Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

3217 người đang online, trong đó có 85 thành viên. 01:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 7394 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Tin cực nóng , dầu không mới !

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...-sieu-nac.aspx

    Kinh hoàng heo siêu nạc


    27/02/2012 3:23
    Vì hám lợi, người chăn nuôi đã sử dụng hóa chất không chỉ để “thổi” trọng lượng mà còn phù phép cho heo nở mông, vai, tạo nạc bắt mắt nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
    Từ thông tin người chăn nuôi sử dụng hóa chất độc hại để tăng trưởng và tạo nạc cho heo, cơ quan chuyên môn ở nhiều địa phương đã lấy mẫu thịt ngẫu nhiên bày bán ở chợ đi kiểm nghiệm và cảnh báo đến người tiêu dùng vì loại hóa chất này gây nguy hiểm cho người sử dụng.



    ''Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ'' - Ông H., một chủ trại heo ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)


    Chẳng biết sau những thông tin cảnh báo đó, cơ quan chức năng chuyên môn vào cuộc như thế nào, ngăn chặn được đến đâu, nhưng thông tin ấy vô hình trung đã “dọn đường” để người nuôi heo sử dụng loại hóa chất đó một cách bí mật hơn, còn người bán bắt đầu cảnh giác và nếu không quen, không có người giới thiệu thì bất cứ ai hỏi cũng nhận được câu trả lời “không biết, không dùng và không bán”.
    “Thần dược” tạo nạc
    PV Thanh Niên đã có nhiều ngày thâm nhập giới nuôi heo ở các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom…(tỉnh Đồng Nai) - nơi được xem là nguồn cung cấp heo lớn ra thị trường và là nguồn cung cấp chủ yếu cho những lò mổ ở TP.HCM.
    Ngay ngày đầu tiên trong vai “người nuôi heo”, đâu đâu chúng tôi cũng đều ghi nhận từ lái heo đến người nuôi heo những lời đồn đại về loại hóa chất siêu tạo nạc, trữ nước cho heo như một loại “thần dược”.
    Khi heo nuôi bằng cám ăn thẳng được khoảng 80 kg đến 100 kg là đến lúc họ bắt đầu sử dụng “thần dược” siêu nạc. Loại hóa chất này không hề có nhãn mác, dạng bột màu trắng được các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ở địa phương bán lẻ với giá 500.000 đồng/kg. Hóa chất này có tác dụng “biến” một con heo đang gầy gò thành một con heo mông vai căng tròn. Đặc biệt, "thần dược" còn có tác dụng “đánh tan” mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những thớ thịt nạc dày đến tận da làm các lái heo không thể chê vào đâu được, hớp hồn người tiêu dùng ngay ở quầy thịt heo, tạo sức hút vô hình những tay thợ làm giò chả chuyên nghiệp.



    Nuôi heo để ăn dần
    Chứng kiến đồng nghiệp nuôi heo bằng hóa chất, ông K. - một người chăn nuôi ở H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết, ông không dám làm chuyện thất đức đó, dù được nhiều người chăn nuôi khác và cả lái heo rủ rê. Trong vườn ông luôn nuôi vài con heo để dành cho gia đình ăn dần, không dám ra chợ mua thịt ăn vì sợ mua nhầm heo “dính” hóa chất.


    Việc sử dụng hóa chất (người nuôi heo gọi bằng thuốc tạo nạc, trữ nước) cho heo ăn rất đơn giản, theo công thức truyền tai nhau bằng 3 cách: Nếu cho heo ăn bằng cách hòa loãng với cám ăn thẳng thì mỗi thùng loại 20 lít bỏ vào 1 thìa cà phê. Còn pha với thức ăn khô để cho heo ăn bằng máng tự động thì 1 kg pha với 1 tấn cám. Riêng cách hòa với nước cho heo uống thì 1 thìa cà phê hóa chất pha với 15 lít nước, hoặc 1 kg thuốc pha với 2.000 lít nước.
    Những người chăn nuôi “trời ơi” này cũng phải tính toán thật kỹ, bởi từ khi bắt đầu sử dụng “thần dược” cho đến khi heo xuất chuồng sẽ không quá nửa tháng. “Nếu quá nửa tháng heo sẽ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân, bán sẽ mất giá nên bằng mọi giá khi đã sử dụng thuốc thì sau nửa tháng buộc phải xuất chuồng. Chưa hết, nếu không xuất chuồng nhanh, không chỉ làm heo tự gãy chân mà khắp người con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…”, T. - người từng nuôi heo bằng loại hóa chất trên, nay chuyển sang làm lái heo, tiết lộ với chúng tôi.

    Mỗi ngày tăng 2 kg!

    T. ngụ ở huyện Trảng Bom, chuyên đi thu mua heo trang trại và những hộ dân ở một số huyện, như: Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Trảng Bom, rồi vận chuyển về TP.HCM giao cho những lái buôn, sau đó vào các lò mổ.
    Tiếp xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.

    [​IMG]

    Heo đang được cho ăn “thần dược” - Ảnh: Hoài Nam
    T. đưa chúng tôi đến một trại heo tư nhân ở Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nơi có hàng trăm con heo lớn nhỏ và có 30 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng. Trại heo khá rộng, hai công nhân đang tất bật với công việc tắm heo và bê những thùng cám ăn thẳng cho heo đổ vào máng tự động. Trại heo được chia ra nhiều chuồng nhỏ. Mỗi chuồng có khoảng 30 con, lớn nhất khoảng 1 tạ, nhỏ khoảng 20 kg. Ông chủ nuôi heo tên H. dẫn chúng tôi ra xem bầy heo 30 con. Bầy heo nhìn khá bắt mắt, con nào con nấy mông vai căng tròn, mũm mĩm đang nằm ngủ li bì dưới nền chuồng còn vương vãi những hạt cám heo ăn thẳng.
    Trước khi lên xe đi xem bầy heo nhà kế bên, ông H. đòi tăng giá bán, nhưng T. không đồng ý vì cho rằng giá heo đang rớt từ sau tết đến nay. Tâm sự với chúng tôi, ông H. than: “Tôi thường mua cám ăn thẳng rồi trộn thuốc theo công thức 1 kg cho 1 tấn cám, hằng ngày công nhân của tôi chỉ việc bê đổ vào máng tự động, heo đói thì lết ra máng ăn. Giờ mấy anh không thu sớm, heo khuỵu chân thì khổ”.
    Giống như bầy heo trong trang trại nhà ông H., trang trại của ông S. ở Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) cũng chuẩn bị xuất chuồng với khoảng 40 con; con nào mông, vai cũng căng tròn, nằm la liệt. Khi chúng tôi có mặt thì đến giờ cho heo ăn chiều. S. lấy muỗng múc một thìa bột màu trắng ngà đổ vào chiếc thùng đang ngâm cám, rồi lấy cây quậy đều, sau đó đổ vào máng cho cả bầy heo tranh nhau ăn ngon lành. “Bầy này em mới cho ăn thuốc được 7 ngày, đang tính tuần sau bán mà giá xuống thấp quá…”, S. than thở.
    (còn tiếp)
    [​IMG]

    Đổ thức ăn thẳng ra trộn với hóa chất trước khi cho heo ăn


    [​IMG]

    Những con heo ăn phải hóa chất mông vai căng tròn

    [​IMG]
    Không dậy được phải vừa ngồi vừa ăn tại máng ăn tự động

    [​IMG]
    Heo ăn phải hóa chất nằm la liệt - Ảnh: Hoài Nam
    Điều tra của Hoài Nam

    Chất tạo nạc clenbuterol là do Trung Quốc sản xuất và tuồn lậu sang Việt Nam !
    Tại Trung Quốc chất này bị cấm !
    Rõ ràng tụi nó muốn đầu độc dân mình ! [r23)][r23)][r23)]

  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (35)


    phương linh
    Cám ơn BBT Báo Thanh Niên đã cho đăng bài báo này, nhìn những tấm hình của mấy chú heo thật tội nghiệp, con người ngày nay vì lợi nhuận, chạy đua theo đồng tiền nên đánh mất lương tâm, bán cho người ta ăn, có ra sao mặc kệ họ.
    Mong Báo Thanh Niên tiếp tục đưa tin phản ánh để các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra.



