Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

4413 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 23:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7331 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.dunghangviet.vn/hv/thi-truong/2012/02/trai-cay-ngoai-nhap-dat-thi-da-ro.html

    Trang chủ » Thị trường
    Ngày 04 tháng 04 năm 2012 Cập nhật hồi 18:11 GMT

    Trái cây ngoại nhập: Đắt thì đã rõ ...


    (DungHangViet.Vn) - Người tiêu dùng trả nhiều tiền hơn để có được trái cây cao cấp. Còn các nhà nhập khẩu có cách làm riêng để kiếm lãi.


    Lợi nhuận lớn và nhu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng đã thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu trái cây cao cấp về phân phối. Giá bán cao hơn thì đã rõ, nhưng liệu chất lượng và độ an toàn có cao tương xứng hay không lại là chuyện không phải ai cũng biết.

    Lợi nhuận cao

    Nếu nhìn vào sự chênh lệch giá của trái cây ngoại nhập tại lúc xuất xưởng so với khi đến tay người tiêu dùng, có thể thấy kinh doanh trái cây nhập khẩu mang lại lợi nhuận không nhỏ. Chẳng hạn, 1 kg cherry tại Mỹ có giá chỉ 3 USD (hơn 60.000 đồng), nhưng khi về tới Việt Nam, giá bán có thể đội lên tới 10 lần, dao động từ 18-30 USD (khoảng 600.000 đồng).



    [​IMG]
    Cũng là trái cây ngoại nhập nhưng nguồn gốc đã bị người bán nhập nhèm đánh lừa người tiêu dùng.
    Lý giải về sự chênh lệch giá này, ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Công ty Trái cây FSF, cho biết, nếu không qua quy trình xử lý, bảo quản, cherry sau khi hái không thể giữ quá 3 ngày. Chi phí xử lý đối với cherry lại rất cao, khoảng 200% giá trị của loại quả này. Cộng với cước phí vận chuyển và thuế nhập khẩu nên khi cherry đến tay người tiêu dùng, ít nhất họ phải trả tiền cho 1,5 kg trái cây cho số lượng mua thực tế là 1 kg.

    Ông Huy cho biết kinh doanh trái cây ngoại nhập có thể mang về tỉ suất lợi nhuận tới 70%. Hiện doanh thu từ nhập khẩu trái cây của FSF đạt khoảng 150 tỉ đồng/năm với mức tăng trưởng 25%.

    Cả nước hiện có trên 10 nhà nhập khẩu trái cây. Riêng tại TP.HCM, có 5 nhà nhập khẩu lớn như Bình Thuận, Bích Phượng, FSF... Trong đó đơn vị khống chế thị trường là Bình Thuận với thị phần trái cây nhập khẩu bằng đường biển chiếm 40%. Năm 2010, chỉ riêng Bình Thuận đã nhập 7.000 tấn trái cây, trị giá 6,2 triệu USD (khoảng 124 tỉ đồng).

    Nếu nhập bằng đường hàng không, trái cây sẽ tươi hơn nhưng chi phí đắt gấp nhiều lần so với nhập bằng đường biển. Do người tiêu dùng không biết nên thường phải trả giá rất cao khi mua trái cây dù được nhập bằng phương thức nào.

    Ông Huy cho biết quy trình bảo quản được thiết lập từ khi trồng, đóng gói tại nước xuất khẩu. FSF cử người đến các nông trại trồng trái cây để kiểm tra quy cách trồng, xử lý và bảo quản trái cây sau thu hoạch. Khi về đến Việt Nam, trái cây được đưa ngay vào kho lạnh trước khi xuất kho. Khoảng 95% lượng trái cây của FSF được phân phối sỉ cho các siêu thị như Metro, Big C, các sạp trái cây tại chợ Bến Thành và các nhà hàng, khách sạn. FSF chỉ bán lẻ khoảng 5%.

    Những lắt léo với trái cây nhập khẩu

    Dạo qua một vài nơi bán trái cây ngoại nhập vào thời gian này và hỏi mua nho Mỹ, cửa hàng nào cũng sẵn có. Khách mua vẫn tin rằng mình đã mua được loại quả ngon mà không hề biết nho Mỹ đã hết mùa từ tháng 11 năm trước. Nho Mỹ đang bán được nhập từ Úc, quả nhỏ hơn và rẻ hơn nhiều so với nho Mỹ.

    Như vậy, nếu người bán khẳng định là nho Mỹ thì chỉ có thể xảy ra 2 khả năng, hoặc họ đánh lừa người mua, hoặc nho đã được chích thuốc bảo quản nên mới giữ được lâu như vậy (thời gian bảo quản tối đa đối với nho trong điều kiện chuẩn không quá 1 tháng).

    Cũng là trái cây ngoại nhập nhưng nguồn gốc đã bị người bán nhập nhèm. Đó là chưa kể, bên cạnh trái cây nhập khẩu theo đường chính ngạch, không ít loại trái cây đang lưu thông trên thị trường được nhập theo đường tiểu ngạch (từ Trung Quốc) vốn rất khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nghiêm trọng hơn, việc làm tem, nhãn mác giả là không khó nên trái cây kém chất lượng đội lốt trái cây sạch cũng nằm trên kệ bên cạnh các giống trái cây uy tín.

    Theo một nhà nhập khẩu trái cây (không muốn nêu tên), công tác kiểm định chất lượng trái cây ngoại nhập khá lỏng lẻo bởi chính những người kiểm định cũng không hiểu biết hết về các loại trái cây. Thông thường, công tác kiểm định chỉ dừng lại ở việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, bao bì, nhãn mác chứ không giám sát được quá trình sản xuất. Đáng ngại hơn, người kiểm định nhiều khi cũng không biết người trồng có sử dụng hóa chất gì, thuốc bảo vệ thực vật nào trong quá trình trồng và bảo quản để phân tích xem có dư lượng chất độc hại hay không.

    Nhà nhập khẩu trái cây này tiết lộ, hiện nay rất ít nhà nhập khẩu chọn các đơn vị cung cấp uy tín. Thay vào đó, có đến 70% các nhà nhập khẩu chọn cách gom hàng tại các chợ đầu mối của nước xuất khẩu nên chất lượng trái cây trước khi thông quan khó được đảm bảo. Điều này mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà nhập khẩu. Tất nhiên, người tiêu dùng sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

    Như vậy, người tiêu dùng rất khó biết trái cây mình đang trả giá cao có thực sự cao cấp hay không. Còn những nhà nhập khẩu, muốn chứng minh trái cây của mình là sạch và an toàn thì phải tự tìm cách lấy được lòng tin của khách hàng. Trong khi chờ đợi, trái cây ngoại nhập vẫn ngày ngày xuất hiện khắp nơi với giá bán cao và vẫn đắt hàng.


