Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

6840 người đang online, trong đó có 770 thành viên. 08:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7379 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-t...t-mot-dien-hinh-huong-ung-dung-hang-viet.html


    Ngày 04 tháng 04 năm 2012 Cập nhật hồi 14:26 GMT

    “Người Việt dùng hàng Việt là yêu nước Việt”:

    Một điển hình hưởng ứng dùng hàng Việt

    (DungHangViet.Vn) - Thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", trong thời gian qua ở địa bàn huyện Quảng Trạch đã có nhiều đơn vị hưởng ứng khá tích cực. Trong số đó có thể kể đến siêu thị Thái Hậu ở thị trấn Ba Đồn.


    Thâm nhập thực tế ở siêu thị Thái Hậu mới thấy những sản phẩm được bày bán ở đây thật đa chủng loại. Từ nhóm hàng may mặc, nhóm thực phẩm đến nhóm mặt hàng tiêu dùng đều mang nhãn hiệu "Made in Việt Nam", chỉ có một số lượng rất ít quần áo của Trung Quốc được trưng bày để người tiêu dùng (NTD) dễ dàng so sánh về chất lượng cũng như giá thành.


    [​IMG]
    Hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: T.T.L.C
    Điều mà NTD dễ dàng nhận thấy ở đây là các mặt hàng của Việt Nam đều có giá "khá mềm" và phù hợp với "túi tiền" của người tiêu dùng. Ví dụ áo kiểu nữ của công ty Nguyên Vũ giá 150.000đ/cái, áo thun nữ nhãn hiệu MAY có giá 150.000 đ/cái... Hay một số mặt hàng gia dụng như chảo chống dính Happy Cook có giá từ 120.000 đến 200.000đ/chiếc tùy kích cỡ của chảo, bộ nồi 3 đáy SunHouse có giá 349.000đ.

    Chị Trần Thị Hương (thị trấn Ba Đồn) cho biết: "Mặt hàng mà tôi lựa chọn mỗi khi đến siêu thị vẫn là hàng Việt Nam bởi vì ngoài giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm, tôi còn rất tin tưởng vào hạn sử dụng của sản phẩm, vì được ghi rất rõ ràng, còn phần lớn hàng ngoại nhập chỉ ghi ngày sản xuất chứ không ghi hạn sử dụng, vì thế nhiều lúc đã hết hạn sử dụng mà chúng ta không biết. Tôi cảm thấy yên tâm khi dùng hàng trong nước."

    Không chỉ có chị Hương mà chị Nguyễn Thị Mai, giáo viên ở xã Quảng Long cũng cho biết: Dù ở khá xa nhưng tôi vẫn thường xuyên đến đây mua sắm, vì hầu hết các mặt hàng ở siêu thị đều là hàng Việt Nam chất lượng cao, mà "giá cả phải chăng" rất phù hợp với thu nhập của gia đình tôi.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Son - Giám đốc siêu thị Thái Hậu cho biết: Từ khi có cuộc vận động "Người Việt dùng hàng Việt", người dân đã có ý thức hơn trong việc sử dụng hàng Việt, chính vì vậy mà sức mua tăng lên theo từng năm. Có thể nói cuộc vận động đã có ảnh hưởng rất lớn đến "thói quen" tiêu dùng của người dân.

    Ông Son chia sẻ thêm: Để NTD không "quay lưng" lại với các sản phẩm trong nước mà còn tỏ ra "mặn mà" thì cùng với công tác tuyên truyền, vận động, điều hết sức quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành của sản phẩm, xây dựng được thương hiệu quốc gia. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên công bố các tiêu chuẩn về chất lượng, giá thành sản phẩm hàng hóa Việt Nam và hàng ngoại nhập để NTD có sự so sánh và lựa chọn.


    Trịnh Thị Lan Chi

    Đã xuất hiện tình trạng trà trộn hàng Trung Quốc vào các cửa hàng Made in Vietnam , chúng ta cần chú ý !
    Tin đã dẫn trong chủ đề này !
  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
  5. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    22 người đang vào chủ đề này, trong đó có 7 thành viên: Quang-Trung, conbototlon, privo, cataput, ttvnoldangky, MAYRUI.COM, win3333



    Thằng khốn rình mò tìm lỗi mình để đi méc má đó mà ! :p:p:p
    Nó chạy rồi ! :-":-"
    :-"
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-t...o-thuong-voi-trung-quoc-can-can-qua-lech.html

    Giao thương với Trung Quốc: Cán cân quá lệch

    Thứ tư, 04/04/2012, 02:58 GMT+7. Cập nhật cách đây 0 giờ 25 phút 40 giây. (DungHangViet.Vn) - Trong khi các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang loay hoay tìm cách xuất hàng vào Trung Quốc (TQ), thì ngược lại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, DN TQ cũng đang đẩy mạnh đưa hàng vào Việt Nam qua rất nhiều hình thức: mua lại DN Việt Nam, mở đại siêu thị trưng bày hàng TQ, “tặng tiền” cho DN mua hàng TQ...


