1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin khẩn: 5% dự trữ ngoại hối Trung Quốc sẽ nuốt chửng TTCK Việt nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Emtoanthua, 14/05/2007.

5157 người đang online, trong đó có 467 thành viên. 08:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1608 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. ThichMit

    ThichMit Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2
    Ngân Hàng, Xây Dựng và Bưu Chính Viễn Thông ở Việt Nam là các mảng mà đừng nói Tàu Khựa, mà Tây cũng thèm nhỏ dãi.

    Miếng ngon ngay cạnh mép nó không nuốt thì còn nuốt gì nữa

    Kể cũng hơi lo cho đại sự quốc gia, nhưng thế này lại phải tính ... MÚC thêm CP thoai
  2. bigbelll

    bigbelll Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì chính phủ phát hành 1tỷ đô trái phiếu để lấy tiền chống giặc ngoại xâm roài, bây giờ đấu bằng tiền - tiền roài, anh e ta phải men theo tình hình mà sống thôi. Bọn Tầu là nó nghía quần đảo Hoàng Sa đó
  3. Emtoanthua

    Emtoanthua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Đã được thích:
    3
    Chuẩn bị kiểm chứng nhé
  4. OhYess

    OhYess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì TSa toai roài
  5. martin

    martin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Đã được thích:
    0
    nó sang thì cứ lột cả quần lót nó cho tớ , các bác cần bao nhiêu cứ nói , tớ ko thể chịu thua thằng tàu đc



    Được martin sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 15/05/2007
  6. OhYess

    OhYess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0

    Ra sân bay quốc tế Côn Minh đón Chủ tịch ***************** và phu nhân có ông Lưu Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Vân Nam; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Càn Văn và phu nhân; Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Trần Văn Luật và phu nhân; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh Nguyễn Văn Đồng và phu nhân, cùng các đại diện chính quyền tỉnh Vân Nam, cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam và bà con Việt kiều tại Côn Minh........

    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=201320&ChannelID=3
  7. DTGate

    DTGate Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Nay mai lão Đào sang mình cho chủ tịch quận Cầu Giấy ra đón thoai
  8. thaxt

    thaxt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Đã được thích:
    292
    mai up rui
    Muc tiep thui ba con oi
  9. hungnt27

    hungnt27 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Quả này tiền của Tàu nó đè chết TTCK nước ta rồi :
    Xuất khẩu bong bóng Trung Quốc
    2007.05.15
    Nguyễn Xuân Nghĩa và Việt Long, đài RFA

    Hôm Thứ Sáu 11 vừa qua, Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng của mình được mua cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán ngoài lãnh thổ. Quyết định ấy lập tức thổi giá nhiều thị trường chứng khoán Đông Á lên những kỷ lục mới.

    Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
    Tải xuống để nghe

    AFP PHOTO
    Trong bối cảnh đầy sôi động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, dư luận thế giới nói tới việc Trung Quốc xuất khẩu bong bóng đầu cơ của mình ra nước ngoài. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vấn đề qua cuộc trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện.

    Việt Long: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, quyết định của Chính quyền Bắc Kinh cho phép các ngân hàng Trung Quốc được đầu tư ra ngoài đã khiến nhiều người trông đợi là nguồn vốn từ Hoa Lục có thể thổi lên luồng sinh khí mới cho các thị trường chứng khoán quốc tế nhưng cũng có dư luận cho rằng có khi khoản hiện kim lớn lao này lại thổi lên một trái bóng đầu cơ khác trên các thị trường quốc tế, nhất là Đông Á.

    Vì vậy, chúng tôi đề nghị là trong chương trình chuyên đề tuần này, ta sẽ tìm hiểu về triển vọng và rủi ro đó...?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi lại có nhận định khác mà cho rằng Trung Quốc đang hợp pháp hoá hiện tượng tẩu tán tài sản ra nước ngoài và một trong nhiều lý do là để san xẻ rủi ro từ Hoa Lục qua xứ khác để tránh những hậu quả chính trị nghiêm trọng nếu trái bóng đầu cơ của họ bị vỡ.