    Lê Dung

    Mua trái cây Trung Quốc là tự đầu độc bản thân và gia đình !
  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200922/20090531230054.aspx

    Những mối nguy từ hàng Trung Quốc:


    Trái cây Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam



    [​IMG]



    Vào thời điểm hiện tại, hoa quả nội địa dễ bán hơn hoa quả Trung Quốc - Ảnh: Trần Đan Tại các chợ ở Hà Nội, trái cây Trung Quốc được bày bán khá nhiều, đặc biệt là các mặt hàng như táo, lê, dưa hấu, nho, lựu. Thế nhưng phần lớn đều được giới thiệu là trái cây trong nước hoặc nhập từ Thái, Mỹ...
    Tại chợ Trung Hòa, khi chúng tôi hỏi xuất xứ, các chủ hàng đều trả lời: “Hàng miền Nam chuyển ra chứ ở đâu? Làm gì có hàng Trung Quốc mà lấy”. Nhưng theo quan sát của chúng tôi, trái cây “miền Nam” lại được chứa trong những chiếc thùng xốp có dán nhãn mác Trung Quốc. Tại cửa hàng trái cây trên phố Nguyễn Thị Định (Trung Hòa, Nhân Chính), người bán hàng nói thẳng: “Làm gì có táo Niu-zi-lân này nọ, Trung Quốc hết, cũng từ chợ Long Biên mà ra cả”.
    Tại chợ đầu mối Long Biên, từ thùng chứa hàng cho tới băng dính dán lên trên, tất cả đều in tiếng Trung Quốc. Ở các dãy bán cam, loại trái cây này được bày trên những chiếc hộp các-tông mác Trung Quốc nhưng lại được chủ hàng giới thiệu là cam Vinh, cam Sài Gòn. Chị Lưu Hải An (nhân viên Công ty Cargill Việt Nam) đi mua hàng tại chợ này, lo ngại: “Người ta cứ nói là từ vùng này, tỉnh kia chuyển ra nhưng nhìn cái thùng đựng cam, ngay đến băng dính niêm phong cũng toàn tiếng Tàu thì sao mà mình tin được”.
    Một trong những lý do khiến các loại trái cây của Trung Quốc phải đội lốt hàng Việt Nam, Thái, Mỹ... theo lý giải của một số chủ sạp là do nếu quảng cáo là của Trung Quốc thì bán sẽ rất chậm. Trong thời gian gần đây, người mua đang có xu hướng chọn mua các loại trái cây nội địa hoặc có nguồn gốc từ các nước khác như Mỹ, Thái (măng cụt, xoài, chôm chôm...).
    Nhận xét về các nguy cơ từ hoa quả Trung Quốc, chị N.T.L - bán trái cây tại chợ Ngọc Khánh cho biết: “Độc hại nhất trong tất cả các loại quả Trung Quốc thời điểm này là lê, vì lê được bày bán hiện nay đều là từ năm trước được ủ thuốc. Nếu không thì không bao giờ tươi ngon như thế”.
    Trong khi khảo sát thị trường, chúng tôi gặp hai vợ chồng đến mua quà biếu cho người ốm. Anh chồng định chọn táo đỏ mọng và lê vàng để biếu nhưng khi biết là của Trung Quốc, chị vợ nói: “Táo đỏ mọng, lê vàng nhìn thích mắt thật đấy nhưng khi bổ ra không khéo lại thối hết ruột. Hàng Trung Quốc bị ngâm thuốc nên mới thế, ăn độc lắm”. Ngay sau đó, hai người quyết định chọn trái cây nội đi biếu cho an toàn, dù không đẹp mắt nhưng tốt cho sức khỏe người ốm !



    Người tiêu dùng cảnh giác
    Trước hàng loạt thông tin cảnh báo về chất bảo quản trên trái cây Trung Quốc, người tiêu dùng đã bắt đầu cảnh giác với trái cây Trung Quốc. Không ít người vì sợ trái cây Trung Quốc có chứa chất độc hại nên chuyển sang tiêu thụ trái cây nội địa. Anh Hoàng, nhà ở quận 3 (TP.HCM), kể: “Ngày rằm hay đầu tháng, tôi luôn mua trái cây về chưng bàn thờ. Đợt rồi, ghé sạp trái cây gần nhà mua 5 trái lê vỏ trắng mọng nước về chưng, giá rất rẻ. 3- 4 ngày sau để ý thấy màu sắc của nó vẫn không thay đổi. Tôi để thêm 10 ngày, rồi 15, 20 ngày... vẫn thế. Đến khi tôi đem ra cắt thì thấy có màu nâu sẫm ở giữa ruột”. Anh kết luận: “Lâu nay nghe trái cây Trung Quốc ngâm hóa chất để giữ tươi, tôi không tin. Mấy đứa nhỏ ở nhà thích ăn lê, táo, vì dòn và mọng nước. Bây giờ, có mua để chưng bàn thờ tôi cũng không dám!".

    Tại quầy trái cây của hệ thống siêu thị Co-op Mart, đa số khách hàng không chọn trái cây Trung Quốc. Anh Trần Châu Minh Thượng - chủ hệ thống cửa hàng yaourt Yowapa ở TP.HCM kể: “Sản phẩm của tôi sử dụng nhiều loại trái cây nhưng từ khi nghe thông tin trái cây Trung Quốc có chất độc hại, tôi không dám mua hàng có xuất xứ từ nước này nữa”. Khi được hỏi về vấn đề này, chị D.T.T (Q.5) cũng lo lắng: “Tôi thường hay mua loại táo gần giống táo Trung Quốc nhưng bé hơn, có người gọi là táo mèo. Ai ngờ có lần đứa em lấy một quả để ở bàn vi tính ngắm, để hơn 1 tháng mà vẫn nguyên vẹn như lúc mới mua, thậm chí cái cuống cũng không hề héo. Tôi lo là có chất bảo quản nên từ đó không dám ăn nữa”.


    Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại của hệ thống siêu thị Big C cho biết: “Hiện chúng tôi chỉ cung cấp 2 loại là táo Fuji và lê đường có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng số lượng rất ít, chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng số trái cây nhập khẩu trong hệ thống. Mặc dù vậy, yêu cầu của chúng tôi đối với nhà cung cấp cũng rất chặt chẽ, đó là phải có chứng từ nguồn gốc xuất xứ, phải bảo đảm điều kiện về vận chuyển và bảo quản. Thật sự là trước những mối e ngại của người tiêu dùng về chất lượng của trái cây Trung Quốc, hệ thống của chúng tôi cũng rất ít chú trọng đến hàng trái cây có xuất xứ từ thị trường này”. Bà Trần Thanh Thủy - Giám đốc truyền thông hệ thống siêu thị Metro cũng nói: “Chúng tôi chủ yếu cung cấp các loại trái cây xuất xứ từ Mỹ, Úc, New Zealand... còn trái cây Trung Quốc chỉ có một loại là táo Fuji, nhưng tình hình tiêu thụ cũng rất chậm vì người tiêu dùng không ưa chuộng”.

    Q.Thuần - N.Trần Tâm
    Trần Đan - Thanh Lan - Lê Quân




    Cương quyết nói không với trái cây Trung Quốc để bản thân và người nhà bớt đi nguy cơ ung bướu , ung thư !
  3. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2

    http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/04/mien-bac-cung-co-chat-tao-nac/
    Miền Bắc cũng có chất tạo nạc

    [​IMG]
    Ảnh minh họa:N.P. Trong số 136 mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 17 tỉnh, thành (từ duyên hải Nam Trung Bộ ra miền Bắc) thì có 3 mẫu thức ăn chăn nuôi, gan lợn dương tính với chất cấm tạo nạc.
    > Đề nghị ******* truy tìm chất cấm tạo nạc lợn /Thịt lợn ế ẩm vì bà nội trợ sợ chất cấm


    Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 3 mẫu dương tính với chất cấm thuộc nhóm Beta agonists gồm: 2 mẫu thức ăn bổ sung ở Hòa Bình và Hải Dương và một mẫu gan lợn ở Bắc Ninh.
    "Tỷ lệ dương tính rất nhỏ, vì thế người dân có thể tạm yên tâm tiêu dùng sản phẩm thịt lợn. Còn với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước thì chúng tôi sẽ phải tăng cường việc giám sát vì rõ ràng là có phát hiện chất cấm, nếu không quản lý tốt thì rất có thể việc sử dụng chất tạo nạc sẽ nhiều lên", ông Dương nói.
    Cũng theo ông, đấy mới chỉ là kết quả ban đầu, lấy mẫu ngẫu nhiên. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát, phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương truy tìm nguồn gốc chất cấm để xử lý.
    Beta agonists là nhóm hoóc môn tăng trưởng (như Clenbuterol, Salbutamol) có tác dụng làm giảm lượng mỡ, tăng lượng nạc ở gia súc, gia cầm. Lợn dùng chất này lớn nhanh hơn, mông vai nở hơn, nạc nhiều, màu sắc đỏ đẹp và bán được giá hơn. Do đó, trước đây nó được dùng trong chăn nuôi để kích thích tăng trưởng.
    Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều vụ ngộ độc và tai biến do ăn thịt chứa beta agonists được phát hiện. Vì thế, chất này đã bị cấm sử dụng để chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Salbutamol, Clenbuterol vẫn là thuốc được phép sử dụng trong y tế.
    Phương Trang


    Nói không với thịt heo siêu nạc ! Loại thịt mà chỉ có da và nạc , hoàn toàn không có mỡ !
  4. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/66802/kinh-doanh-o-cho--hang-ngoai-an-ngu-mat-tien.html

    Kinh doanh ở chợ: Hàng ngoại án ngữ mặt tiền

    Sau các cuộc “đánh chiếm” siêu thị, trung tâm thương mại và các kênh phân phối sỉ, các nhãn hàng ngoại tiếp tục tung tiền để thâu tóm nốt kênh bán hàng tại các chợ. Đối đầu với các đối thủ tiềm lực tài chính mạnh hơn, nhiều nhãn hàng Việt cuối cùng cũng bị đánh bật ra khỏi các chợ! ~X

    Dù đưa hàng vào chợ không cần những thủ tục phiền phức như vào siêu thị, nhưng các doanh nghiệp (DN) trong nước vẫn khó tìm được đường đến với tiểu thương khi bị các đối thủ nước ngoài án ngữ lối vào chợ.

    Thương hiệu lớn chắn sạp

    Là một thương hiệu nước mắm có hơn trăm năm tuổi nhưng Liên Thành rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các nhãn hiệu nước mắm của các DN liên doanh. Tại hệ thống các siêu thị, Liên Thành chỉ chiếm thị phần khiêm tốn và ở các chợ cũng thế.


    Trước sự lấn át của các nhãn hiệu lớn, năm 2009, Liên Thành đã thuê Công ty phân phối Sao Việt để đẩy mạnh tiêu thụ hàng vào các chợ. Thế nhưng, chỉ hơn một năm, hợp tác đã tan rã vì dù đã làm hết sức nhưng Liên Thành vẫn không thể địch nổi với các nhãn hiệu mạnh như Chinsu, Nam Ngư, Knorr...


    [​IMG]



    Bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó giám đốc Công ty CP Chế biến thủy hải sản Liên Thành, cho biết: “Cái khó của chúng tôi là không đủ kinh phí để thực hiện chiến dịch quảng bá, truyền thông rầm rộ như các tập đoàn vốn có tài lực mạnh như Masan, Acecook”.

    Một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo cho rằng, kinh doanh ở chợ nhìn có vẻ im ắng nhưng thực sự đó là một đấu trường hết sức gay cấn. Các DN “chiến đấu” để giành từng centimet trưng bày hàng hóa, và dĩ nhiên chiến thắng phần nhiều thuộc về các tập đoàn nước ngoài.


    Khẳng định điều này, bà Nguyễn Thanh Hằng, tiểu thương bán hàng tạp hóa ở chợ Tân Định (Q.1), cho biết: “Bên cạnh các hoạt động khuyến mãi thường xuyên, chiết khấu cao, những nhãn hàng như Unilever, P&G, Nestle... còn có chính sách trả phí trưng bày cho người bán rất rõ ràng và lâu dài. Cụ thể, chỉ cần tiểu thương đặt đúng số lượng hàng, vị trí sẽ được trả từ 300.000 - 500.000 đ/tháng, tùy từng nhãn hàng. Ngoài ra, khi bán được nhiều hàng, tiểu thương còn được hưởng mức chiết khấu cao cộng với tiền thưởng trên doanh số bán được”.


