1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

7378 người đang online, trong đó có 964 thành viên. 12:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 7427 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Các công ty sx kinh DN ngon trên sàn 1x-2x, trở xuống, cú đêr dặt dẹo TQ cũng thịt hết . Ngay như TAS lởm thế TQ cũng thò tay vào rồi!
  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Nhà nước mà không có chính sách đỡ TTCK , tự thân các doanh nghiệp không linh hoạt năng động thì rồi đây TQ thâu tóm sạch .

    Lúc ấy than trời thì đã muộn !
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...nguy-hiem.aspx
    Phải chấm dứt kiểu nuôi heo nguy hiểm


    01/03/2012 3:10
    Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), khẳng định: Loạt bài Kinh hoàng heo siêu nạc trên Thanh Niên đã góp phần gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn lạm dụng chất cấm để nuôi heo.
    >> Kinh hoàng heo siêu nạc
    >> Kinh hoàng heo siêu nạc - Kỳ 2: “Thần dược” mua bao nhiêu cũng có

    >> Kinh hoàng heo siêu nạc - Kỳ 3: “Thần dược” là chất độc bị cấm!


    [​IMG]
    Ông Nguyễn Xuân Dương
    Ông Dương nói: “Chúng tôi rất mừng vì Báo Thanh Niên đã "chỉ tận tay day tận trán" hành vi buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo. Từ năm 2007 đã rộ lên chuyện này, thậm chí khi đó có cả một vài nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist (chủ yếu là Sabultamol hoặc Clenbutanol) vào trong thức ăn, để bán ra thị trường.
    Suốt trong 2 năm sau đó, cơ quan hữu trách vào cuộc quyết liệt, kết hợp giữa việc tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm và tuyên truyền giáo dục đã góp phần làm “dịu” đi tình hình này. Tuy nhiên, từ năm 2011, khi áp lực về nguồn cung và giá thịt heo quá lớn, có thời điểm tăng nhanh hơn giá vàng và đứng ở mức cao kỷ lục (70.000 đồng/kg heo hơi) khiến cho những người hám lợi trước mắt đã tìm và sử dụng các chất này”.
    Nhiều độc giả cho rằng chất cấm đang được người chăn nuôi sử dụng phổ biến không chỉ ở các tỉnh miền Nam mà cả ở các tỉnh miền Bắc. Và tại miền Bắc, các công ty đã “chung chi” với cơ quan hữu trách để được cho qua. Ý kiến của ông về vấn đề này?
    Ở miền Bắc, có tình trạng sử dụng chất cấm hay không thì tôi chưa thể khẳng định nhưng nói rằng có sự thỏa hiệp của cơ quan chức năng với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thì không phải.


    [​IMG] Đi lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất và buôn bán thức ăn chăn nuôi và đại lý bán thuốc thú y giữa thanh thiên bạch nhật rõ ràng là rất khó để phát hiện [​IMG]