    Nguy cơ mất thương hiệu

    Trở về từ chuyến khảo sát thị trường TQ, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit, cho rằng, hiện nay, hàng hóa của Việt Nam tại TQ khá nhiều nhưng chủ yếu xuất qua đường tiểu ngạch.

    Chiếm nhiều nhất tại thị trường này là các mặt hàng nông sản chế biến như cao su, cà phê, kẹo dừa, bánh đậu xanh, hạt điều..., trong đó, chỉ riêng cà phê, kẹo dừa mỗi tháng đã có đến 3.000 tấn. Với cách này, DN Việt gặp bất lợi là không thể quản trị được thị trường.



    [​IMG]
    Thanh long Việt Nam bán tại siêu thị Bắc Kinh
    Người mua lớn sẽ phân phối qua nhiều tầng nấc trung gian khác khiến giá bán đội lên cao, còn người mua nhỏ thì bán giá thấp hơn khiến thị trường bị loãng.

    Hơn nữa, hàng xuất tiểu ngạch là hàng trốn thuế nên DN không thể tiếp cận được kênh bán lẻ hiện đại. Vì vậy, theo ông Viên, vào TQ nên đi đường chính ngạch, đóng thuế đàng hoàng và vào thẳng các siêu thị.

    Từ kinh nghiệm thực tế, ông Viên cho biết, chỉ cần đóng mã vạch từ 500 - 1.000 nhân dân tệ, đưa hàng hóa trước 20 - 30 ngày để họ kiểm tra về mã vạch, các yếu tố vi sinh... là có thể đưa hàng vào siêu thị TQ. Tỷ trọng hàng hóa bán qua kênh siêu thị chiếm đến 40 - 50% thị phần bán lẻ tại TQ.

    Hiện nay, bình quân mỗi tháng Vinamit xuất sang TQ từ 30 - 50 container sản phẩm chế biến từ nông sản như mít sấy, khoai lang sấy, khoai môn sấy...

    “Mọi người thường nghĩ TQ là công xưởng thế giới nên mọi thứ đã có rồi nên rất khó bán. Nhưng người TQ cũng có tâm lý “sính ngoại” và sản phẩm của Việt Nam cũng được xem là hàng ngoại nên rất được ưa chuộng tại nước này”, ông Viên cho biết.

    Tuy nhiên, theo nhiều DN xuất hàng vào TQ, khi đã vào được siêu thị thì DN phải đưa nhiều sản phẩm cùng lúc. Phải có nhiều sản phẩm, trong đó, phải có sản phẩm thế mạnh để có thể làm áp lực với các siêu thị.

    Và một khi đã chọn kênh phân phối hiện đại, DN phải có những mặt hàng khác biệt so với những mặt hàng đã xuất qua đường tiểu ngạch. Bởi, giá bán ngay cửa khẩu, bằng đường tiểu ngạch chỉ bằng 50% so với giá bán tại các hệ thống siêu thị của nước này.

    Một lưu ý nữa là bán hàng ở TQ, DN phải quan tâm đến yếu tố pháp lý. Ông Trần Vũ Nguyên, Phụ trách dự án xúc tiến thị trường Trung Quốc của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết, ở nước này, việc bảo hộ thương hiệu làm chặt chẽ hơn Việt Nam rất nhiều.

    Hiện tại, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đều bị TQ đăng ký thương hiệu và một khi họ đã đăng ký rồi thì dù sản phẩm của Việt Nam có ở trên kệ siêu thị cũng bị đưa ra ngoài.

    Khe hẹp tiểu ngạch

    Trong khi các DN Việt Nam tìm đường vào TQ thì ngược lại, các DN TQ cũng đang tiếp cận thị trường Việt Nam rất mạnh. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), cho biết, đã có nhiều tổ chức phía TQ đề nghị môi giới để mua các công ty Việt Nam.

    Ông Viên cũng công nhận thực trạng này và cho biết thêm: “Hiện nay, TQ vẫn là công xưởng của thế giới nên muốn tìm nơi tiêu thụ. Họ muốn mua các công ty Việt Nam để có sẵn hệ thống phân phối, dễ dàng đưa hàng vào đây”.

    Trong một cuộc gặp mặt với các DN gần đây, ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại TQ, cho biết, đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại TQ đã đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 DN TQ sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5 - 10ha đất để mở siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng TQ tại Việt Nam.

    - Đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân tại TQ đã tìm gặp Lãnh sự Việt Nam đặt vấn đề mở đường đưa hàng của 15.000 DN TQ sang Việt Nam. Họ muốn thuê 5 - 10ha đất để mở siêu thị trưng bày, kinh doanh hàng TQ tại Việt Nam (theo ông Tô Quốc Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại TQ).

    - DN Việt Nam mua hàng, nguyên vật liệu của TQ phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, được hoàn thuế giá trị gia tăng. Khi đặt vấn đề mua 5 triệu USD nguyên liệu sản xuất, Vinamit đã nhận được lời mời “cho mượn tiền không lãi suất và được thối lại 5% VAT”.
    Ngoài sự nỗ lực của các tổ chức, hiệp hội, hiện chính phủ nước này đang triển khai một loạt các chính sách hỗ trợ DN để đẩy hàng hóa đi các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Các chính sách như hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất được đưa ra nhằm kích thích DN xuất khẩu càng nhiều càng tốt.

    Không chỉ hỗ trợ các DN TQ mà ngay cả các DN Việt Nam có văn phòng tại TQ, mua hàng của TQ xuất hàng về Việt Nam cũng được hỗ trợ. Với DN Việt Nam mua hàng, nguyên vật liệu của TQ phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn hàng, được hoàn thuế giá trị gia tăng...

    Ông Viên cho biết, khi đặt vấn đề mua 5 triệu USD nguyên liệu sản xuất, ông đã nhận được lời mời sẽ “cho mượn tiền không lãi suất và được thối lại 5% VAT”.

    Trước những áp lực của thị trường lớn nhất nhì thế giới này, nhiều DN cho rằng, để thâm nhập và có chỗ đứng bền vững ở đây, các DN phải biết liên kết, tận dụng lợi thế sẵn có. Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vifon cho biết, đang đẩy mạnh xuất khẩu qua nước này thông qua đường chính ngạch.

    Mới đây, Vifon đã tham gia hội chợ Thành Đô. Và hiện tại, Vifon đang liên kết với Vinamit để đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị tại TQ.

    “Đây là cách tận dụng hệ thống sẵn có của những DN có hệ thống phân phối tốt tại TQ để xuất hàng sang thị trường rộng lớn này”, ông Dũng nói. Việc hợp tác, liên kết cũng đã được các DN hội viên Hawa xúc tiến.

    Năm 2011, các DN hội viên của Hawa đã có ý định lập một trung tâm chuyên bán đồ gỗ ở khu thương mại đồ gỗ Phật Sơn, tỉnh Quảng Châu. Tuy nhiên, do một số vướng mặt về tài chính nên đến nay vẫn chưa triển khai được.


    MINH HÀO
    Nguồn: Doanh nhân SG
  7. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Các DN Việt Nam nên noi theo tấm gương này của Hanel.


    Đằng sau thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo
    HOÀI NGÂN
    04/04/2012 01:08 (GMT+7)
    Khi mà cả hai phía trong thương vụ đều đang im lặng, giá trị của thương vụ là đề tài của nhiều đồn đoán. E-mailBản để inCỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0)
    Việc mua lại 70% cổ phần khách sạn Daewoo của công ty Hanel xứng đáng được gọi là “thương vụ của năm” trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A) ở Việt Nam. Vượt khỏi khuôn khổ của một vụ mua bán thuần túy, sự kiện này đem đến rất nhiều cảm xúc khác nhau. VnEconomy nhìn lại toàn cảnh thương vụ này.

    Những điều ít biết

    Vốn dĩ các lãnh đạo tập đoàn Daewoo không lựa chọn lô đất mà khách sạn Daewoo đang hiện hữu bây giờ. Năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháp tùng các lãnh đạo Hàn Quốc đến Việt Nam lúc đó, lãnh đạo Daewoo đã nhắm tới việc xây khách sạn cao cấp tại một lô đất ngay khu trung tâm Ba Đình, Hà Nội.

    Đề xuất này tất nhiên đã không được đồng ý và Daewoo được giới thiệu lô đất hiện nay, khi đó vốn vẫn còn là… ao rau muống. Những người yêu Hà Nội hẳn còn nhớ, phố Láng Trung nơi giờ đây là tuyến phố Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, thời ấy chỉ là một con phố nhỏ hẹp và phần nào đó rất “quê mùa”!

