Tin kinh tế thị trường : Trung Quốc tìm mọi cách để phủ hàng hóa tại Việt Nam và mua lại các doanh n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Quang-Trung, 04/04/2012.

4413 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 23:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7331 lượt đọc và 121 bài trả lời
  1. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/2012040202033394CA55...xa-xi-pham.chn
    Hàng giả, lậu tập trung vào xa xỉ phẩm




    [​IMG]
    Chỉ trong quý I năm 2012, lực lượng QLTT TPHCM đã xử phạt các trường hợp vi phạm hành chính bao gồm tiền phạt, bán hàng tịch thu và truy thu phạt thuế trên 50,5 tỷ đồng.
    Theo tổng kết của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, số lượng hàng hóa vi phạm bị bắt giữ, xử phạt hành chính từ đầu năm 2012 đến nay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng xa xỉ phẩm.
    Chỉ trong quý I năm 2012, lực lượng QLTT đã xử phạt các trường hợp vi phạm hành chính bao gồm tiền phạt, bán hàng tịch thu và truy thu phạt thuế trên 50,5 tỷ đồng.
    Tổng số khối lượng hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm... tịch thu được gồm: 807.355 đơn vị sản phẩm; 113,83 tấn hàng hóa các loại gồm rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm, mỹ phẩm...
    Rượu giả, rượu nhập lậu vẫn tràn ngập thị trường
    Theo đại diện Chi cục QLTT TP.HCM, phần lớn hàng giả trên thị trường hiện nay là hàng tiêu dùng thông thường và hàng thời trang. Các sản phẩm này thường được gắn nhãn hiệu, logo, có hình thức bao bì tương tự thương hiệu của nước ngoài, nhưng giá bán rất rẻ. Có trường hợp doanh nghiệp mỹ phẩm đăng ký kinh doanh hợp pháp, có nhãn hiệu hẳn hoi, nhưng lại sản xuất hàng giả nhãn hiệu nước ngoài.
    Có đến 90% hàng giả, hàng nhái có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Việc vận chuyển hàng giả, hàng nhái qua các cửa khẩu biên giới càng phức tạp. Dân buôn lậu thường chia nhỏ số lượng hàng giả, hàng nhái và vận chuyển liên tục ngày đêm, khiến cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.
    Theo Trần Nhã
    Infonet

    90% hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc !
    Vậy các cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng hóa tại các cửa hàng bán sĩ và lẽ , các tổng kho do người Trung Quốc làm chủ tại Việt Nam chưa ?
    Cần phải kiên quyết ngăn chặn hàng giả , hàng lậu Trung Quốc , không để bọn chúng bóp chết nền kinh tế của chúng ta !

  2. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/20120402085849782CA55/dan-an-gi-cung-so.chn

    Dân ăn gì cũng sợ




    [​IMG]
    Từ chuyện chất kích nạc ở heo, dư luận đang lo lắng và bức xúc về nhiều loại hóa chất độc hại trong sản phẩm nông nghiệp hoặc sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
    Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng - chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam - cho biết: - Chất tạo nạc (đúng hơn nên gọi là chất kích nạc) là chất chứa thành phần độc hại có thể gây rung cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây ngộ độc nặng. Người chăn nuôi lại một phen điêu đứng vì bị người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm. Nguy hiểm ở chỗ ngay cả thuốc tăng trọng còn được quy định dừng việc sử dụng trước khi bán heo 14-15 ngày, chất kích nạc lại phải dùng đến tận sát ngày mổ thịt.
    Dừng thuốc sớm, heo có thể bị chết. Do đó, mức độ tồn dư của độc tố trong heo thịt không ai kiểm soát được, mức độ ảnh hưởng sức khỏe cũng không dễ gì xác minh. Cơ quan chức năng đang xúc tiến việc làm test phát hiện nhanh chất độc hại này trong thịt heo, nhưng đây là việc rất khó.
    Phải phân biệt rõ việc sử dụng chất kích nạc trái phép với việc chăn nuôi giống heo siêu nạc. Heo siêu nạc cần được khuyến khích vì đây là giống heo có được sau một quá trình lai tạo công phu và hoàn toàn hợp khoa học.