    Đó là lý do vì sao mặt tiền của những gian hàng tại chợ truyền thống vẫn luôn là vị trí bất khả xâm phạm của nhãn hàng nước ngoài.


    Bên cạnh sự “chèn ép” của các tập đoàn đa quốc gia, các DN trong nước còn bị bao vây bởi hàng ngoại nhập từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia... Khốc liệt nhất hiện nay là ở lĩnh vực thực phẩm, bánh kẹo, quần áo, giày dép...


    Với chiến lược mang hàng đến từng sạp, cho gối đầu thoải mái và mẫu mã muốn kiểu gì cũng có khiến hàng hóa của những nước này đang tràn ngập các chợ.


    Chùn chân giữ chợ


    [​IMG]



    Ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Công ty Hoàng Minh Ngọc, cho biết, công ty của ông sản xuất các loại túi xách, ví da làm từ da thật nhưng mới chỉ dám bán ở cửa hàng của công ty và một quầy hàng ở chợ Bến Thành.

    “Tôi rất muốn đưa hàng ra chợ, bỏ mối cho các cửa hàng khác, nhưng vẫn lo vì vốn chưa đủ lớn cho bạn hàng gối đầu. Nếu không tính toán cẩn thận, khó tránh khỏi tình trạng mất cả lời lẫn vốn”, ông Hạnh phân bua.


    Còn theo ông Vũ Đình Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quạt Việt Nam (Asia), muốn đưa được hàng vào chợ, DN phải có một hệ thống dịch vụ phục vụ “tận răng” cho tiểu thương, phải có tiềm lực tài chính tốt đủ sức chịu đựng cho tiểu thương gối đầu tiền hàng. Không những thế, DN phải có chính sách giá bán phải luôn ở mức rẻ nhất.


    Bởi vì, nếu giá bán không đủ hấp dẫn, tiểu thương sẽ từ chối ngay. Những điều này thì đa số DN trong nước rất khó đáp ứng. “Trong điều kiện khó khăn này, chúng tôi phải vay vốn để sản xuất mà phải bán hàng trong tình trạng gối đầu như thế là rất khó”, chủ một DN sản xuất thực phẩm nói.


    Kết quả khảo sát 11 chợ tại TP.HCM thuộc “Dự án nghiên cứu người tiêu dùng, đưa hàng Việt vào chợ” do BSA thực hiện mới đây cho thấy, tỷ lệ hàng Việt tại chợ hiện nay khá cao. Trong đó, nhóm hàng thực phẩm có 90% hàng bán tại chợ là hàng Việt, hàng hóa mỹ phẩm có khoảng 60%, đồ dùng gia đình trên 50%... Đáng chú ý là hàng được sản xuất 100% gốc Việt có rất ít trên quầy kệ ở các chợ.

    Nghiên cứu cũng cho thấy, người tiêu dùng ngại đến chợ vì lo lắng về nhiều thứ. Trong đó, hàng trôi nổi, hàng không nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng cũ, quá hạn sử dụng, không đúng hạn sử dụng là mối lo ngại đầu tiên. Với hàng Việt thì sợ chất lượng không ổn định, đôi khi không đúng nhãn hiệu trên bao bì. Mua hàng ở chợ, người tiêu dùng còn ngại giá cả lên xuống bất thường, nhất là trong các dịp lễ, Tết.

    Trong khi đó, với tiềm lực tài chính mạnh, các DN nước ngoài sẵn sàng hạ thấp nhất mức lợi nhuận, miễn sao tạo “ấn tượng tốt” với người bán hàng. Không chỉ vậy, các DN này còn chi khá mạnh để giành được “đất vàng” - khu trung tâm, mặt tiền ở các chợ.

    Trong một thời gian dài, đi ngang qua bất cứ chợ nào ở TP.HCM, người đi đường đều thấy “Thách thức mọi vết bẩn”, “Đánh bật mọi vết bẩn” hay “Năng lượng lốc xoáy” của nhãn hàng Omo.


    Ngoài yếu thế về tài chính, DN nội địa còn thua đối thủ ở nhiều mặt khác. Theo nhận định của người bán tại 11 chợ trên địa bàn TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) khảo sát mới đây, cam kết uy tín của hàng Việt còn thấp (thể hiện chất lượng ban đầu ra rất tốt, sau đó giảm dần), lợi nhuận và chiết khấu thấp hơn so với hàng liên doanh cũng như hàng ngoại.


    Việc bỏ hàng, giao hàng của các DN nội không ổn định, hỗ trợ quảng cáo ít và cũng ít có những chương trình khuyến mãi (cả về chất lượng và số lượng). Các chương trình hỗ trợ bán hàng nếu có cũng ít kiểm tra, giám sát và không thường xuyên tương tác với người bán hàng.


    Không chỉ vậy, chủng loại hàng hóa cũng chưa đa dạng, ít ra sản phẩm mới... Dù đã thay đổi khá nhiều so với trước nhưng hình thức kinh doanh tại các chợ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các bạn hàng bán sỉ. Hình thức mua bán gối đầu, trả chậm, ứng hàng trước thu tiền sau... vẫn phổ biến.


    Vì e ngại sự rủi ro trong hình thức mua bán gối đầu này nên nhiều DN chấp nhận bỏ trống việc phát triển mạng lưới tại các chợ, chỉ tập trung đầu tư, tìm chỗ đứng tại các siêu thị, hoặc mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đây chính là điều kiện để hàng ngoại thâm nhập ngày càng sâu rộng vào các chợ truyền thống.