    Ông Nguyễn Xuân Dương


    Theo nhận định của tôi, chất cấm xuất hiện tại các trang trại chăn nuôi phía nam một phần vì sức ép về sản phẩm thịt heo luôn cao hơn so với miền Bắc. Hộ chăn nuôi tận dụng ở miền Bắc đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ và đây không phải là đối tượng để các tay buôn chất cấm hướng tới. Qua nhiều nguồn tin, chúng tôi nắm được, rất có thể chất cấm được tuồn từ các tỉnh biên giới qua Hà Nội và đưa vào phía nam. Cục Chăn nuôi đã phối hợp với lực lượng ******* Hà Nội tổ chức kiểm tra, lấy mẫu phân tích một số điểm buôn bán trung chuyển nguyên liệu, thức ăn bổ sung nhưng chưa phát hiện được cơ sở nào có vi phạm.
    Chất cấm đã xuất hiện từ rất lâu, tại sao đến nay chúng ta vẫn chưa kiểm soát được?
    Chúng tôi luôn triển khai các hoạt động giám sát, lấy mẫu phân tích và truy tìm nguồn gốc chất cấm. Tuy nhiên, sau thời gian làm gắt hồi năm 2008, các đối tượng buôn bán, sử dụng chất cấm đã thay đổi chiến thuật, hoạt động rất tinh vi. Họ không dại gì cho chất cấm vào bao cám nữa vì dễ bị phát hiện. Thay vào đó, các tay buôn chất cấm, đa phần kiêm luôn nghề thương lái heo, xé lẻ hàng ra, đem đến tận các trang trại tiếp thị để được hưởng lợi kép: bán thuốc thu tiền lãi, mua được heo có thịt nhiều nạc. Và chủ trang trại chỉ cho chất này vào máng ăn trước khi đổ cám vào nên rất khó bắt quả tang. Chúng tôi cũng đã đi mua, cũng lấy mẫu phân tích nhưng vẫn không tìm ra hoặc chỉ tìm ra chất cấm ở phần ngọn, tức là trong miếng thịt bán ngoài thị trường. Việc bắt được quả tang các đối tượng đang buôn bán và sử dụng chất cấm là rất khó, từ sau 2008 đến cuối năm 2011, Công an Đồng Nai bắt đối tượng đang vận chuyển 5 kg Sabutamol đi tiêu thụ, và lần này là của quý Báo Thanh Niên.
    Rõ ràng là cách thức kiểm soát chưa hợp lý?
    Kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi là vấn đề phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm một chiều, hoặc đơn phương một bộ, một ngành nào có thể làm được. Thái Lan làm quyết liệt nhưng cũng phải mất tới 5 năm mới kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi trong điều kiện nền chăn nuôi nước họ là công nghiệp, trang trại là chủ yếu. Phải thừa nhận, cái cách mà ngành chăn nuôi đang làm: Đi lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất và buôn bán thức ăn chăn nuôi và đại lý bán thuốc thú y giữa thanh thiên bạch nhật rõ ràng là rất khó để phát hiện.
    [​IMG]
    Thời gian tới, chúng ta phải làm gì để dập tắt hiện tượng này, thưa ông?
    Chúng ta phải vào cuộc một cách bài bản, toàn diện và đồng bộ với sự tham gia của các bộ ngành liên quan, nhất là chính quyền cơ sở. Một mình Bộ trưởng NN-PTNT tuyên chiến với chất cấm thì chưa đủ, chỉ khi nào lãnh đạo các bộ liên quan, 63 chủ tịch UBND các tỉnh thành cũng thấy “nóng” và trăn trở thì mới cải thiện được nhiều hơn. Lực lượng *******, quản lý thị trường và hải quan phải thiết lập hàng rào từ xa, ngăn chặn không cho chất cấm thẩm lậu vào nội địa ngay từ biên giới.
    Các quy định pháp lý để xử phạt đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này về cơ bản là đầy đủ cả rồi. Điều 51 bộ luật Hình sự quy định nếu sử dụng chất cấm thì có thể bị tù kia mà. Sắp tới, chúng tôi sẽ khoanh vùng các tỉnh có nhiều nguy cơ để tập trung xử lý. Nếu phát hiện phải xử lý thật nghiêm, tái phạm không chỉ buộc phải đình chỉ kinh doanh, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà cố tình vi phạm phải truy tố hình sự.
    Chúng tôi đã đề nghị các cơ quan hữu trách ở Đồng Nai xác minh, xử lý vụ việc ở Đồng Nai mà Báo Thanh Niên phản ánh. Hiện cán bộ Cục Chăn nuôi đang trên đường vào làm việc trực tiếp với Đồng Nai.