    Daewoo được gợi ý là nên liên doanh với một đối tác trong nước, và Hanel là một lựa chọn. Nhưng, cũng như rất nhiều “bên Việt Nam” trong nhiều liên doanh khác được thành lập trong thời gian này, Hanel thì không có tiền. Không có tiền, nên Hà Nội phải giao đất cho Hanel để “lấy đó làm tiền” đem đi đối ứng với Daewoo trong liên doanh theo tỷ lệ 30/70.

    Khách sạn Daewoo, chính xác hơn là tổ hợp Daeha Business Center, trong đó có khách sạn Daewoo, được xây lên trong sự hồ hởi của nhiều phía. Kim Woo Chung, nhà lãnh đạo tập đoàn Daewoo, tác giả cuốn sách “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” đang là best-seller lúc đó, từng qua Việt Nam nhiều lần. Đầy hào hiệp và cả thực dụng, tuyến đường Đào Tấn ngày nay đã được Daewoo hỗ trợ xây dựng nhanh chóng, vừa góp phần cải thiện tình trạng giao thông trong khu vực, vừa tạo ra “mặt thoáng” quan trọng cho dự án này.

    Tham vọng của Daewoo tại khu vực này là khá lớn. Ý tưởng về việc xây dựng hàng loạt cao ốc hiện đại bám theo tuyến đường Đào Tấn đã được nhà đầu tư này ngỏ ý với Hà Nội, song vì nhiều lý do khác nhau, mới chỉ có tổ hợp Daeha Business Center, trong đó có khách sạn Daewoo, được xây dựng. Một thời gian sau, lô đất đối diện tổ hợp này qua đường Đào Tấn cũng đã được cấp cho Daewoo.

    Một lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng tham gia quá trình cấp phép cho biết lúc đó quyết định cấp lô đất này cho Daewoo là một “nghĩa cử” của Việt Nam dành cho ông Kim Woo Chung trên tinh thần đối đãi nghĩa tình để ghi nhận những đóng góp của Daewoo vào nền kinh tế Việt Nam.

    Nhưng mọi việc thay đổi quá nhanh vì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-1998 và hệ quả của nó còn kéo dài nhiều năm sau đó. Cũng như nhiều dự án khách sạn khác, Daewoo lỗ nhiều năm liền. Cá nhân ông Kim Woo Chung, từ vị thế người hùng trở thành một “tội phạm kinh tế” tại Hàn Quốc. Lô đất vàng cạnh khách sạn Daewoo, sau nhiều lần chuyển nhượng khá kín kẽ, giờ đã thuộc về một nhà đầu tư khác, tập đoàn Lotte, với một dự án tổ hợp cao tới 65 tầng.

    Đáng nói là, ngay cả khi nền kinh tế Việt Nam hồi phục và ngành kinh doanh khách sạn cũng theo đó mà khởi sắc, thì điệp khúc kêu lỗ từ dự án này vẫn chưa chấm dứt, thậm chí còn kéo dài nhiều năm. Lỗ nghĩa là không đóng thuế, mặc dù nhìn bề ngoài, ai cũng thấy là khách sạn này làm ăn rất tốt. Những lý lẽ giải trình cho chuyện lỗ của chủ đầu tư đã được các cơ quan chức năng chấp nhận trong nhiều năm. Nhưng giờ đây, trong bối cảnh Chính phủ đang chủ trương đẩy mạnh công tác chống chuyển giá, câu chuyện báo lỗ của Daewoo, cũng như nhiều doanh nghiệp FDI khác, đang trở nên… kém thuyết phục!

    Vì sao Hanel?

    Khi thông tin về việc Daewoo muốn bán cổ phần trong dự án, rất nhiều nhà đầu tư muốn mua lại, nhất là các nhà đầu tư Hàn Quốc. Trong khi đó, đối với nhiều người, cái tên Hanel không tỏ ra thật sự tiềm năng, ngay cả khi so sánh với chính các nhà đầu tư trong nước.

    Nhưng, ngay trong giấy phép đầu tư, đã có một điều khoản nói rằng quyền “ưu tiên mua” thuộc về các đối tác trong liên doanh, đại khái Hanel bán thì Daewoo được ưu tiên mua, và ngược lại.

    Tổ hợp Daeha Business Center giờ đây thực sự đã là lô đất vàng của Hà Nội. Không như thời điểm cấp phép, giờ đây trung tâm Hà Nội đã có một cú dịch chuyển mạnh mẽ về phía Tây, đến mức nhiều ý kiến nói rằng trung tâm Hà Nội hiện nay phải được xem là ở chính tổ hợp này thì mới hợp lý!

    Với diện tích gần 3 ha, riêng giá trị quyền sử dụng đất của tổ hợp này đã là rất lớn. Nhưng quan trọng hơn, với vị thế là một trong số khoảng 10 khách sạn 5 sao của Hà Nội, từng đón tiếp các lãnh đạo lớn của thế giới như Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào…, giá trị của tổ hợp này không chỉ nằm ở những con số.

