1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin khủng thế này mà Trên F chưa thấy ai để ý nhỉ ?????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/02/2021.

3765 người đang online, trong đó có 355 thành viên. 16:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55167 lượt đọc và 124 bài trả lời
  1. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    Con HIG này hiện tại thanh khoản có tăng đột biến rất nhiều so với trước kia gần như =0 cộng với cách mạng hoá dữ liệu ngành ngân hàng đúng ngay chiến lược của HIG + ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp công nghệ. Ko biết sắp tới có gì hót.
    BigDady1516 thích bài này.
  2. huntermedia511

    huntermedia511 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2020
    Đã được thích:
    996
    FPT (MUA, Giá mục tiêu: 86.200 Đồng/cp): Định giá hấp dẫn hơn
    Tóm tắt quan điểm đầu tư: Tâm lý thị trường yếu gần đây do sự bùng phát dịch Covid-19 ở miền Bắc khiến giá cổ phiếu FPT giảm xuống mức hấp dẫn hơn. FPT vừa công bố kết quả chưa kiểm toán năm 2020, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (+12,8% so với cùng kỳ) - cao hơn so với ước tính của chúng tôi là 5,2 đồng, tương ứng mức tăng trưởng +25% so với cùng kỳ trong Q4/2020. Nhờ giá trị hợp đồng ký mới tăng 42% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế mảng công nghệ được điều chỉnh tăng 26% so với cùng kỳ - đây là động lực tăng trưởng chính của FPT trong năm 2021. Nhìn chung, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt 22% so với cùng kỳ. Chúng tôi lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT, cũng như giá mục tiêu 1 năm là 86.200 đồng (tăng 37% so với giá hiện tại) dựa trên điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm 2021 và đánh giá lại P/E mục tiêu cho mảng công nghệ phù hợp với định giá của các công ty cùng ngành trong khu vực.

    SSI khuyến nghị mua FPT ngày 2/2/2021
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Lực đẩy chứng khoán Việt Nam năm Tân Sửu: Lãi suất thấp, 'game' nâng hạng, định giá rẻ, triển vọng vĩ mô?
    08:06 | 15/02/2021

    [​IMG]
    Thứ hai, động lực kép từ dòng vốn cá nhân trong nước với môi trường lãi suất thấp.


    Năm 2020 cũng đánh một dấu mốc mới với số lượng tham gia mạnh mẽ của nhóm nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt nhóm các nhà đầu tư mới F0. Tài khoản cá nhân trong nước hiện chiếm đến 78,7% tổng giá trị giao dịch, tăng từ mức 70% năm 2019.

    Trong năm 2020, lượng mở tài khoản mới ghi nhận mức 393,7 nghìn tài khoản (tăng 108% so với năm 2019), nâng tổng số tài khoản chứng khoán lên mức 2,73 triệu tài khoản.

    Tổng số lượng tài khoản chứng khoán chỉ mới chiếm 2,8% tổng dân số cả nước, đây là mức rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Chứng khoán BSC tin rằng tiềm năng từ thị trường vẫn còn rất lớn, xu hướng chuyển dịch đầu tư sang thị trường chứng khoán chỉ mới ở giai đoạn khởi trào.

    Ngoài ra, môi trường lãi suất thấp đã có những tác động trực tiếp thay đổi khẩu vị đầu tư của nhà đầu tư trong bối cảnh kênh đầu tư ưu thích và có giá trị giao dịch hàng đầu bất động sản đang trong giai đoạn trầm lắng do thiếu hụt nguồn cung.

    Ngoài ra, thị trường vàng vẫn bị kiểm soát và bắt đầu có xu hướng điều chỉnh giảm, quy mô kênh trái phiếu đang bị thắt chặt do các quy định chặt chẽ (Nghị định 81 hiệu lực từ ngày 1/9/2020).

    Trong khi đó, số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh tại thị trường Việt Nam được đánh giá là minh chứng rõ ràng về sức hút của thị trường chứng khoán trong bối cảnh hiện tại, và dòng vốn nội khối được dự kiến vẫn là nhân tố chính dẫn dắt thị trường chứng khoán năm 2021. Hiện tượng trên không chỉ diễn ra đặc thù tại Việt Nam mà còn tương đồng với nhiều thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Thứ ba, thị trường VN và khu vực mới nổi sẽ được định giá ở mức cao hơn trong bối cảnh các NHTW sẽ duy trì chính sách điều hành lãi suất ở mức thấp trong 1 - 2 năm tới.

