1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin khủng thế này mà Trên F chưa thấy ai để ý nhỉ ?????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/02/2021.

4005 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 12:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 55160 lượt đọc và 124 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.536
    FPT đẩy mạnh định hướng chuyển đổi số toàn diện
    Tại Diễn đàn Kinh doanh 2020 diễn ra vào ngày 15/10/2020 tại TP. Hồ Chí Minh, với chủ đề “Xuyên qua vùng nhiễu động” do Forbes Việt Nam tổ chức, FPT đã được vinh danh là công ty công nghệ duy nhất trong 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Đây là lần thứ 8 FPT được vinh danh trong bảng xếp hạng thường niên uy tín này của Forbes.
    [​IMG]
    Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa tại Diễn đàn Kinh doanh 2020.

    Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa đã tham gia phiên thảo luận "Thích ứng với thực tế mới". Tại đây, ông đã hé lộ cách thức FPT nhanh chóng nắm bắt xu hướng, linh hoạt thay đổi trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp (DN).

    Thúc đẩy DN Việt liên minh gia tăng tốc độ chuyển đổi theo mô hình vận hành số

    Bên cạnh đó, vị lãnh đạo tập đoàn cũng chia sẻ những đóng góp của FPT nhằm kiến tạo những nền tảng mới, từ đó thúc đẩy cộng đồng DN Việt liên minh trong bối cảnh mới, gia tăng tốc độ chuyển đổi theo mô hình vận hành số, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển nền kinh tế quốc gia.

    Kết quả Top 50 dựa trên xem xét tất cả cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX và HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành. Theo đó, các DN được đánh giá trên hai tiêu chí: định lượng và định tính. Để được vinh danh, DN không chỉ cần có tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ROC (tỷ lệ thay đổi giá), EPS (lợi nhuận sau thuế) nổi bật trong giai đoạn 2015 - 2019, mà còn phải sở hữu thương hiệu mạnh, chất lượng quản trị DN tốt cũng như duy trì mức độ phát triển bền vững.

    Trong những năm gần đây, FPT tập trung vào hai mảng cốt lõi công nghệ và viễn thông, với mục tiêu dài hạn là trở thành Top 50 công ty dịch vụ chuyển đổi số toàn cầu. Tỷ trọng doanh thu khối công nghệ trên tổng doanh thu toàn tập đoàn đã tăng từ khoảng 23 - 25% vào giai đoạn 2013 - 2017 lên 58% vào năm 2018 và 57% vào năm 2019. Trong năm 2019, doanh thu và lợi nhuận hai khối công nghệ và viễn thông gần như chiếm trọn trong cơ cấu tổng doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn, ở mức lần lượt là 94,5% và 81,1%.

    Năm 2020, Covid-19 đã đẩy mọi DN và nền kinh tế toàn cầu vào một cơn đại khủng hoảng. Với định hướng chiến lược, kiên định với mục tiêu, phát huy các thế mạnh về năng lực công nghệ, kinh nghiệm hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước cũng như hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số, FPT đã nhanh chóng chuyển đổi "từ thời bình sang thời chiến" để thích nghi với những bất ổn của nền kinh tế.

    Trong nội bộ, FPT đẩy mạnh định hướng chuyển đổi số toàn diện với hơn 30 dự án chuyển đổi số, trong đó hơn 70% các dự án đang triển khai đạt KPI về hiệu quả. Đặc biệt, FPT chú trọng tự động hóa tối đa tác vụ nội bộ, ứng dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa, đảm bảo an toàn cho nhân viên trong dịch bệnh và tối ưu năng suất. Có thời điểm tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa của tập đoàn đạt tới 70 - 80%, thậm chí 100%, trong khi đảm bảo năng suất vẫn đạt 90 - 100%.

    Thử nghiệm cách làm mới dựa trên ứng dụng sản phẩm, giải pháp công nghệ 4.0

    Để duy trì hoạt động vận hành và kinh doanh, Tập đoàn đã đưa ra những quyết sách chiến lược tức thời, thử nghiệm những cách làm mới dựa trên ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ 4.0 để tái cấu trúc mô hình hoạt động, tích cực chuyển từ offline sang online trong mọi hoạt động hội nghị, hội thảo, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh luôn liền mạch, tiết kiệm chi phí và đảm bảo nguồn thu.

