Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

7110 người đang online, trong đó có 812 thành viên. 08:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 7379 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/08/hang-trung-quoc-doi-lot-made-in-vietnam/

    Hàng Trung Quốc đội lốt Made in Vietnam

    Bấm bụng mua một chiếc áo gắn nhãn "Nhà may Ngọc An" giá 500.000 đồng trong cửa hàng treo biển Made in Vietnam, chị Phạm Phương Nga (Hà Nội) tự an ủi tiền nào của nấy, hơn nữa lại ủng hộ hàng nội.
    > Hàng Made in Vietnam - vàng thau lẫn lộn


    Nhưng trong một lần mua sắm tại cửa hàng thời trang Quảng Châu, chị Nga nhìn thấy chiếc áo giống hệt, với giá chỉ 250.000 đồng.
    "Đã tin tưởng bước chân vào shop chuyên bán hàng Việt thì ai dè lại bị lừa như vậy", chị Nga thất vọng nói.


    [​IMG]

    Nhiều sản phẩm nhái, xuất xứ từ Trung Quốc trà trộn trong các cửa hàng Made in Vietnam. Ảnh: Xuân Ngọc
    Không riêng chị Nga, nhiều người tiêu dùng khác cũng bị rơi vào tình cảnh như vậy. Ghi nhận của VnExpress.net, sau khi nhập hàng trôi nổi, giá rẻ từ bên ngoài, các chủ kinh doanh thường tháo mác Trung Quốc, gắn nhãn Made in Việt Nam cùng tên của một nhà may hoặc công ty nào đó để tạo độ tin tưởng cho khách hàng. Các sản phẩm dễ bị đánh tráo nguồn gốc nhất là đồ dành cho phái đẹp.
    Tại một cửa hàng Made in Vietnam trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), hai chiếc quần "Alibaba" vải đũi, cùng chủng loại, màu sắc, giá cả nhưng một chiếc được gắn mác Made in Việt Nam, chiếc còn lại thì không. Khi được hỏi về điều này, chủ cửa hàng thẳng thắn cho hay: “Cái mác đó không quan trọng đâu. Nếu em thích, chị có thể may thêm vào cho”. ^:)^^:)^^:)^