    Hà Thạch Thảo
    Quá bức xúc!!! Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để cứu lấy người dân.


    nguyen van thiep
    Thật kinh khủng, giờ không biết ăn cái gì nữa. Đồng bào ta đang tự hại đồng bào ta.


    Nguyễn Thanh Bắc
    Thần dược "Heo siêu nạc" xuất xứ từ Trung Quốc. Người phát minh ra loại thuốc này đã bị tử hình. Song không hiểu vì sao thị trường Việt Nam vẫn ưa chuộng.


    lâm quang đại
    Cảm ơn nhiều đến những phóng viên của Báo Thanh Niên. Hỡi những người đã và đang chăn nuôi vì lợi nhuận mà giết người ơi, các người thử nghĩ xem vì lợi nhuận mà phải để cho bao người phải mắc các bệnh hiểm ngèo phải vào viện, phải nằm liệt, phải chết oan.
    Các người nghĩ sao, các người đang mắc phải tội diệt chủng đó, các người đang giết chính đồng bào của mình đó.




    Tuấn
    "NHÂN QUẢ BÁO ỨNG". Cuộc đời này thật là ngắn ngủi biết bao, sống đó rồi lại chết đó, rồi lại sống.
    Những người làm những việc này vì lợi nhuận mà họ đã không nghĩ đến rằng nghiệp báo mà họ tạo ra cho chúng sinh là vô cùng to lớn. Vay mượn rồi cũng sẽ trả lại mà thôi. Làm việc gì phải nghĩ đến lương tâm và LUẬT NHÂN QUẢ trong Phật giáo.



    Bim
    Các ông/bà nuôi heo bằng hoá chất độc hại đã đọc các phản hồi này chưa? Ông/bà làm ăn thất đức, vô lương tâm thì không sớm thì muộn cũng tán gia bại sản....


    thi hoàng
    Yêu cầu các cơ quan chức năng phải mạnh tay vụ việc này, nếu không mạnh tay thì có khi chính miệng các ông cũng ăn phải thịt "siêu nạc" này thôi. Cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hơn thế nữa.


    Minh Thu
    Tại sao những điều kinh khủng này chỉ có nhà báo phát hiện ra? Người nội trợ của chúng tôi có biết có hiểu cũng không thể không ăn.


    Đàm thị thanh Thúy
    Kinh dị quá, những người này không phải là con người.



    Khoa Nguyên
    Đây là những người kinh doanh sản xuất chỉ biết đến lợi nhuận. Kinh doanh vô đạo đức. Họ đang gián tiếp giết hại đồng bào mình. Cơ quan chức năng cần mạnh tay. Cần xem xét tội danh hình sự đối với loại hình kinh doanh bất nhẫn, vô tâm này.


    Thanh Hoài
    Kinh doanh mà không có đạo đức.


    Mr,nguyen
    Cám ơn những phóng viên và BBT báo TN, người dân nhiệt liệt hoan nghênh các bạn bởi những phóng sự mang lợi ích thiết thực cho cộng đồng, mong muốn bài báo này đến được những địa chỉ cần thiết, để người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng .


    van
    Nguoi cung cap hoa chat cho nhung nong dan khong co tam linh kia, da pham toi giet nhieu nguoi.


    phan thu
    Những người nuôi heo có sử dụng hóa chất như bài viết đã phạm tội đầu độc người tiêu dùng. Cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc và nghiêm trị.



    TÔ VĂN TRƯỜNG
    Qua bài viết này, chúng tôi muốn các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc để công bố loại hóa chất tăng trọng, tăng nạc này có ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sức khỏe con người. Là người dân chúng tôi đã nghe việc này từ lâu nhưng không biết nó ảnh hưởng như thế nào mà "thịt heo là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình". Chúng tôi mong rằng, cơ quan chức năng trả lời sớm và kêu gọi những người chăn nuôi đừng hám lợi mà điều độc ác với người tiêu dùng.


    phạm văn mau
    Cơ quan ******* cần vào cuộc sớm!


    Đoàn Ngọc Tú
    Người Việt tự GIẾT người Việt.và cũng có lúc chính họ đã giết chính mình. TỘI ÁC không thể tha thứ.


    khuongtaytrai
    Chỉ nói được một câu: Tàn Ác.


    Duy Anh
    Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần kiểm tra xử lý thật nghiêm, không thể để những người này đầu độc người tiêu dùng.



    Nguyễn Hoàng Liêm
    Cảm ơn Ban Biên Tập báo Thanh Niên vì đã viết những bài báo hay như thế này. Sau loạt bài phóng sự với tệ nạn xăng dầu, tiếp đến chuyên mục về an toàn thực phẩm như thế này thì quả là Ban Biên Tập quá tuyệt vời.
    Mong các anh chị phóng viên luôn giữ vững tay bút cho ra những bài viết chất lượng và quan tâm đến cuộc sống như thế.



    Nhân
    Hành vi đầu độc cộng đồng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đang phổ biến và đa dạng. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc.


    nguyễn kim sương
    Không riêng gì ở chợ mà ở siêu thị cũng bán loại thịt heo này chứ đâu. Đề nghị cơ quan quản lý phải tìm cho được biện pháp ngăn chặn thực trạng này, nhất là những cơ sở kinh doanh thuốc thú y thiếu hiểu biết. Thiết nghĩ đây là lỗi do người chăn nuôi chứ những người bán buôn ở chợ cũng như siêu thị cùng với người tiêu dùng họ làm sao biết được. Chỉ trông chờ vào cơ quan quản lý nhà nước mà thôi.


    Quê hương
    Quá độc ác. Đây là cách làm giàu trên mạng sống của đồng bào mình. Hãy chấm dứt ngay việc làm tàn độc này. Không vì lợi nhuận mà làm chuyện thất đức đó.


    Nguyễn Nam
    Ôi thật kinh hoàng "công nghệ heo". Mới sáng mở mắt đọc bài báo thì không biết ăn sáng món gì đây. Chắc là ăn cơm chay thôi. Ghê sợ cho những người không có nhân tính.



    Thanh
    Thật kinh hoàng!? Xin chào các anh chị Báo Thanh Niên. Chúng ta phải hành động để chấm dứt ngay tình trạng cực kỳ nguy hiểm này. Chỉ vì một chút lợi nhuận mà những người chăn nuôi đã bán linh hồn mình cho quỷ dữ.
    Rất mong rằng, quý báo và cơ quan chức năng sớm vào cuộc để người dân còn có chỗ để bấu víu. Thành thật cảm ơn.



    Đan
    Đúng là một nhóm người thất đức. Không biết còn gì để nói. Cơ quan chức năng hãy ra tay đi chứ!


    Mai Yến Thông
    Đúng là không còn một chút nhân tính. Nếu cứ làm như thế này thì chẳng khác nào đầu độc nhân dân của mình. Thử hỏi con cháu và người thân của họ có sử dụng thịt heo trong các bữa ăn hàng ngày không? Nếu tình trạng này còn kéo dài tôi kêu gọi mọi người tẩy chay thịt heo và các sản phẩm có liên quan đến thịt heo.


    Hoa
    Không phải là sự vô tình, mà những trường hợp cho heo ăn chất độc hại tạo ra siêu nạc.
    Tất cả những việc trên có vẻ mới nghe cảm thấy như vô tình nhưng ở đây thật sự là cố ý. Không biết rằng điều nguy hiểm gì sẽ xảy ra với người tiêu dùng và con cháu chúng ta khi ăn vào nó sẽ gặp phải hiểm họa gì đây?
    Có phải đây là lý do vì sao phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo không? Chỉ vì lợi nhuận mà cả cộng đồng phải trả giá đắt thì vô cùng tai hại.



    *******
    Dân mình đầu độc dân ta rồi.



    Ho K' Nhat
    Gia đình tôi không dám mua thịt heo ở chợ mà chỉ mua ở siêu thị Big C hoặc Metro hoặc các điểm bán hàng của công ty cổ phần.
    Với cái đà này thì trong tương lai không xa các hộ chăn nuôi cá thể sẽ không tồn tại được vì "chất lượng nguy hiểm". Tôi nghĩ cách hay nhất để kiểm soát tình trạng này là có biện pháp chế tài đủ mạnh: tiêu hủy "heo siêu nạc" việc này có thể giao cho cơ quan thú y địa phương, đồng thời phải "chặt đứt" nguồn cung cấp loại "thuốc độc" này cho dân nhờ.



    nguyễn thị kim thoa
    Theo tôi, các chính quyền địa phương cần kiểm tra nghiêm ngặt những trại nuôi heo để ngăn chặn tình trạng nuôi heo siêu thịt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
    Hành vi này là hành vi trái đạo đức, vô lương tâm, chỉ biết có lợi cho bản thân mà không nghĩ đến sức khỏe của mọi người dân.
    Những người nuôi heo siêu thịt, sao không nghĩ gia đình và con cháu mình cũng ăn những con heo siêu thịt này rồi ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Thật tai hại vô cùng.