    Đề nghị ******* vào cuộc điều tra
    Hôm 29.2, ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Kinh hoàng heo siêu nạc, cơ quan này đã cho mời đại diện 2 cơ sở kinh doanh thuốc thú y Duy Hào và Gấu (tại H.Trảng Bom) đến để làm rõ việc bán chất “siêu tạo nạc” cho người chăn nuôi. Theo ông Hải, qua làm việc, bước đầu do 2 cơ sở này chưa thừa nhận việc bán chất cấm và cơ quan thú y chưa lấy mẫu để kiểm tra được nên Chi cục Thú y đã đề nghị UBND H.Trảng Bom tạm đình chỉ giấy phép kinh doanh. Đồng thời, chi cục cũng làm các thủ tục đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ có hay không những sai phạm của 2 cơ sở trên. (Kim Cương)

    Cần xử lý đến cùng
    Sau khi Báo Thanh Niên ngày 27, 28 và 29.2 đăng loạt bài Kinh hoàng heo siêu nạc, rất nhiều bạn đọc đã đề nghị cơ quan chức năng quyết liệt ngăn chặn việc sử dụng hóa chất nguy hiểm để nuôi heo.
    Đúng là kinh hoàng!
    Chăn nuôi sử dụng hóa chất như trong bài báo nêu thì thật là vô lương tâm. Tôi cũng là nông dân, nhưng đọc báo thấy nuôi heo mà mỗi ngày tăng 2 kg thì thật khủng khiếp. Trong thực tế, để cho heo ăn các loại cám, rau thông thường thì để tăng 2 kg, cũng phải kéo dài ít nhất
    5-10 ngày. Cách làm ăn của những người này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến những nông dân chân chính. Một vấn đề nữa cũng cần được các cơ quan chức năng làm rõ là nguồn gốc của loại hóa chất này. Nguyễn Huy (xã Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất, Đồng Nai)
    Ngăn chặn ngay
    Thịt heo là một nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn gia đình. Vì vậy, nguồn thịt từ heo được chăn nuôi theo công nghệ như báo nêu sẽ gây tai họa nghiêm trọng cho xã hội. Những người chăn nuôi theo kiểu này cũng là một dạng tội phạm, đầu độc người tiêu dùng. Phải có biện pháp ngăn chặn ngay và xử lý đến nơi đến chốn những người vì hám lợi mà đầu độc sức khỏe cộng đồng, không nên để chìm xuồng như vụ xăng dầu mà quý báo đã từng điều tra. (duythao@gmail.com)
    Không để lan rộng
    Tôi hoan nghênh báo đã khui ra việc làm quá đáng với cộng đồng của một số người chăn nuôi heo. Cần phải đấu tranh quyết liệt với cách làm ăn này, nếu không một số kẻ xấu khác khi biết thông tin như vậy cũng sẽ làm theo, lúc đó rất nguy hại. Rất nhiều gương làm giàu chính đáng của nông dân mà Báo Thanh Niên ca ngợi và họ là những người làm ăn chân chính. Còn những kẻ sống trên sinh mạng của đồng loại thì phải bị vạch mặt, xử lý. Văn Duy (TX.Thủ Dầu Một, Bình Dương)
    Cơ quan chức năng ở đâu?
    Bộ máy chính quyền có đầy đủ mọi cơ quan, ban ngành nhưng chưa phát huy được hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn cho người dân. Tôi thấy trong việc này có trách nhiệm của cục thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, *******, quản lý thị trường, kiểm dịch động vật… Không thể để tiếp diễn tình trạng làm ăn vô lương tâm, kinh doanh đe dọa sức khỏe tính mạng của người dân như vậy. Thật quá đáng khi bây giờ ăn uống thứ gì cũng đều bất an, xã hội đang cần nhà nước phải kiên quyết xử lý những kẻ táng tận lương tâm như vậy! Trần Lâm (lamtran67@yahoo.com)
    Ban CTBĐ
    (tổng hợp)​
    Quang Duẩn

    Ma túy chỉ gây hại cho bản thân người nghiện , nhưng chất cấm này thì gây hại cho toàn xã hội , trừ các tu sĩ Phật giáo , thử hỏi có ai không ăn thịt heo ?
    Cho nên cần thiết phải trị bọn buôn hàng cấm này nặng bằng hoặc hơn tội buôn bán ma túy
    !