    Chị này cung cấp thêm, tất cả những sản phẩm xuất khẩu đều được gắn mác Made in Vietnam, chứ không có một công ty nào mang tên như vậy. Những người kinh doanh nhỏ lẻ cũng không khó khăn gì để có được những chiếc nhãn đó.
    Trong một shop đề biển tương tự trên phố Quỳnh Lôi (Hà Nội), một chiếc áo phông nữ, nhái nhãn hiệu Bebe, cũng được chủ tiệm “khoác” cho nhãn Made in Vietnam với giá 80.000 đồng. Trên thị trường chủ yếu có 2 dòng Bebe, một là hàng thật của Mỹ giá hàng trăm nghìn, thậm chí vài triệu đồng một chiếc. Phần còn lại chủ yếu là hàng Trung Quốc nhái Bebe, giá chỉ 30.000-50.000 một chiếc nếu bán ở chợ. Khi bị một vị khách thắc mắc sao hàng Trung Quốc lại gắn mác Made in Vietnam, nhân viên ở đây chỉ vỏn vẻn đáp: "Made in Vietnam là tên cửa hàng".
    Vài năm trở lại đây, các cửa hàng Made in Vietnam nở rộ nhanh chóng. Mỗi con phố mua sắm như Chùa Bộc, Thái Hà, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng... đều có tới vài shop mang tên này, kinh doanh đủ loại quần áo, giầy dép, túi xách... của người lớn, trẻ em.
    Tuy nhiên, không ít những địa chỉ Made in Vietnam trong đó đã nhập sản phẩm chất lượng thấp của Trung Quốc, gắn mác hàng nội để bán. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10-30% tùy cửa hàng.
    Có nhiều nguyên nhân để một bộ phận cửa hàng Made in Vietnam nhập hàng chất lượng thấp, có xuất xứ Trung Quốc nhưng lại gắn mác hàng nội rồi bán trà trộn. Khi được hỏi về lý do biển hiệu là hàng Việt lại bán sản phẩm từ nước khác trong đó có đồ Trung Quốc, cô Ly, chủ một shop trên phố Khâm Thiên giải thích, rất nhiều người hiện quan niệm hàng được bán trong Made in Vietnam là hàng xịn, hàng tốt, an toàn nên làm vậy để thu hút khách hàng.
    Anh Nguyễn Đức Nam, một người trong nghề kinh doanh, cho rằng nếu bán hàng nội, họ chỉ được lãi vài chục nghìn đồng mỗi sản phẩm. Trong khi nhập hàng Tàu, chất lượng thấp nhưng giá rẻ rồi bán trong cửa hàng Made in Vietnam thì có thể lãi tới 3-4 lần.
    Anh Nam giải thích, người dân vốn đã quan niệm hàng trong shop Made in Vietnam là chất lượng tốt, giá khá đắt. Từ đó, nhiều chủ kinh doanh đã gắn mác biển hiệu này để bán được sản phẩm nhái, lậu với giá cao hơn thực tế vài lần.
    [​IMG]
    Nhiều cửa hàng gắn mác Made in Việt Nam nhưng lại "hội tụ các thương hiệu quốc tế". Ảnh: Xuân Ngọc Điều này khiến không ít người tiêu dùng mất niềm tin vào hàng trong nước. Thậm chí, trên nhiều diễn đàn, họ còn lập những topic, "mách" nhau những địa chỉ Made in Việt Nam rởm để cùng nhau tẩy chay.
    "Tôi kể ra, ai cũng sợ không dám vào Made in Vietnam mua nữa. Cửa hàng kinh doanh sản phẩm Việt lại bán hàng trôi nổi, bỏ nhiều tiền lại bị mua hàng chất lượng thấp thì ai còn tin tưởng lựa chọn hàng nội nữa. Cần có sự kiểm tra, quản lý chặt các cửa hàng gắn mác dân tộc", chị Nga, người sau khi bị "móc túi" 250.000 về chiếc áo Quảng Châu "đội lốt" hàng Việt tâm sự.
    Bà Nguyễn Thị Hồng Tín, Trưởng Ban Thị trường trong nước Tập đoàn Dệt May Việt Nam thừa nhận "Nhiều nơi bày bán thời trang 'Made in Việt Nam' nhưng là sản phẩm không rõ nguồn gốc, có thể là hàng nhập ngoại, nhập lậu, trôi nổi đi sâu vào thị trường bằng mạng lưới những người bán buôn và các cửa hàng nhỏ lẻ".
    Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó thường trực kiêm tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng đây là hành vi bán hàng thiếu nghiêm túc, lừa dối người tiêu dùng. Theo bà, khách hàng có 2 cách giải quyết là: góp ý trực tiếp với chủ của những cửa hàng đó. Nếu họ không ghi nhận mà vẫn tiếp tục kinh doanh như vậy, người dân có thể gửi kiến nghị về Hội bảo vệ người tiêu dùng.
    Còn Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nếu trong cửa hàng Made in Vietnam bán sản phẩm không phải của Việt Nam nhưng lại được gắn mác nội thì đó là hàng nhái, tức là đã vi phạm pháp luật.
    "Một trong những quyền của người tiêu dùng là được cung cấp thông tin một cách chính xác, nên những hành vi như vậy là lừa đảo. Người tiêu dùng có quyền khiếu nại lên Hội và Cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương", ông Nguyễn Mạnh Hùng cung cấp.
    Xuân Ngọc


    Lừa đảo trắng trợn !
  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Đúng ! Bảo tụi nó đến đó mà nhận tổ tiên !
    Ra mò đáy sông Bạch Đằng cũng lũ khủ xương Tàu dưới ấy !

    :-":-":-":-":-"
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề ở đây không chỉ là hàng hóa tốt xấu
    Cái chính là Trung Quốc có chủ trương thâu tóm giá rẻ doanh nghiệp Việt Nam !
    Để chống thâu tóm , Việt Nam phải làm gì ?

