạt động ở các vùng biển đang tranh cãi.

    Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm xa hơn về phía nam đều giàu trữ lượng tài nguyên và nằm trên các tuyến hàng hải chiến lược.

    Cả Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn phần đối với vùng lãnh hải đang có tranh chấp này.

    Những căng thẳng mới đây khiến cho Hoa Kỳ hôm thứ Bảy đã phải ra lời cảnh báo rằng các tranh chấp có thể sẽ dẫn tới cuộc xung đột có vũ trang.

    Hôm 7/6, báo New York Times, ấn bản online có bài của tác giả Philip Bowring, bình luận rằng Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò của Việt Nam ở ngay vùng biển mà các nước khác đều coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Bài báo này nhận xét hành động mới nhất, cùng các hành động hồi năm 2010 như gây sự về vấn đến lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, hay việc Bắc Kinh khiến Nam Hàn tức giận vì đã không lên án sự hung hăng của Bình Nhưỡng, cho thấy Trung Quốc đang tỏ thái độ không tôn trọng hiện trạng thực tế trong vấn đề lãnh thổ với các quốc gia láng giềng.

    Cũng trong ngày 7/6, báo chí Philippines trích lời quan chức nước này nói rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ "là đảm bảo an toàn" cho vùng biển có tranh chấp.

    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói Hoa Kỳ "có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hải hành bận rộng thứ nhì thế giới".

    Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này.
    Phát ngôn nhân Hồng Lỗi: Chúng tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm túc nhằm thực thi các đồng thuận có liên quan.
  6. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
  7. caoxaphao

    caoxaphao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Đã được thích:
    245
    Ngày còn ở quân ngũ chỉ cần nghe tiếng súng nổ là bọn khựa nó biết là lính mới hay lính cũ đấy \:D/

    Pháo từng sát lá cà với lính ngụy. Triều tiên, nhưng chiến với bọn khựa là ức chế nhất [r23)]
  8. vnleben

    vnleben Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    215
    Các Bác xem trả lời phỏng vấn của tướng Nguyễn chí Vịnh nè.

    "...Có người hỏi tôi: sao ngư dân ta bị các nước bắt thì bị phạt tiền, xử nặng nhưng khi ngư dân họ vi phạm pháp luật, chủ quyền của ta, ta không hành xử như thế? Ngư dân các nước cũng là người lao động, là dân nghèo. Lỗi của họ chỉ là phần nhỏ. Lỗi chính là ở người quản lý họ. Nếu vi phạm mình lập biên bản, bắt viết cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xử lý trước pháp luật. Rồi mình cung cấp dầu, nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình.
    Nếu ngư dân mình vi phạm luật pháp nước khác, mình đồng tình xử lý theo pháp luật ( của nước đó?), nhưng một điều không chấp nhận được là đối xử vô nhân đạo với ngư dân. Cắt dầu, cắt nước, cắt lương thực, tháo dỡ các phương tiện đi biển, phương tiện thông tin liên lạc... Đó là cách hành xử thô bạo, gây nguy hiểm tính mạng ngư dân. Chúng ta kiên quyết phản đối nhưng ta cũng không lấy hành động tương tự để trả đũa..."

    "...Liệu cách hành xử của Philippines có giá trị tham khảo đối với Việt Nam: lập hồ sơ những vụ việc để đưa lên Liên Hiệp Quốc?
    - Ở đây có hai câu hỏi: câu hỏi một, Philippines đưa hải quân, không quân ra, sao Việt Nam không đưa ra? Tôi nói quan trọng nhất là chúng ta đạt được mục đích, đó là mời tàu vi phạm luật pháp về. Tàu Bình Minh 02 được bảo vệ để tiếp tục khảo sát thăm dò chính ở vùng biển ấy. Và chúng ta phản ứng ở các kênh với Trung Quốc và công khai minh bạch với các nước khác để thấy đúng sai. Như vậy mục đích đạt được, không cần huy động lực lượng quân sự. Cái đó mới lâu bền, thể hiện sự kiềm chế của chúng ta, quyết tâm không để xảy ra xung đột.
    Câu hỏi hai, xây dựng hồ sơ đưa lên tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam và Trung Quốc vẫn phải giải quyết với nhau. Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặt lương tâm, tiếng nói của cộng đồng thế giới để Trung Quốc tự nhìn nhận lại mình. Còn về thực địa, không ai "sờ" vào được. Mình không cự tuyệt lựa chọn này. Nhưng chủ trương của ta hiện nay, theo tôi là đúng đắn, chưa cần thiết tới sự lựa chọn ấy..."


    Link đây:
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-07-neu-xung-dot-khong-ben-nao-thang
  9. vnleben

    vnleben Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    215
    Sau phát biểu này tàu thuyền các nước sẽ ùn ùn kéo đến vùng biển VN đánh cá để "được" bắt.=D>
    CPI mấy tháng cuối năm sẽ tăng cao do giá xăng dầu, lương thực(Rồi mình cung cấp dầu, nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình). CK hết cửa rồi nhé.:((
  10. quanghungdeptrai

    quanghungdeptrai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    372
    vừa sáng tạo đc câu truyện này gửi cho bạn bè nhé:

    1 người đàn ông từng làm quân sự cấp cao trong quân đội trung quốc vừa về hưu, người đàn ông này đến Thiên An Môn và hét lớn: "Trung Quốc toàn là 1 lũ ngu và bẩn thỉu" lập tức người đàn ông này bị bắt. Tưởng rằng người đàn ông này bị xử 2 năm tù vì tội "sỉ nhục quốc thể". Cuối cùng tòa án Trung Quốc xử tử người đàn ông này vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia".

Chia sẻ trang này