Tin hôm nay : Tàu TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh hải cách Đà Nẵng 30 hải lý

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 07/06/2011.

8292 người đang online, trong đó có 1118 thành viên. 11:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 13484 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    em tưởng vừa đc chửi vưà đc ấy=))=))=))=))
  2. saobangQN

    saobangQN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    180
    Đang bận nhận tiền đút lót, đợi anh nha[r23)][r23)][r23)][r23)]
  3. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    hí...hí.........Chú mà ấy nó thì lây ghẻ đới =))
    Ghẻ Tàu mà lị =))=))=))
    Chú thích ấy...thì của chú tất...:)):)):))
  4. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    oi thế thì thôi..ghẻ em sợ lém=))=))=))=))=))
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/trung-quoc-dang-su-dung-vo-boc-ban-quan-su-tren-bien-dong/

    XÃ HỘI
    Thứ tư, 8/6/2011, 07:30 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    'Trung Quốc đang sử dụng vỏ bọc bán quân sự trên biển Đông'

    "Trên thực địa Trung Quốc đang sử dụng các lực lượng bán quân sự như ngư chính, hải giám. Vỏ bọc bán quân sự này để tránh hình ảnh xung đột vũ trang, đụng độ", tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển Đông phân tích.
    > Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc/ Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam


    Tiến sĩ Trần Trường Thủy đã có cuộc trao đổi với VnExpress, sau khi ông vừa trở về từ Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Jakarta (Indonesia),
    - Những nội dung đáng chú ý nào đã được đưa ra tại hội thảo biển Đông lần này, thưa ông?
    - Hội thảo tại Jakarta tuy hình thức là hội thảo học thuật nhưng đã thu hút được sự chú ý lớn ở Indonesia, tham dự hội thảo có cả giới quan chức nước sở tại, ngoại giao đoàn, Ban thư ký ASEAN, báo chí, nên có tác động rất lớn đến dư luận. Các học giả tập trung đánh giá các phát triển gần đây ở biển Đông, phân tích các cơ chế hiện có trong việc quản lý tranh chấp, đề ra các biện pháp giúp tăng cường hợp tác và giảm nhẹ căng thẳng.
    Hội thảo học thuật thường có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên tại Hội thảo lần này có thể thấy nhiều nội dung được đa số đại biểu thống nhất. Các học giả đều cho rằng biển Đông bao gồm nhiều vấn đề, có cả các vấn đề chỉ song phương (như tranh chấp quần đảo Hoàng Sa); đa phương (như tranh chấp quần đảo Trường Sa), các vấn đề về chồng lấn vùng biển, thềm lục địa, vấn đề tự do hàng hải, hòa bình ổn định khu vực. Ngoài ra còn có tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến hoạt động của tàu quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế. Do đó lợi ích, lập trường của các bên liên quan đối với từng vấn đề cũng khác nhau và cần có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
    Về các diễn biến gần đây, có nhiều ý kiến quan ngại về tình hình sẽ ngày càng căng thẳng do các bước đi mạnh bạo của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh các cơ chế quản lý tranh chấp hiện có (như DOC) có nhiều điểm hạn chế.
    Hội thảo đã ra Tuyên bố Jakarta đề cập nhiều vấn đề, trong đó coi "đường lưỡi bò" là không phù hợp với luật pháp quốc tế và kêu gọi ASEAN cần phải đoàn kết hơn nữa để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
    [​IMG]
    Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) Trung Quốc gửi kèm công hàm lên Liên Hợp quốc năm 2009 phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: T.L. - Chiến lược của Trung Quốc đối với biển Đông được các học giả nhìn nhận như thế nào?
    - Nhiều học giả đánh giá tuy Trung Quốc không công khai rõ tính chất của "đường lưỡi bò", nhưng cách hành xử của Trung Quốc là muốn kiểm soát trên thực tế. Trung Quốc muốn kiểm soát tài nguyên theo "đường lưỡi bò", nhất là dầu khí và thủy sản, và tìm cách đẩy Mỹ càng xa càng tốt bằng cách giải thích Công ước luật biển theo cách có lợi nhất cho mình.
    Chiến lược của Trung Quốc một mặt ép các nước khác “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong đường lưỡi bò. Mặt khác, Trung Quốc ngăn cản các hoạt động phát triển tài nguyên của các bên khác trong đường này. Ngoài các biện pháp chính trị - ngoại giao, trên thực địa Trung Quốc ngăn cản bằng cách sử dụng các lực lượng bán quân sự như ngư chính, hải giám. Vỏ bọc bán quân sự này để tránh hình ảnh xung đột vũ trang, đụng độ, chứng tỏ Trung Quốc chỉ “sử dụng các biện pháp hòa bình”.
    - Ngay trước thềm hội thảo xảy ra sự kiện Bình Minh 02 và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có chủ quyền với vùng biển xảy ra sự kiện này. Các học giả bình luận gì về tuyên bố này?