    [​IMG]
    Giáo sư Nguyễn Lân Dũng


    "Cơ quan quản lý của mình bảo sẽ kiểm soát heo dùng chất kích nạc tại chợ là không khả thi. Phạt một bà bán hàng thịt thì ăn thua gì, khi cái gốc của nó do người chăn nuôi, người sản xuất thức ăn, buôn bán và vận chuyển chất kích nạc... lại không kiểm soát nổi"
    Ông Nguyễn Lân Dũng
    * Nhiều người lo lắng không chỉ có chất kích nạc mà rất nhiều loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đe dọa an toàn thực phẩm vẫn đang lưu hành hằng ngày... - Rất đáng lo ngại khi hầu như cả nước đang bị nhiễm độc từ rau quả ở mức độ khác nhau bởi rất nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học. Nguyên nhân là do người trồng rau dùng cả các loại thuốc trừ sâu độc hại ngoài danh mục cho phép (có được qua đường nhập lậu), sử dụng quá liều lượng hoặc dùng đến tận lúc sắp thu hoạch...
    Nhiều nơi dùng nhiều phân đạm vô cơ sẽ dẫn đến việc tích lũy nitrat, nitrit với hàm lượng cao trong rau, nguy cơ lớn dẫn đến ung thư. Nước ngoài đã cấm dùng các loại clo hữu cơ, lân hữu cơ từ lâu nhưng các chất này vẫn bị nhập lậu, được bà con nông dân chuộng vì chúng rẻ, lại có khả năng diệt sâu nhanh. Thuốc trừ sâu sinh học diệt sâu trên cơ chế buộc sâu ngừng ăn, sau ba ngày sẽ bị chết đói, tuy rất an toàn nhưng bà con lại không ưa dùng.
    Bây giờ ra đường thấy người ta trưng biển “Cửa hàng rau sạch” mà hoang mang quá. Phân biệt rau sạch, có nghĩa mặc nhiên thừa nhận có nhiều rau bẩn ư? Rau để ăn đều phải là rau sạch chứ? Nhiều người tỏ ra thông thái khi đi chợ chọn rau có dấu hiệu bị sâu ăn lá, rốt cuộc cũng không loại trừ được khả năng mua phải rau tồn dư hóa chất độc hại.
    Đáng sợ hơn, người bán hàng còn trữ một lọ sâu, thỉnh thoảng rắc lên trên rau vài con để lừa người mua là rau an toàn. Thế mới có chuyện khôi hài người mua rau trả tiền xong lại bị người bán đề nghị “cho em xin lại mấy con sâu!”.
    Tôi đã được lãnh đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn một tỉnh đưa đi xem vùng rau an toàn. Tôi hỏi lấy gì bảo đảm thì nhận được câu trả lời: “Rất đơn giản, khi thu hoạch rau được sục rửa bằng khí ozon để hút hết thuốc trừ sâu ra”. Trời ơi, thuốc trừ sâu khi xâm nhập vào rau đã bị chuyển hóa ngay rồi, không cách gì hút ra được. Ozon có tác dụng diệt vi khuẩn không có bào tử, không khác nhiều so với dùng dung dịch thuốc tím (rẻ hơn rất nhiều).
    Nhiều bà nội trợ khoe sắm được máy ozon rửa rau quả cũng thế, cứ nghĩ có máy là sạch bay thuốc trừ sâu. Nhưng nói thật, dùng thuốc tím hay nước muối rẻ hơn và tiện hơn rất nhiều.
    * Thỉnh thoảng người dân lại giật mình vì ngành y tế phát hiện “chất phụ gia có nguy cơ độc hại” trong thực phẩm. Nhưng rồi chính nhà quản lý lại loay hoay không biết nên cảnh báo thế nào vì nhiều nước chỉ cấm sử dụng các chất này khi vượt ngưỡng cho phép nhất định. Người tiêu dùng Việt Nam dường như vẫn thiếu những chỉ dẫn cụ thể?
    - Câu chuyện về nước tương chứa chất 3-MCPD là một ví dụ. Các nước phải điều tra sự tiêu thụ của người dân để đề ra mức nguy hiểm. Canada, Phần Lan, Áo, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Mỹ, Úc, Liên minh châu Âu, Anh... đều có những khuyến cáo về mức tiêu thụ rất cụ thể. Còn chúng ta chưa có điều tra xem người Việt Nam chấm bao nhiêu nước tương mỗi ngày mà cấm hoàn toàn nước tương sản xuất bằng cách dùng axit thủy phân đậu tương (thường rất ngon vì có lượng đạm amin cao) là chưa thỏa đáng. Nước chấm là thứ gia vị của bữa ăn, không ai uống nước chấm mà chỉ chấm chút ít, nên phải điều tra rất kỹ trước khi bắt thay đổi cả công nghệ sản xuất.
    Cũng cần phải nói nước tương truyền thống ở các tỉnh phía Bắc cũng tiềm ẩn nhiều độc hại về độc tố nấm mà chưa thấy ai lên tiếng. Tương là quá trình lên men bằng xôi để mọc mốc và ngâm đậu tương đã rang xay, nhằm tạo men phân hủy chất bột trong gạo nếp và protein trong đậu tương.
    Tôi đã trực tiếp đến vùng có nghề làm tương cổ truyền nức tiếng miền Bắc. Nhìn nong xôi mọc mốc xanh - đỏ - tím - vàng đủ loại mà hết hồn. Để mốc sinh nhanh, người ta làm hết mẻ này đến mẻ khác mà không thèm giặt nong. Trong khi đó, biện pháp giặt sạch nong, loại trừ nấm mốc gây hại rồi dùng gói bào tử nấm (rất rẻ tiền) an toàn và có hoạt tính cao để cấy vào thì không ai sử dụng.
    Tôi kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học - công nghệ cần gấp rút cho kiểm tra rộng rãi các mẫu tương hiện nay xem có chứa độc tố aflatoxin hay không. Đây là loại độc tố nấm có thể gây ung thư do nấm Aspergillus flavus sinh ra. Nấm này rất khó phân biệt bằng mắt thường, kể cả dưới kính hiển vi. Nó nguy hiểm hơn nhiều lần so với chất 3-MCPD từng gây lo lắng cho người tiêu dùng.
    * Trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta, vấn đề nào còn bị bỏ ngỏ?
    - Đó là việc quản lý thực phẩm nhập khẩu. Tôi đã đi đến nhiều vùng cửa khẩu, nơi có cả đơn vị kiểm nghiệm thực vật và kiểm dịch động vật. Nhưng có tin được không khi người ta kiểm soát an toàn thực phẩm chỉ bằng một chiếc kính hiển vi. Để kiểm tra an toàn vi sinh vật, các độc tố, nếu giao cho một viện nghiên cứu cấp nhà nước có khi mất cả tuần mới xác định được. Đằng này bày chiếc kính hiển vi ra cho vui chứ làm sao “soi” được thực vật, động vật nhiễm vi sinh vật gì hay có thể sinh ra độc tố gì?
    Quay lại câu chuyện 2,5 tấn chất kích nạc được phát hiện tại Đồng Nai và các thuốc trừ sâu nguy hiểm. Khối lượng này không nhỏ như món hàng xách tay, quản lý ở cửa khẩu thế nào mà để “lọt lưới”?
    Nhiều nước đang phát triển cũng gặp khó khăn tương tự trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như nước ta. Họ cũng phải bận tâm về chất kích nạc. Nhưng người dân các nước phát triển hầu như được bảo đảm an toàn bằng cơ chế quản lý thực phẩm và dược phẩm chặt chẽ. Người vi phạm bị xử lý nghiêm, đủ để không dám và không thể tiếp tục vi phạm.