    Tính đến 10/1/2020, VN-Index hiện đang giao dịch ở mức PE tra cứu (trailing) là 18,4 lần, cao hơn mức 15.5% trung bình. Nếu nhìn lại trong quá khứ, có thể thấy mức độ định giá của thị trường sẽ có độ tương quan ngược chiều với lãi suất.

    Do đó, Chứng khoán BSC tin rằng trong năm 2021, TTCK Việt Nam có thể được định giá giao dịch với mức PE bình quân khoảng 18,x lần, cao hơn khoảng 15 - 20% (lãi suất trung bình là 5,6%) so với mức PE trung bình giai đoạn 2015 - 2019 (15.x lần, lãi suất TB = 7%) và giai đoạn 2011-2013 (12.x lần, Lãi suất TB= 11%).

    Cùng với đó, diễn biến vĩ mô tại thời điểm này có nền tảng vững chắc và có nhiều điểm khác biệt tương đối so với giai đoạn khủng hoảng 2009 - 2011. Vì vậy, rủi ro thị trường sụt giảm sốc sẽ có khả năng xảy ra khi thị trường tăng quá nóng.

    Thứ tư, tiến triển bào chế Vắc xin đã có những bước tiến vượt bậc trong năm 2020, việc đưa vào sử dụng rộng rãi sẽ củng cố đà hồi phục của nhu cầu tiêu thụ.

    Tính tới thời điểm hiện tại, trên thế giới có hơn 20 loại vắc xin đang được nghiên cứu, trong đó, có 8 loại vắc xin đang được thử nghiệm ở pha III. Thời gian kiểm nghiệm độ hiệu quả của vaccine và được phân phối rộng rãi hơn dự kiến sẽ rơi vào nửa cuối năm 2021.

    Theo đó, Chứng khoán kỳ vọng việc này có thể giúp hồi phục nhu cầu và sức mua các mặt hàng tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng tích cực lên sự hồi phục của các doanh nghiệp xuất khẩu và bản thân nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Các nhóm ngành được BSC kỳ vọng sẽ phục hồi tốt như dệt may, thủy sản.

    Thứ năm, phục hồi tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ các ngành trong năm 2021 là yếu tố giúp thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch ở mức hấp dẫn hơn.

    Chúng tôi tin rằng hiệu suất của tất cả các nhóm đều có mức tăng nhẹ cùng chiều với sự vận động của VN-Index. Mức tăng trưởng lợi nhuận được dự báo khả quan đến từ sự phục hồi chung các nhóm ngành kinh tế với tỷ trọng đóng góp chính đến từ (1) Ngân Hàng, (2) Bất động sản, (3) Công nghiệp, (4) Dầu khí và (5) Dịch vụ tiêu dùng bán lẻ.

    Theo đó, VN-Index đang giao dịch với mức PE dự báo năm 2021 là 14,3 lần. BSC dự báo VN-Index theo kịch bản tích cực sẽ đạt 1.258 điểm vào cuối năm 2021.


    So sánh với khu vực, thị trường Việt Nam vẫn đang được định giá thấp hơn tương đối nhiều trong khi đó hiệu suất hoạt động ở mức cao nhất khu vực (ROE =13%).

    Mức định giá cao của các nước khu vực chủ yếu đến từ các nhóm nước này đang được phân loại vào thị trường mới nổi (Emerging Markets) và mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19.

    Tựu chung lại, thị trường Việt Nam hiện tại đang khá hấp dẫn so với khu vực với (1) mức độ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch thấp, (2) lợi nhuận các nhóm ngành dự kiến hồi phục khả quan, (3) nền tảng vĩ mô ổn định, (4) khả năng nâng hạng thị trường lên thị trường mới nổi.

    [​IMG]
    Thứ sáu, giải ngân đầu tư công sẽ là “đôi cánh” nâng đỡ tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi trong năm 2021.

    Tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng đáng khích lệ, ước đạt 91,13% so với kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tương đương với ước ghi nhận khoảng 466,3 nghìn tỷ đồng.

    Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tập trung vào xây dựng hạ tầng giao thông liên vùng và kinh tế số là trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng các ngành nghề kinh tế với hàng loạt dự án như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc Nam, các tuyến đường vành đai, ven biển.

    Chính sách trên có điểm tương đồng tương đối lớn với chính sách điều hành của Trung Quốc hậu giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đây chính là yếu tố cốt lõi giúp kinh tế Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng thần tốc giai đoạn sau đó.