    Trái bóng đầu cơ

    Việt Long: Trước hết, xin yêu cầu ông trình bày lại bối cảnh từ bên trong Hoa Lục, về trái bóng đầu cơ như ông vừa nói.

    Thưa trong tuần qua, chỉ số phức hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã vượt đỉnh kỷ lục là 4.000 điểm mặc dù trước đó - vào cuối Tháng Giêng - giới chức lãnh đạo Bắc Kinh đã báo động là có đến 70% công ty Hoa Lục thật ra không đủ tiêu chuẩn và có thể làm giới đầu tư mất tiền oan.

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa trong tuần qua, chỉ số phức hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã vượt đỉnh kỷ lục là 4.000 điểm mặc dù trước đó - vào cuối Tháng Giêng - giới chức lãnh đạo Bắc Kinh đã báo động là có đến 70% công ty Hoa Lục thật ra không đủ tiêu chuẩn và có thể làm giới đầu tư mất tiền oan.

    Lời tuyên bố ấy lập tức khiến thị trường Hoa Lục sụt giá nặng, gây biến động cho mọi thị trường khác trên thế giới. Khi đó, trên diễn đàn này, chúng ta đã phân tích hiện tượng bong bóng đầu cơ Trung Quốc, trong chương trình phát thanh ngày Thứ Ba mùng sáu tháng Giêng.

    Thế rồi mọi sự lại chuyển động theo hướng cũ, là giới đầu tư tiếp tục dồn tiền vào thị trường cổ phiếu, mặc dù hôm Thứ Sáu 11 vừa qua, Thống đống Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc đã xác nhận rằng thị trường này có gặp hiện tượng bong bóng, nghĩa là giá cổ phiếu tăng vọt không cơ sơ. Nhìn chung thì trong cả năm ngoái, thị trường chứng khoán Hoa Lục đã tăng bình quân là 138% và trong bốn tháng đầu năm nay lại tăng thêm 50% nữa dù đã sụt gần 10% vào cuối tháng Giêng khi có lời báo động.

    Vấn đề vì vậy không phải là thị trường có bị bong bóng hay không, mà là bao giờ trái bóng ấy sẽ vỡ. Và nếu vỡ thì những gì sẽ xảy ra cho giới đầu tư Hoa Lục và thế giới.

    Việt Long: Trước khi đề cập tới điều mà ông gọi là "hợp pháp hoá việc tẩu tán tài sản" hay xuất khẩu bong bóng ra nước ngoài, xin tò mò hỏi ông là vì sao lại có hiện tượng bong bóng như vậy?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Về hoàn cảnh chung thì dân chúng Hoa Lục có sức tiết kiệm rất cao để phòng ngừa bất trắc rủi ro, khối lượng tiết kiệm thực tế có khi lên tới hơn 40% lợi tức. Họ làm gì với khoản tiền đó, mà ta có thể gọi là hiện kim, hay tiền mặt, tiền tươi?

    Để tài sản dành dụm này khỏi mất giá, họ có thể ký thác vào ngân hàng trong các trương mục tiết kiệm. Khổ nỗi, lãi suất tiết kiệm lại quá thấp, có chừng 2% mà thôi, so với tỷ lệ lạm phát bình quân là 5% thì khi ký thác ngân hàng họ bị mất vốn, chừng 3%.

    Lượng ký thác ngân hàng ấy được ước lượng là tương đương với khoảng bốn ngàn tỷ Mỹ kim, nó phải chảy vào chỗ trũng là thị trường cổ phiếu và vì vậy đẩy mạnh số cầu về cơ hội đầu tư tài chính. Phản ứng "theo bầy" của giới đầu tư mới thổi lên trái bóng đầu cơ vì họ đi vào thị trường cổ phiếu như đi đánh bạc.

    Một nguyên nhân sâu xa của sự kiện hiện kim dư thừa này có thể được tìm thấy trong chính sách ngoại hối, khi Trung Quốc ấn định trị giá đồng Nhân dân tệ quá rẻ so với đồng Mỹ kim để đẩy mạnh xuất khẩu.