    :-??:-??:-??:-??:-??
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/s...rung-Quoc-doi-lot-Made-in-Vietnam/6907151.epi
    Cảnh báo hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam”


    SGTT.VN - Tại hội thảo “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương mại Việt Nam, các khuyến nghị chính sách” do bộ Công thương tổ chức sáng 30.8 tại Hà Nội, các chuyên gia đã cảnh báo tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng Trung Quốc để tiêu thụ ở thị trường nội địa, dưới lốt “Made in Vietnam”.
    Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói, hiện nay không ít doanh nghiệp nhập hàng của Trung Quốc về rồi dán mác “Made in Vietnam”, tức là “nội địa hóa” hàng Trung Quốc để tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng cho hay, ông được biết nhiều doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, nhưng mang nhãn mác sang Trung Quốc để sản xuất, sau đó đem sản phẩm về Việt Nam bán.
    Thông tin tại hội thảo cho biết, một trong những tác động rõ nhất của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam là tình trạng nhập siêu tăng, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc là lớn nhất, chiếm đến hơn 23% trong tổng nhập siêu (giai đoạn 2001 – 2010). Gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc (chủ yếu là các nhóm hàng trung gian và hàng hóa vốn), xuất phát một phần từ việc thực hiện các công trình tổng thầu của Trung Quốc tại Việt Nam.
    Việt Anh


    Thêm một ý nữa , đó chính là làm tăng nhập siêu từ Trung Quốc khi lượng hàng Trung Quốc giả VN tăng lên !
  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/468268/Ha...ang-Viet-Cap-chung-nhan-xuat-xu-long-leo.html

    Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt: Cấp chứng nhận xuất xứ lỏng lẻo


    TT - Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi.



    [​IMG]

    Trụ sở Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (100% vốn Trung Quốc) tại Đồng Nai - đơn vị vừa bị phát hiện nhập hàng Trung Quốc về sau đó dán mác VN vào - Ảnh: T.T.D.
    >> Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt
    Đối với các thị trường ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp xuất hàng bắt buộc phải có C/O mới được hưởng sự ưu đãi đó. Trong khi đó, theo các doanh nghiệp, dù hàng đã lọt cửa hải quan nhưng khâu C/O làm chặt, doanh nghiệp gian lận vẫn không thể đưa hàng vào nước nhập khẩu, hoặc không được hưởng ưu đãi thuế.
    Chỉ kiểm tra trên... giấy
    Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay thủ tục cấp C/O khá đơn giản. Tại TP.HCM, doanh nghiệp có thể xin cấp C/O tại hai nơi là Phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tại TP.HCM và Phòng Thương mại và công nghiệp VN. Anh Nguyễn Văn Hưng, nhân viên xuất nhập khẩu một doanh nghiệp đồ gỗ ở TP.HCM, cho biết đã chuyên trách nhiệm vụ xin cấp C/O gần một năm nay. Trong suốt thời gian qua, cơ quan cấp C/O chỉ kiểm tra trên giấy tờ mà chưa một lần kiểm tra thực tế ở doanh nghiệp.