    Nhờ nhạy bén trong chiến lược phát triển để chống chọi và bứt phá trong khủng hoảng, doanh thu và lợi nhuận 8 tháng đầu năm 2020 của tập đoàn tăng trưởng lần lượt 7,6% và 11,7% so với cùng kỳ 2019. Ngay trong giai đoạn thử thách, FPT đã giành được hàng loạt hợp đồng lớn, như trở thành đối tác ưu tiên toàn quyền triển khai dự án CNTT với tổng quy mô hàng chục triệu USD cho một công ty kinh doanh ôtô hàng đầu tại Mỹ.

    Không chỉ vậy, FPT còn đồng hành với nhiều DN trong nước ở mọi lĩnh vực, chuyển đổi số nhiều khâu trong quá trình vận hành DN, hỗ trợ cộng đồng DN tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình mới.

    Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam đã được kiểm soát, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT khẳng định: "Đây chính là cơ hội tốt nhất để các DN rà soát và khắc phục các điểm yếu trong vận hành, giải quyết cơ bản các vấn đề đã tích lũy suốt thời gian tăng trưởng nóng trước đây. Những chính sách thành công trong "thời chiến" sẽ còn được tiếp tục áp dụng và phát huy trong thời bình. Trong thời Covid, lãnh đạo phải thể hiện vai trò của mình, "tìm cơ trong nguy", tìm thấy cơ hội của mình trong việc tăng cường sáng tạo, đổi mới bằng công nghệ, chuyển đổi số sâu rộng, tìm kiếm cơ hội ở thị trường quốc tế".

    Nhà lãnh đạo tập đoàn cũng chia sẻ, DN Việt Nam cần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, tận dụng thế mạnh của nhau để mở rộng tập khách hàng, đảm bảo kinh doanh thông suốt và liền mạch. "Trong "thời chiến", chúng tôi đã làm được một việc vô cùng quan trọng, đó là "hợp lực". Hợp lực của từng đơn vị thành viên trong tập đoàn, hợp lực với các DN bạn, đối tác, khách hàng… bằng việc kết nối, trao đổi, chia sẻ các bài học kinh nghiệm của mình, từ đó tạo ra những đột phá cả về doanh thu và lợi nhuận. Mỗi DN bứt phá, phát triển vững mạnh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phục hồi nền kinh tế quốc gia", ông Khoa khẳng định.

    Chia sẻ định hướng trong ngắn hạn, ông Khoa cũng cho biết tập đoàn sẽ kiên định với chiến lược chuyển đổi số, cũng như đẩy mạnh kiến tạo khối liên minh DN Việt nhằm chia sẻ khó khăn, tìm kiếm giải pháp phục hồi DN. Cụ thể, vào ngày 29/10 tới, FPT sẽ tổ chức số thứ hai trong chuỗi Diễn đàn dành cho lãnh đạo top các DN lớn nhất Việt Nam với chủ đề "Bán hàng thời Covid-19", nhằm phân tích các xu hướng chuyển dịch của thị trường thời kỳ mới, để đưa ra hoạch định chính xác trong việc tiếp cận khách hàng, phát triển thị trường, đưa DN vươn lên.
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021, Bài cũ: 04/02/2021 ---
    Hàng viễn thông dẫn sóng tiên phong đi trước @};-
    xgameno1, SongThanCK2015huntermedia511 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.536
    Mảng công nghệ của FPT đặt mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD vào năm 2021, đẩy mạnh phát triển chuyển đổi số cho khách hàng trong nước và quốc tế
    16:33 | 12/03/2020

    [​IMG]
    Chuyển đổi số là một trong những mũi nhọn tăng trưởng của FPT trong tương lai

    CTCP FPT vừa công bố chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020 - 2022, với việc tiếp tục định hướng phát triển lĩnh vực chuyển đổi số.