    Biện pháp ngăn ngừa

    Họ đã báo động mãi mà không can nổi lòng dân hay lòng tham của giới đầu tư. Họ cấm các ngân hàng không được cho giới đầu cơ này vay tiền để đánh bạc trong sòng cổ phiếu. Họ cũng khuyến khích các doanh nghiệp đáp ứng số cầu quá lớn của thị trường bằng cách phát hành thêm cổ phiếu lần đầu, là các IPO như người ta thường gọi tắt bằng Anh ngữ.

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Việt Long: Bây giờ, khi tiền bạc lại dư dôi hơn cơ hội đầu tư, người ta phải làm gì để tránh cho trái bóng này khỏi vỡ? Chính quyền Bắc Kinh đã có những biện pháp gì để ngăn ngừa?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Họ đã báo động mãi mà không can nổi lòng dân hay lòng tham của giới đầu tư. Họ cấm các ngân hàng không được cho giới đầu cơ này vay tiền để đánh bạc trong sòng cổ phiếu. Họ cũng khuyến khích các doanh nghiệp đáp ứng số cầu quá lớn của thị trường bằng cách phát hành thêm cổ phiếu lần đầu, là các IPO như người ta thường gọi tắt bằng Anh ngữ.

    Họ cũng muốn nâng cao lãi suất ngân hàng để việc ký thác có khoản lời hấp dẫn hơn, nhưng chẳng thể tăng mạnh khả dĩ cạnh tranh được mới mức lời dân chúng chờ đợi từ các doanh nghiệp. Vả lại, lãi suất mà tăng quá thì hệ thống ngân hàng non yếu và ngập nợ của họ có thể sụp đổ.

    Một giải pháp khác là tăng thuế lợi tức trên thặng giá tư bản của giới đầu tư, tức là đánh thuế trên tiền lời đầu tư cổ phiếu để thị trường này giảm bớt sự hấp dẫn, nhưng liều thuốc ấy có khi công phạt nặng, là càng làm trái bóng sớm bể. Giải pháp mà các nước nhắc tới và yêu cầu là điều chỉnh hay thả nổi hối suất để đồng bạc trở thành đắt hơn thì lại gây bất lợi cho việc xuất khẩu,

    Gần đây, chính quyền Trung Quốc còn muốn đảo ngược rủi ro bằng cách cho thành lập loại "thị trường hữu kỳ", loại futures, nhằm đánh cá ngược với trào lưu, tức là khi thị trường sụt giá thì giới đầu tư vào loại thị trường này sẽ có lời, hầu giảm bớt tai họa tài chính nếu trái bóng đầu cơ bị vỡ.

    Giải pháp cho phép đầu tư ra ngoài vì vậy là điều khả thể, mà lãnh đạo Bắc Kinh đã nói tới từ nhiều tháng nay và bây giờ bắt đầu cho áp dụng vì muốn trái bóng đầu cơ khỏi vỡ trong năm nay hay năm tới, khi Trung Quốc có màn trình diễn quốc tế là Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng Tám năm 2008.


    Quyết định cho phép đầu tư ra hải ngoại

    Việt Long: Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu đến quyết định cho phép đầu tư ra hải ngoại. Nội dung việc ấy là như thế nào?

    Trung Quốc có một cơ chế họ gọi là "Chứng khoán Giám đốc Quản lý Ủy viên hội, mà ta có thể gọi tắt là Hội đồng Giám sát Chứng khoán, Securities Regulatory Commission.

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Trung Quốc có một cơ chế họ gọi là "Chứng khoán Giám đốc Quản lý Ủy viên hội, mà ta có thể gọi tắt là Hội đồng Giám sát Chứng khoán, Securities Regulatory Commission.

    Hội đồng này vừa cho phép một số doanh nghiệp trong danh mục "Nhà đầu tư định chế có thẩm quyền", hay nói theo Anh ngữ là Qualified Domestic Institutional Investors, hay QDII, được phép đầu tư ra nước ngoài, là điều họ thông báo vào Thứ Sáu tuần qua khiến nhiều thị trường quốc tế đã hồ hởi chờ đợi nguồn vốn từ khối ký thác mấy ngàn tỷ Mỹ kim của Hoa Lục sẽ chảy ra ngoài trong những năm tới.