    Cần tăng cường kiềm tra tại các cửa khẩu phía bắc , vì tất cả lượng hàng clenbuterol này là do Trung Quốc sản xuất !

    :-w:-w:-w:-w:-w
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120105/thu-giu-hang-ngan-vi-hop-thuoc-kich-duc-trung-quoc.aspx

    Thu giữ hàng ngàn vỉ, hộp thuốc ******** Trung Quốc



    (TNO) Ngày 4.1, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế ******* TP.HCM kiểm tra 2 điểm chứa hàng trên đường Trần Quang Khải (P.Tân Định, Q.1) và Lò Gốm (P.8, Q.6), do Trần Hoàng Quân (SN 1987) làm chủ hàng, phát hiện, thu giữ 5.750 vỉ, hộp tân dược, trong đó có thuốc, dụng cụ ******** do Trung Quốc sản xuất, không hóa đơn chứng từ.
    Tang vật bị thu giữ gồm 3.096 vỉ thuốc viagra; 13 hộp viagra (loại chai nước); 150 hộp thuốc cialis; 21 hộp thuốc alcopus; 100 hộp thuốc lexomil; 1.980 viên thuốc ******** in hình con sói; 390 hộp thuốc xổ giun giả hiệu fugacar.
    Ngoài ra, Đội còn thu giữ 2 thùng bao cao su, dụng cụ ******** các loại cũng có xuất xứ Trung Quốc.
    Hoàng Việt




    Sướng đâu chưa biết , mà xài hàng Tàu thì đường về với ông bà ngắn lại là cái chắc rồi !

    :-":-":-":-":-"
  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120301/bat-trum-cung-cap-thuoc-viagra-khong-ro-nguon-goc.aspx

    Bắt “trùm” cung cấp thuốc Viagra không rõ nguồn gốc


    01/03/2012 8:14
    (TNO) Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) ******* TP.HCM ngày 29.2 đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Trần Hoàng Quân (SN 1987, HKTT Q.1, tạm trú Q.6, TP.HCM) để điều tra làm rõ hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
    Theo thông tin từ cơ quan *******, ngày 4.1.2012, trinh sát của PC46 đã tiến hành kiểm tra nhà của Quân trên đường Lò Gốm, P.8, Q.6 (TP.HCM) và phát hiện số lượng lớn thuốc Viagra, Cialis, thuốc tân dược thành phẩm và dụng cụ ********.
    Qua khám xét, cơ quan ******* thu giữ 2.274 hộp Viagra (1 hộp 4 viên), 13 hộp Viagra loại nước, 150 hộp Cialis cùng nhiều loại thuốc tân dược và dụng cụ ******** khác.
    Tại cơ quan CSĐT, Quân khai nhận bắt đầu hoạt động cung cấp thuốc, dụng cụ ******** từ đầu năm 2011 cho thị trường TP.HCM và các tỉnh, thành khác như Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đà Lạt, Tiền Giang…
    Hằng tháng, Quân cung cấp cho đại lý tại các địa phương nói trên hơn 1.000 hộp Viagra cùng nhiều dụng cụ ******** khác.
    Sau khi tiến hành giám định số thuốc thu giữ, cơ quan giám định đã kết luận số thuốc ******** mà Quân bán không xác định được nguồn gốc.
    Vụ việc đang được cơ quan ******* tiếp tục điều tra làm rõ.
    Đàm Huy

    Ở tin vừa đưa thì số thuốc và hàng ******** là của Trung Quốc
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.baovethuonghieu.com/node/1039

    Phát hiện bếp ga giả trong nhà trọ

    Qua nguồn tin, đội chống hàng giả số 8 – ******* Hà Nội bất ngờ kiểm tra một kho hàng của một nhà trọ. Tại đây, tổ công tác phát hiện hàng loạt bếp gas giả mang nhãn hiệu của một nhà sản xuất nổi tiếng.