    Khối công nghệ đặt mục tiêu 1 tỉ USD vào năm 2021, với doanh thu chuyển đổi số trong ba năm tới đạt 40 - 50%. FPT cũng đặt mục tiêu 150 khách hàng nhóm Fortune Global 500 và 10.000 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam.



    Theo FPT, thế mạnh của công ty này là tỉ trọng doanh lớn từ khối Fortune Global 500, chiếm tới 44% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài trong năm 2019. Bên cạnh đó, nhân sự khối công nghệ của FPT lên tới 17.628 người, chiếm hơn 61% nhân sự toàn công ty. Nhân sự của công ty làm trong mảng chuyển đổi hơn 2.500 người, tăng 132% trong năm vừa rồi. Ngoài ra, tổ hợp giáo dục và công viên phần mềm của FPT giúp bổ sung nhân lực liên tục cho mảng này.

    Đối với khối viễn thông, mục tiêu dài hạn của FPT là tăng trưởng thuê bao khoảng 15% mỗi năm. Khối giáo dục định hướng trở thành hệ thống trường Mega mang tính quốc tế, đào tạo hơn 20 triệu học viên mỗi năm.

    Trong năm 2020, FPT kế hoạch đạt tổng doanh thu 32.450 tỉ đồng, tăng 17,1%. Trong đó, công nghệ dự kiến 18.800 tỉ đồng, tăng 19,1%; viễn thông 11.810 tỉ đồng, tăng 13,6%; và khối giáo dục, đầu tư 1.840 tỉ đồng, tăng 19,9%.

    Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.510 tỉ đồng, tăng 18,1%; phân bổ cho công nghệ 2.510 tỉ đồng, tăng 27,2%; viễn thông 2.022 tỉ đồng, tăng 11,8%; và giáo dục đầu tư 978 tỉ đồng, tăng 10,8%.

    Kế hoạch đầu tư trong năm 2020 sẽ chi ra khoảng 4.710 tỉ đồng, tập trung ở công nghệ 1.675 tỉ đồng, viễn thông 2.413 tỉ đồng và giáo dục, đầu tư khác 622 tỉ đồng.

    Đại hội sắp tới, FPT sẽ trình ĐHĐCĐ công ty phê duyệt hai phương án trả cổ tức: bao gồm phương án tiền mặt là tỉ lệ 20%; đối với phương án cổ phiếu sẽ là 15%. Thời gian chi trả dự kiến trong quí II/2020.

    Ngoài ra, ĐHĐCĐ FPT cũng sẽ phải xem xét thông qua phương án duyệt chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động theo ba đợt vào các năm 2021, 2022, 2023. Giá bán cổ phần theo mệnh giá, và cổ phần sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm.

    Đối với các lãnh đạo cấp cao của FPT cũng sẽ có chương trình phát hành cổ phiếu theo 5 đợt từ 2021 - 2026. Giá bán cổ phần cũng theo mệnh giá nhưng thời gian hạn chế chuyển nhượng lên tới 10 năm.
    xgameno1, SongThanCK2015Tiepvanhanoi thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.536
    Nay kết phiên trên 72 quá đẹp @};-
    xgameno1SongThanCK2015 thích bài này.
    huntermedia511 đã loan bài này
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.536
    FPT: Tìm động lực tăng trưởng mới tại thị trường ngoại




    FPT Software đã khai trương 4 chi nhánh mới tại Australia, Canada, Trung Đông và Ấn Độ trong năm 2020.
    Chi nhánh tại Ấn Độ được xây dựng với quy mô trên 1.000 người trong 3 năm tới, mục tiêu doanh số 30-50 triệu USD vào năm 2023.
    FPT tiến công vào các thị trường mới như Ấn Độ hay Bắc Mỹ để tận dụng làn sóng số hóa diễn ra mạnh mẽ.

    Cất cánh

    Covid-19 đã chặn đứng nhiều chuyến bay trong năm 2020, nhưng cơn bão này không làm ảnh hưởng tới chiến lược vươn ra thế giới của FPT. Bốn chi nhánh mới của FPT Software – đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT đã khai trương trong năm 2020 tại Australia, Canada, Trung Đông và Ấn Độ.