    Thứ bảy, tiến trình niêm yết/cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước năm 2020 còn chậm, chưa có dấu hiệu đảo chiều tích cực trong năm 2021, tuy nhiên để ngỏ khả năng bùng nổ trở lại từ năm 2022.

    Công tác thoái vốn/niêm yết cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện chủ yếu đến từ sắp xếp, phê duyệt phương án sử dụng đất; đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, phần vốn để cổ phần hóa.

    Trong đó, tập trung lớn một số tập đoàn kinh tế đang chờ xác định giá trị doanh nghiệp như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Genco1, Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Bưu chính viễn Thông Việt Nam (MobiFone), Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Bến Thành,…

    [​IMG]
    Những thương vụ thoái vốn sắp tới. Nguồn: Chứng khoán BSC.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Làm chủ công nghệ, bước vào cuộc đua 5G
    5G trên toàn cầu. Việt Nam cũng cho thấy mức độ sẵn sàng cao khi triển khai thử nghiệm kinh doanh và sớm thương mại hoá 5G trong năm tới, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dùng cũng như chuẩn bị đầy đủ hạ tầng cho những công nghệ tương lai cần nền tảng 5G để hoạt động.

    [​IMG] Sự mở rộng nhanh chóng của 5G ở các quốc gia trên thế giới là điểm sáng trong năm 2020. Báo cáo về sự phát triển mạng tốc độ cao đưa ra từ dữ liệu của Speedtest Intelligence với hơn 60,5 triệu kết quả Speedtest trong quý 3/2020. 5G đang tăng phạm vi phủ sóng trên toàn thế giới, tốc độ cải thiện và thu hút người dùng.
    Trong số 99 nước triển khai 5G, phạm vi phủ sóng tương đối tốt tại Mỹ, châu Âu, bán đảo Ả Rập và Đông Á. Tổng cộng 14.643 thành phố khắp thế giới có 5G vào cuối quý 3/2020, tăng 1.671% so với cùng kỳ năm 2019.

    Đến quý 3/2020, số lượng quốc gia triển khai 5G tăng 62,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Người dùng cũng háo hức với công nghệ mới và nhiều người muốn kiểm tra tốc độ kết nối. Chỉ trong quý 3/2020, có 4.324.788 kết quả Speedtest trên mạng 5G.

    Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc sở hữu tốc độ 5G nhanh nhất, trung bình đạt 411,11 Mbps. Thái Lan xếp thứ hai với tốc độ trung bình 327,31 Mbps. Australia đứng thứ ba với tốc độ 303,11 Mbps. Hàn Quốc cũng đứng đầu về thời gian sử dụng 5G trong khu vực.

    Trung Quốc là quốc gia có thiết bị hỗ trợ 5G nhiều nhất thế giới. Có tới 18,9% thiết bị kiểm tra tốc độ trên Speedtest ở quốc gia đông dân nhất có trang bị kết nối mới. Các quốc gia và khu vực tiếp theo gồm Hàn Quốc đứng thứ hai, Hồng Kông thứ ba, Puerto Rico thứ 4 và Qatar thứ 5.

    Speedtest dự báo với những tiến bộ gần đây về chipset, bao gồm 5G Carrier Aggregation, các nhà mạng có thể kết hợp hai băng tần 5G trong dải tần sub-6GHz (FR1), cho tốc độ nhanh hơn và độ phủ tốt hơn.

    Trong năm 2021, 5G sẽ có mặt tại nhiều khu vực rộng lớn hơn nữa.

    [​IMG] Ở Việt Nam, 5G chưa được thương mại hóa nhưng đang được thử nghiệm kinh doanh từ ba nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone. Việt Nam và Singapore dự kiến là hai quốc gia tiên phong triển khai công nghệ 5G ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2020-2021.
    Các chuyên gia nhận định khi mới bắt đầu triển khai, tỷ lệ thâm nhập thị trường tại Việt Nam thấp hơn một số nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam dự báo sẽ nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo.

    [​IMG]
    Điểm lợi thế của Việt Nam là hai tập đoàn trong nước là Viettel và Vingroup tiên phong sản xuất thiết bị 5G. Theo thống kê hiện nay có không nhiều hãng sản xuất thiết bị 5G và thị trường cơ bản nằm trong tay của Ericsson, Huawei, Nokia… Để có thể chen chân vào thị trường này với các ông lớn là chuyện khó khăn trên thế giới.