    Khó kiểm soát an toàn thực phẩm bằng test nhanh
    Các chất có thể gây độc hại trong thực phẩm gồm rất nhiều hợp chất hóa học khác nhau. Riêng các chất kích nạc thuộc nhóm ß-agonists đã bao gồm tới ba nhóm: Nhóm ß-agonists có tác dụng ngắn: thường dùng là salbutamol, terbutaline. Nhóm ß-agonists có tác dụng lâu dài: thường dùng là clenbuterol, formoterol, salmeterol. Nhóm ß-agonists kết hợp gồm có budesonide, fluticasone, inratropium...
    Việc kiểm tra, nhất là kiểm tra nhanh, các chất này không phải là chuyện đơn giản và dễ thực hiện. Với các chất phụ gia thực phẩm và nhất là thuốc trừ sâu hóa học cũng gồm rất nhiều hợp chất khác nhau. Việc phân tích đòi hỏi sử dụng các thiết bị sắc ký với các cán bộ có chuyên sâu về lĩnh vực này. Do đó, không dễ dàng gì để có thể kiểm soát một cách rộng rãi và nhanh chóng.
    PGS.TS Trần Đáng (nguyên cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế):
    Nên có cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm
    Việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại nước ta hiện nay rất không hợp lý, dù Luật an toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành. Ở các nước, khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm sẽ phải vào cuộc. Ở Mỹ có Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng thuộc Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm, ở Nhật là Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
    Trong khi đó, luật của Việt Nam rất rối, nào Bộ Công thương quản lý năm ngành hàng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý chín ngành hàng, còn Bộ Y tế lại quản lý vài mặt hàng rất phụ như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung đa vi chất...
    Việc phát sinh chất tạo nạc trong chăn nuôi trách nhiệm chính thuộc Bộ NN&PTNT, nhưng để đánh giá nó nguy hại đến sức khỏe thế nào không thể giao cho bộ này được. Theo luật thì Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm chăn nuôi, kể cả đến khi thịt được ăn vào người là không ổn.
    Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương chỉ có thể chịu trách nhiệm về sản phẩm của ngành mình ở khâu sản xuất, chế biến, còn khi đã là thành phẩm để ăn được rồi thì trách nhiệm quản lý phải thuộc về Bộ Y tế.
    Theo kinh nghiệm của các nước, cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm. Khi có vấn đề, Bộ Y tế có thể truy tìm căn nguyên, nếu sự cố nằm từ khâu chăn nuôi sẽ yêu cầu Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm, chấn chỉnh toàn bộ quy trình chăn nuôi.
    Tuy nhiên, theo cơ chế này, một đòi hỏi bắt buộc là Bộ Y tế phải sẵn sàng lên tiếng, chứ không thể lặng lẽ làm ngơ vì nghĩ bất ổn nằm ở bộ khác, không thuộc trách nhiệm của mình.
    NGỌC HÀ ghi
    Theo Ngọc Hà
    Tuổi trẻ
  3. vitaminx