    Hiện tập đoàn này có gần 50 văn phòng quốc tế tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó FPT Ấn Độ là chi nhánh quốc tế mới mở gần đây nhất, được đặt tại thủ phủ công nghệ Hyderabad của Ấn Độ.

    [​IMG]

    FPT India đặt tại thủ phủ công nghệ Hyderabad của Ấn Độ

    “Ngành CNTT là động lực chính của kinh tế Ấn Độ. Lực lượng lao động CNTT ở đây có kỹ năng cao, đa ngôn ngữ, có khả năng thực hiện công việc theo ca 24/7 cũng như có nhiều kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật”, Giám đốc điều hành FPT Ấn Độ, ông Phùng Sỹ Bảy cho biết.

    FPT cho biết sẽ xây dựng chi nhánh tại Ấn Độ thành một Trung tâm Sản xuất Toàn cầu với quy mô trên 1.000 người trong 3 năm tới, hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của khách hàng toàn cầu. Đơn vị này cũng đặt mục tiêu đạt doanh số 30-50 triệu USD vào năm 2023.

    [​IMG]

    Doanh thu theo thị trường của FPT trong 11 tháng năm 2020.

    Thị trường ngoại luôn hứa hẹn các vụ mùa bội thu cho FPT. Trong năm 2020, nhiều hợp đồng quốc tế lớn đã được FPT ký kết, củng cố năng lực và sự sẵn sàng của tập đoàn này khi tiến ra biển lớn. Trong đó có hợp đồng ký với hãng kinh doanh ô tô tại Mỹ trong thời gian 3 năm với giá trị gần 150 triệu USD, hợp đồng tư vấn triển khai chuyển đổi số cho tập đoàn Dầu khí của Malaysia với quy mô doanh thu đạt 200 triệu USD hay hợp tác chiến lược với hãng đồ uống lớn nhất thế giới tại Nhật Bản với tiềm năng đem về hơn 100 triệu USD doanh thu từ dịch vụ công nghệ trong vòng 5 năm tới.

    Trong báo cáo tài chính 11 tháng, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế 11 tháng đạt 26.341 tỷ đồng và 3.288 tỷ đồng, tăng 7,4% và 8,6%% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng doanh thu ký mới của mảng công nghệ cho thị trường quốc tế đã đạt 11.581 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ.

    Thuận nước đẩy thuyền

    Làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra rầm rộ trên thế giới và IT được đánh giá sẽ là ngành được hưởng lợi lớn từ sự thay đổi này.

    IDC - công ty cung cấp dữ liệu thị trường về IT dự báo ngành CNTT thế giới sẽ đạt tới giá trị 5.000 tỷ USD trong năm 2021, tương đương mức tăng trưởng 4,2%, đưa lĩnh vực này trở lại mức tăng trưởng trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Đà tăng trưởng này được dự báo tiếp diễn trong những năm tiếp theo, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CARG) đạt khoảng 5% cho tới năm 2024.

    Đầu tư vào chuyển đổi số trực tiếp, theo IDC, vẫn đang tăng với CAGR dự báo đạt 15,5% từ năm 2020 đến năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 6.800 tỷ USD khi nhiều công ty đang tận dụng các chiến lược và đầu tư hiện có với sự trợ giúp của công nghệ để trở thành doanh nghiệp số tương lai.

    Với tiềm năng như vậy, không khó hiểu khi FPT quyết định tiến công vào các thị trường mới như Ấn Độ hay Bắc Mỹ, nhằm tận dụng cơ hội tới từ làn sóng số hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu chuyển đổi số của các tổ chức và doanh nghiệp dường như không có giới hạn, trải dài từ khu vực chính phủ tới tư nhân, từ công nghiệp tới nông nghiệp, giáo dục tới y tế và nhiều hơn thế.

    Tại Ấn Độ, tập đoàn này đang làm việc với nhiều doanh nghiệp bản địa lớn trong các lĩnh vực trọng điểm như hàng không, y tế, viễn thông và ôtô…. Và trong tương lai gần, nhiều hợp đồng có giá trị lớn hoàn toàn có thể sẽ được ký kết.

