Tin khủng - Sóng cổ BĐS đã bắt đầu, con sóng dài nhất và mang lại thành quả lớn nhất????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungpvn, 10/03/2012.

7054 người đang online, trong đó có 932 thành viên. 16:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 29788 lượt đọc và 456 bài trả lời
  1. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Thiếu vốn, nhiều DN địa ốc TP. HCM bán tháo dự án

    03-04-2012 16:24:28
    (ĐTCK) Các doanh nghiệp địa ốc tại TP. HCM đang rao bán hoặc tìm đối tác để hợp tác triển khai các dự án bất động sản (BĐS).

    Chưa lúc nào, hoạt động chuyển nhượng dự án BĐS lại sôi động như hiện nay.



    Dự án BĐS: Ai mua, tôi bán?

    Sau thời gian dài “án binh bất động”, hiện CTCP Phát triển hạ tầng và BĐS Thái Bình Dương (PPI) đang tìm nhà đầu tư để hợp tác hoặc chuyển nhượng lại hai dự án BĐS tại quận Thủ Đức (TP. HCM) do đơn vị này làm chủ đầu tư.

    Dự án đầu tiên là Khu phức hợp ven sông Sài Gòn Water Garden (phường Hiệp Bình Chánh). Mức giá PPI đang chào bán cho dự án này 15 triệu đồng/m2. Dự án có diện tích 2 héc-ta này trước đó PPI từng có kế hoạch bỏ ra 1.275 tỷ đồng để phát triển thành khu phức hợp với các hạng mục như căn hộ cao cấp, khu thương mại và dịch vụ.

    Dự án thứ 2 là dự án căn hộ PPI Tower, cũng tại phường Hiệp Bình Chánh. Khu đất này có diện tích khoảng 2.400 m2, được PPI rao bán với giá 29 triệu đồng/m2. Đây là dự án mà đầu năm 2011, PPI có kế hoạch chi 313 tỷ đồng để phát triển thành tòa cao ốc 15 tầng, bao gồm 80 căn hộ và 8.000 m2 văn phòng cho thuê, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2012. Tuy nhiên, các kế hoạch của PPI đến nay hầu như đã bị đảo lộn.

    Không chỉ có PPI, nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng đã và đang có kế hoạch chuyển nhượng dự án. CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) tại ĐHCĐ mới đây đã thông báo sẽ không tiếp tục đầu tư dự án cao ốc văn phòng có diện tích sàn 44.500 m2 tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP. HCM) để làm trụ sở Công ty và cho thuê. Đơn vị này đã bán lại dự án trên với giá xấp xỉ 12 triệu USD. Lý do là nếu triển khai dự án trên, Công ty phải chuẩn bị nguồn vốn trên 20 triệu USD, trong khi Công ty hiện chưa thể phát hành cổ phiếu thêm để huy động vốn.

    CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) mới đây cũng đã xin ý kiến cổ đông về việc bán dự án cao ốc văn phòng cho thuê tại 143 - 145 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với giá dự kiến 40 tỷ đồng. SFC cho rằng, trong tình hình văn phòng cho thuê ế ẩm, giá lại khá thấp, nên nếu tiếp tục triển khai xây dựng chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, vì vậy SFC phải bán dự án để bổ sung nguồn vốn cho các dự án khác có hiệu quả cao hơn.

    Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, Đất Lành vừa bán dự án cao ốc Đa Năng trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) cho một đối tác với giá hơn 80 tỷ đồng. Tại ĐHCĐ CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) mới đây, VPH cho biết, kế hoạch trong năm nay sẽ chuyển nhượng, thanh lý một số dự án tại quận 2, quận 9 và huyện Nhà Bè… để tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư.



    Cơ hội cho người mạnh vốn

    Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE cho rằng, lần đầu tiên, thị trường BĐS Việt Nam xuất hiện nhiều giao dịch “khát vốn”. Tuy nhiên, theo ông, không có một cuộc khủng hoảng nào là vô nghĩa, vì khủng hoảng của người này là cơ hội cho người khác. “Với những nhà đầu tư đang muốn gia nhập thị trường BĐS Việt Nam, thì đây được xem là thời điểm có nhiều cơ hội nhất”, ông Marc Townsend nhận định.