    vitaminx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    234
    Bệnh thật.
  4. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Khựa bẩn, tảy chay khựa trên mọi lĩnh vực.
  5. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130

    Người Vn chỉ thích ăn nhanh , ăn nhiều ,,,ai đi sản xuất làm gì
    Ai đi nghiên cứu làm gì cho mất công
  6. nghela9

    nghela9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    665
    Thịt lợn siêu nạc là do ăn thuốc từ Trung quốc sản xuất đó
  7. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://danang.megafun.vn/tin-tuc/xa-...et-Nam-195666/

    [​IMG]Trung Quốc tận thu tre Việt Nam

    Xuất bản: 08:22, Thứ Năm, 05/04/2012, [GMT+7]

    Sau khi tận thu hàng loạt hàng nông sản nước ta, đến lượt tre Việt Nam cũng bị các doanh nhân Trung Quốc tận thu một cách triệt để.
    Hiện các doanh nhân
    Trung Quốc đang lùng sục, mua tất cả loại tre từ non đến già của Việt Nam về để làm tăm, đũa rồi xuất khẩu… trở lại nước ta với giá rẻ.

    Nhiều chuyên gia cảnh báo, việc Trung Quốc tận thu cả tre non, khiến người dân khai thác quá mức sẽ không khác nào tàn phá rừng.

    Theo Ngọc Lê
    Dân Việt


    Một chiêu thức tấn công mới : vừa phá hoại môi trường , vừa lũng đoạn kinh tế !