    Dinh tu
    Doc bai viet nay cua phong vien toi rat dong tinh; vi bay gio y thuc cua nguoi kinh doanh cung nhu san xuat rat kem; vi dong tien truoc mat ho co the lam tat ca bat chap hau qua gay ra cho xa hoi la nhu the nao ho khong can biet; chi can co dong tien bo tui; that buon vi y thuc cua nguoi dan chung ta kem qua; khong co y thuc bao ve giong noi. Nuoi heo ma cho an chat kich thich manh nhu vay roi ban luon thi khac gi cho nguoi chung ta an chat tang trong va sieu nac; that khung khiep?


    Nguyễn Mỹ Na
    Việc sử dụng các hóa chất cấm trong chăn nuôi heo đã bị cấm từ lâu. Những chủ trang trại nuôi heo như thế sao các cơ quan chức năng không có cách nào để phát hiện? Tôi nghĩ nên phạt thật nặng người bán hóa chất và người sử dụng hóa chất để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi các nhà chăn nuôi chân chính. Với thông tin của bài báo này, tôi tin chắc rằng giá heo hơi sẽ giảm. Mong rằng các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc để giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư.


    Lê Hồng Phước
    Đề nghị chuyển mẫu hóa chất đã nêu đến các nhà chuyên môn để xác định đó là chất gì ? công thức hóa hóa học của nó ?
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Bài liên quan :

    http://suckhoegiadinh.org/?p=13277
    Heo siêu nạc nuôi bằng thuốc trị suyễn

    Thời gian này, báo chí đăng tin ở một số nơi thuộc miền Nam nước ta sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa các chất được gọi là “hormone tăng trọng” hoặc “kích thích tăng trưởng” để gia cầm sinh sản nhiều, heo nuôi mau lớn và tăng khối lượng cơ tức “siêu nạc”. Thực ra, người chăn nuôi đã dùng chất clenbuterol…


    Clenbuterol là gì ?


    Đúng là clenbuterol bị cấm, nhưng đây không phải là hormone mà là hóa chất tổng hợp làm giãn phế quản do có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm. Hormone còn gọi là nội tiết tố, là chất sinh học có trong cơ thể sống được tiết ra bởi tuyến nội tiết để theo máu đến nơi đáp ứng sinh ra một hiệu ứng sinh lý nào đó như hormone sinh dục nữ do tuyến nội tiết từ buồng trứng tiết ra để làm phát triển cơ quan sinh dục nữ. Clenbuterol bị gọi nhầm là hormone có thể do gà mái đẻ được cho ăn thức ăn có trộn clenbuterol sinh sản nhiều, đẻ đến 2 trứng trong một ngày và có khi một trứng có đến hai lòng đỏ (trông giống như được dùng hormone sinh dục để sinh sản nhiều).


    [​IMG]



    Người tiêu dùng lo lắng vì thịt heo có chất tăng trọng
    Thật ra, clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, do đó được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nhờ làm cho người bệnh khó thở sẽ thở dễ dàng hơn. Clenbuterol được xếp vào nhóm thuốc chung với các thuốc trị hen suyễn phổ biến hiện nay là salbutamol, terbutalin. Clenbuterol đã được dùng cho người với tên biệt dược Broncodil, Clenbutol, Ventolax, Protovent. Trong thú y, clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Tuy nhiên, trong chăn nuôi, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tăng trọng của clenbuterol đối với thú vật nuôi. Thậm chí, người ta tiến hành những công trình nghiên cứu về tác dụng này như công trình “Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của clenbuterol đối với cừu” được thực hiện tại khoa Thú y của Đại học tiểu bang Oklahoma (Mỹ) vào năm 1991. Không những thế, đã có những vận động viên thể thao “doping” bằng clenbuterol với hy vọng tăng khối lượng cơ nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu và làm cho nhịp tim, nhịp thở tốt hơn.

    Nguy hại khôn lường

    Nhưng ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này bị cấm dùng trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bởi đây là thuốc chữa bệnh, phải dùng rất thận trọng, trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm không chỉ gây hại cho thú vật nuôi mà còn cho người nếu ăn thú vật nuôi đó. Việc dùng clenbuterol trộn vào thức ăn gia cầm như thế có thể có tác dụng làm thay đổi chuyển hóa của thuốc (gây tăng cân cũng làm thay đổi chuyển hóa), nhưng điều rất đáng quan tâm là gà cho ăn đã bị chết một cách bất thường.
    Còn đối với heo, clenbuterol có thể giúp nuôi mau lớn, tăng khối lượng cơ (gọi là “siêu nạc” tức có nhiều thịt nạc hơn so với bình thường) nhưng tác hại gây ra khó lường hết được, luôn có nguy cơ gây hại cho tim mạch như gây nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gây nhiễm trùng hô hấp. Vì liều lượng dùng clenbuterol trong chăn nuôi không lường được, cho nên con người dùng thịt heo bị nhiễm sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc. Ngộ độc clenbuterol ở người cũng thế, sẽ làm cho nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, gây nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Hiện nay có nơi còn lạm dụng salbutamol là thuốc cùng nhóm giãn phế quản trị hen suyễn để chăn nuôi heo.
    Việc trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm những chất khác như kháng sinh, hormone, không vì lí do trị bệnh mà chỉ vì mục đích thúc cho mau lớn, tăng trọng là rất đáng báo động vì điều này dẫn đến việc đề kháng kháng sinh.
    PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC – skđs
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.bannhanong.vietnetnam.net...=23&id=798&kh=

    Sự thật đáng sợ về một loại thuốc tăng trọng

    Thuốc tăng trọng", "chất tạo nạc", "thần dược", "Armit mitserhem"... là tên gọi của một loại chất kích thích tăng trưởng đang được lưu hành bất hợp pháp trên thị trường Việt Nam.

    [​IMG]


    Chỉ cần một lượng nhỏ bột trắng này trộn vào thức ăn hằng ngày thì heo lớn như thổi, gà đẻ ào ào, vịt đẻ trứng to như trứng ngỗng!
    Thế nhưng, hậu quả của loại "thần dược" này đối với gia súc, gia cầm - và đặc biệt đối với sức khỏe con người - là cực kỳ nghiêm trọng...