    Theo ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty VPH, một số dự án mà VPH có kế hoạch chuyển nhượng thanh lý thời gian tới có mức giá thấp hơn lúc mua khá nhiều. “Nếu nói cơ hội cho các doanh nghiệp muốn đầu tư dự án thì đây chính là thời điểm có nhiều cơ hội nhất”, ông Tuấn nhận định.

    Đồng quan điểm, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn địa ốc Đất Xanh cũng cho rằng, với các nhà đầu tư BĐS muốn đầu tư dự án, chưa lúc nào cơ hội được mở ra như lúc này. Ông Thìn cho biết, Đất Xanh nhận được rất nhiều lời chào mời mua dự án BĐS và Đất Xanh vừa mua lại được 4 dự án BĐS với giá khá tốt, trong đó một dự án ở quận Thủ Đức, một ở Bình Tân, một ở Đồng Nai và một dự án ở Bình Dương. Các dự án này sẽ được Đất Xanh triển khai đầu tư trong thời gian tới.

    Còn theo ông Nguyễn Văn Đực, TP. HCM hiện có đến 70% dự án đầu tư dở dang đang phải “trùm mền” và việc doanh nghiệp thiếu vốn triển khai dự án phải bán “cắt lỗ” dự án là chuyện bình thường trong bối cảnh thị trường khó khăn. Tuy nhiên, ông Đực cho rằng, không phải dự án nào muốn bán cũng bán được, mà đó phải là dự án tốt, vì khó khăn lúc này không phải của riêng ai.

    Tăng Triển
  2. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0
    DXG cam kết mua lại khoản đầu tư lỗ của FPT Capital cộng lãi suất 21%/năm
    Thứ Tư, 04/04/2012, 13:05In tinGửi emailRSS
    FPT Capital không trích lập dự phòng khoản đầu tư 2,1 triệu cp DXG do DXG cam kết sẽ mua lại với giá gốc cộng lãi suất 21%/năm. HAG Rubber cam kết sẽ niêm yết trước 15/8/2015.
    CTCP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) có vốn điều lệ 110 tỷ đồng, đang thực hiện quả lý Quỹ thành viên Việt Nhật do Tập đoàn SBI Nhật Bản và Tập đoàn FPT đồng sáng lập với vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng.

    Theo báo cáo hợp nhất của FPT Capital, doanh thu năm 2011 của quỹ đạt 51 tỷ đồg, tăng nhẹ hơn 1 tỷ so với năm trước, doanh thu tài chính đạt hơn 60 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 27,8 tỷ, LNST đạt 20,1 tỷ, giảm 54% so với năm 2010. EPS năm 2011 của FPT Capital đạt 1.837 đồng/cp trong khi năm 2010 EPS của quỹ đạt 4.081 đồng/cp.

    Tại thời điểm 31/12/2011, FPT Capital có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 90,8 tỷ đồng bao gồm 3,2 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư và phát triển Hạ tầng Hoàng Thành, 2,1 triệu CTCP Địa ốc Đất Xanh (mã DXG) và hơn 207.900 cổ phiếu CTCP Khoáng sản Phù Yên.

    Giá vốn DXG mà FPT Capital đầu tư trong năm 2011 là 17.370 đồng/cp, hiện DXG giảm xuống 8.000 đồng/cp, khoản chênh lệch giữa giá gốc đầu tư và giá trị thị trường là 21,89 tỷ đồng. Tuy nhiên FPT Capital không trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này vì DXG và cá nhân chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của DXG đã ký cam kết mua lại cổ phiếu này với giá mua bằng giá gốc mà FPT Capital đã đầu tư cộng với lãi suất 21%/năm.

    Đối với khoản đầu tư dài hạn, tại thời điểm 31/12 đạt 112,4 tỷ đồng, FPT Capital đầu tư 1,6 triệu cp CTCP Đầu tư và phát triển Vân Phong, 500.000 cổ phiếu CTCP Tài chính Bất động sản FR và 500.000 cổ phiếu của CTCP Cao su Hoàng Anh Gia Lai (HAG Rubber).

    Giá vốn của FPT Capital vào HAG Rubber là 51.000 đồng/cp, hiện không có thông tin tham khảo giá cổ phiếu này trên OTC và FPT Capital cũng không trích lập dự phòng với khoản đầu tư này. Nhưng HAG Rubber cam kết sẽ niêm yết cổ phiếu trước ngày 15/8/2015. Nếu không thực hiện cam kết, HAG có nghĩa vụ mua lại toàn bộ số cổ phiếu HAG Rubber với giá mua 51.000 đồng/cp cộng với tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 20%. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày HAG Rubber niêm yết, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HAG cam kết mua lại lượng cổ phiếu này nếu được yêu cầu với giá mua bằng 51.000 đồng/cp cộng với IRR là 10%.