    - Thời điểm hội thảo xảy ra ngay sau vụ tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 nên thu hút được sự chú ý của các đại biểu. Phần tham luận của tôi khi phân tích các diễn biến gần đây tại biển Đông và tác động đến an ninh và hợp tác khu vực, tôi cũng đã dùng bản đồ để chỉ ra vị trí xảy ra sự kiện Bình Minh 02. Hầu hết các học giả cho rằng hành xử và tuyên bố của phía Trung Quốc là phi lý. Vị trí xảy ra sự kiện không chỉ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam mà còn nằm bên trái của đường trung tuyến giả định của bờ biển Việt Nam và các vị trí gần bờ nhất của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
    Do đó kể cả giả thuyết là Trung Quốc lập luận chủ quyền đối với hai quần đảo (mà Việt Nam phản đối) và hai quần đảo có hiệu lực 100% đối với phân định biển (điều này cũng hoàn toàn không phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế), thì theo Công ước luật biển 1982, vị trí xảy ra sự kiện cũng thuộc vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lập luận về “quyền lịch sử” của Trung Quốc theo "đường lưỡi bò" thì hoàn toàn không phù hợp luật pháp quốc tế.
    Đa số đánh giá, sự kiện này xảy ra không lâu sau sự kiện Bãi Cỏ Rong tháng 3 khi Trung Quốc ngăn cản Philippines thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này càng dấy lên quan ngại của các nước về cách hành xử của Trung Quốc. Hình ảnh “phát triển hòa bình” của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng.
    - Có ý kiến cho rằng, chiêu bài quen thuộc trên biển Đông của Trung Quốc là “vừa lấn vừa đàm” và Việt Nam nên tăng cường tiềm lực quân sự. Quan điểm của ông thế nào?
    - Theo tôi, chiến lược của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông cần tiếp tục được hoạch định mang tính tổng thể, hệ thống. Là nước nhỏ hơn trong quan hệ bất đối xứng thì vũ khí chính mà ta cần sử dụng là ngoại giao, thông qua luật pháp quốc tế, tăng cường đan xen lợi ích, thu hút sự ủng hộ của quốc tế và khu vực.
    Thời gian tới, theo các nghiên cứu của chúng tôi thì khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là rất hạn chế, bởi đụng độ về quân sự sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên, kể cả Trung Quốc. Ngoài các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế thì Trung Quốc hiện đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông, trong đó có điều khoản cấm sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp. Quan trọng hơn, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực sẽ làm các nước ASEAN lo sợ, đoàn kết và xích lại gần Mỹ hơn, hình ảnh “phát triển hòa bình” mà Trung Quốc dày công xây dựng sẽ chấm hết, Trung Quốc sẽ không còn môi trường hòa bình cho phát triển như hơn 30 năm qua.
    Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam cũng cần tăng cường “sức mạnh cứng” theo hướng tự vệ, đủ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước, trong điều kiện hài hòa đầu tư nguồn lực cho an ninh và phát triển. “Sức mạnh cứng” cần được tăng cường theo hướng “răn đe”, ngăn ngừa đụng độ và nhằm hỗ trợ cho mặt trận ngoại giao, chính trị. Điều quan trọng nữa là cần đầu tư cho các lực lượng thực thi pháp luật nhằm thực hiện chấp pháp của Việt Nam trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta.
    [​IMG]
    Tiến sĩ Trần Trường Thủy. Ảnh: Nguyễn Hưng. - Để cộng đồng quốc tế hiểu rõ về tình biển Đông, vấn đề phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam cần được giải quyết như thế nào?
    - Vấn đề biển Đông là vấn đề phức tạp, liên quan nhiều nhân tố, lĩnh vực; các tranh chấp nhiều khả năng không thể giải quyết dứt điểm trong tương lai gần. Do đó cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu toàn diện về biển Đông để phân tích, nắm rõ tình hình mới có thể có các kiến nghị chính sách đúng đắn.
    Giới học giả nghiên cứu về Biển Đông có rất nhiều nhiệm vụ: phổ biến kiến thức; kiến nghị chính sách; đấu tranh quốc tế trên kênh 2 (kênh học giả) nhằm bảo vệ các lợi ích và chính sách của ta; viết bài đăng tạp chí quốc tế nhằm thu hút sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
    Tuy nhiên, có thể nói năng lực hiện nay vẫn còn không theo kịp yêu cầu. Đơn giản như tìm người có khả năng tham dự và “chiến đấu” trong các hội thảo hội nghị quốc tế về biển Đông cũng không phải là nhiều. Hay học giả Việt Nam cũng không có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Do đó điều cấp thiết hiện nay là cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng đội ngũ nghiên cứu về biển Đông, cả nâng cao năng lực đội ngũ hiện tại và xây dựng lực lượng trong dài hạn; cử người đi học ở nước ngoài; cấp nhiều học bổng cho sinh viên trong nước viết luận văn, luận án về đề tài Biển Đông. Không chỉ Nhà nước đầu tư mà cần cả theo hướng xã hội hóa. Chúng tôi sắp tới cũng sẽ lập quỹ hỗ trợ các sinh viên, thạc sỹ viết luận văn tốt nghiệp về đề tài Biển Đông.
    Tiến sĩ Trần Trường Thủy (sinh năm 1978) từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Biển Đông ở Đại học Tổng hợp RUDN, Moscow, Liên bang Nga, với đề tài "Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông" dưới góc độ lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại.
    Nguyễn Hưng thực hiện
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/32/32/150579/Default.aspx