    (Theo Doanh nhân Sài Gòn)


    [​IMG]
  5. phim115

    phim115 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Đã được thích:
    1
    chính sách ngu thành ra thế
  6. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200924/20090609004314.aspx

    Những mối nguy từ hàng Trung Quốc: Hàng lậu vẫn ùn ùn qua biên giới



    [​IMG]



    Cửu vạn ngồi lên hàng để ngăn cản các chiến sĩ đưa hàng xuống núi - ảnh: Q.D Hàng lậu Trung Quốc tràn sang Việt Nam chủ yếu qua biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó nổi lên tình trạng vận chuyển hàng lậu qua các đường mòn biên giới.
    Săn hàng lậu
    Trạm kiểm soát biên phòng Cốc Nam (Đồn biên phòng Tân Thanh, H.Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) đóng trên một trong những địa bàn "nóng" về vận chuyển hàng lậu. 3 giờ sáng ngày 8.6. Trời vùng biên vẫn còn tối om. 6 chiến sĩ trong tổ mật phục bắt đầu xuất kích. Trước đó, các trinh sát đã phải rà soát từng ngõ ngách khu vực trạm đóng quân và xác định "chim lợn" (đối tượng chuyên theo dõi mọi diễn biến của bộ đội biên phòng để báo tin cho cửu vạn mỗi khi chúng thấy nghi ngờ - PV) chưa xuất hiện. Chiếc xe 7 chỗ, trạm mượn của người dân, vừa mới được thay biển số ngụy trang lặng lẽ lăn bánh. Địa điểm mật phục nằm trên đỉnh ngọn núi, thuộc địa bàn thôn Khơ Đa (xã Tân Mỹ, H.Văn Lãng).
    6 chiến sĩ trong tổ phục kích cẩn thận băng qua một thung lũng, luồn lách giữa những luống ngô của dân bản để tiếp cận mục tiêu. Trời tối om nhưng mọi người không sử dụng đèn pin để bảo đảm bí mật. Đến khu vực đường mòn gốc Bưởi, các chiến sĩ dò từng bước, không để gây ra tiếng động, dùng tay lần tìm để tránh không làm đứt các sợi chỉ được dân cửu vạn giăng ngang và không đụng vào các lùm cây được "chim lợn" khum lại từ trước. "Chỉ cần làm đứt chỉ, bung cành cây, "chim lợn" sẽ biết ngay là đồng bọn của chúng đang bị mật phục. Ngay lập tức, thông tin đó được truyền đi và đám cửu vạn sẽ không ăn hàng nữa", trung úy Đặng Đình Bình nói cho chúng tôi biết.
    Lên đến gần đỉnh dốc, các chiến sĩ chia làm 2 tổ, mỗi tổ 3 người, vào vị trí mật phục để "khóa đầu" và "khóa đuôi" những người vận chuyển hàng lậu. Điện thoại di động đã được đặt chế độ rung từ trước khi xuất phát. Họ liên lạc với chỉ huy chủ yếu qua tin nhắn, hạn chế tối đa sử dụng bộ đàm vì sợ "chim lợn" dò bắt được sóng cuộc gọi. Mọi người im lặng, dõi mắt vào màn đêm, mặc cho đám muỗi bám vào chân, tay đốt.
    Mặt trời dần ló rạng
    7 giờ sáng. Tại Trạm kiểm soát biên phòng Cốc Nam. Điện thoại của đại úy Tiến đổ chuông. "Nhiều không? 3 "vác" à. "Đánh" luôn đi", đại úy Tiến ra lệnh. Lệnh xuất kích được phát ra. Ngay lập tức, một xe
    U-oát, một xe 7 chỗ cùng đội tiếp ứng xuất phát. Xe nhấn ga, tăng tốc. Ít phút sau cả đội đã có mặt tại bản Khơ Đa. Một lực lượng cửu vạn đông đảo gồm cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, đàn ông từ khắp các ngõ ngách túa ra, bám theo xe, rồi theo chân các chiến sĩ biên phòng chạy sát khu vực đường mòn. "Cẩn thận, không để cửu vạn cướp lại hàng đấy!", đại úy Tiến vừa leo dốc vừa lưu ý các đồng đội.
    Dọc con dốc, chúng tôi bắt gặp những cửu vạn trên tay cầm cuộn dây thừng, người đi xuống, kẻ chạy lên, vài ba người khác lại đang ngồi tần ngần trên các hòn đá. Tại vị trí phục kích, một đống hàng hóa được đựng trong các bao tải, thùng các-tông la liệt dưới đất.
    Vật lộn với buôn lậu

    Lang thang trên một số tuyến đường ở khu vực biên giới Lạng Sơn vào buổi tối và sáng sớm, chúng tôi bắt gặp những chiếc Mink 2 bánh, xe 7 chỗ nhét đầy hàng chạy với tốc độ rất cao. Anh xe ôm nói với tôi rằng, hiện các lực lượng chống buôn lậu làm "rát" quá, các xe thồ hàng thưa dần và không chạy theo đoàn nữa. Trước đây, vào thời kỳ "cao điểm" của nạn buôn hàng lậu, nhiều lúc người đi đường bị một phen hú vía khi một đoàn mười mấy chiếc Mink chở hàng cồng kềnh chạy bạt mạng, tiếng động cơ ầm ĩ.

    Theo đại úy Tiến, nhiều khi cửu vạn và "chim lợn" đông gấp mấy lần lực lượng của bộ đội biên phòng. Thành ra, có khi vừa bị bắt hàng, số cửu vạn là trẻ em, người già, thậm chí cả phụ nữ mang bầu xông vào... ôm chặt lấy các chiến sĩ để cho những đối tượng khác nhanh chóng tẩu tán tang vật.
    Địa bàn phụ trách của trạm có 4,5 km đường biên giới nhưng có tới 10 đường mòn biên giới vắt qua các đỉnh núi. Từ đỉnh núi theo đường mòn xuống đất chỉ dài chừng 250 - 300m, mất 2 - 3 phút là dân cửu vạn đã gùi được hàng xuống dưới. Ở dưới đó đã có những chiếc xe máy Mink đợi sẵn, "ăn hàng" rồi rồ ga chạy bạt mạng. "Khi hàng lậu đã đưa vào nhà dân, chúng tôi phải đợi lực lượng liên ngành đến rồi mới được tiến hành kiểm tra. Trong khoảng thời gian đó, họ xé lẻ hàng và tẩu tán sang các nhà bên cạnh", đại úy Tiến nói.
    Chủ hàng thường phân công "chim lợn" chốt ở nhiều vị trí khác nhau với mục đích theo dõi nhất cử nhất động của các chiến sĩ. "Chúng có mặt khắp nơi, xung quanh trạm cũng có, trên các trục đường cũng có, cả ở trên khu vực đường mòn biên giới. Chỉ cần thấy ít chiến sĩ xuống nhà ăn khi giờ ăn đến, hay một vài anh em ra khỏi cổng trạm... là chúng đã dùng di động, máy bộ đàm bắn tin để đám cửu vạn không "ăn hàng", hoặc nhanh chóng tẩu tán. Thành ra, mỗi khi đi phục kích chúng tôi luôn phải trông trước ngó sau, ngụy trang, thuê xe taxi... để đánh lừa "chim lợn"", trung úy Đặng Đình Bình kể.
    Từ tháng 10.2008 đến hết tháng 5.2009, Trạm kiểm soát biên phòng Cốc Nam đã bắt được 83 vụ vận chuyển lậu hàng hóa Trung Quốc qua biên giới, đồng thời phối hợp với lực lượng liên ngành bắt 62 vụ khác với tổng khối lượng hàng hóa lớn, chủ yếu là hàng chợ như máy xay sinh tố, quần áo, đèn tích điện, chiếu, chăn màn...
    Quang Duẩn