    Công ty kiểm toán Delloite, đơn vị kiểm toán cho FPT Capital đã nêu ý kiến về việc này rằng, rủi ro tài chính liên quan đến khoản đầu tư của FPT Capital phụ thuộc vào tình hình tài chính của DXG và HAG và khả năng thực hiện cam kết từ phía đối tác.

    Tại thời điểm 31/12/2011, FPT Capital cho CTCP Đầu tư tài chính BĐS FR vay 158,89 tỷ đồng để đầu tư dự án BĐS và Ban giám đốc đánh giá và tin tưởng rằng dự án này sẽ sớm được triển khai và mang lại lợi nhuận. FPT Capital vay ngắn hạn CTCP FPT 152,7 tỷ với lãi suất 14%/năm và vay CTCP Chứng khoán VNStockmart 10 tỷ đồng với lãi suất 23,4%/năm.

    Tại thời điểm 31/12/2011, FPT Capital đặt cọc dùng nguồn vốn ủy thác của khách hàng để ủy thác môi giới thu mua trái phiếu tại một CTCK với số tiền hơn 58,3 tỷ đồng đã quá hạn thu hồi.Tuy nhiên, đến thời điểm phát hành báo cáo, các bên chưa thống nhất được nếu trường hợp FPT Capital không thể thu hồi được khoản tiền đặt cọc tại CTCk đó, Công ty có phải bồi thường cho khách hàng hay không.
  3. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường bất động sản tiếp tục “đuối” trong quý 2
    Thứ Năm, 05/04/2012, 20:55In tinGửi emailRSS
    Xu hướng giảm giá tiếp tục được ghi nhận ở tất cả các phân khúc sản phẩm trên thị trường bất động sản quý 1/2012.
    Báo cáo của nhiều công ty tư vấn bất động sản uy tín có mặt trên thị trường đều có chung nhận định do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do thiếu nguồn vốn để phát triển, lạm phát trong nước vẫn ở mức cao và chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ đang tiếp tục tác động tiêu cực lên hoạt động của thị trường bất động sản.

    Trong khi đó, việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa mang lại nhiều dấu hiệu tích cực để hỗ trợ và vực dậy thị trường địa ốc.

    Giai đoạn này xuất hiện nhiều giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp, các chủ đầu tư những dự án khu phức hợp, căn hộ chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê... Đơn cử, Tập đoàn Đất Xanh Group mua lại 4 dự án từ các nhà đầu tư trong nước gồm dự án Majestic (ở Biên Hòa, Đồng Nai), Bella (ở Thành phố Hồ Chí Minh), Gold Hill (ở Trảng Bom, Đồng Nai) và Marina (ở Bình Dương).

    Tập đoàn Thiên Minh Group mua lại chuỗi 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mang tên Victoria tại Việt Nam và Campuchia của Công ty EEM Victoria Ltd Co (Hong Kong). Công ty JSM Indochina nhượng lại 7.400m2 thuộc dự án Peninsula tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh với giá 11 triệu USD cho Công ty cổ phần Sao Sáng Saigon...

    Thông tin mới nhất từ Công ty tư vấn bất động sản Colliers International Việt Nam cho thấy trong quý I/2012, nguồn cung căn hộ để bán ồ ạt gia nhập thị trường, tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 119.000 căn, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2011 và tại Hà Nội là khoảng 2.100 căn hộ với 70% là căn hộ cao cấp. Vì thế, không những tình hình giao dịch gặp rất nhiều khó khăn, mà giá bán cũng tiếp tục giảm thấp.

    Giá chào bán trung bình tại Thành phố Hồ Chí Minh dao động trong biên độ từ 690 đến 2.000 USD/m2. So với năm 2011, mức giá căn hộ cao cấp giảm khoảng 40%, căn hộ trung cấp và bình dân giảm tương ứng từ 30% đến 27%.

    Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư bình dân, trung cấp và cao cấp dao động ở mức từ 1.000 đến xấp xỉ 2.000 USD/m2. So với quý IV/2011, mức giá căn hộ bình dân giảm khoảng 10%, hạng trung cấp giảm 13% và hạng cao cấp giảm 12% như dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH) hay Star City...

    Đánh giá triển vọng của phân khúc căn hộ, bà Renee Kha, Phó Giám đốc nghiên cứu và tư vấn Colliers International tại Việt Nam cho biết giai đoạn từ 2012-2015 dự kiến khoảng 45.000 căn hộ của 90 dự án sẽ tiếp tục gia nhập thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án tập trung chủ yếu tại quận Nhà Bè, Bình Chánh, quận 9, quận 7 và quận 2. Với số lượng lớn như vậy, giá bán dự kiến sẽ tiếp tục giảm mạnh trong quý tới.

    Trong khi đó, ở Hà Nội, những giao dịch thành công hiện tại phần lớn đều nằm ở phân khúc trung cấp hoặc bình dân với diện tích nhỏ từ 50 đến 70m2, có giá từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Song đây lại là những sản phẩm chưa có nhiều trên thị trường. Do đó, triển vọng lạc quan của phân khúc này ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều rất ít điểm sáng.

    Diễn biến tương tự với phân khúc văn phòng cho thuê. Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận, tổng nguồn cung diện tích văn phòng hiện tại khoảng 1,94 triệu m2, tăng 7% so với năm 2011, trong đó, 90% là văn phòng hạng B và C với mức giá thuê trung bình ở tất cả các hạng là 25,5 USD/m2/tháng, giảm 7,4% với năm 2011.

    Tại Hà Nội, trong quý 1/2012, diện tích văn phòng trống vẫn còn khá nhiều, song vẫn tiếp tục đón nhận thêm gần 95.000m2 văn phòng hạng A từ dự án Keangnam Palace Landmark Tower và gần 74.000m2 từ dự án FLC Landmark Tower, Thăng Long Tower và tòa nhà Nam Cường Office.

    Trước sức ép về diện tích văn phòng trống và số lượng thêm mới, giá thuê trung bình văn phòng hạng A tiếp tục giảm còn 40,3 USD/m2/tháng, công suất thuê chỉ đạt trên 91%, còn hạng A có mức giá thuê xấp xỉ 23 USD/m2/tháng với công suất thuê đạt gần 84%.

    Rõ ràng, thị trường văn phòng ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao, do khó khăn về kinh tế vĩ mô, do thiếu nguồn vốn phát triển và sức ép từ nguồn cung tương lai lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc giá thuê trung bình sẽ còn giảm tiếp trong quý II/2012.

    Đây không phải là điểm sáng của thị trường bất động sản trong tương lai gần, ông Dane Moodie, Giám đốc Marketing và phát triển dự án , Colliers International Việt Nam nhận định.

    Duy nhất có thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn giữ được sự ổn định về tình hình giao dịch, với mức công suất thuê đạt trên 90%, giá thuê trung bình khoảng trên 70 USD/m2/tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh và thấp hơn ở Hà Nội. Yếu tố để duy trì sự ổn định lại là do ít có nguồn cung mới gia nhập thị trường.

    Tuy nhiên, trong tương lai gần, đây là phân khúc nhiều lạc quan nhất của thị trường bất động sản, bởi sức hấp dẫn và khả năng thu hút ngày các nhiều các thương hiệu phân phối và bán lẻ uy tín trên thế giới như Takashimaya, Aeon và Temasek.../.

    Thạch Huê (TTXVN
  4. hungpvd

    hungpvd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/11/2011
    Đã được thích:
    0
    hãy giữ các cổ BĐS, ăn 3, ăn 4 tk như chơi.
  5. hungpvd

    hungpvd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/11/2011
    Đã được thích:
    0
    đang full cổ BĐS, hãy cầm chắc nhé ae.
    chỉ có sóng BĐS mới đem lại LN cho chúng ta nhiều thôi.
  6. hungpvd

    hungpvd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/11/2011
    Đã được thích:
    0
    tk một số ae tui thấy đã đạt 20-40% lãi với các mã BĐS.
    hãy tiếp tục nắm giữ, cơ hội nhân 2, nhân 4 tk chỉ trong vòng vài tháng nữa thôi.
  7. hungpvd

    hungpvd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Hãy tiếp tục năm giữ, 1 số tk sẽ nhân đôi, nhân 3

Chia sẻ trang này