    Việc triển khai sớm các dịch vụ 5G có thể giúp gia tăng doanh thu cho các công ty khai thác viễn thông Việt Nam lên mức hơn 300 triệu USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2025.
    Đó cũng là điểm nhấn trong năm 2020 của ngành công nghệ thông tin Việt Nam, được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Một bất ngờ của năm 2020 là Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Rất ít người kể cả trong nước và nước ngoài tin rằng Việt Nam có thể làm được việc này”.

    Việc triển khai sớm các dịch vụ 5G có thể giúp gia tăng doanh thu cho các công ty khai thác viễn thông Việt Nam lên mức hơn 300 triệu USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2025. Tuy nhiên, các nhà mạng dự kiến cần đầu tư khoảng 1,5-2,5 tỷ USD cho công nghệ 5G trong giai đoạn 2020-2025.

    Theo báo cáo mới đây về tình hình phát triển mạng 5G tại Đông Nam Á của Cisco Việt Nam, đến năm 2025, khu vực Đông Nam Á dự tính có khoảng 200 triệu thuê bao 5G, trong đó Việt Nam sẽ có hơn 6,3 triệu thuê bao.

    [​IMG] Ông Lê Nam Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết, nói đến cơ hội của 5G cũng phải nói đến những thách thức đi kèm, điển hình như bài toán về chi phí hạ tầng, các thiết bị đầu cuối sẵn sàng chưa, khi nào sẽ triển khai đại trà...
    “Triển khai đúng sẽ mang lại nhiều cơ hội, nhưng sai sẽ mang lại thêm nhiều thách thức. Tuy nhiên, 5G là xu thế không thể chậm trễ, vì nếu đi sau sẽ không thể đuổi kịp các nước. Có thể coi 5G là một cuộc đua, cuộc cạnh tranh. Ai nắm bắt được thời cơ, cung cấp đúng thời điểm, và có tính toán hợp lý sẽ thắng. Cũng giống như triển khai 4G, chúng ta cần chờ đợi tiêu chuẩn chính thức từ Liên minh Viễn thông Thế giới chấp nhận, dự đoán số lượng người dùng, cân nhắc yếu tố thiết bị đầu cuối sẵn sàng, giá cả phù hợp chưa, các ứng dụng sẵn sàng chưa”, ông Thắng nói.

    Chuyên gia này cũng đưa ra ví dụ, hiện tại doanh thu data 2020 của VNPT chỉ chiếm 33-34%, còn lại phần lớn nguồn thu vẫn là từ thoại và tin nhắn. Vì thế, “phải xem xét kỹ việc triển khai 5G và phủ sóng, đáp ứng nhu cầu thế nào cho phù hợp”.

    [​IMG]
    Ông Thắng phân tích: “5G tốc độ cao, độ trễ thấp, khả năng kết nối mạnh lên tới 1 triệu thiết bị trong 1 km2, tuy vậy, khả năng truyền sóng hạn chế với băng tần trung và cao. Vì vậy, các nhà mạng Việt Nam chưa triển khai ở nông thôn, bởi khi đó cần xây dựng vài chục, thậm chí vài trăm trạm phát sóng 5G trên 1 km2, đẩy đầu tư của doanh nghiệp lên rất lớn”.

    Cùng quan điểm với nguyên Thứ trưởng Lê Nam Thắng, ông Lê Bá Tân - Phó Tổng giám đốc Công ty mạng lưới Viettel cho biết: “Bước đầu, 5G được triển khai ở các thành phố lớn, nơi 4G bắt đầu bị nghẽn. Tại đây, chúng tôi phục vụ cho khách hàng VIP có nhu cầu trả tiền nhiều hơn, thậm chí thay thế Wi-Fi tốc độ cao. 5G cũng được phủ ở khu công nghiệp, đáp ứng các công nghệ tương lai như xe tự lái, robot lắp ráp hay phẫu thuật từ xa… Dự kiến tới năm 2023-2025, 5G mới phổ cập như 4G được, lan tới nông thôn”.

    Ông Tân chia sẻ số liệu quy hoạch trên mạng lưới của Viettel, dự kiến vào năm 2021 sẽ có khoảng 1,5 đến 2 triệu thuê bao 5G trên cả nước. Ông cũng cho rằng việc triển khai sớm 5G không chỉ tạo điều kiện tốt cho các nhà mạng, mà còn tốt cho toàn xã hội.