    Từ vụ án hơn 1.000 con gà đột tử

    Trước mặt chúng tôi là chị Nguyễn Thị Đẹp (ngụ ở Cần Thơ), một phụ nữ trung niên với khuôn mặt đau khổ. Không đau khổ sao được khi trại gà hơn 1.000 con của chị đã chết sạch chỉ trong vòng 15 ngày (từ 5 - 20-12-2004), hàng trăm triệu đồng đầu tư mất trắng trong khi vụ kiện công ty sản xuất thức ăn chưa đi đến đâu. Những con gà béo núc ních đang đẻ trứng đều đều bỗng lăn đùng ra chết. Ban đầu, chị nghĩ chúng bị bệnh dịch, song cơ quan thú y địa phương thông báo rằng khu vực này không có dịch. Với trình độ đại học ngành chăn nuôi, chị Đẹp nghĩ ngay đến thức ăn.
    Hàng tấn thức ăn chăn nuôi hiệu N. vẫn còn trong kho, chị lấy một ít, vượt hơn 200 cây số từ Cái Răng (TP Cần Thơ) lên tận Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường TP.HCM (số 2 Nguyễn Văn Thủ, Q.1, TP.HCM) để kiểm nghiệm. Cùng lúc, chị gõ cửa các cơ quan chức năng địa phương nhờ giúp đỡ.
    Ròng rã suốt một ngày, chị đèo 2 bao thức ăn đến Sở NN&PTNT Cần Thơ, Trung tâm thú y vùng nhờ kiểm tra nhưng đều bị từ chối với lý do: không đủ thẩm quyền. Lại van nài. Lần này chị được Thanh tra Sở NN&PTNT Cần Thơ cho kiểm tra vụ việc.
    Gần 1 tháng sau, tức ngày 24-1-2005, việc lấy mẫu mới được tiến hành tại trại chăn nuôi của chị Nguyễn Thị Đẹp ở 323A khu vực Phú Thuận (Q.Cái Răng, TP Cần Thơ) với sự tham gia của Thanh tra Sở NN&PTNT, đại diện Công ty TNHH N. - nơi sản xuất thức ăn hiệu N.
    Mẫu thức ăn lấy đi lần này cũng được đưa lên Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm tại TP.HCM. Trớ trêu thay, kết quả xét nghiệm mẫu là "không tìm thấy chất cấm trong mẫu". Trong khi trước đó, trong 2 mẫu xét nghiệm do chị Đẹp mang đến, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm đã tìm thấy một hàm lượng lớn chất Clenbuterol - một loại chất kích thích tuyến thượng thận bị cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
    "Lúc bấy giờ tôi lập tức tìm đến các thầy cũ là giáo sư các trường đại học để tham vấn. Sau khi thu thập đủ tài liệu và chứng cứ, tôi nộp đơn khởi kiện Công ty TNHH N.. Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử ngày 23-9-2005, Tòa án nhân dân TP.Cần Thơ đã cho rằng, với các chứng cứ mà tôi đưa ra chưa đủ cơ sở để xác định trong thức ăn hỗn hợp 544 của Công ty N. có hay không có chất Clenbuterol", chị Đẹp bày tỏ.
    Chị cho biết sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng, thậm chí có thể mang cả mẫu thức ăn ra nước ngoài kiểm nghiệm nếu cần thiết.
    Trở lại những con gà chết, theo chị Đẹp tường thuật, ban đầu chúng đẻ rất hăng, hầu như không mệt mỏi. Thậm chí có con đẻ đến 2 trứng một ngày. Qua đến ngày thứ 6 thì gà bắt đầu có triệu chứng khác thường: mặt đỏ tía, bước đi loạng choạng như say rượu, sau đó hơi thở đứt quãng rồi chết rất nhanh chóng.
    "Có con sắp chết tôi kéo từ trong chuồng ra thì nó cố đẻ thêm một trứng nữa mới chịu tắt thở. Sau 20 ngày thì đàn gà hơn 1.000 con chết sạch", chị Đẹp nói. Một điều lạ lùng nữa là số thức ăn thừa chị Đẹp mang cho vịt xiêm và vịt siêu thịt ăn thì chúng đẻ ra những cái trứng khác thường: trứng 2 tròng đỏ, trứng to gấp 2-3 lần trứng vịt thường.
    "Thậm chí có những con vịt đã vào ấp lại bỏ ổ để đẻ tiếp tục!" chị Đẹp kể. Chị bảo người nhà mang ra 2 trứng vịt còn lại mà chị cố gắng bảo quản. Quả thật chúng rất to đến nỗi chúng tôi cứ ngỡ là trứng ngỗng dù bên trong trứng hầu như đã bị ung do thời gian để lâu quá (gần một năm trời).
    Với rất nhiều nghi vấn từ vụ án hơn 1.000 con gà đột tử, chúng tôi bắt đầu mở cuộc tìm kiếm hoạt chất Clenbuterol...


    Những con heo siêu nạc


    Thông thường, heo nuôi khoảng 6 tháng mới được 1 tạ. Thế nhưng, với một loại "thần dược", người ta chỉ cần 3 tháng là đã cầm chắc heo nặng trên 1 tạ. Heo lại săn vai, u bắp rất lực lưỡng. Mỗi ngày, trọng lượng mỗi con heo có thể tăng từ 1,5 - 2 kg, mang lại lợi nhuận khổng lồ...
    Trong vai một chủ trại heo tìm mua "thần dược", chúng tôi mở màn cuộc tìm kiếm tại quận Gò Vấp (TP.HCM). Theo chỉ dẫn của anh nhân viên một cửa hàng thức ăn gia súc ở chợ Gò Vấp, chúng tôi vào một tiệm thuốc thú y. Một phụ nữ ngoài 40 tuổi đang đọc báo, nghe hỏi tên thuốc đã tỏ vẻ cảnh giác.
    Sau khi nghe chúng tôi trình bày ý định và đưa cho xem mẫu bột màu trắng ngà, bà ta tháo mắt kính xuống nhìn kỹ vào bịch thuốc rồi nhíu mày nhìn chúng tôi từ đầu đến chân một lát rồi cộc lốc: "Ở đây không có bán".
    Tương tự, một chủ cửa hàng thuốc thú y rất nổi tiếng Gò Vấp cũng từ chối bán thuốc dù chúng tôi đã "kể khổ" về việc làm ăn thua lỗ, nợ nần, muốn tìm "bí kíp" để gỡ gạc. Ban đầu, người phụ nữ này tỏ vẻ thông cảm, chần chừ rồi hỏi người quen của chúng tôi là ai. Nghe trả lời xong chị chần chừ một hồi nữa rồi bảo chúng tôi mua bao nhiêu. Chúng tôi bảo chỉ mua 1 kg cho heo ăn thử rồi mới mua tiếp đồng thời nhờ chị hướng dẫn cách pha trộn cho heo ăn luôn. Không biết suy nghĩ thế nào, lát chị lại bảo: "Thuốc này có nhưng cách đây... 4 - 5 năm rồi, bây giờ không còn bán nữa".
    Sau một ngày lang thang vô vọng, chúng tôi tìm đến một người quen nhờ mua. Quả thật, chỉ một loáng sau, ông bạn đã mang về khoảng 1 kg chất bột màu trắng. Sau khi trao thuốc và lấy lại 300.000 đồng tiền mua thuốc, ông bạn chỉ bảo: "Không thể mua được thuốc nếu không có người cũ dắt đến giới thiệu tận mặt. Thêm nữa, mỗi lần mua đều mua cả bao thuốc nặng 25 kg trở lên với giá 7,5 triệu đồng, và đương nhiên đã là dân trong nghề đi mua thuốc thì phải biết cách pha trộn cho heo ăn. Không ai mua từng ký lẻ và chưa biết cách pha trộn cả!".
    Lần theo chỉ dẫn, chúng tôi vượt hơn 50 km từ TP.HCM để đến khu vực Hố Nai - nơi được mệnh danh là "trung tâm chăn nuôi heo miền Đông Nam bộ" (thuộc huyện Trảng Bom và TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Với sự trợ giúp của một vài “thổ địa", chúng tôi tiếp cận được vài trại chăn nuôi lớn để... nhìn. Tại các trại này, việc cho heo ăn gần như là việc... bí mật, đặc biệt là khâu chế biến thức ăn.
    Theo Hội Nông dân huyện Trảng Bom, người dân đã biết đến các loại thuốc tăng trọng cho heo từ lâu nhưng việc chế biến thức ăn, liều lượng thế nào là chuyện bí mật của từng trại nuôi. "Trước đây, người nuôi heo dùng bã khoai mì (sắn), sau lại chuyển qua các loại cám công nghiệp và dùng thuốc tăng trọng. Nói chung, pha trộn đủ kiểu", một cán bộ Hội Nông dân Trảng Bom nói.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều người chăn nuôi heo ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước đã dùng "thần dược" này pha vào cám cho heo ăn cách đây khoảng 5 năm nhưng thời đó còn rất ít người biết. Nó trở thành một "bí kíp" lưu hành chỉ trong giới "đại gia" chăn nuôi heo. Đó là một loại bột màu trắng ngà, không mùi, vị rất gắt được những tay buôn mang về với số lượng ít từ Thái Lan hoặc Trung Quốc.
    Về sau, "bí kíp" bị lộ, giới chăn nuôi bình dân chịu khó săn tìm đã mua được và sử dụng. Nhu cầu nhiều, cung cũng phải tăng. Không những nhiều tiệm bán thuốc thú y mà cả nhiều cửa hàng bán vật dụng chăn nuôi và thức ăn cho heo như máng ăn, cám, thức ăn gia súc cũng bán loại thuốc này.
    Theo giới kinh doanh heo, có trên 60% lượng heo trên thị trường có "ăn thuốc". Tuy nhiên, phải cho heo ăn thuốc đúng thời gian thì mới xuất chuồng con heo lực lưỡng, đầy thịt như ý. Có thể cho heo "ăn thuốc" từ lúc heo đạt khoảng 50 - 70 kg, sau đó khoảng 3 tuần đến hơn 4 tuần là heo “vô” cả tạ cho đến hơn 1 tạ. Cho heo "ăn thuốc" sẽ thấy heo lớn nhanh như thổi qua từng ngày. Mỗi ngày tăng từ 1,5 - 2 kg. Xương vai, xương đùi rút nhỏ lại, bắp thịt tứ chi nổi to lên và trở thành heo siêu nạc nhanh chóng. Lúc này, đem heo ra mổ thịt thì khỏi chê, toàn là thịt, mỡ rất ít.
    Nuôi heo bằng thuốc, heo lớn nhanh, nạc nhiều đã đem lại siêu lợi nhuận cho các nhà chăn nuôi. Heo của trại S, P ở Đồng Nai nổi tiếng là có giá nhất trong thương trường hiện nay nhờ cho heo dùng "thần dược" đúng cách (!). Giá heo hơi "siêu nạc" luôn cao hơn thịt heo "thường" từ 1.500 - 2.000 đ/kg, hiện đạt từ 20.500 - 21.000 đ/kg.
    Một tiểu thương bán thịt heo lâu năm ở chợ đầu mối thịt heo Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) chỉ cho chúng tôi xem sự khác nhau trong miếng thịt giữa heo nuôi bình thường và heo "ăn thuốc". Thịt heo "ăn thuốc" có lớp mỡ giữa lớp thịt và lớp da mỏng hơn heo bình thường, nhưng màu thịt heo "ăn thuốc" không đỏ hồng như heo bình thường, có màu nhạt, hơi trắng xanh; đùi heo "ăn thuốc" căng, to hơn đùi heo bình thường nhưng sớ thịt to và xốp, ăn không mềm và dẻo như heo bình thường...
    Theo Thanh Niên