    Thế giới với Việt Nam



    Học giả Thô-mát Gian-đơn (Thomas Jandl)
    "Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở"
    QĐND - Thứ Tư, 08/06/2011, 21:53 (GMT+7)
    [​IMG]
    Học giả Thô-mát Gian-đơnQĐND - Thô-mát Gian-đơn (Thomas Jandl), học giả người Mỹ đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam và châu Á. Nhân dịp đưa sinh viên tới Việt Nam, ông Thô-mát Gian-đơn đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
    - Ông nghe thông tin về việc Tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn trên vùng thềm lục địa của Việt Nam ngày 26-5 thế nào?
    - Tôi biết sự việc này qua báo chí khi đang ở Việt Nam và không chỉ riêng tôi, bất cứ ai đang ở trên đất nước Việt Nam đều quan tâm tới sự kiện này.
    - Theo ông, vì sao lại xảy ra vụ việc ngày 26-5?
    - Tôi cho rằng, điều Trung Quốc thực sự quan tâm là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, đặc biệt là dầu mỏ. Trung Quốc rất hăng hái trong việc mở rộng vùng tài nguyên và cũng lo ngại tới việc phương Tây kiểm soát nguồn năng lượng của mình, do đó họ cũng tiến hành những hoạt động mạnh mẽ ở Trung Đông và cả ở châu Phi để chủ động về năng lượng. Trung Quốc đã thấy tiềm năng của các vùng tài nguyên này với sự phát triển kinh tế của họ. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn, Trung Quốc là một nước lớn và họ muốn kiểm soát nguồn dầu mỏ ở đây.
    - Ông bình luận thế nào về việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với “đường lưỡi bò”?
    - Qua “đường lưỡi bò”, Trung Quốc muốn biến khu vực này từ vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, và khi có tranh chấp, Trung Quốc sẽ coi đó là lý do để bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của mình. Lời tuyên bố chủ quyền ở khu vực này của Trung Quốc là không có cơ sở vì nó rất xa Trung Quốc và không có các bằng chứng lịch sử.
    - Xin cảm ơn ông!
    Tiến sĩ Thô-mát Gian-đơn là giảng viên kinh tế chính trị, văn hóa và phát triển cũng như giao tiếp đa văn hóa Đông Á tại Trường Dịch vụ Quốc tế thuộc Đại học American University, Washington DC. Kể từ khi đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1997, Thô-mát đã nhiều lần trở lại đất nước này.
    Ngọc Hưng - Thu Trang (Thực hiện)






  7. ruoitrau76

    ruoitrau76 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2006
    Đã được thích:
    2
    Tổng hợp vài việc chính phủ có thể làm ngay:

    1. Ngừng việc cung cấp dầu, lương thực và nước cho ngư dân các nước vi phạm chủ quyền của VN: Có sức vào ăn trộm thì tự có sức chạy về. Không nện cho một trận là may lắm rồi.

    2. Tiếp theo tinh thần việc dựng phù điêu Hịch tướng sĩ, dựng một cái bia to có chạm bài Nam Quốc Sơn Hà trước ĐSQ TQ cho biết mặt.

    3. Để tránh dùng quân đội xung đột, ta dùng chiêu gậy ông đập lưng ông, vũ trang cho một vài nhóm tàu "đánh cá" chơi lại cái đám tàu hải tặc của chúng, cho chúng biết thế nào là "tranh chấp dân sự" (Theo em không chỉ là súng cá nhân mà nên có vài quả bộc phá, ngư lôi..., cùng lắm trạng chết chúa cũng băng hà cho nó biết mình là ai)

    4. ....

  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Xài hàng Tàu ? Lo đào sẵn huyệt !
    Lương Quang Liệt là thằng liệt dương !
    Phản quê hương là Lã Thanh Huyền !
    Muốn mất tiền thì mua hàng khựa !
    Chơi rất bựa là Hồ Cẩm Đào !
    Bọn theo Mao toàn quân ăn cướp !