    Trong những năm trở lại đây, FPT đã có sự dịch chuyển chiến lược cốt lõi từ nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin truyền thống sang công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số và đang hướng đến mục tiêu đứng trong Top 50 công ty dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu thế giới ngay trong thập kỷ này.

    Một hệ sinh thái nền tảng, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số Made by FPT theo thời gian đã được hình thành, làm bàn đạp cho FPT tiến công vào kỷ nguyên số toàn cầu, phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số tại Việt Nam và trên khắp thế giới.
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021, Bài cũ: 04/02/2021 ---
    Ông vua phần mềm thương hiệu thế giới tại Việt Nam @};-
    xgameno1 thích bài này.
  5. SongThanCK2015

    SongThanCK2015 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    967
    FPT Thiên thời địa lợi nhân hoà Anh Bình mở mày mở mặt
    hayhay83 thích bài này.
  6. SongThanCK2015

    SongThanCK2015 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    967
    Vn-index thường diễn biến ra sao 5 ngày trước và sau Tết Nguyên Đán?
    Chuyên mục: Chứng khoán

    [​IMG]
    Theo thống kê, thị trường chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng điểm lớn sau Tết Nguyên đán. Với những tín hiệu như hiện nay, rất có khả năng điều đó sẽ được lặp lại, thậm chí một con sóng lớn sau tết để đưa chỉ số Vn-index vượt đỉnh lịch sử và xác lập kỷ lục mới là điều mà nhiều chuyên gia dự báo.
    Theo bảng thống kê VN-Index 20 năm qua, có 14/20 lần chỉ số này tăng trong 5 ngày cuối cùng trước Tết và có 12/20 lần VN-Index tăng trong 5 ngày đầu tiên sau Tết.
    Tính trung bình, tỷ lệ VN-Index tăng điểm trong 5 ngày cuối cùng trước Tết là 70% và tỷ lệ này ở 5 ngày sau Tết là 60%.
    [​IMG]
    Thị trường cũng thường tăng điểm trong 10 phiên sau Tết với khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng mạnh. Theo các chuyên gia, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ và duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục qua Tết do xác suất thị trường tiếp tục tăng điểm sau Tết với khoảng 80% và sự tăng điểm của thị trường thường nhận được sự hỗ trợ từ khối lượng và giá trị giao dịch bùng nổ.
    Nếu chỉ tính riêng phiên giao dịch đầu tiên sau Tết âm lịch, thống kê cho thấy VN-Index có 12 phiên tăng và 8 phiên giảm. HNX-Index có 11 phiên tăng và chỉ có 4 phiên giảm vào ngày chứng khoán khai Xuân. Năm ngoái cả hai chỉ số Vn-index và HNX-index đều tăng điểm trước Tết Nguyên Đán, nhưng sau tết thông tin dịch covid-19 bùng phát đã khiến cả hai chỉ số này giảm mạnh.
  7. SongThanCK2015

    SongThanCK2015 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    967
    Cộng thêm 10% thuế doanh nghiệp là 25 % phải ko bác?
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021 ---
    Sớm vào CLB 100 pha thân cá này
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021 ---
    Cổ phiếu FPT của CTCP FPT tiếp tục duy trì xu hướng tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 năm ngoái cho đến nay và phiên hôm nay đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021 ---
    Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 400.0
  8. SongThanCK2015