    Cứ dính đến độc hại là y như rằng có bàn tay bẩn thỉu của Tàu khựa !

    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://suckhoegiadinh.org/?p=16027

    Trung Quốc: Nước tăng lực Red Bull chứa phụ gia cấm

    Mặc dù hãng sản xuất nước tăng lực Red Bull khẳng định rằng sản phẩm của họ rất an toàn nhưng các siêu thị ở Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc)… đã loại Red Bull khỏi kệ hàng vì lo ngại nước tăng lực chứa các chất phụ gia bị cấm.


    [​IMG]

    Mối lo ngại về nước tăng lực Rell Bull bắt đầu khi gần đây, một kênh pháp luật của đài truyền hình Cáp Nhĩ Tân thông tin: Một học sinh ở Cáp Nhĩ Tân trong thời gian thi học kỳ đã uống 4 lon Red Bull/ngày. Vì quá lo lắng, không biết nước tăng lực giải khát này uống vào nhiều thì có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không, họ đã tìm đến các bộ phận liên quan để tìm hiểu. Sau khi bộ phận quản lý kiểm soát thực phẩm dược phẩm Cáp Nhĩ Tân kiểm tra sản phẩm này phát hiện: sản phẩm tăng lực có chứa vitamin này đã có một số thành phần chất phụ gia không phù hợp với giấy phép đăng ký của Cục Quản lý dược phẩm Trung Quốc (SFDA) . Trong loại sản phẩm này hàm chứa một số thành phần, sắc tố tự tạo mà SFDA cấm không được sử dụng ở trong các loại nước giải khát có chứa vitamin.
    Các thành phần bao gồm natri benzoat và chất bảo quản khi kết hợp với cafein (thành phần không thể thiếu được trong một số loại nước có ga hiện nay) có thể tạo ra một chất độc hại có tên là nicotinamide. Chuyên gia Trường đại học y khoa Cáp Nhĩ Tân cho hay: nếu chất này được dùng quá liều sẽ gây ra chứng nhức đầu, căng thẳng, lo lắng, ù tai, thậm chí có thể dẫn đến nghiện ngập.
    Các phụ gia khác được tìm thấy trong sản phẩm Red Bull bao gồm sodium citrate, axit citric, màu thực phẩm, cũng đã không được đăng ký với Cục Quản lý dược phẩm Trung Quốc.
    Red Bull đã đăng một tuyên bố trên trang web chính thức của công ty công cáo rằng, đồ uống nước tăng lực Red Bull đã ra đời được nửa thế kỷ và vào thị trường Trung Quốc cũng được 16 năm. Rell Bull Trung Quốc luôn tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn quy định của nhà nước Trung Quốc về kiểm nghiệm và chất lượng. Đồng thời đại diện công ty cũng kiên quyết khẳng định rằng sản phẩm của mình là ổn định, an toàn và “hoàn toàn không có bất kỳ chất phụ gia nào bị cấm”. Tuy nhiên các siêu thị ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn đưa sản phẩm này ra khỏi danh mục bày bán trong siêu thị vì lo ngại về điều này.
    Phía Cục Quản lý dược phẩm Trung Quốc cũng đã tiến hành điều tra nhưng chưa có lệnh thu hồi. Cơ quan này cam kết sẽ sớm công bố kết quả kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm Red Bull để để đảm bảo an toàn cho người dân.
    dantri



    Người lớn uống trà Việt Nam , trẻ con cho uống nước chanh tự pha là tốt nhất !

    Tóm lại là không cho vào mồm bất cứ thứ gì đến từ Trung Quốc ! [-X[-X[-X[-X[-X
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/65054/phat-hoang-truoc-tin-don-coc-giay-nhiem-doc.html

    Phát hoảng trước tin đồn cốc giấy nhiễm độc

    Các cư dân mạng Trung Quốc đang điên đảo trước tin đồn, cốc giấy sử dụng một lần có lớp sáp rất nguy hại cho sức khỏe con người.

    Theo thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, cốc giấy thường được tráng một lớp sáp dày bên trong để giữ cho giấy khỏi bị ẩm và bị mủn khi gặp nước. Nếu đựng nước có nhiệt độ trên 40 độ C, sáp sẽ bị thôi ra và trở thành thủ phạm gây bệnh cho người sử dụng. Các cư dân mạng “hiến kế”, tốt nhất nên dùng cốc giấy sử dụng một lần để chứa nước lạnh và không nên uống cốc nước đầu tiên. Sau khoảng 4 – 5 phút, hãy đổ toàn bộ phần nước này để loại bỏ độc tố trong cốc. Rất nhiều ý kiến đồng tình với phát hiện này, nhưng một số cư dân mạng tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của thông tin.


    [​IMG]
    Cốc giấy sử dụng một lần với nhiều kiểu dáng, màu sắc sinh động rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.


    Trước tin đồn gây tranh cãi này, các chuyên gia của Phòng giám sát kỹ thuật chất lượng thành phố Phúc Châu, Phúc Kiến cho biết, không thể “vơ đũa cả nắm” khi cho rằng, mọi loại cốc giấy sử dụng một lần đều có hại. Theo các chuyên gia, trên thị trường Trung Quốc hiện nay đang bày bán nhiều loại cốc giấy, trong đó có cốc lạnh và cốc nóng. Loại cốc giấy tráng sáp chủ yếu chứa nước lạnh và không được phép chứa những đồ vật có dầu, bởi dầu có thể làm tan chảy lớp sáp. Một loại khác xuất hiện phổ biến trên thị trường là loại cốc giấy sử dụng nhựa PE.


    “Nếu chọn mua được loại sản phẩm đạt chuẩn và cho phép đựng nước nóng thì sẽ không nguy hại tới sức khỏe như thông tin đồn thổi trên mạng. Khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng nên đọc kỹ thương hiệu, xí nghiệp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, ngày sản xuất…của sản phẩm. Nếu các thông tin không rõ ràng, chắc chắn đó là mặt hàng kém chất lượng”, các chuyên gia nhấn mạnh.


    (Theo Đất Việt)


    Hàng cốc dĩa giấy , hôp xốp đựng thức ăn đang tràn lan trên thị trường Việt Nam có tỉ lệ rất lớn do Trung Quốc sản xuất !
    Cứ có tin gì về hàng độc hại thì y như rằng là do TQ sản xuất !
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://tuoitre.vn/The-gioi/479693/Tr...-ve-y-duc.html

    Thứ Ba, 28/02/2012, 07:11 (GMT+7)

    Trung Quốc báo động về y đức

    TT - Bộ Y tế Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi cán bộ nhân viên ngành y tế nâng cao đạo đức nghề nghiệp và cam kết sẽ xử phạt nặng các vi phạm như vô trách nhiệm, nhận phong bì, ăn chiết khấu, hối lộ...