    [​IMG]


    Hàng chục bếp gas giả mang nhãn hiệu nổi tiếng trong kho hàng của một nhà trọ
    Khoảng 5h30 ngày 7/9, Đội chống hàng giả số 8, Phòng PC46 – ******* TP Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra, phát hiện một kho chứa các loại bếp gas giả “tá túc” trong một nhà trọ (ở phố Ngô Gia Khảm, quận Long Biên).
    Tất cả những chiếc bếp gas này đều có in nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng

    [​IMG]

    Tiến hành làm rõ, chủ nhân của lô hàng trên là Đồng Văn Đạo (26 tuổi, ở quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) đã không thể xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp lệ của lô hàng.
    Mỗi chiếc bếp gas này, chủ nhân của chúng sẽ kiếm được một khoản chênh lệch lớn

    [​IMG]

    Qua kiểm đếm, từ tầng một đến tầng 2 của khu nhà trọ có khoảng 30 bếp gas mang nhãn hiệu nổi tiếng Rinnai – là hãng bếp nổi tiếng của Nhật.
    Các bếp gas chủ yếu mang nhãn hiệu của Nhật Bản

    [​IMG]

    Qua đấu tranh, bước đầu, đối tượng Đạo cũng thừa nhận thu gom lô hàng trên từ Trung Quốc về sau đó đem về Hà Nội tiêu thụ. Dù biết là hàng giả nhưng Đạo vẫn rêu rao là hàng xịn để hưởng tiền chênh lệch.
    Các chiến sỹ ******* đang kiểm kê số bếp gas trên

    [​IMG]

    Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

    Cần phải liên tục kiểm tra chặn đứng các tuyến lưu thông tuồn hàng giả vào Việt Nam .
    Đồng thời người tiêu thụ đừng ham của rẻ mà mua hàng giả , vì không an toàn , rẻ vài trăm ngàn mà bếp ga nổ bay nhà mất mạng thì ai đền ?


    Nghiêm trọng nhất là khi dùng hàng giả , chúng ta tham gia việc làm suy thoái nền kinh tế nước nhà , do các doanh nghiệp làm ăn chân chính , đóng thuế đầy đủ sẽ bị bóp chết !

    Chính chúng ta sẽ mất việc làm ! [r23)][r23)][r23)]

    Chưa kể nhà nước thất thu thuế thì chính chúng ta mất tiền chứ ai ?

    Còn thiệt hại do hàng độc hại và kém chất lượng thì đã phân tích ở các bài khác !
  7. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    cần nâng cao ý thức người tiêu dùng và người sản xuất ở VN ........................ khi đó hàng VIỆT sẽ lấy lại vị thế trên sân nhà .............................
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.baovethuonghieu.com/node/1033

    Ăn thực phẩm có DEHP hại như thế nào?

    Cục an toàn thực phẩm mở rộng kiểm tra DEHP ở tất cả các nhóm thực phẩm nhập khẩu từ Đài Loan như bánh kẹp, sữa, thạch, nước rau câu, đặc biệt là các nhóm nước giải khát… vì sao DEHP bị kiểm tra gắt gao và bị cấm tuyệt đối không được chứa trong thực phẩm như thế?