    Tuy vậy, vị đại diện của Viettel đề xuất: “Làm thế nào để 5G phủ sóng đến các thành phố lớn nhanh nhất. Điều này cần Bộ điều phối để một nhà mạng chia nhau triển khai hạ tầng sau đó các nhà mạng roaming dùng chung. Ngoài ra, cũng nên tận dụng các thiết bị phát hai sóng, phục vụ cho hai nhà mạng. Đến khi 5G phát triển hơn, tải cao lên, các nhà mạng sẽ lại tách sóng”.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Thời cơ, vận hội mới để phát triển nền kinh tế số, xã hội số Việt Nam
    [​IMG]Chính Phủ15/02/21
    Mùa xuân Tân Sửu này, khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đất nước rộn ràng chuyển mình sang nhịp sống mới, trạng thái bình thường mới, trong đó có nhiều thời cơ, vận hội mới để phát triển nền kinh tế số, xã hội số ở nước ta.


    [​IMG]

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ban, ngành tham dự lễ khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia tại Hà Nội - Ảnh: VGP

    Vượt qua muôn vàn khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ về kinh tế số, xã hội số.


    Theo báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019" do Google, Temasek và Bain thực hiện, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỷ USD vào năm 2025. Nhờ có nền kinh tế số mà các ngành nghề kinh doanh sôi động hẳn lên, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), giao thông vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee)... Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỷ USD, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ USD. Nước ta cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin, internet; với 0,35 tỷ USD cho 137 thương vụ trong năm 2018 và 0,26 tỷ USD cho 54 thương vụ trong năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

    Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần tạo nền tảng để phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, cùng với các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn công nghệ thông tin, chuyên gia tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng và có kết quả cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Cụ thể như: 1- Trục liên thông văn bản quốc gia được khai trương từ ngày 12/3/2019, đến ngày hết tháng 12/2020 đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan trung ương và địa phương; hơn 3,6 triệu văn bản điện tử, gửi nhận qua Trục, giúp tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng/năm. 2- Với Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), chi phí tiết kiệm được khi sử dụng Hệ thống là khoảng 169 tỷ đồng/năm. 3- Sau một năm vận hành chính thức Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 2.650 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng là hơn 6.700 tỷ đồng/năm. 4- Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối với 14 bộ, cơ quan, 37 địa phương và 106/200 chỉ tiêu kinh tế-xã hội. Chi phí tiết kiệm khi vận hành Hệ thống này khoảng 460 tỷ đồng/năm.

    Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến nay đã có hơn 23 triệu người dân đã dùng ứng dụng công nghệ để chống dịch COVID-19. Trong lĩnh vực giáo dục, có 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến trong giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19, cao hơn mức trung bình của các nước là 67,15%.

    Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia phát triển nền kinh tế số nước ta còn không ít hạn chế, có phần tự phát. Thể chế, chính sách còn nhiều bất cập. Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức.

    Thời cơ, vận hội mới để phát nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam

    [​IMG]

    Thời cơ, vận hội mới để phát triển xã hội số, kinh tế số - Ảnh minh họa

    Đầu tháng 1/2021, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết của Đại hội, khẳng định rõ, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

    Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư, ************* Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

    Trước đó, tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó nêu rõ, yêu cầu cấp bách phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

    Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam thuộc nhóm ít các nước trên thế giới sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chiến lược về một quốc gia số. Với mục tiêu rất cao mà Chương trình đề ra, cần phải quyết liệt phấn đấu mới thực hiện được như: Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; năm 2030 chiếm 30% GDP; 50% dân số có tài khoản thah toán điện tử vào năm 2025 và đến năm 2030 là 30% dân số…

    Để triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cam kết đổi mới, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy công nghiệp sáng tạo phát triển. Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép chấp nhận thử nghiệp sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số trong khi quy định pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng có liên quan nghiên cứu, đề xuất ngay chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để chuyển đổi số, Việt Nam có thể chọn chiến lược 3 bước: Bước một, đẩy nhanh việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, đẩy nhanh chuyển đổi số chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong xã hội, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động và tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Bước hai, sử dụng số hóa như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Bước ba, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Đồng thời, mỗi quốc gia muốn phát triển bứt phá vươn lên đều phải khơi dậy được sức mạnh tinh thần của dân tộc. Cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra thì tương lai sẽ không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự.

    Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang sở hữu lợi thế vô cùng to lớn về nguồn lực con người với tư chất thông minh, cần cù và với những chính sách nhất quan Đảng, Chính phủ đã ban hành đã ban hành trong thời gian qua và sắp tới đây là thiên thời, địa lợi cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Do vậy, hơn lúc nào hết, trong khi đại dịch COVID-19 diễn biến còn phức tạp, càng cần tạo ra làn sóng, động lực quốc gia về phát triển kinh tế số và có thể bắt đầu ngay từ mùa xuân Tân Sửu này.