    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://giacaphe.com/28564/trung-quoc-tan-thu-tre-viet-nam-lam-tam/
    Trung Quốc tận thu tre Việt Nam làm tăm

    Thứ Năm, 5 Tháng Tư 2012, 20:13 GMT+7Chữ lớnChữ nhỏPhản hồi (1)

    Từ năm 2010, việc thương nhân Trung Quốc tận thu tre nguyên liệu rồi xuất khẩu tăm giá rẻ vào Việt Nam như đã nói trên đã khiến doanh nghiệp trong nước lao đao.
    Xem thêm: > Ào ạt mua lá vải thiều để xuất khẩu?
    Hàng ngàn tấn tre nguyên liệu không kể non hay già đã được thương lái Trung Quốc tận thu tại các vùng trồng tre vào năm 2010, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Tăm tre Bình Minh (Hà Nội), cho biết. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tre trong nước như tăm tre, đũa tre… khi ấy đã rơi vào tình cảnh đói nguyên liệu.
    Cùng thời gian trên, báo Hải quan đưa tin, 1.118 tấn tăm tre được nhập qua các cảng vào Việt Nam, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan. Các doanh nghiệp trong nước lúc này lại đau đầu với một khó khăn khác: tìm đầu ra cho sản phẩm khi phải cạnh tranh khốc liệt với tăm tre nhập khẩu giá rẻ.
    Mất cả đầu vào lẫn đầu ra

    Hơn 10 năm trước, Bình Minh đã nhập máy móc trị giá 5-6 tỉ đồng và đầu tư xây nhà xưởng chế biến ngay tại các vùng có nguyên liệu. Thời điểm năm 1998, Bình Minh cùng các doanh nghiệp trong nước đã chiếm lĩnh thị trường, tăm Trung Quốc hầu như không xuất hiện ở Việt Nam. Tăm tre Việt Nam còn xuất sang Malaysia, Ấn Độ, Đông Âu…
    Từ năm 2010, việc thương nhân Trung Quốc tận thu tre nguyên liệu rồi xuất khẩu tăm giá rẻ vào Việt Nam như đã nói trên đã khiến doanh nghiệp trong nước lao đao.
    Trong khi giá mua nguyên liệu của Bình Minh là 19.000 đồng/kg và giá bán tăm ra thị trường là 35.000 đồng/kg thì giá tăm Trung Quốc khi đó chỉ 19.000 đồng/kg. Không ít doanh nghiệp đã chuyển từ sản xuất sang nhập tăm ngoại về dán nhãn của mình để bán kiếm lời. Tăm ngoại nghiễm nhiên được bày bán trên các kệ của siêu thị, chợ, điểm bán lẻ, trực tiếp cạnh tranh với tăm nội.


    [​IMG]

    Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ tre đã rơi vào cảnh đói nguyên liệu

    Ông Vũ Ngọc Quỳnh, Giám đốc chi nhánh TP.HCM của Công ty Tăm tre Á Đông, cho biết trong khi tiểu thương mua tăm trong nước về bán lẻ chỉ lời được 20%, bán tăm nhập khẩu có thể lời tới 50%. Từ khi có tăm nhập khẩu, lượng tăm tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 60-70% chỉ tiêu đặt ra.
    Tại Bình Minh, tình hình bi đát hơn khi công nhân của 4 xưởng sản xuất phải nghỉ gần hết. Từ 274 người, nay cả giám đốc, công nhân chỉ còn 23 người. Thậm chí, Bình Minh phải bán cả dàn máy 280 triệu đồng để có tiền trả lương công nhân. Doanh nghiệp này gần như phá sản khi chưa kịp hoàn vốn.
    Hiện nay, Bình Minh chỉ hoạt động cầm chừng, chờ thời cơ. Lãnh đạo doanh nghiệp này không còn chút hứng khởi nào khi chia sẻ với báo chí về tình hình kinh doanh.
    Tìm hướng đi mới