    Khi mà cả hai phía trong thương vụ đều đang im lặng, giá trị của thương vụ là đề tài của nhiều đồn đoán. Có nguồn tin nói thương vụ này có giá trị 100 triệu USD, nhưng cũng có nguồn tin nói Daewoo chỉ nhận về 66 triệu USD. Vẫn là đồn đoán, có nguồn tin nói có thể hai bên định giá khách sạn này là 100 triệu USD, trong đó phía Daewoo nhận 70 triệu USD, và sau khi hoàn tất một vài nghĩa vụ thuế, chỉ còn lại 66 triệu USD để… mang về nước.

    Khi các bên trong liên doanh vẫn còn kín tiếng, thì những con số chính thức, cũng như nghĩa vụ tài chính của các bên trong thương vụ này đối với Nhà nước Việt Nam như thế nào thì có lẽ chỉ người trong cuộc biết. Thông tin trên một tờ báo mới đây nói chủ đầu tư thậm chí còn chưa nộp hồ sơ và báo cáo cụ thể lên Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Có lẽ những người quan tâm sẽ còn tiếp tục phải… chờ!

    Cứ giả định rằng Daewoo có thể thu được 66 triệu USD, câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư này có lãi không? Thêm một lần thông tin là ẩn số, khi không ai biết chính xác lượng vốn mà nhà đầu tư đã đưa vào Việt Nam, nên đồn đoán là chuyện bình thường. Nhưng, như trên đã đề cập, trong bối cảnh cuộc chiến chống chuyển giá đang được phát động rộng rãi, những nghi ngờ của công luận về những khoản lãi “vô hình” của nhà đầu tư này trong quá khứ là rất có cơ sở!

    Dư luận có lẽ đang chờ một thông báo chính thức về thương vụ này từ phía Hanel. Được Nhà nước giao đất để làm tài sản tham gia một liên doanh, giờ đây bất cứ “chuyển động” nào liên quan đến khối tài sản đó cũng cần phải được minh bạch. Mấy ngày gần đây, nhiều bài báo ca ngợi Hanel như một “người hùng”, một “đại gia” đã “rửa mày rửa mặt” cho giới đầu tư trong nước.

    Nhưng, từ góc nhìn của người viết, khai thác thế nào khối tài sản vốn dĩ đã được nhà nước giao một cách “ích quốc lợi dân” nhất có lẽ là quan trọng hơn nhiều!

    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/v...vu-Hanel-mua-lai-khach-san-Daewoo/8199542.epi
  8. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Ngân hàng Trung Quốc khốn đốn vì nợ xấu

    Trong quý IV/2011, 3.800 tổ chức cho vay của Trung Quốc đã có mức lãi ròng cao đến gấp 3 lần mức lãi của 7.357 tổ chức cho vay của Mỹ. Tuy nhiên, đi cùng với mức lãi đáng kinh ngạc này là nợ xấu cũng tăng chóng mặt.