    Đây chính là thời cơ mới, vận hội mới cho phát triển kinh tế số, xã hội số, đưa nước ta sớm trở thành quốc gia số, tạo lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu, góp phần quan trọng để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội./.
    SongThanCK2015 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Mục tiêu 8x tuần đầu năm là đẹp@};-
    SongThanCK2015huntermedia511 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Hàng hóa PVD,DGC,GMD, KBC còn em nó chưa chịu trần buồn ghê @};-
    SongThanCK2015 thích bài này.
  8. ngocduy716

    ngocduy716 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2021
    Đã được thích:
    7
    HIG là cái thùng rỗng thôi. cùng ngành thì HPT vốn chủ sở hữu 100 tỷ, doanh thu 900 tỷ. HIG vốn chủ sở hữu 300 tỷ, doanh thu 500 tỷ. HIG 10 năm qua bị rút ruột hết rồi, bây giờ là cái thùng rỗng. Tài sản cuối cùng là tòa nhà thì năm vừa rồi cũng bán nốt.
    --- Gộp bài viết, 17/02/2021, Bài cũ: 17/02/2021 ---
    Chủ tịch với Tổng giám đốc thì nhiều cổ nên bị kẹt không thoát nổi. Vừa rồi sóng lên thì cả mấy đồng chí Phó Tổng lẫn Kế Toán trưởng cũng công bố thông tin và bán sạch rồi.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    122k cuối phiên ! Mai vượt 8x ko nói nhiều @};-
    SongThanCK2015 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.537
    Bộ trưởng Tài chính: HOSE phải phối hợp với FPT giải quyết nghẽn lệnh, không nâng lô lên 1.000
    17:57 | 09/03/2021

    [​IMG]
    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: BTC.

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, tình trạng tắc nghẽn giao dịch trên sàn chứng khoán TP HCM (HOSE) trong thời gian qua phải sớm được xử lý dứt điểm. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính cũng đã xây dựng đồng thời nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống.



    Một trong ba giải pháp do Bộ Tài chính xây dựng được cho là khá phù hợp với quan điểm của FPT đã được các bên liên quan phân tích đánh giá và bàn giải pháp thực hiện tại buổi làm việc.

    Bộ Tài chính và FPT cùng chung nhận định giải pháp áp dụng hệ thống phần mềm đang được vận hành tại HNX cho hệ thống giao dịch tại HOSE là hoàn toàn khả thi, chỉ mất từ 3 đến 4 tháng để triển khai và hoàn thiện để có thể xử lý dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh khi giao dịch chứng khoán.

    Trước đó, tại cuộc gặp mặt với chủ đề "Đối thoại 2045" giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp, trí thức tiêu biểu và lãnh đạo một số bộ, ngành, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT đã đề xuất Chính phủ và Thủ tướng đồng ý cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề vướng mắc hiện tại của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

    [​IMG]
    Chủ tịch tập đoàn FPT khẳng định quyết tâm phối hợp với Bộ Tài chính tháo gỡ tình trạng nghẽn mạng chứng khoán. Ảnh: BTC.

    Tại buổi làm việc, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch tập đoàn FPT khẳng định quyết tâm cùng Bộ Tài chính xây dựng giải pháp tháo gỡ tình trạng nghẽn mạng trong giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE trong thời gian nhanh nhất.

    Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Tổ công tác và sự chủ động, trách nhiệm của Tập đoàn FPT.

    Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính và Sở Giao dịch Chứng khoán chủ động phối hợp với FPT để triển khai phương án giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạng trong giao dịch chứng khoán. Giải pháp thực hiện không làm gián đoạn thị trường và ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Bộ Tài chính sẽ sớm có báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý tình trạng nghẽn lệnh chứng khoán.

    Bên cạnh việc quyết tâm cao nhất để sớm hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán, Bộ trưởng cũng cho rằng, trước mắt không áp dụng đề xuất nâng lô giao dịch chứng khoán tối thiểu lên 1.000 nhưng khuyến khích việc chuyển đổi giao dịch một số cổ phiếu từ HOSE sang HNX trên tinh thần tự nguyện nhằm giảm tải hệ thống giao dịch của HOSE, bảo đảm vận hành an toàn hệ thống giao dịch chứng khoán.
    Last edited: 09/03/2021
    SongThanCK2015 thích bài này.

Chia sẻ trang này