    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  9. tuankhanh99

    tuankhanh99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    9.087
    Cụ làm thơ hay thế
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...g-Sa-cua-Viet-Nam-la-khong-the-tranh-cai.html

    Thứ Năm, 09/06/2011, 07:30 (GMT+7) Thủ tướng ***************:


    Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là không thể tranh cãi


    * Phát triển kinh tế biển: Cần một tư duy đột phá
    TT - Mỗi lần ra khơi, trên đầu họ luôn có lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là hành trình thầm lặng của bao thế hệ người Việt, mang theo niềm tin và khát vọng mãnh liệt về tương lai đất nước như hành trình tàu Bình Minh hiện thời...

    [​IMG]
    Tàu Bình Minh 02 lại tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ - Ảnh: gia tiến Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là không thể tranh cãi

    [​IMG]
    Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải (phải) trao tượng trưng đợt 1 số tiền 3 tỉ đồng của bạn đọc đóng góp cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” cho chính ủy Vùng 4 hải quân Phạm Thanh Hóa - Ảnh: Thuận Thắng
    Thủ tướng Chính phủ *************** đã khẳng định như vậy tại lễ mittinh quốc gia nhân Tuần lễ biển và hải đảo VN và Ngày đại dương thế giới (8-6), do Bộ Tài nguyên - môi trường và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại TP Nha Trang tối 8-6.
    Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng *************** cho rằng biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, là không gian sinh tồn mới và có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức gắt gao về bảo vệ biển đảo, về khai thác tài nguyên và môi trường biển, về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển, về ô nhiễm môi trường biển...
    Theo Thủ tướng, một trong sáu nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần tiếp tục thực hiện là phải tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
    Trong khi kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, Việt Nam yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và năm nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002, hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC), để biển Đông thật sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh của khu vực và thế giới.
    Theo Thủ tướng, việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế; tránh để các thế lực ********* tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước có liên quan.
    Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về lĩnh vực biển đảo, quản lý tài nguyên và môi trường biển, hình thành cơ sở pháp lý đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả để quản lý chặt chẽ, giữ gìn và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.
    Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển các vùng biển, ven biển và hải đảo với phát triển các vùng đồng bằng và đô thị theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tăng cường và thực thi có hiệu quả các biện pháp đồng bộ để bảo vệ ngư dân, các lực lượng làm kinh tế và các hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
    Song song đó phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.
    Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
    Tại buổi lễ, ông Phạm Đức Hải - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - đã trao tượng trưng 3 tỉ đồng đợt 1 cho đại diện Vùng 4 hải quân. Đây là số tiền đóng góp của các tập thể, cá nhân và bạn đọc trong ba tuần qua cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn, Quân chủng hải quân và báo Tuổi Trẻ phát động. Dịp này, ban tổ chức lễ mittinh cũng kêu gọi các tập thể, cá nhân tiếp tục tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa” như một sự bày tỏ tình cảm, trách nhiệm với biển, đảo nước nhà.
    NGUYỄN TRIỀU
    Góp phần mình để Trường Sa thêm vững chãi

    [​IMG]
    Anh Nguyễn Đăng Phong (trái - TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) hướng dẫn công nhân trong xưởng sản xuất - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG
    Ngày 8-6, anh Nguyễn Đăng Phong, một doanh nhân ở Đắk Lắk, đã âm thầm chuyển khoản đến chương trình “Góp đá xây Trường Sa” 50 triệu đồng.
    Chúng tôi liên hệ và được anh chia sẻ: “Muốn góp một phần nhỏ với hi vọng Trường Sa có thể gây dựng một tiềm lực nhất định”. Anh bảo bố mẹ anh từng tham gia chiến đấu trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Thế hệ các anh có được hòa bình để làm ăn nên anh thấy có trách nhiệm phải góp phần vào bảo vệ đất nước. Theo anh Phong, nếu không có tiềm lực nhất định thì rất khó giữ cho đất nước yên bình.
    “Nếu ai cũng nghĩ đây là chuyện của Nhà nước thì đâu còn cái gọi là tinh thần dân tộc nữa. Tất cả mọi người cùng hưởng ứng sẽ tạo ra một sức mạnh tinh thần lớn lao và sau này thế hệ con cháu cũng theo đó mà phát huy” - anh tâm niệm.
    Cùng ngày, công nhân Công ty May Sài Gòn 3 đã đóng góp 100 triệu đồng cho chương trình. Anh Phạm Xuân Hồng, giám đốc công ty, chia sẻ: “Đây là tình cảm của công nhân công ty may dành cho các chiến sĩ Trường Sa, để góp một viên đá nhỏ vào phong trào chung, xây Trường Sa càng thêm vững chắc”. Công ty cổ phần NCT (www.nhaccuatui.com) cũng gửi 9,25 triệu đồng do nhân viên công ty đóng góp.
    Vũ Thủy


Chia sẻ trang này