    Nhưng đây mới chỉ là một phần của nhiều biện pháp mà tôi nói nôm na cho dễ hiểu là định chế hoá sự tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

    Việt Long: Ông nói là chỉ một phần, nghĩa là còn nhiều phần khác mà người ta chưa thấy sao?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa từ ba năm nay, Chính quyền Bắc Kinh đã suy nghĩ và chuẩn bị việc đưa tiền đầu tư ra ngoài, dưới nhiều hình thái khác nhau. Tháng Bảy năm 2004, hai Bộ Thương mại và Ngoại giao của Trung Quốc đã lần đầu đề ra những chỉ dẫn chính thức cho các doanh nghiệp nội địa đem tiền đầu tư ra nước ngoài, trước hết vào thị trường đất đai.

    Tháng Tư năm ngoái, Hội đồng Giám sát Bảo hiểm cũng đã lần đầu tiên cho phép công ty bảo hiểm Hoa Lục được đầu tư ra ngoài, và khi đó, chế độ kiểm soát loại Đầu tư Định chế có Thẩm quyền cũng được nới lỏng để giới đầu tư có thể đầu tư ngoại tệ dư dôi ra nước ngoài, qua trương mục của các ngân hàng thương mại Trung Quốc.

    Ngoài ra, mình cũng cần nhắc đến việc họ nâng cao định mức ngoại tệ cho du khách hay sinh viên được đem ra ngoài. Ngần ấy biện pháp đều có chung một đặc điểm là chuyển tiền từ trong nước ra ngoài.

    Việt Long: Chưa kể đến việc họ cho thành lập một quỹ đầu tư lấy vốn từ khối dự trữ ngoại tệ cả ngàn tỷ Mỹ kim để tung tiền đầu tư ra ngoài, như ông đã có trình bày trong chương trình phát thanh ngày 13 Tháng Ba, cách đây đúng ba tháng.

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng, đấy là điều mà Phó Chủ tịch Quốc hội Thành Tư Nguy bắn tiếng hôm mùng tám Tháng Ba và Bộ trưởng Tài chính Kim Nhân Khánh loan báo hôm sau, khi nói tới việc lập ra một quỹ đầu tư hải ngoại với ngân khoản vài trăm tỷ trích xuất từ khối dự trữ ngoại tệ có trị giá tương đương với cả ngàn tỷ Mỹ kim.

    Thật ra, điều này chỉ mới lạ với Trung Quốc chứ nhiều quốc gia Đông Á khác cũng đã áp dụng chiến lược đầu tư ra ngoài để vừa kiếm lời, vừa học hỏi công nghệ hiện đại của các thị trường quốc tế, với kết quả chung cuộc nhiều khi rất bất ngờ.

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Trên toàn cảnh thì ta thấy Trung Quốc nay có rất nhiều tiền và đang tung các khoản tiền đó ra để đầu tư vào các mục tiêu kinh tế, kinh doanh hay ngoại giao chính trị, thậm chí là chiến lược, cho quyền lợi của họ.

    Chúng ta đang chứng kiến hiện tượng đầu tư chảy ngược ra ngoài, là điều thật ra rất mới, và cũng là cơ hội cho đảng viên có chức có quyền trong hệ thống doanh nghiệp của nhà nước có thể tẩu tán tài sản ra ngoài để phòng ngừa rủi ro. Sau cùng, ta phải nhìn vào hiện tượng này như một hình thái bảo hiểm chống lại những rủi ro chính trị cho chế độ.


    Dòng đầu tư chảy ngược

    Việt Long: Ông nói đến việc dòng đầu tư chảy ngược ra ngoài, đây là điều khá mới lạ đối với nhiều người.

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng, từ hai chục năm nay, ta cứ nghe nói đến tư bản nước ngoài đưa vào Hoa Lục dưới dạng đầu tư trực tiếp, gọi tắt là FDI, chứ không để ý đến sự kiện là lượng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài đã từ số không tăng lên bình quân hơn 16 tỷ một năm trong cùng thời khoảng ấy, từ 1987 đến năm ngoái là năm có đà gia tăng mạnh nhất. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức còn dự báo là hàng năm Trung Quốc sẽ đầu tư ra ngoài khoảng 20 tỷ và có thể đạt mức 60 tỷ vào năm 2011 này.