    DEHP là gì?
    DEHP là một hóa chất hữu cơ và là viết tắt của diethylhexyl phtalat. DEHP không tan trong nước chỉ tan trong dầu nên tạo đục trong sản phẩm chứa nước, và được dùng trong thực phẩm thay thế dầu cọ vì là hóa chất công nghiệp rẻ tiền hơn. Ngoài DEHP, nhiều hóa chất khác có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat” như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP)…
    Trong ngành dược, một dẫn chất phtalat là diethyl phtalat (DEP) có dùng làm thuốc nhưng chỉ dùng ngoài da trị bệnh ghẻ ngứa (trước đây nước ta dùng rất phổ biến DEP nhưng nay không dùng nữa). Đặc biệt, DEP được dùng làm chất hóa dẻo (plasticizer) trong bao phim bao viên thuốc.
    [​IMG]
    Rất may, lượng dùng DEP trong bào chế bao phim có rất ít trong lớp phim bao (lớp phim này thông thường cũng được bao rất mỏng) và mỗi lần ta chỉ uống một vài viên thuốc nên tác hại của DEP nếu có xem như không đáng kể. Các dẫn chất phtalat khác thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa…
    Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phtalat bị tách ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người. Trẻ con dùng bình sữa, bát nhựa, đồ chơi bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phtalat sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất này. Tác hại của các dẫn chất phtalat là làm xáo trộn nội tiết và bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và một số nghiên cứu lại được tiến hành trên chính Đài Loan.
    Ảnh huởng đến tuổi dậy thì
    Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Chou YY và cộng sự thực hiện tại Khoa Y, Đại học Chen Kung Đài Loan, vào năm 2009. Nghiên cứu trên 30 bé gái dậy thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy, trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng monomethyl phtalat (MMP) cao hơn nhiều so với bé gái bình thường, và kết luận MMP có thể là một nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài Loan.
    Vì vậy, Đài Loan rất mạnh tay trong việc thu hồi các sản phẩm chứa dẫn chất phtalat là DEHP phát hiện trong sản phẩm ở thị trường nội địa của họ và hoạt động rất tích cực trong mạng lưới cảnh báo vệ sinh thực phẩm toàn cầu.
    Ở châu Âu và Mỹ, người ta nhận thấy trong vòng 180 năm qua tuổi dậy thì đang giảm đi với tốc độ 1-3 tháng trong mỗi 10 năm. Những năm gần đây, tại Mỹ tuổi dậy thì của phái nữ là 8 – 13 tuổi còn phái nam là 9 - 14 tuổi. Ở ta chưa có thống kê về tuổi dậy thì và nhiều người thường căn cứ vào câu nói của ông bà xưa để lại: “Nữ thập tam, nam thập lục” và cho rằng tuổi dậy thì của bé gái là 13 còn của bé trai là 16.
    Nếu cho rằng ông bà ta ngày xưa ghi nhận tuổi dậy thì hơi trễ do quan sát những biểu hiện đã thật rõ nét của lứa tuổi này, cộng với tuổi dậy thì trải qua thời gian dài đã có giảm, tuổi dậy thì của bé gái ở nước ta phải từ 8 tuổi trở lên. Như vậy, dậy thì được cho là sớm khi bé gái “trổ mã” ở tuổi là 8 hoặc nhỏ hơn 8. Hiện nay ở nước ta, giống như nhiều nước trên thế giới, có hiện tượng bé gái dậy thì sớm (thậm chí rất sớm 2 – 3 tuổi) đã xảy ra.
    Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể do hai nguyên nhân. Trước hết, do tự thân cơ thể bé gái có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Thí dụ như có bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm để làm dậy thì bé gái chưa đến tuổi 8. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Chính nguyên nhân còn lại là đáng quan tâm vì xuất phát từ môi trường và rối loạn có thể xảy ra cho một quần thể gồm nhiều bé gái nữ do tiếp xúc với môi trường gây rối loạn.
    Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen (có nghĩa chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Ta cần biết estrogen chính là một hormone sinh dục nữ (người nữ còn có hormone sinh dục thứ hai là progesteron). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen có trong cơ thể, estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormone hướng dục (gonadotropins) đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ. Đó là bé gái phát triển vú, sau đó mọc lông nách, lông trên xương mu và xuất hiện kinh nguyệt.
    DEHP đã được ghi nhận có tác dụng như một xenoestrogen. Ta cần biết, các hormon sinh dục kể cả nam và nữ, về mặt cấu trúc hóa học, đều có phần tương tự, xuất phát từ chất đầu tiên là cholesterol. Vì vậy, xenoestrogen không chỉ ảnh hưởng đến estrogen mà còn ảnh hưởng đến các hormone khác, và DEHP được xem là chất làm rối loạn hormone giới tính nói chung, tức có ảnh hưởng đến hormone nam giới là vì thế.
    Hiện nay, người ta không chỉ cảnh giác với các dẫn chất phtalat bị nhiễm trong thực phẩm mà còn lo ngại về các vật dụng sinh hoạt hằng ngày có chứa các chất gây nguy hại này. Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP và DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm.
    Đối với chúng ta, việc cảnh giác, phát hiện và không sử dụng các loại thực phẩm chứa DEHP là rất cần thiết. Đồng thời, cũng nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất phtalat. Không nên chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng sứ (nhiệt độ quá nóng các phtalat dễ tách ra). Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic là tốt hơn xét về vấn đề bảo vệ môi trường.
  9. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5