    Đủ mọi cách làm ta suy yếu về kinh tế !
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200923/20090606004739.aspx

    Mối nguy từ hàng Trung Quốc: Hàng lậu sống, doanh nghiệp sẽ chết!



    [​IMG]



    Tập kết hàng lậu ở bến xe Lạng Sơn - Ảnh: Hoài Nam

    Khi doanh nghiệp trong nước chật vật xoay xở ngay trên thị trường nội địa thì hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc lại ngang nhiên tràn vào giành giật thị phần và đánh bật hàng hóa của họ. * QLTT không thể đổ thừa do lực lượng mỏng!
    * Hai “nguồn” hàng lậu: Lạng Sơn, Móng Cái



    Ai để hàng lậu tác oai, tác quái?


    Vì là hàng nhập lậu nên chưa có một con số thống kê chính thức nào được công bố, nhưng rõ ràng số tiền mà người dân Việt Nam hằng ngày đã và đang bỏ ra để dung dưỡng hàng nhập lậu Trung Quốc chắc chắn không phải là nhỏ.
    Dưới góc độ kinh tế, hàng nhập lậu không chỉ làm méo mó thị trường mà còn triệt tiêu động lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Những tác hại mà hàng nhập lậu bày bán công khai mọi lúc, mọi nơi gây ra không cần phải bàn cãi; nhưng điều đáng nói là tại sao với bộ máy hoàn chỉnh, các cơ quan chức năng chống buôn lậu, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) lại có thể để cho hàng nhập lậu tác oai, tác quái như vậy?
    Đành rằng, với một đường biên giới dài và địa hình hiểm trở, việc kiểm soát hàng nhập lậu qua biên giới có khó khăn, nhưng không thể viện lý do đó để giải thích cho việc hàng nhập lậu ùn ùn chở đi tiêu thụ công khai, nhởn nhơ trên mọi nẻo đường. Những ai từng có dịp đi trên những chuyến xe có chở hàng lậu sẽ dễ dàng hiểu được tại sao hàng nhập lậu lại có thể dễ dàng vượt qua “tai, mắt” của các trạm kiểm soát. Hàng nhập lậu không chỉ nuôi béo tư thương mà còn làm giàu cho không ít kẻ thoái hóa, biến chất trong lực lượng chống buôn lậu.
    Đấy là một thực tế khiến mọi người dân yêu nước đều cảm thấy bất bình và đau lòng. Không bất bình sao được khi tiền thuế mà các doanh nghiệp và người dân nộp vào ngân sách nhà nước lại dùng để trả lương cho những kẻ dung túng, tiếp tay cho hàng nhập lậu tràn vào tàn phá lực lượng sản xuất trong nước. Kiểm tra và phát hiện hàng lậu đến một người dân bình thường còn có thể làm được chứ chưa nói đến lực lượng được đào tạo chuyên nghiệp hưởng lương từ tiền đóng thuế của dân. Bởi hiếm có nước nào như nước ta hàng nhập lậu lại được bày bán tràn lan một cách công khai, vô tư. Rõ ràng bộ máy chống buôn lậu của chúng ta đang hoạt động rất kém hiệu quả.



    Phải đồng lòng tuyên chiến


    Chuyện hàng nhập lậu từ Trung Quốc đã trở thành vấn nạn từ hàng chục năm nay nhưng có vẻ như các cơ quan chức năng vẫn chưa có lời giải. Có lẽ đã đến lúc mọi công dân Việt Nam cần phải vào cuộc, tuyên chiến với hàng lậu mới có hy vọng giải quyết triệt để vấn nạn này.
    Trước mắt, các lực lượng hải quan, *******, bộ đội biên phòng... cần đẩy mạnh hơn nữa việc truy kích các đường dây vận chuyển hàng nhập lậu. Để tránh tình trạng tư thương móc nối với lực lượng chức năng, cần thực hiện luân chuyển địa bàn thường xuyên đối với các lực lượng chống buôn lậu. Một mặt, các lực lượng QLTT cần đẩy mạnh kiểm tra liên tục đối với các quầy hàng có dấu hiệu buôn bán hàng nhập lậu; áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc nhất để răn đe các đối tượng tiêu thụ hàng gian. Mọi người dân cần ý thức được rằng, không thể vì cái lợi nhỏ nhoi trước mắt mà làm tổn hại đến cả nền kinh tế.



    Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN: QLTT không thể đổ thừa do lực lượng mỏng!

    Việc hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, trong đó có nhiều hàng không rõ xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, có nguyên nhân chính từ chính sách biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là ta lại không có một hàng rào kỹ thuật đầy đủ. Từ đó, hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam chẳng khác nào "đổ dốc" mà không gặp rào chắn, còn hàng của ta sang Trung Quốc thì như "leo dốc" đụng vật cản.
    Việt Nam cần tiến tới ký hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc để hạn chế hàng nhập lậu Trung Quốc. Vì nếu Trung Quốc xuất hàng hóa qua Việt Nam theo đường chính ngạch sẽ phải chịu nhiều loại thuế, điều này sẽ "đánh" vào "thành trì" giá rẻ của hàng Trung Quốc. Người dân trong nước sẽ suy nghĩ lại việc lựa chọn hàng Trung Quốc nếu không còn rẻ.