    SongThanCK2015 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    967
    N-Index vẫn được duy trì đà tăng trong phiên hôm nay, nhưng lực cầu suy giảm khiến trạng thái thị trường khá mong manh. Áp lực bán ra được dự đoán sẽ gia tăng khi chỉ số tiếp cận dần mức cản ngắn hạn quanh 1.140 điểm.
    Điểm tích cực của đợt hồi phục này là lực đỡ đến từ nhóm cổ phiếu lớn, và nổi bật là diễn biến vượt đỉnh của FPT đang là động lực chính hỗ trợ cho nhịp tăng. Ngưỡng tâm lý 1.000 điểm hiện tại đang là hỗ trợ mạnh cho chỉ số trong kịch bản thị trường có diễn ra điều chỉnh.
    Chúng tôi quan sát thấy thị trường đang diễn ra phân hóa và đà tăng sẽ khó diễn ra đồng loạt, các cổ phiếu cơ bản tốt, có câu chuyện hỗ trợ cho giá sẽ tích cực hơn các mã khác trong ngành. Do vậy, ưu tiên lựa chọn cổ phiếu và quản trị danh mục nên được ưu tiên trong giai đoạn này.
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021, Bài cũ: 04/02/2021 ---
    Nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia dần trở lại nếu chỉ số có phiên điều chỉnh với áp lực bán yếu (thể hiện qua khối lượng thấp) và về test lại vùng gap này, ưu tiên chú ý các cổ phiếu mạnh trong VN30 và các nhóm mạnh hơn thị trường như BĐS, KCN, Săm lốp, Dệt may.
  9. hiepsimu999

    hiepsimu999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2018
    Đã được thích:
    2.126
    Thuế 2020 là 20%, thuế 2021 là 10%, tăng trưởng trước thuế 18% thì lợi nhuận sau thuế 2021 tăng 32,75% mới đúng chứ bác?
    --- Gộp bài viết, 04/02/2021, Bài cũ: 04/02/2021 ---
    Ơ, e định chừa ít tiền qua tết múc mà chả lẽ mai fomo luôn
    hayhay83SongThanCK2015 thích bài này.
  10. SongThanCK2015

    SongThanCK2015 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Đã được thích:
    967
    Liên tục lập kỷ lục, lượng tài khoản mở mới của cá nhân trong nước 2020 gấp đôi 2019

    Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 12 tiếp tục đạt kỷ lục 63.075 tài khoản, gấp rưỡi tháng 11. Tính tổng cộng cả năm 2020, nhà đầu tư cá nhân mở 392.527 tài khoản, tăng 109% so với cả năm 2019 (187.825 tài khoản).

    Trong khi đó, lượng tài khoản nhà đầu tư tổ chức trong nước tiếp tục tăng từ 123 của tháng 11 lên 168, cao kỷ lục. Tính cả năm, nhà đầu tư tổ chức trong nước mở gần 1.132 tài khoản, cao hơn mức 821 của cả năm 2019.

    Tính chung, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước ở tháng 12 đạt 63.243 tài khoản, tăng 53,5% so với tháng 11. Đây cũng là con số kỷ lục, nâng tổng số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước tính đến hết 31/12 là hơn 2,7 triệu.

    [​IMG]
    Nhà đầu tư cá nhân trong nước trong năm 2020 được cho là nhân tố chính giúp thị trường chứng khoán đi lên. Riêng trong tháng 12, VN-Index tăng 100,79 điểm (10,05%) so với cuối tháng 11. HNX-Index tăng 55,42 điểm (37,52%) lên 203,12 điểm, còn UPCoM-Index tăng 7,55 điểm (11,3%) lên 74,45 điểm.

    Tính cả năm, kết thúc năm 2020, VN-Index tăng 142,88 điểm tương ứng 14,87% so với cuối năm 2019. HNX tăng 98,1%, UPCoM-Index tăng 31,6%.

    Không chỉ diễn biến tích cực về mặt điểm số, thanh khoản cũng là điểm nhấn của thị trường chứng khoán trong tháng 12 và cả năm 2020. Riêng trong tháng 12, tổng khối lượng giao dịch đạt gần 17,6 tỷ cổ phiếu, tăng gần 70% so với tháng 11. Giá trị giao dịch cũng tăng 62,5% lên 342.217 tỷ đồng. Toàn bộ cả 23 phiên giao dịch của tháng 12 đều ghi nhận giá trị khớp lệnh trên 10.000 tỷ đồng - điều chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Nhà đầu tư nước ngoài tháng 12 mở mới 386 tài khoản chứng khoán, tăng khoảng 31% so với tháng 11 và cao nhất kể từ 6/2019. Trong đó, cá nhân nước ngoài mở mới 371 tài khoản và tổ chức là 15 tài khoản. Tính đến hết ngày 31/12, nhà đầu tư nước ngoài có tổng cộng 35.071 tài khoản.

Chia sẻ trang này