    [​IMG]

    Tranh biếm họa vụ án nữ hộ sinh khâu dính hậu môn của sản phụ vì gia đình chi “phong bì”... ít! - Ảnh: Baidu
    Báo chí Trung Quốc thời gian qua đã nhiều lần lên tiếng về những căn bệnh và những nguyên nhân khiến y đức sụt giảm đến mức báo động như hiện nay.

    Những vụ động trời


    Tháng 6-2010, một bé trai 3 tuổi tên Tiểu Cường sốt nặng, sưng miệng, nổi bóng nước, mẩn đỏ ở tay chân. Hơn chục lần các bác sĩ của phòng y tế thị trấn Tang Tử, huyện Kế, thành phố Thiên Tân và Bệnh viện Hựu An, thành phố Bắc Kinh đã từ chối khám bệnh hoặc chỉ khám qua loa rồi cho bé về nhà.
    Nhiều ngày liên tiếp, gia đình lại đến bệnh viện để xin các bác sĩ để mắt đến tình trạng của cháu bé nhưng vô hiệu. Lo lắng cho tính mạng của đứa cháu duy nhất, bà nội bé Tiểu Cường đã quỳ gối trước sảnh Bệnh viện Hựu An van xin các bác sĩ chữa trị cho cháu mình. Đến lúc này bệnh của Tiểu Cường đã trầm trọng đến mức không thể cứu vãn. Bé đã chết một ngày sau đó.


    Người thì đã chết, nhưng vụ kiện tụng cứ kéo dài. Ngày 20-2-2012, tòa án trung cấp Bắc Kinh đã ra phán quyết buộc hai cơ sở y tế này phải bồi thường số tiền 170.000 nhân dân tệ (khoảng 27.000 USD) và 20.000 nhân dân tệ (khoảng 3.200 USD) cho thân nhân gia đình bé trai này do thiếu trách nhiệm.
    ... Tháng 11-2011, một bé trai may mắn thoát chết khi bị các bác sĩ “kết án tử” ngay lúc mới chào đời. Người nhà bệnh nhân cho biết các bác sĩ tuyên bố bé đã chết lúc vừa mới sinh và được đặt lăn lóc trong một túi nhựa ở nhà vệ sinh bệnh viện. Người nhà phát hiện bé còn thoi thóp thở khi yêu cầu được gặp mặt cháu bé lần cuối.
    ... Theo Nhân Dân Nhật Báo, năm 2010, gia đình một bệnh nhân cáo buộc nữ hộ sinh Bệnh viện Phượng Hoàng, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông là đã khâu luôn cả hậu môn của sản phụ khi người nhà bệnh nhân đút cho cô cái phong bì lép kẹp. “Trước đó, nữ hộ sinh này đã nhiều lần “nhấn nhá” về chuyện phong bì với tôi - ông Trần, chồng sản phụ, cho biết - Tôi gần như không trụ vững khi phát hiện vợ mình bị khâu dính cả hậu môn chỉ vì số tiền ít ỏi. Thật nực cười khi nữ hộ sinh lý giải chuyện khâu hậu môn là để giúp vợ tôi miễn phí trị bệnh trĩ”.
    Cuộc chiến pháp lý giữa bệnh nhân và bác sĩ từ năm 2010 đến nay vẫn chưa đến hồi ngã ngũ. Ông Trần cho biết sẽ theo đến cùng mặc dù tòa sơ thẩm đã xử ông thua kiện.
    ...Một vụ án đã trở thành một vết nhơ khó gột rửa của ngành y tế tỉnh Chiết Giang: năm 2010, tỉnh Chiết Giang chứng kiến một vụ án chấn động chưa từng có trong ngành y. Sau khi mở một cuộc thanh tra có quy mô chưa từng có đối với hàng trăm nhân viên y tế, Bộ y tế tỉnh đã cách chức gần 100 cán bộ nhân viên, trong đó có 26 viện trưởng các bệnh viện trên toàn tỉnh, lôi ra ánh sáng hàng trăm bác sĩ ăn hoa hồng của các công ty dược. “Trong khi người dân than trời vì giá thuốc tăng chóng mặt thì các bậc “từ mẫu” cứ đua nhau ăn hết chiết khấu của công ty này đến công ty nọ. Họ thậm chí còn kê ra cả một danh sách dài dằng dặc những loại thuốc đắt tiền để “giúp đỡ” các công ty dược bán chạy hàng” - mạng Pháp luật Trung Quốc bình luận.
    Mạnh tay nhưng chưa đủ
    Tháng 2-2012, Bộ Y tế Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi cán bộ, nhân viên y tế nâng cao đạo đức nghề nghiệp và cam kết sẽ xử phạt thật nặng đối với những hành vi vô trách nhiệm, nhận phong bì, chiết khấu, hối lộ. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Trung Quốc cũng cho biết sẽ cho thiết lập các hệ thống an ninh tại bệnh viện nhằm bảo vệ các bác sĩ trước các vụ tấn công của bệnh nhân. Theo Tân Hoa xã, quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân đã trở nên tồi tệ trong thời gian gần đây. Đỉnh điểm là vụ một bệnh nhân dùng dao gây trọng thương bác sĩ hồi tháng 11-2011 vì cho rằng bác sĩ điều trị vô trách nhiệm khiến bệnh tình của anh ta trở nên trầm trọng.
    Tuy nhiên, việc mạnh tay xử lý các u nhọt trong ngành y tế Trung Quốc sẽ không thể giải quyết được phần gốc của vấn đề. “Liệu việc phạt nặng các bác sĩ vô trách nhiệm có khiến họ thay đổi thái độ đối với bệnh nhân? Liệu pháp luật và quy định có chi phối được đạo đức bác sĩ? Bộ Y tế ra sức kêu gọi các bác sĩ giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Nhưng mọi lời kêu gọi sẽ trở nên vô nghĩa nếu các bác sĩ không tự nhận thức được chính y đức, không phải tay nghề, mới là yếu tố khiến nghề y trở nên cao quý” - báo Chinanews nhận định.
    ĐÔNG PHƯƠNG

    Hệ quả của câu nói " Mèo trắng mèo đen , miễn là bắt được chuột " của Đặng Tiểu Bình đấy ! :-"
    Không quan tâm đến khía cạnh chính trị mà Đặng đề cập , nhiều người TQ lại hiểu theo kiểu : Nhân từ hay thất đức , mặc kệ ! Hợp pháp hay phạm pháp cũng OK , miễn là kiếm nhiều tiền , giàu nhanh như có thể !
    Thế nên mới có những tù nhân bị đem mổ sống để lấy nội tạng bán cho đại gia !

    Các vị @vethoi1 , @hongkyonline , @MQ-DRAGON ca ngợi TQ thì qua bển mà sống ! Tui hổng ham !

    :-":-":-":-":-"

  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Nóng !

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...ham-ngoai.aspx
    Mất tiền oan ở phòng khám “ngoại”


    Bệnh nhẹ bị bác sĩ dọa thành nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải "theo lao” với những khoản chi phí khổng lồ.

    Đây là bức xúc từ một số người bệnh đến Báo Thanh Niên phản ánh về Phòng khám (PK) đa khoa Maria tại số 65-67 Thái Thịnh, TP.Hà Nội.

    “Không có bệnh vẫn phải đốt để ngăn ngừa”

    Chị Nguyễn T.M.H (23 tuổi, ở Hải Dương) kể: Vào tháng 6.2011, sau khi bị sẩy thai, hai vợ chồng chị xem quảng cáo trên ti vi đã đến PK Maria để khám bệnh. Tại đây, sau khi xét nghiệm máu và dịch hết 2,4 triệu đồng, bác sĩ (BS) thông báo: “Cả hai vợ chồng đều có vi rút HPV gây ra chứng sùi mào gà. Bị nhiễm bệnh này thì người bệnh không thể có con, không chữa còn gây ung thư hoặc tiếp tục bị sảy thai lần nữa”. “Hỏi về chi phí thì họ nói không tốn kém lắm. Họ cũng tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh ngoại tỉnh của vợ chồng chúng tôi nên nói rõ là ở nơi khác chi phí đốt một nốt nhỏ là 100.000đ, còn tôi có nhiều nốt nên chỉ tính tiền vết sùi to, không tính vết nhỏ”, chị H. kể tiếp.