    Nỗ lực của Trung Quốc trong việc nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro và kiềm chế lạm phát sau 2 năm tăng trưởng tín dụng mạnh đã đẩy cao chi phí vốn của doanh nghiệp, kinh tế tăng trưởng chậm lại và dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Đó là lý do để tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vào ngày 12.3 khuyến cáo tỉ lệ nợ xấu tăng lên sẽ làm giảm mạnh khả năng sinh lợi của các ngân hàng Trung Quốc. Tháng 2 vừa qua, cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc cũng cho biết tỉ lệ nợ xấu đã tăng lần đầu tiên kể từ quý III/2008.
    “Đã không còn sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ. Sự gia tăng tỉ lệ nợ xấu không phải là tạm thời. Đó chỉ mới là sự bắt đầu của một xu hướng đáng lo ngại”, May Yan, một chuyên gia phân tích tại Hồng Kông thuộc Barclays Capital Inc., nhận xét.
    Nợ xấu gia tăng
    May Yan dự báo, khoản nợ xấu ở các ngân hàng Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, trong đó có Ngân hàng Công thương (ICBC), Ngân hàng Xây dựng (CCB) và Ngân hàng Nông nghiệp (ABC) sẽ tăng trung bình 40% trong năm 2012. Trong khi đó, tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc (ICBC, CCB, ABC, Ngân hàng Viễn thông và Ngân hàng Trung Quốc) có thể sẽ tăng lên 1,9% vào năm 2013, từ mức 1,1% của năm 2011.
    Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 8,9% trong quý IV/2011, mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi qua do nhu cầu giảm tại thị trường châu Âu và thị trường bất động sản hạ nhiệt. Tăng trưởng chậm sẽ kéo dài sang năm nay, khi sản lượng nhà máy trong 2 tháng đầu năm đã tăng ở mức chậm nhất kể từ năm 2009, còn giá nhà thì đang ở mức tồi tệ nhất trong vòng 1 năm trở lại đây, theo số liệu mới được công bố.
    Tuy nhiên, tổng cộng 3.800 ngân hàng của Trung Quốc đã có lãi ròng quý IV/2011 đạt 35,4 tỉ USD, cao gấp 3 lần so với tổng lãi ròng của 7.357 tổ chức cho vay Mỹ, theo số liệu của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) và Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ. Trong số trên, 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc chiếm tới 139,5 tỉ nhân dân tệ (22 tỉ USD), theo ước tính của giới phân tích.
    Lợi nhuận tăng là nhờ tăng trưởng cho vay mạnh sau khi Chính phủ Trung Quốc tung ra gói kích cầu 4.000 tỉ nhân dân tệ để thúc đẩy kinh tế. Điều này đã tạo ra cơn sốt cho vay đối với các chính quyền địa phương và các nhà phát triển bất động sản.
    Và 1 năm sau khi cơn sốt kết thúc vào năm 2010, tỉ lệ vỡ nợ bắt đầu leo thang. Các khoản nợ xấu tại 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã tăng lên 299,6 tỉ nhân dân tệ tính đến ngày 31.12.2011, từ mức 287,9 tỉ nhân dân tệ vào cuối tháng 9, theo số liệu được công bố vào tháng 2 của CBRC. Cơ quan này cũng cho biết tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ vẫn ở mức 1,1%.
    Thế nhưng, theo các chuyên gia phân tích Mao Junhua và Luo Jing thuộc China International Capital Corp (CICC), tỉ lệ nợ xấu thực tế sẽ cao hơn nhiều, do cuối năm ngoái, các tổ chức cho vay đã xóa sổ đối với các khoản nợ được xác định là không thể đòi được.
    Doanh nghiệp khốn đốn
    Số doanh nghiệp lâm vào cảnh không trả được nợ cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Mountain China Resorts Holdings mới đây cho biết đã không thể trả món nợ vay ngân hàng 30 triệu nhân dân tệ đúng hạn. Nhà sản xuất sợi Shandong Helon cũng đã trễ hạn thanh toán khoản vay 397 triệu nhân dân tệ vào tháng 1.
    Theo dự báo của CICC, khoản nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán có thể tăng 26% trong năm nay khi nền kinh tế hạ nhiệt, tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm còn một nửa, chỉ còn khoảng 15%.
    Shenzhen Development Bank là tổ chức cho vay đầu tiên của Trung Quốc báo cáo lợi nhuận cả năm. Theo đó, nợ xấu trong quý IV/2011 của ngân hàng này đã tăng 26%, do trước đó Ngân hàng đã cho vay mạnh đối với doanh nghiệp nhỏ, vốn đang có tỉ lệ vỡ nợ cao.
    Trong số các chi nhánh của Shenzhen Development Bank, tỉ lệ vỡ nợ cao nhất rơi vào chi nhánh ở Ôn Châu. Hơn 80 doanh nhân nặng nợ tại khu vực này đã bỏ trốn, tự sát hoặc tuyên bố phá sản từ tháng 4 đến tháng 9.
    Sắp tới, tình trạng vỡ nợ sẽ nhiều hơn, đặc biệt ở khu vực bất động sản. Tuần qua, Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế tại HSBC Holdings dự báo, giá nhà ở sẽ còn giảm 20-30% từ mức đỉnh của năm ngoái trước khi Chính phủ thả lỏng các quy định về bất động sản. Trong khi đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng giá nhà vẫn còn bất hợp lý và việc nới lỏng các quy định về kinh doanh nhà có thể sẽ khiến thị trường hỗn loạn. Điều đó có nghĩa sẽ còn nhiều trường hợp phá sản ở khu vực bất động sản.
    Món nợ khó đòi từ chính quyền địa phương
    S&P dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ giảm mạnh trong năm 2012. Ngoài nguyên nhân kinh tế hạ nhiệt, giá nhà xuống dốc, còn có một lý do khác: gánh nặng nợ xấu đến từ các khoản nợ khổng lồ của các chính quyền địa phương.
    Liao Qiang, chuyên gia phân tích của S&P ở Bắc Kinh, năm ngoái ước tính có tới 30% khoản vay của những chính quyền địa phương có thể sẽ trở thành nợ xấu nếu không có sự can thiệp của chính quyền trung ương và đây sẽ là nơi có nợ xấu lớn nhất đối với ngành ngân hàng.
    Yunnan Highway Development & Investment, một chi nhánh tài chính tại tỉnh Vân Nam, vào tháng 4.2011, đã tuyên bố với các chủ nợ trong đó có CCB và ICBC rằng sẽ không thể trả tiền gốc đối với khoản vay 100 tỉ nhân dân tệ. Trong khi đó, tại tỉnh Liêu Ninh, khoảng 85% các công ty tài chính thuộc địa phương này đã không có đủ tiền để trả nợ gốc lẫn lãi vay cho các khoản nợ đáo hạn vào năm 2010.
    Báo cáo kiểm toán đầu tiên của Trung Quốc về các khoản vay của chính quyền địa phương đã cho thấy 80% trong món nợ 10.700 tỉ nhân dân tệ tính đến cuối năm 2010 là vay ngân hàng và hơn 1/2 số nợ này sẽ đáo hạn vào năm 2011-2013. Báo cáo kiểm toán cũng cho biết, tới hơn 35 tỉ nhân dân tệ do các chính quyền địa phương vay được rót vào thị trường chứng khoán và bất động sản hoặc vào các dự án không được phép.
    Cơn sốt tín dụng ngày trước nay ******** hình tài chính của các tổ chức cho vay trở nên khó khăn. Mới đây, Ngân hàng Viễn thông Trung Quốc cho biết sẽ huy động 56,6 tỉ nhân dân tệ trong một đợt phát hành trái phiếu nhằm nâng tỉ lệ an toàn vốn cấp 1 trên mức 9,5% theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Tỉ lệ an toàn vốn cấp 1 ở mức 9,36% (tính đến ngày 30.9.2011) của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng đã dưới mức quy định.
    Đàm Hoa
    nhịp cầu đầu tư
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-t...ua-trung-quoc-tu-bo-con-duong-tieu-ngach.html