    Hiện nay, diện tích tre nứa trên toàn quốc đạt gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng cả nước). Ngành trồng và sản xuất các sản phẩm từ mây tre đang là công việc kiếm sống của hơn 1 triệu người.
    Thế nhưng, với việc doanh nghiệp Trung Quốc tận thu cả tre non, vùng nguyên liệu sẽ bị tổn hại lâu dài. Lãnh đạo Công ty Tăm tre Bình Minh cho hay, nếu tre chưa già đã bị chặt, ít nhất 6 tháng sau măng mới mọc và phải đợi cả năm mới có tre già làm nguyên liệu sản xuất.
    Đó là chưa kể, trồng tre cũng là trồng rừng, có tác dụng bảo vệ môi trường, khí hậu. Khai thác tre quá mức cũng không khác nào tàn phá rừng.
    Đã đến lúc, các doanh nghiệp trong nước phải tìm cho mình hướng đi mới, chủ động hơn về nguyên liệu. Hiện nay, đã có doanh nghiệp sản xuất tăm nhựa thay cho tăm tre, như Công ty Công nghiệp Việt Úc. Bà Võ Anh Đào, Giám đốc Công ty cho biết, nguyên liệu làm tăm là nhựa nguyên sinh, không độc hại và đã được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 kiểm nghiệm. Nguồn nguyên liệu này có sẵn trong nước và rất dồi dào.
    Mới tung ra thị trường từ năm 2010 nhưng tăm nhựa của Việt Úc đã được khách hàng có thu nhập cao đón nhận. “Những ai đã dùng sản phẩm này đều hài lòng và tiếp tục sử dụng”, bà Đào cho biết.
    Hiện nay, tăm nhựa của Công ty đã được bày bán ở các siêu thị. Có đơn vị còn ngỏ ý đặt hàng xuất khẩu. Bà Đào cho biết, doanh thu quý I/2012 của Công ty đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ. Dự đoán doanh thu cả năm 2012 sẽ tăng trên 200% so với năm 2011 do Công ty đang khai thác thêm các kênh bán hàng và xuất khẩu sang nước ngoài.
    Có thể tăm sẽ tìm được lối thoát theo những cách như vậy. Tuy nhiên, vấn đề là chuyện thừa vẫn nhập và thiếu vẫn xuất đã quá quen thuộc ở Việt Nam. Vẫn còn đó các nghịch lý tương tự như nhập muối trong khi diêm dân không bán được hàng, nhập đường trong khi hàng ngàn tấn mía nguyên liệu bị ngập úng vì không có người mua…
    Theo Nhịp cầu đầu tư


    Rõ ràng việc tranh mua tre VN giá cao rồi bán tăm giá rẻ sẽ làm các doanh nghiệp Trung Quốc lỗ !
    Vậy tại sao họ chịu lỗ để làm ?

    Nếu không phải là được nhà nước Trung Quốc trợ giá , ưu đãi thuế để đánh kiệt quệ kinh tế Việt Nam , thông qua việc làm phá sản các doanh nghiệp Việt ?

    Âm mưu này không khó để nhận ra ! [r23)][r23)][r23)]
  9. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://vtc.vn/1-297798/kinh-te/thuoc-bo-tu-thit-nguoi-duoc-lam-the-nao.htm

    Thuốc bổ từ thịt người được làm thế nào?

    Kinh tế | Xem thêm ảnh



    Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô.

    Tin liên quan
    » Chuyện không thể tin: Thuốc bổ làm từ thịt người


    Sau khi phát đi thông tin thuốc con nhộng do các nhà máy ở Trung Quốc sản xuất làm từ xác trẻ sơ sinh, đài truyền hình SBS TV của Hàn Quốc tiếp tục tiết lộ thêm nhiều tài liệu gây sốc. Theo đó, có cả một quy trình để làm ra những viên 'thuốc bổ' từ thịt trẻ em chết sấy khô này.

    Chi tiết việc sản xuất thuốc con nhộng do nhóm phóng viên SBS thực hiện được đăng trên website tin tức công nghệ Gizmodo. Các phóng viên Hàn Quốc đã bí mật điều tra sau các tin đồn nói rằng có nhiều công ty Trung Quốc đang sản xuất thuốc làm từ thi thể những đứa trẻ bị chết. Theo kết quả kiểm tra của các nhà khoa học, có tới 99,7 % thành phần chứa trong thuốc phù hợp với ADN của con người.