    [​IMG]

    Phòng khám đa khoa Maria - Ảnh: Lê Quân
    Cuối tháng 6.2011, chị H. bắt đầu đến PK Maria để điều trị và thanh toán hết 15 triệu đồng. Chồng chị H., dù không có biểu hiện sùi mào gà nhưng BS vẫn yêu cầu phẫu thuật vì “chồng có sức khỏe tốt nên không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn phải đốt để ngăn ngừa”.

    [​IMG]

    Một số hóa đơn thanh toán điều trị bệnh do chị H. cung cấp cho Báo Thanh Niên - Ảnh: Thái Sơn
    Những tưởng mất khoản tiền nói trên thì sẽ hết bệnh, ai ngờ... “Sau khi phẫu thuật, BS yêu cầu chúng tôi phải làm tiếp các liệu trình điều trị chống tái phát. Còn chồng tôi phải truyền dịch, rửa và thay băng với những khoản chi phí khủng khiếp”, chị H. cho biết. Và sau 18 lần điều trị, chị H. phải trả khoản tiền lên tới trên 110 triệu đồng, còn chồng chị hết 35 triệu đồng.



    [​IMG] Việc bệnh nhân phẫu thuật và điều trị sau phẫu thuật là phải trả tiền cho các gói dịch vụ khác nhau, có thể do phiên dịch lời BS là người nước ngoài không rõ ràng nên gây ra hiểu lầm cho bệnh nhân
    [​IMG]
    Nguyễn Thanh Vân, Phó giám đốc phụ trách đối ngoại của Phòng khám Maria




    “Chúng tôi định bỏ cuộc thì BS tại đây nói nếu bỏ thì bệnh tái phát, nên chúng tôi buộc phải theo”, chị H. kể. Sau khi kết thúc đợt điều trị, BS lại yêu cầu kiêng cữ nhiều thứ, sau 6 tháng mới được có thai và đến tái khám. Khoảng 5 tháng sau, chị H. tái khám thì được các BS cho biết tiếp tục có vết sùi và phải điều trị tiếp. Đến lúc này thì chị H. đành phải "bỏ của chạy lấy người". “Để có tiền chữa trị, mẹ đẻ tôi đã phải vay nặng lãi. Lúc vay 100 triệu đồng, khi trả thành 200 triệu đồng. PK nói tôi không thể sinh con đã khiến tôi bị gia đình chồng xa lánh. Cũng vì điều đó mà vợ chồng tôi ly thân, anh ấy vào sống tại miền Nam nhiều tháng nay không còn liên lạc”, chị H. ôm mặt nức nở.
    Điều bất ngờ là trong hai lần khám tại Bệnh viện Đại học Y, lần khám mới nhất là ngày 1.2, chị H. được thông báo không có bệnh sùi mào gà, tử cung bình thường và hoàn toàn có khả năng sinh con.
    Tương tự, phản ánh của gia đình anh T.C.T (25 tuổi, ngụ P.Quan Nhân, Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho thấy sự bất thường ở PK này. Cụ thể, sau khi trả hơn 11,5 triệu đồng để điều trị bệnh trĩ, anh T. chẳng những không khỏi bệnh mà còn biến chứng nặng hơn và phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. “Chúng tôi đã nhiều lần đến PK khiếu nại nhưng thái độ họ rất tắc trách”, bà Thước, mẹ anh T. bức xúc.
    Phiên dịch nhầm nên lấy tiền cắt cổ?
    Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Trần Văn Thuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, cho biết bệnh sùi mào gà (HPV) là một trong những bệnh lây truyền theo đường ********. “Bệnh HPV có thể gây ra nguy cơ ung thư tử cung nhưng không phải ai bị nhiễm cũng bị ung thư. Tôi chưa từng nghe thấy trường hợp nào bị HPV có thể gây ra bệnh vô sinh hoặc sẩy thai”, ông Thuấn nói. Theo tìm hiểu của PV, tại Viện Da liễu T.Ư, trung bình điều trị sùi mào gà cả đốt và thuốc sử dụng sau đốt hết 1,5-2 triệu đồng.
    Trong khi đó, bà Nguyễn Thanh Vân, Phó giám đốc phụ trách đối ngoại của PK Maria, cho rằng các trường hợp nói trên “không đến khiếu nại” nên PK không biết. “Việc bệnh nhân phẫu thuật và điều trị sau phẫu thuật là phải trả tiền cho các gói dịch vụ khác nhau, có thể do phiên dịch lời BS là người nước ngoài không rõ ràng nên gây ra hiểu lầm cho bệnh nhân”, bà Vân giải thích. Theo bà Vân, các BS ngoại tại đây là người Đài Loan và hiện PK đã chấm dứt hợp đồng với họ nên cũng không thể đề cập cụ thể từng trường hợp bệnh nhân. “Từ tháng 9 năm ngoái, PK đã họp và thống nhất giảm phí điều trị xuống còn 1/3 so với trước đây, các bệnh nhân mà báo phản ánh đều điều trị trước thời điểm này”, bà Vân nói. Về nguyên nhân điều chỉnh giá, theo bà Vân là khi mới thành lập PK chưa đánh giá đúng thị trường nên phải điều chỉnh. “Đối với trường hợp khiếu nại, chúng tôi sẽ liên lạc gặp gỡ và xử lý”, bà Vân hứa hẹn.
    Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết trong năm 2011, PK Maria đã 2 lần bị xử phạt do BS hành nghề khi chưa có giấy phép và nội dung quảng cáo chưa được phê duyệt.
    Nam Sơn - Thái Sơn




    Đài Loan thì cũng là người Tàu !
    Cảnh giác với các loại phòng khám Đông y Trung Quốc và Đài Loan ! [r23)][r23)][r23)]

    Đã có rất nhiều bài báo phản ánh tình trạng chẩn đoán ẩu và chặt chém người bệnh với chi phí điều trị cắt cổ và giá thuốc trên trời mà bệnh không khỏi , thậm chí còn nặng thêm !


    :-w:-w:-w:-w:-w:-w
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...rung-quoc.aspx

    Lớp “ngụy trang” của hàng Trung Quốc

    Để dễ dàng thâm nhập thị trường EU, các công ty Trung Quốc bắt đầu hướng đến lắp ráp sản phẩm tại một số nước châu Âu.
    Lâu nay, hàng Trung Quốc tạo được sức hút nhờ giá rẻ nhưng cũng chịu nhiều tai tiếng về chất lượng và độ an toàn. Với mục tiêu cạnh tranh và xâm nhập thị trường châu Âu, các tập đoàn lớn của nước này đang tìm cách xóa bỏ ấn tượng không tốt với sản phẩm “made in China” nhờ thay bằng nhãn “made in EU”, theo tờ Le Monde.