    Thật ra, điều này chỉ mới lạ với Trung Quốc chứ nhiều quốc gia Đông Á khác cũng đã áp dụng chiến lược đầu tư ra ngoài để vừa kiếm lời, vừa học hỏi công nghệ hiện đại của các thị trường quốc tế, với kết quả chung cuộc nhiều khi rất bất ngờ.

    Việt Long: Ông nói bất ngờ là như thế nào, ông có thể nêu vài thí dụ được không?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa Singapore là một nước rất nhỏ mà quản trị một quỹ đầu tư rất lớn và thành công rực rỡ nên đang là mẫu mực của Bắc Kinh, đó là tập đoàn Temasek rất chuyên nghiệp và trong sạch.

    Ngược lại, hơn hai chục năm trước, Nhật Bản cũng sợ trái bóng đầu cơ trong nước sẽ bể mà xuất khẩu tư bản ra ngoài, thụ đắc rất nhiều tài sản trên thế giới, đến độ trở thành một chủ đầu tư lớn nhất, và gây ra phản ứng chống Nhật tại nhiều nơi, nhất là từ Hoa Kỳ. Cuối cùng thì cả hai trái bóng trong ngoài đều bể vào cuối thập niên 80 khiến Nhật bị suy thoái kinh tế trong 15 năm liền.

    Việt Long: Đây là câu hỏi cuối, thưa ông, tình hình rồi sẽ ra sao?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa không ai biết trước được tương lai, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc có ý thức được sự bấp bênh của thị trường nội địa của họ nên tìm cách bảo hiểm rủi ro qua việc đầu tư ra ngoài, để nếu rổ trứng bên trong bị vỡ thì vẫn còn rổ trứng bên ngoài.

    Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố đặc thù của Trung Quốc, như trình độ nghiệp vụ thấp, tham nhũng cao, và chính trị chi phối quá mạnh các quyết định đầu tư trong khi dân chúng lại hồ hởi sảng vì những triển vọng không có, nên người ta cần dự trù trường hợp mà trái bóng có thể bị bể ở trong và ngoài. Điều ấy mà xảy ra, các thị trường chứng khoán Đông Á có thể bị giao động nặng trong thời gian tới, nhưng chính trường Hoa Lục mới bị chấn động còn nặng hơn...
  10. hungnt27

    hungnt27 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Quả này tiền của Tàu nó đè chết TTCK nước ta rồi :
    Xuất khẩu bong bóng Trung Quốc
    2007.05.15
    Nguyễn Xuân Nghĩa và Việt Long, đài RFA

    Hôm Thứ Sáu 11 vừa qua, Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng của mình được mua cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán ngoài lãnh thổ. Quyết định ấy lập tức thổi giá nhiều thị trường chứng khoán Đông Á lên những kỷ lục mới.

    Bấm vào đây để nghe cuộc trao đổi này
    Tải xuống để nghe

    AFP PHOTO
    Trong bối cảnh đầy sôi động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, dư luận thế giới nói tới việc Trung Quốc xuất khẩu bong bóng đầu cơ của mình ra nước ngoài. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vấn đề qua cuộc trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện.

    Việt Long: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, quyết định của Chính quyền Bắc Kinh cho phép các ngân hàng Trung Quốc được đầu tư ra ngoài đã khiến nhiều người trông đợi là nguồn vốn từ Hoa Lục có thể thổi lên luồng sinh khí mới cho các thị trường chứng khoán quốc tế nhưng cũng có dư luận cho rằng có khi khoản hiện kim lớn lao này lại thổi lên một trái bóng đầu cơ khác trên các thị trường quốc tế, nhất là Đông Á.

    Vì vậy, chúng tôi đề nghị là trong chương trình chuyên đề tuần này, ta sẽ tìm hiểu về triển vọng và rủi ro đó...?
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi lại có nhận định khác mà cho rằng Trung Quốc đang hợp pháp hoá hiện tượng tẩu tán tài sản ra nước ngoài và một trong nhiều lý do là để san xẻ rủi ro từ Hoa Lục qua xứ khác để tránh những hậu quả chính trị nghiêm trọng nếu trái bóng đầu cơ của họ bị vỡ.