    “Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam chẳng khác nào "đổ dốc" mà không gặp rào chắn, còn hàng của ta sang Trung Quốc thì như "leo dốc" đụng vật cản” Bà Vũ Kim Hạnh Một biện pháp quan trọng khác là lực lượng QLTT phải thường xuyên kiểm tra, xử lý các mặt hàng nhập lậu trên thị trường. Không thể đổ thừa lực lượng mỏng, làm không xuể, thực sự cứ làm thường xuyên, ráo riết thì người bán phải chùn tay. Một thực tế là hiện nay hàng Việt Nam cứ treo bảng quảng cáo "sale-off" 70% là bị QLTT "hỏi thăm" vì cho là bán phá giá, trong khi hàng nhập lậu còn ghê gớm hơn nhiều việc doanh nghiệp trong nước giảm giá thì lại không kiểm tra rốt ráo. Như vậy, việc thi hành luật pháp đã không công bằng, mà lại không công bằng cho chính doanh nghiệp Việt Nam.

    Tôi cho rằng loạt bài chỉ ra những mối nguy từ hàng Trung Quốc của Báo Thanh Niên thời gian qua là rất cần thiết, cần làm mạnh hơn nữa để định hướng tiêu dùng và tạo thói quen không sử dụng hàng kém chất lượng, độc hại cho người tiêu dùng trong nước.

    T.Q.H - Phương Thanh (ghi)

    Mọi người dân cần ý thức được rằng, không thể vì cái lợi nhỏ nhoi trước mắt mà làm tổn hại đến cả nền kinh tế.
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200923/20090605001309.aspx

    Thu giữ nhiều tấn hóa chất Trung Quốc nhập lậu



    Lúc 9 giờ ngày 4.6, Đội Quản lý thị trường (QLTT) 5B thuộc Chi cục QLTT TP.HCM bất ngờ kiểm tra chi nhánh Công ty TNHH Tân Hùng Thái ở địa chỉ 284 Hải Thượng Lãn Ông, P.14, Q.5, TP.HCM, phát hiện và thu giữ 550 kg hóa chất các loại không có hóa đơn chứng từ, không ghi hạn sử dụng, không có nhãn, xuất xứ từ Trung Quốc.
    Cùng thời điểm trên, Đội QLTT H.Bình Chánh phối hợp với Đội QLTT 5B đột xuất kiểm tra kho hàng ở lô H1, đường số 1, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh (cũng thuộc Công ty TNHH Tân Hùng Thái) và phát hiện trên 100 tấn hóa chất các loại, gồm hóa chất thực phẩm và công nghiệp, nhiều bao bì và thùng hóa chất không ghi hạn sử dụng. Đặc biệt trong khi nhãn phụ ghi sản xuất trong nước thì nhãn chính lại ghi xuất xứ từ Trung Quốc. Lực lượng QLTT đã thu giữ 300 bao (tương đương 6 tấn) hóa chất không có nhãn mác. Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ Chi cục QLTT TP cho biết hiện vẫn chưa biết đây là hóa chất gì, trong khi chủ hàng khai là dùng trong nuôi tôm.
    Cùng ngày, Đội QLTT 3A tiến hành kiểm tra một số địa điểm trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7 gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Lợi Lợi (số 439, P.Tân Kiểng), Công ty TNHH thương mại Thành Lợi (địa chỉ 909) và kho hàng 398/12 (P.Tân Hưng). Đội trưởng Đội QLTT 3A cho biết trước mắt có 2.676 tấn phân bón các loại như ure, DAP, NPK... do chủ hàng chưa đối chiếu được hóa đơn chứng từ nên bị niêm phong chờ làm rõ. Trong đó, 25 tấn không có nhãn hiệu mà theo khai nhận của chủ hàng thì xuất xứ từ Iran. Còn căn cứ trên bao bì, các loại phân bón này có ghi xuất xứ từ Nga, Iran, Đài Loan và Trung Quốc.
    Cũng trong ngày 4.6, Đội QLTT 4A đã xuống hàng, kiểm tra 3 container hàng hóa mà đội này thu giữ vào ngày 21.5 tại địa chỉ 169 Nơ Trang Long, P.12, Q.Bình Thạnh. Số hàng quá hạn sử dụng chứa trong 3 container này bao gồm 2.630 bao (5 kg/bao) đựng hóa chất dạng viên đã hết hạn sử dụng năm 2008; 142 thùng (25 kg/thùng) hóa chất hương cam đục (Orange Emulsion) do Singapore sản xuất hết hạn sử dụng năm 2002 và năm 2007, nhưng nhãn phụ lại ghi hạn sử dụng đến 25.11.2009; 150 thùng hóa chất hương dứa (25 kg/thùng) hiệu Robertet đã hết hạn sử dụng tháng 4.2008 nhưng nhãn phụ ghi hạn sử dụng đến 20.6.2009; 250 thùng hóa chất hiệu SW003.300 hết hạn sử dụng tháng 3.2003, hiệu Chino 120307 hết hạn sử dụng từ tháng 9.2008 nhưng nhãn phụ ghi đến ngày 15.1.2010; 4 thùng màu thực phẩm (20 kg/thùng) hiệu Light Red Color hết hạn sử dụng từ năm 2007 nhưng nhãn phụ ghi đến ngày 25.11.2009; 32 thùng hương Apple Flavour (25 kg/thùng) do Singapore sản xuất hết hạn sử dụng từ năm 2003. Ông Nguyễn Thế Triệu, đại diện chi nhánh Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu An Phát (P.12, Q.Tân Bình), chủ lô hàng cho biết số hàng này được mua không hóa đơn chứng từ của một người ở gần Khu công nghiệp Sóng Thần vào tháng 4.2009.
    Nguyễn Đình Mười




    Dùng hương liệu hóa chất đã độc hại rồi , mà đây lại là hàng đã hết hạn từ lâu !


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...56/Khi-hang-Trung-Quoc-vuon-voi-khap-noi.html

    Khi hàng Trung Quốc vươn vòi khắp nơi


    TT - Thị trường TP.HCM luôn là “điểm trông ngóng” của các mối hàng Trung Quốc, đặc biệt hàng từ Quảng Châu. Lý do là khoảng cách địa lý làm lượng người “đi chợ” sang Quảng Châu không tấp nập như phía Bắc.

    >> Trung Quốc đưa hàng áp sát người tiêu dùng


    Thêm vào đó, các doanh nhân Hoa kiều tại khu Chợ Lớn không mấy mặn mà việc làm ăn với các chợ sỉ Quảng Châu, mà thường quan tâm nhiều hơn đến lượng hàng hóa từ Đài Loan hay Hong Kong.
    Vì thế, không ít tiểu thương Quảng Châu nhanh nhạy chạy sang Sài Gòn để tìm cách tiếp cận, bán hàng nhưng chỉ đang dừng lại ở mức nhỏ lẻ của những người đi buôn chuyến. Việc này cũng khá giống với nhiều công ty VN nhập hàng từ Trung Quốc về, chỉnh sửa thêm chút rồi bán ra thị trường với những nhãn mác của mình.