    Xuất hàng qua Trung Quốc: Từ bỏ con đường tiểu ngạch?

    Thứ hai, 02/04/2012, 11:39 GMT+7. (DungHangViet.Vn) - Thay vì len lỏi bằng con đường tiểu ngạch mà hàng Việt vẫn đi vào thị trường Trung Quốc lâu nay. Các doanh nghiệp Việt Nam đang ráo riết tìm ra một hướng đi mới chính thức vào thị trường có sức tiêu thụ bậc nhất thế giới này.


    Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ cùng với các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc tìm cơ hội tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, trực tiếp làm việc với các đối tác sản xuất cùng nhà tư vấn thương mại tại Trung Quốc vào đầu tháng 5 tới.

    Các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện rõ quan điểm tận dụng lợi thế của hiệp định ASEAN + 1 để thâm nhập thị trường này một cách chính thức, bài bản và tập trung phát triển các kênh thương mại hiện đại.

    Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Vinamit cho rằng con đường đi bằng tiểu ngạch thông qua các thương lái ở biên giới không thể đảm bảo cho hàng hóa Việt Nam tăng giá trị tại thị trường Trung Quốc. Điều chắc chắn những tiểu thương nay cũng chỉ ở vai trò môi giới tại khu vực biên giới nên việc tường tận thị trường còn hạn chế. Trong khi đó càng tiếp tục chúng ta càng nuôi dưỡng lực lượng này phình to và điều quan trong nhất là việc làm chủ cuộc chơi của doanh nghiệp Việt Nam là không thể.

    Tuy vậy, mở con đường chính thức theo ông Viên vẫn chưa hẳn là việc dễ dàng. Mức giá giữa hàng từ các thương lái và hàng được bán trong hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối vẫn còn chênh lệch khá lớn lên đến 1,5 lần. Một rào cản lớn là việc đăng ký thương hiệu tại thị trường này không phải là điều dễ dàng. Nhiều thương hiệu Việt Nam đều bị mất tại đây vì việc chậm đăng ký cũng như không đua kịp với các đơn vị phân phối sản phẩm từ hàng tiểu ngạch.



    [​IMG]Trung Nguyên bước đầu thành công trên thị trường Trung Quốc.
    Như vậy cách thức xuất khẩu tốt nhất là tìm cách giảm thiểu tối đa hàng đi qua đường tiểu ngạch. Việc tham gia chính thức vào hệ thống siêu thị tại đây việc hoạch toán các khoản chi về thuế, phí là bước đầu làm cho doanh nghiệp Việt chủ động hơn trong cuộc chơi này.