    Trái bóng đầu cơ

    Việt Long: Trước hết, xin yêu cầu ông trình bày lại bối cảnh từ bên trong Hoa Lục, về trái bóng đầu cơ như ông vừa nói.

    Thưa trong tuần qua, chỉ số phức hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã vượt đỉnh kỷ lục là 4.000 điểm mặc dù trước đó - vào cuối Tháng Giêng - giới chức lãnh đạo Bắc Kinh đã báo động là có đến 70% công ty Hoa Lục thật ra không đủ tiêu chuẩn và có thể làm giới đầu tư mất tiền oan.

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa trong tuần qua, chỉ số phức hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải đã vượt đỉnh kỷ lục là 4.000 điểm mặc dù trước đó - vào cuối Tháng Giêng - giới chức lãnh đạo Bắc Kinh đã báo động là có đến 70% công ty Hoa Lục thật ra không đủ tiêu chuẩn và có thể làm giới đầu tư mất tiền oan.

    Lời tuyên bố ấy lập tức khiến thị trường Hoa Lục sụt giá nặng, gây biến động cho mọi thị trường khác trên thế giới. Khi đó, trên diễn đàn này, chúng ta đã phân tích hiện tượng bong bóng đầu cơ Trung Quốc, trong chương trình phát thanh ngày Thứ Ba mùng sáu tháng Giêng.

    Thế rồi mọi sự lại chuyển động theo hướng cũ, là giới đầu tư tiếp tục dồn tiền vào thị trường cổ phiếu, mặc dù hôm Thứ Sáu 11 vừa qua, Thống đống Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc đã xác nhận rằng thị trường này có gặp hiện tượng bong bóng, nghĩa là giá cổ phiếu tăng vọt không cơ sơ. Nhìn chung thì trong cả năm ngoái, thị trường chứng khoán Hoa Lục đã tăng bình quân là 138% và trong bốn tháng đầu năm nay lại tăng thêm 50% nữa dù đã sụt gần 10% vào cuối tháng Giêng khi có lời báo động.

    Vấn đề vì vậy không phải là thị trường có bị bong bóng hay không, mà là bao giờ trái bóng ấy sẽ vỡ. Và nếu vỡ thì những gì sẽ xảy ra cho giới đầu tư Hoa Lục và thế giới.

    Việt Long: Trước khi đề cập tới điều mà ông gọi là "hợp pháp hoá việc tẩu tán tài sản" hay xuất khẩu bong bóng ra nước ngoài, xin tò mò hỏi ông là vì sao lại có hiện tượng bong bóng như vậy?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: Về hoàn cảnh chung thì dân chúng Hoa Lục có sức tiết kiệm rất cao để phòng ngừa bất trắc rủi ro, khối lượng tiết kiệm thực tế có khi lên tới hơn 40% lợi tức. Họ làm gì với khoản tiền đó, mà ta có thể gọi là hiện kim, hay tiền mặt, tiền tươi?

    Để tài sản dành dụm này khỏi mất giá, họ có thể ký thác vào ngân hàng trong các trương mục tiết kiệm. Khổ nỗi, lãi suất tiết kiệm lại quá thấp, có chừng 2% mà thôi, so với tỷ lệ lạm phát bình quân là 5% thì khi ký thác ngân hàng họ bị mất vốn, chừng 3%.

    Lượng ký thác ngân hàng ấy được ước lượng là tương đương với khoảng bốn ngàn tỷ Mỹ kim, nó phải chảy vào chỗ trũng là thị trường cổ phiếu và vì vậy đẩy mạnh số cầu về cơ hội đầu tư tài chính. Phản ứng "theo bầy" của giới đầu tư mới thổi lên trái bóng đầu cơ vì họ đi vào thị trường cổ phiếu như đi đánh bạc.

    Một nguyên nhân sâu xa của sự kiện hiện kim dư thừa này có thể được tìm thấy trong chính sách ngoại hối, khi Trung Quốc ấn định trị giá đồng Nhân dân tệ quá rẻ so với đồng Mỹ kim để đẩy mạnh xuất khẩu.

Chia sẻ trang này