    Giả mạo xuất xứ: phạt 20 triệu đồng
    Theo quy định, nếu cơ quan cấp C/O phát hiện doanh nghiệp giả mạo chứng từ, gian lận trong khai báo có thể áp dụng hình thức kiểm tra, cấp C/O riêng, lưu hồ sơ và đề xuất xử phạt. Mức phạt hiện nay đối với hành vi cung cấp chứng từ giả để xin cấp C/O từ 5-10 triệu đồng và từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xuất khẩu hàng giả mạo xuất xứ.
    Theo nhận định của các doanh nghiệp, mức phạt này “như muối bỏ biển” so với chênh lệch thuế ưu đãi mà nhà xuất khẩu được hưởng. Do đó, bên cạnh tăng cường kiểm tra, mức phạt cũng cần được nâng lên để tăng tính răn đe, cũng là điều mà cơ quan chức năng cấp thiết phải làm trong thời gian tới.
    Về quy trình làm thủ tục cấp C/O, chị Nguyễn Huệ, nhân viên xuất nhập khẩu một công ty sản xuất thiết bị điện ở TP.HCM, cho biết vừa đi làm C/O cho một lô hàng xuất khẩu. Ngoài đơn xin cấp C/O theo mẫu có sẵn, doanh nghiệp phải trình tờ khai xuất khẩu, bảng kê khai nguyên liệu sử dụng cấu thành sản phẩm, hóa đơn nguyên liệu, bảng định mức sản phẩm, định mức nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm đó...
    Chỉ cần bảng kê nguyên liệu khớp với số lượng hàng hóa xuất khẩu, số lượng nguyên liệu thì hồ sơ được coi hợp lệ và doanh nghiệp được cấp C/O để tận hưởng các ưu đãi thuế quan đang được áp dụng ở thị trường xuất khẩu với hàng hóa VN.
    Tương tự, theo ông Lê Minh Phúc, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm, sau khi có vận đơn của lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ gửi đến Phòng Thương mại và công nghiệp VN hoặc Phòng Quản lý xuất nhập khẩu để được cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu. Dựa vào bảng kê nguyên liệu mà cơ quan chức năng có đồng ý cấp C/O cho doanh nghiệp hay không.
    Ông Phúc cũng cho biết trong một số trường hợp đặc biệt như xuất khẩu sang Úc, sử dụng C/O form AANZ, cơ quan cấp C/O còn yêu cầu doanh nghiệp kèm theo quy trình sản xuất của nhà máy trong hồ sơ xin cấp C/O. Việc kiểm tra hồ sơ cấp C/O đều dựa trên bảng kê của doanh nghiệp và các biểu mẫu có sẵn.
    Dễ dàng gian lận
    Ông Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), cho biết không phải hiện mới có tình trạng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào VN. Phổ biến nhất là hình thức gạch nhập từ TQ dưới dạng bán thành phẩm (chưa đóng gói bao bì, chưa mài bóng...) được khai báo dưới tên gọi “nguyên liệu sản xuất”.
    Khi vào VN, gạch này sẽ được mài sơ thêm và đóng gói bao bì đàng hoàng, sau đó xin cấp C/O tại VN để xuất tiếp đi nước khác. Ông Thắng cho rằng nếu nhìn vào quy trình để cấp C/O như hiện nay, việc giám sát và quản lý số lượng C/O đã cấp ra từ cơ quan chức năng có vẻ như chưa được chặt chẽ. Theo các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, với quy trình kiểm tra và cấp C/O dựa theo khai báo của doanh nghiệp, hiện tượng gian lận dễ dàng xảy ra.
    Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho rằng sơ hở để các thương nhân làm ăn gian dối có thể lợi dụng để biến hàng TQ thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi là ở khâu cấp C/O. Khâu này lỏng lẻo mới để “lọt lưới” cho các lô hàng gian lận.
    T.V.NGHI - B.HOÀN


    Lại mượn tên Việt Nam để bán hàng Trung Quốc !
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://www.tinmoi.vn/Loi-nhuan-doanh-nghiep-niem-yet-Trung-Quoc-tang-450-0916397.html

    Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc tăng 450%

    5:06 PM Thứ hai, ngày 04 tháng năm năm 2009- Chuyên mụcKinh Doanh|Chứng khoán|

    Tổng giá trị lợi nhuận sau thuế của 1.624 doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc đại lục đạt khoảng 30 tỷ USD trong quý I/2009, tăng 450,39% so với quý trước đó. Báo cáo từ 2 sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc vừa cho biết hôm nay (4/5).

    So với cùng kỳ năm trước, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp này giảm 25,81%.

    Trong khi DNVN thì đang trong tình trạng đình đốn , khó khăn , thậm chí phá sản...[r23)]
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Làm ăn gian dối , hàng nhái hàng giả , bảo sao không giàu nhanh ?
    Xe máy HONGDA , giày NIBE , pizza HUG ...

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  8. binhnguyenpnam

    binhnguyenpnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    475
    Ừ , vợ chồng con cái làm được mấy đồng bạc lại ham rẻ đi mua hàng Tàu về xài rồi ung thư cả nhà nhé ! Báo chí đưa tin đầy ra đấy , Mua hàng VN ăn ít lại chút mà đảm bảo sức khỏe , ham rẻ ăn nhiều toàn hóa chất độc hại của bọn Tàu...^:)^
    Mua hàng VN là giúp DNVN phát triển , giúp cha anh con cháu , người Việt mình có công việc làm ăn sinh sống , nuôi con em mình đi học đàng hoàng , nuôi cha mẹ ông bà tươm tất...
    Mua hàng VN là đóng góp thiết thực mà dễ dàng nhất , ai cũng làm được , để phát triển quốc gia !
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Người Việt dùng hàng Việt là yêu nước ! :-bd
  10. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Người Việt dùng hàng Việt là yêu nước !



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này