    Khi những doanh nghiệp Việt đang vật vã chống chọi để sinh tồn, hàng Trung Quốc vẫn tìm cách vùng vẫy tại thị trường miền Nam bằng cách tiếp cận trực tiếp với các đầu mối bán sỉ ở TP.HCM. Nếu trước đây các hoạt động này diễn ra theo đúng nghĩa đen của từ “đi chợ”, nghĩa là sang tận “sào huyệt” để chọn mua, lấy hàng thì giờ đây hoạt động biên mậu đã trở nên chuyên nghiệp và quy củ hơn hẳn với sự tham gia của những “tay chơi” chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp theo đúng nghĩa là những công ty đăng ký hoạt động chính thức tại Trung Quốc, thực hiện mọi nhu cầu hỗ trợ việc chuyển hàng từ Trung Quốc về VN với quy mô lớn hơn, đơn vị tính là container, với đủ mọi chính sách bảo hành khá rõ ràng. Các công ty này cũng vươn vòi của mình ra đơn vị đại diện tại Hà Nội và TP.HCM để phục vụ những doanh nhân biên mậu người Việt tốt hơn.
    Gần đây, một số tiểu thương Trung Quốc xuất hiện tại TP.HCM với hình thức mở cửa hàng, nhưng cũng được xem như mở tổng kho. Ở đó, hàng hóa bán linh hoạt theo giá sỉ, số lượng, mẫu mã vô cùng đa dạng sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng của khách.
    Tuy nhiên, chuyển động mới nhất là không ít doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính đang xúc tiến việc mua lại xưởng, nhà máy của doanh nghiệp VN để mở đường cho việc xâm nhập thị trường VN. Hàng hóa, nguyên vật liệu Trung Quốc lúc đó được dự báo sẽ tràn ngập thị trường trong nước. Cách thức này cũng giúp Trung Quốc tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tại chỗ của VN.
    Đến nay, sau khi chọn đối tác đại diện cho mình tại VN, trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba xác nhận VN là một trong tám thị trường trọng điểm mà họ giao dịch nhiều nhất. Nhưng nếu như lượng doanh nghiệp bán được hàng thông qua Alibaba được theo dõi sát sao và quảng bá một cách mạnh mẽ, thì lượng doanh nghiệp nhập hàng từ mạng lưới này về VN lại ít được nhắc đến. Theo chiến lược của đơn vị này, việc tuyển dụng những giám đốc và bộ phận kinh doanh rầm rộ tại khu vực phía Nam để tiếp xúc với các đối tác có nhu cầu nhập hàng từ Trung Quốc. Đội ngũ này hoạt động thật sự hiệu quả khi chỉ cần một quán cà phê thể hiện nhu cầu nhập bàn ghế từ Trung Quốc về thì họ cũng nhiệt tình hỗ trợ hết mức.
    Trung Quốc đã sẵn sàng cho việc phát triển thị trường của mình tại VN một cách vững chắc. Khi những hàng rào thuế quan, những hiệp định thương mại giữa hai nước phát huy tác dụng, thì lợi thế cạnh tranh ở sân nhà của doanh nghiệp Việt sẽ nhanh chóng yếu đi nếu thiếu sự chủ động trong việc làm ăn với Trung Quốc.
    KIÊN CHINH


    Có một kiểu xâm lược bằng hàng và hệ thống phân phối như thế !
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200924/20090610235751.aspx

    PSG.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ:


    Sản xuất trong nước không thể chịu nổi

    Buôn lậu trầm trọng từ lâu nay nhưng chúng ta gần như bất lực. Bất lực này xuất phát từ cách làm, cơ chế chính sách, kiểm tra kiểm soát... là không đủ. Chuyện chống buôn lậu của ta cần phải đặt lại vấn đề từ cơ bản về cách làm, kể cả toàn bộ chức năng của cái gọi là Cục Quản lý thị trường. Về lâu dài, phải thay đổi cơ chế, chính sách chống buôn lậu.

    Tác động của hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng Trung Quốc đến nền kinh tế của ta là cực kỳ lớn. Hàng lậu vào không chịu thuế nên bán giá rẻ có thể phá hoại nền sản xuất của Việt Nam. Những ngành sản xuất, nhập khẩu làm ăn đàng hoàng đều đóng thuế làm sao chịu nổi hàng lậu. Với tình hình hiện nay, doanh nghiệp trong nước chỉ bị động đối phó chứ không làm gì được trước hàng Trung Quốc kém chất lượng, nhập lậu tràn lan. Nhưng không phải là không có cách để đẩy lùi hàng kém chất lượng. Doanh nghiệp cũng phải cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Người bán hàng nên bán những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, không tiếp tay cho buôn lậu. Đồng thời phải nâng cao ý thức người tiêu dùng, mua hàng lậu chỉ lợi 1-2 đồng trước mắt nhưng sẽ làm hại nền kinh tế trong nước.

    Ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc):
    Trông đợi ở lòng yêu nước

    Trung Quốc có một chính sách biên mậu khôn ngoan khi chỉ khuyến khích biên mậu dùng đồng nhân dân tệ trong giao thương với Việt Nam. Chẳng hạn, họ mua mủ cao su của Malaysia bằng USD qua đường chính ngạch nhưng lại mua của ta bằng đường biên mậu với đồng nhân dân tệ.

    Trong tình hình hiện nay khi hàng hóa nhập lậu, kém chất lượng của Trung Quốc ngày càng nhiều ở Việt Nam, muốn kinh doanh tốt, doanh nghiệp trong nước cần phải biết tính toán và có nhiều phương án để ứng phó trong mọi tình huống. Như vậy mới có thể giữ vững thị trường nội địa, đồng thời đối mặt và cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc đang ngày càng xâm nhập mạnh vào nước ta. Làm gì để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng Trung Quốc? Bây giờ chỉ có cách dấy lên lòng yêu nước.

    N.Trần Tâm (ghi)

    Làm gì để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng Trung Quốc? Bây giờ chỉ có cách dấy lên lòng yêu nước.

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

Chia sẻ trang này