    Hàng Việt bị làm giả ở Trung Quốc
    09/04/2012 3:36

    Nhiều năm nay, hàng VN xuất khẩu sang Trung Quốc (TQ) chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế. Gần đây quốc gia đông dân này đang dần trở thành thị trường tiềm năng cho những đặc sản tinh chế của VN thì lại xuất hiện hàng giả.


    Cà phê G7 của Trung Nguyên bán tại thị trường Trung Quốc - Ảnh: Q.T

    Theo Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Hải Dương, nhiều sản phẩm xuất khẩu của các DN trong tỉnh có ưu thế vượt trội về giá bán so với các sản phẩm cùng loại của TQ. Chẳng hạn như cải bắp, ớt ngọt, cà chua, vải thiều sấy khô, long nhãn, bánh đậu xanh Hải Dương hiện có giá thấp hơn từ 10-15% so với các sản phẩm của TQ. Tuy nhiên, các sản phẩm mang thương hiệu Việt bị làm giả, làm nhái quá nhiều tại các khu vực cửa khẩu, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm.

    Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, cũng bức xúc: “Trong thời gian gần đây chúng tôi phát hiện các sản phẩm giả mạo trái cây sấy của Vinamit tại thị trường TQ. Họ làm các loại mít sấy, trái cây sấy, sử dụng cả tên và địa chỉ công ty chúng tôi trên bao bì, giả danh công ty chúng tôi là nhà sản xuất. Việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín và xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của công ty chúng tôi”.

    Theo đại diện Công ty cà phê Trung Nguyên, thị trường tiêu thụ cà phê hòa tan tại TQ rất tiềm năng, có thể thấy nhiều điểm thuận lợi, nhưng nạn làm giả sản phẩm hết sức phổ biến đang gây lo lắng cho DN. “Khi chúng tôi phát hiện ra thì lập tức nhờ đến cơ quan chức năng ở địa phương để phối hợp xử lý. Hiện nay Trung Nguyên chỉ tập trung phân phối ở hệ thống siêu thị TQ để bảo đảm không bị làm giả”, đại diện công ty này cho biết.



    Cần có cơ quan bảo vệ thương hiệu Việt

    Theo ông Nguyễn Lâm Viên, việc TQ làm giả hàng VN xảy ra hết sức thường xuyên và hầu hết các trường hợp đều gây thiệt hại lớn cho DN VN, thậm chí khi đi kiện cũng phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, bên cạnh việc DN tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký bảo hộ thương hiệu tại nước sở tại, rất cần có các cơ quan hỗ trợ bảo vệ thương hiệu Việt tại nước ngoài, thông qua các thương vụ hoặc cơ quan ngoại giao để có tiếng nói chính thức trong các vụ xâm phạm bản quyền thương hiệu, đừng để DN tự bơi như hiện nay.