    Ông Nguyễn Trung Dũng, chủ tịch HĐQT công ty Vifon cho rằng: "Thâm nhập thị trường này không nên hoạt động đơn lẻ mà cần sự liên kết của các doanh nghiệp Việt. Đây là cách để rút gọn thời gian tiếp cận bằng cách nương tựa vào những doanh nghiệp đã đi trước. Ngoài ra sử dụng nhiều mặt hàng sẽ là cách tăng sức mạnh đàm phán khi đưa hàng Việt vào hệ thống bán lẻ tại đây."

    Tuy vậy vấn nạn hàng Việt bị làm giả tại thị trường Trung Quốc đang ngày càng phổ biến. Mới đây sản phẩm giả của Vinamit và cà phê Buôn Ma Thuột được bày bán rất nhiều ở Trung Quốc. Đây là rào cản lớn nhất cho việc doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu tại đây.

    Ông Viên cho biết sau khi nhận được thông tin trên đã liên lạc với văn phòng tại Trung Quốc để giải quyết về mặt pháp lý. Đây cũng là bài học cần phải rút ra khi tham gia kinh doanh ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp thường xuyên tương tác với bộ phận pháp lý tại đây và việc bảo hộ thương hiệu cần phải được rà soát liên tục.

    Một kế hoạch cụ thể đi vào thị trường này đang được nhiều doanh nghiệp tính đến. Tuy nhiên việc phối hợp cũng nhau là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp. doanh nghiệp đi trước cần là nhà phân phối cho doanh nghiệp đi sau để con đường đi được rút ngắn hơn.

    Điển hình như việc hiện nay Vifon vẫn đang đi vào Trung Quốc trên con đường phân phối của Vinamit. Ông Nguyễn Trung Dũng, chủ tịch HĐQT công ty Vifon chia sẻ.

    Nhìn nhận quá trình thâm nhập thị trường Trung Quốc trong suốt gần 20 năm qua đã cho thấy được việc nắm bắt cơ hội là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, việc phát huy được vai trò cầu nối của các hiệp hội và doanh nghiệp là cách tạo nên thành công cho Bitis suốt thời gian qua. Ngoài ra sự thành công còn được Bitis chia sẻ đó là cần tạo lập quan hệ với cộng đồng thậm chí là chính quyền địa phương để có được điều kiện kinh doanh tốt nhất

    Mới đây, việc đàm phán với Trung tâm thương mại Thẩm Quyến về dự án xúc tiến cho doanh nghiệp Việt Nam 6.000m2 mặt bằng tại đây đã dần hoàn thành.

    Theo kế hoạch, doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư kinh doanh tại khu thương mại này sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt trong 5 năm đầu tiên, dưới sự bảo trợ của chính quyền sở tại.

    "Bước khởi đầu tương đối thuận lợi nhưng để khai thác và tận dụng cơ hội này không phải việc đơn giản, các doanh nghiệp Việt cần phải có nghệ thuật để tạo nên con đường riêng của mình trong thị trường này", bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) chia sẻ.


    Nam Phong

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Những Lý Thường Kiệt trên mặt trận kinh tế của thế kỷ 21 !:-bd:-bd:-bd
    Nói theo thuật ngữ bóng đá : đưa bóng sang trước khung thành đội bạn !
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/made-...-ban-hang-viet-tai-thi-truong-trung-quoc.html

    Xúc tiến bán hàng Việt tại thị trường Trung Quốc

    Thứ bảy, 24/03/2012, 09:52 GMT+7. (DungHangViet.Vn) - Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ cùng với các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc tìm cơ hội tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, trực tiếp làm việc với các đối tác sản xuất cùng nhà tư vấn thương mại tại Trung Quốc vào đầu tháng 5 tới.


    Mục tiêu của chương trình là tận dụng lợi thế của hiệp định ASEAN + 1 để thâm nhập thị trường đông dân nhất thế giới một cách chính thức, bài bản và tập trung phát triển các kênh thương mại hiện đại.


    [​IMG]
    Vinamit được bày bán tại siêu thị của Trung Quốc
    Đây là chuyến khảo sát thị trường, kết nối với các cơ quan quản lý kinh tế địa phương cũng như gặp gỡ các nhà phân phối, công ty xuất nhập khẩu của Quảng Châu để thúc đẩy việc cung cấp hàng hóa Việt Nam cho thị trường rộng lớn này.

    Cũng trong dịp này, đoàn doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm việc với ban giám đốc Trung tâm thương mại Thẩm Quyến về dự án xúc tiến cho doanh nghiệp Việt Nam 6.000m2 mặt bằng tại đây. Theo kế hoạch, doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư kinh doanh tại khu thương mại này sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt trong 5 năm đầu tiên, dưới sự bảo trợ của chính quyền sở tại.


    Việt Dũng
    Nguồn: Infonet


    =D>=D>=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này