    Xe hơi mở đường

    Từ chỗ được xem là “công xưởng của thế giới”, giờ đây các công ty Trung Quốc đang đảo ngược quy trình, đưa linh kiện của mình sang lắp ráp ở các nước EU. Dấu ấn quan trọng trong chiến dịch “Âu hóa” là sự kiện Tập đoàn xe hơi Great Wall Motors chính thức khánh thành Nhà máy Bahovitsa, phía bắc Bulgaria cùng đối tác bản xứ Litex Motors vào ngày 21.2. Nhân dịp này, “đại gia” ngành xe hơi Trung Quốc đã công bố kế hoạch sản xuất 3 dòng xe mới Voleex C30, Voleex 20R và Hover H6. Theo Le Monde, mục tiêu của Great Wall Motors là sản xuất 50.000 xe/năm. Giá thành dự kiến từ 8.200 - 14.600 euro/chiếc (228,4 - 406,7 triệu đồng). Toàn bộ phụ tùng, linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc và lắp ráp tại Nhà máy Bahovitsa nên sẽ tránh được một số chi phí thường gặp khi nhập khẩu vào thị trường EU.
    Trong điều kiện giá dầu “nhảy múa” từng ngày, việc lắp ráp tại châu Âu còn giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Le Monde dẫn lời Giám đốc thương mại của Ngân hàng HSBC tại Pháp Hervé Solignac Lecomte đánh giá vị trí nhà máy của Great Wall Motors nằm ngay khu vực phân phối chính hiện nay là Bulgaria, Macedonia, Albania và Montenegro. Ngoài ra, còn nhiều thuận lợi khác khi đầu tư sản xuất tại các quốc gia EU như điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, nhân công chất lượng cao và riêng tại Bulgaria còn có chính sách thuế ưu đãi.
    [​IMG]
    Công nhân Nhà máy Bahovitsa lắp ráp xe hơi của Great Wall Motors - Ảnh: AFP
    Trước Great Wall Motors, một số hãng của Trung Quốc cũng “cắm rễ” tại châu Âu, nhưng với hình thức khác. Hãng Morris Garage (MG) của Anh đã bị Tập đoàn Nanjing-SAIC mua lại vào năm 2005 và bắt đầu sản xuất các dòng xe MGTF, MG6 ở Nhà máy Longbridge. Tương tự, một tập đoàn khác của Trung Quốc là Geely sau khi sở hữu Volvo Cars (trụ sở chính tại Thụy Điển) từ hãng Ford đã tung vào thị trường châu Âu dòng xe Geely EC7. Được đà, nhiều công ty của Trung Quốc cũng rục rịch “Tây tiến”: Tập đoàn Chery dự định hợp tác với hãng DR Motors của Ý để lắp ráp xe hơi tại Sicily; Tập đoàn Brilliance, đối tác của hãng BMW ở Trung Quốc cũng đang xem xét khả năng mở nhà máy ở Catalonia (Tây Ban Nha)...
    Tăng cường thu mua
    Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều hãng trong nhiều ngành như năng lượng, sản xuất du thuyền, xây dựng, giao thông vận tải… tại EU lâm vào nguy cơ phá sản và bị các tập đoàn của Trung Quốc thu mua lại, theo tờ La Tribune. Tổng số vốn đầu tư năm 2011 của nước này vào EU đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2010, đạt 6,7 tỉ USD.
    Hãng vận tải hàng hải China Ocean Shipping Company (Cosco) hiện đã quản lý 2 bến của Piraeus, hải cảng lớn nhất của Hy Lạp. Tháng 1.2012, đại gia về sản xuất thiết bị xây dựng Sany chi 500 triệu euro để mua hãng Putzmeister của Đức. Trước đó không lâu, Quỹ đầu tư CIC đầu tư 600 triệu euro vào Công ty cung cấp nước Thames Water của Anh.
    Ngoài ra, theo Đài phát thanh RTL, từ nay đến năm 2015, Pháp và Trung Quốc dự kiến xây dựng cơ sở hợp tác kinh tế mang tên Châteauroux Business District (CBD), thuộc tỉnh miền trung Indre. Khoảng 40 công ty Trung Quốc sẽ “đổ bộ” vào cơ sở rộng 850 ha này. Hoạt động chủ yếu của CBD là lắp ráp linh kiện các sản phẩm công nghệ cao từ Trung Quốc như điện thoại di động, pin quang điện… Sản phẩm sau cùng có thể được gắn nhãn “made in EU”. Dự án này được nhiều quan chức địa phương hoan nghênh vì Châteauroux đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Nơi này có vị trí địa lý khá thuận lợi, chỉ cách Paris hơn 250 km và sân bay có đường băng dài đến 3.500m, thích hợp cho các máy bay chở hàng loại lớn. Châteauroux cũng từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ thuộc NATO trong giai đoạn 1951-1967, theo tờ Le Parisien.
    Tuy nhiên, lâu nay cũng có nhiều ý kiến lo ngại về việc các tập đoàn và quỹ đầu tư Trung Quốc nắm cơ hội khủng hoảng tại châu Âu để xâm nhập các ngành trọng yếu cũng như kiểm soát những địa điểm quan trọng như cảng Piraeus của Hy Lạp, theo Reuters. Hồi đầu tháng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải trấn an rằng Trung Quốc “không có ý định và khả năng mua đứt châu Âu”.
    Nguyễn Ngọc Lan Chi


    Làm cho người ta lo ngại rồi lại trấn an !

    Tàu mà hứa thì tin được không ?
    Tin đi rồi nữa nuốt hận lòng ...
    Trao gửi niềm tin không đúng chỗ ...
    Tin Tàu : thua lỗ , thắng đừng mong !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"




  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.tienphong.vn/Quoc-Te/5680...Quoc-tpol.html

    07:42 | 29/02/2012


    “Choáng” với độ giàu có của các ông nghị Trung Quốc

    Phần giá trị tài sản tăng thêm của 70 thành viên giàu có nhất trong Quốc hội Trung Quốc còn lớn hơn cả tổng giá trị tài sản ròng của tất cả 535 nghị sỹ Mỹ, Tổng thống, các bộ trưởng, cùng 9 thẩm phán tòa thượng thẩm của nước Mỹ cộng lại.

    [​IMG]
    Giàu nhất trong Quốc hội Trung Quốc hiện nay là Zong Qinghou, người sở hữu tài sản trên 10,7 tỷ USD. Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn số liệu từ báo cáo của tạp chí Hồ Nhuận (Trung Quốc) cho biết, trong năm 2011, giá trị tài sản ròng của 70 đại biểu Quốc hội Trung Quốc giàu nhất tăng lên 568,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 89,8 tỷ USD, cao hơn 11,5 tỷ USD so với năm 2010.
    Trong khi đó, tổng tài sản của tất cả 660 quan chức cao cấp nhất trong Quốc hội, Chính phủ và Tòa án Tối cao Mỹ cộng lại chỉ là 7,5 tỷ USD.
    Thông tin này được đưa ra trước thềm kỳ họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc - kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 5-3 tới đây với sự tham dự của 3.000 thành viên.
    Theo dữ liệu của Hồ Nhuận, giàu nhất trong Quốc hội Trung Quốc hiện nay là Zong Qinghou, chủ tịch hãng đồ uống Hangzhou Wahaha. Ông Zong cũng đồng thời là người giàu thứ nhì ở nước này, sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 68 tỷ Nhân dân tệ, tương đương trên 10,7 tỷ USD.
    Giàu thứ nhì trong số các đại biểu Quốc hội Trung Quốc là bà Wu Yajun, chủ tịch hãng bất động sản Longfor Properties.
    Gia đình bà Wu là chủ của khối tài sản ròng 42 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 6,6 tỷ USD. Bà Wu hiện đang giữ ngôi vị người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc. Bloomberg cho biết, ngoài bà Wu, nhiều trong số các ông bà nghị giàu có nhất Trung Quốc là lãnh đạo của các công ty bất động sản.
    Giàu thứ ba trong Quốc hội Trung Quốc là “ông trùm” phụ tùng ôtô Lu Guanqiu. Tỷ phú này có vinh dự được tháp tùng Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ mới đây.
    Trong khi đó, thành viên giàu nhất Quốc hội Mỹ là Hạ nghị sỹ Cộng hòa Darrell Issa đến từ bang California, với tài sản tối đa là 700,9 triệu USD tính đến năm 2010. Nếu là thành viên của Quốc hội Trung Quốc, tài sản này mới chỉ đủ để ông Issa đứng thứ 40 về độ giàu có.
    Sự chênh lệch về độ giàu có giữa các nghị sỹ Mỹ và Trung Quốc còn được thể hiện qua những cách so sánh khác. Chẳng hạn, số 2% nghị sỹ Trung Quốc giàu nhất, gồm 60 người, có tài sản trung bình 1,44 tỷ USD/người. Đối với 2% nghị sỹ Mỹ giàu nhất, gồm 11 người, tài sản bình quân chỉ là 323 triệu USD.
    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là quốc gia có GDP bình quân đầu người kém xa so với Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người (tính theo đồng giá sức mua) ở Trung Quốc năm 2010 là 2.425 USD, chỉ bằng khoảng 1/6 nhiều so với mức 37.527 USD của Mỹ.
    Theo vneconomy.vn

    Làm hàng giả bán cả thế giới mà không giàu mới là chuyện lạ !
    Thêm thuốc bổ làm từ xác hài nhi nữa thì làm giàu theo kiểu Trung Quốc là tuyệt chiêu thượng đẳng !


    :-":-":-":-":-"

Chia sẻ trang này