    Bà Vũ Thị Thái, Tổng giám đốc Công ty CP bánh đậu xanh Quê Hương (Hải Dương), chia sẻ: “Gần 80% sản lượng bánh đậu xanh của chúng tôi là xuất khẩu sang TQ. Tuy nhiên, trước tình trạng làm giả, làm nhái tại TQ quá nhiều, ngoài các loại bánh đậu xanh truyền thống, chúng tôi phải nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới như bánh dành cho người bị tiểu đường, người béo phì, huyết áp cao, bánh đậu xanh hương dừa, hương sô cô la...”.

    Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện VN xuất khẩu sang TQ hầu hết các loại nông sản, tuy nhiên đa số đều là hàng nguyên liệu sơ chế. Các sản phẩm chất lượng cao có thương hiệu của VN xâm nhập sang thị trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, xu hướng sắp tới sẽ có sự thay đổi. Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), cho biết: “Thị trường TQ, Hồng Kông hiện nay có nhu cầu mua gạo thơm từ VN rất lớn. Nếu như cả năm 2011 TQ chỉ nhập 250.000 tấn gạo, thì năm nay đã đăng ký 600.000 tấn gạo theo đường chính ngạch”.

    Trên thực tế, cà phê, mít sấy, bánh đậu… là những mặt hàng tinh chế của VN đã, đang và sắp có những kế hoạch dài hạn để xâm nhập thị trường TQ. Trong tháng 3 vừa qua, Công ty cà phê Trung Nguyên cũng đã khánh thành nhà máy chế biến cà phê hòa tan thứ 2 riêng tại Bắc Giang và không giấu giếm tham vọng chiếm lĩnh thị trường TQ. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty cà phê Trung Nguyên, bày tỏ: “Năm 2010 doanh thu sản phẩm cà phê hòa tan của chúng tôi tại TQ là 25 triệu USD, đến năm 2011 đã tăng lên 50 triệu USD. Với việc đưa vào hoạt động 2 nhà máy tại Bắc Giang, chúng tôi đã định hướng TQ là thị trường xuất khẩu chính, mục tiêu của chúng tôi đến năm 2014 là lấy của mỗi người TQ 1 USD mỗi năm”.

    Quang Thuần
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://tv.vtc.vn/594-328867/truyen-hinh/cach-lam-bap-rang-bo-ban-hai-hung-o-trung-quoc.htm

    Cách làm bắp rang bơ bẩn hãi hùng ở Trung Quốc 09/04/2012 16:34 Ngay trên các con phố nhỏ tại Trung Quốc, người ta đều có thể dễ dàng bắt gặp những người dân ngồi vỉa hè và chế tạo ra bắp rang bơ. Không chỉ làm bằng cách thủ công, mất vệ sinh, việc chế biến bắp rang bơ còn gây khói mù mịt khắp nơi.

    Ngày nay, việc chế biến món ăn khoái khẩu cho trẻ con là bắp rang bơ, thường được chế biến nhanh gọn bằng cách cho vào lò vi sóng. Tuy nhiên, trên các con phố tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, việc tạo ra bắp rang bơ còn nhanh hơn rất nhiều, khiến người đi đường lầm tưởng đó còn là một trò ảo thuật.



    Clip "nổ" bắp rang bơ như ảo thuật

    Những hạt ngô được cho vào một chiếc l ồng quay bằng sắt và được đun nóng ở phía dưới. Người bán sẽ phải dùng tay quay đều đến khi đạt đến một độ nhất định, chiếc l ồng quay sẽ được cho vào một chiếc thùng lớn hơn, bằng cách lấy một que sắt để đẩy, bỏng ngô sẽ bung ra sau một tiếng nổ lớn, kèm theo khói mù mịt.
    Clip "sản xuất" bắp rang bơ

    Đây là cách tạo bắp rang bơ thủ công và truyền thống tại Trung Quốc. Tuy nhiên, món ăn này đang được cho rằng không đảm bảo vệ sinh, đồng thời làm ảnh hưởng đến môi trường ở các con phố.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này