    [​IMG]

    Kết quả kiểm tra từ các nhà khoa học cho thấy, có tới 99,7 %
    thành phần chứa trong thuốc phù hợp với ADN của con người.
    Ảnh: Gizmodo.


    Tài liệu của nhóm phóng viên trên còn chỉ ra "nguyên liệu" sản xuất thuốc lấy từ những ca nạo phá thai hoặc đẻ non. Sau đó, "rác thải y tế" được xử lý qua quá trình sấy khô trong lò vi sóng để chế thuốc. Các phóng viên Hàn Quốc khẳng định thành phẩm còn tươi đến nỗi giới tính của cơ thể đứa trẻ vẫn được nhận ra.

    Nhóm này quyết định lần theo các tin đồn và tìm ra sự thật đằng sau những thông tin gây sốc đó. Giai đoạn đầu của cuộc điều tra, phóng viên tìm đến một bệnh viện lớn chuyên bán di hài cho các công ty dược phẩm. Tại đây họ phát hiện ra một luật ngầm, nếu có ca sơ sinh nào tử vong, công ty dược sẽ được gọi đến để giải quyết. Nhóm SBS TV cũng tìm thấy nhiều bằng chứng của việc sản xuất "thần dược" này.


    Theo mẩu tin phát tuần trước, các công ty dược sẽ giữ những đứa trẻ bị chết trong tủ lạnh thông thường của gia đình để không bị phát hiện. Khi cần dùng, họ sẽ đưa các thi thể ấy vào lò vi sóng dùng cho y tế.



    [​IMG]
    'Rác thải y tế' ấy được xử lý qua quá trình sấy khô trong lò vi
    sóng để chế thuốc. Ảnh: The New American.


    Sau khi sấy khô, xác được nghiền ra và trộn với thuốc bột trước khi đóng vào con nhộng. Bài viết trên Gizmodo giải thích rằng lời đồn về công nghiệp sản xuất thuốc từ trẻ em chết không có gì mới mẻ.
    Thực tế, suốt nhiều năm qua đã có không ít phóng sự và video đề cập tới vấn đề này. Trước đó, một số báo đã đưa tin cảnh sát ở phía Tây Nam Trung Quốc phát hiện 28 trẻ là nữ được giấu trong vali mang lên xe buýt. Tờ Beijing News đưa tin, một trong số những đứa trẻ ấy chết khi cảnh sát kiểm tra. Chiếc xe bị dừng lại tại trạm thu phí ở Bingyang, tỉnh Quảng Tây. Các nhân viên luật pháp ở Bingyang cho hay họ đã bắt giữ 20 nghi phạm trong đó có các hành khách xe buýt.
    Những đứa trẻ được tìm thấy trên xe được cho rằng vừa mới sinh hoặc khoảng ba tháng tuổi. Giới chức tiết lộ, bằng chứng cho thấy bọn trẻ bị tiêm thuốc để không khóc.

    27 đứa trẻ còn lại trên được đưa tới trường Weisheng ở quận Nanlin gần đó. Một cảnh sát tiết lộ: "Có thể bố mẹ bọn trẻ đã bỏ chúng. Chính sách kế hoạch hóa gia đình rất khắt khe và chắc những cặp vợ chồng ấy bị vỡ kế hoạch vì thế họ bỏ con để khỏi phải nộp phạt".


    Theo Ngôi sao


    Trời tru đất diệt bọn ăn thịt người !
    Chính từ đó mà có siêu xe !
    Chính từ đó mà có những tỉ phú đô la !

    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]


    Lạy chúa tôi !

    Nam Mô A Di Đà Phật !

    Xin hãy phù hộ cho những linh hồn bé bỏng được siêu thoát ... :((:((:((
    Và hãy trừng phạt bọn quỷ dữ đội lốt người này dưới chín tầng hỏa ngục !

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    Phải chăng trong số đó có những đứa trẻ bị bắt cóc từ Việt Nam ? [-)
    Trẻ con cùng nòi giống chúng còn giết để làm " thần dược " thì trẻ con Việt Nam chúng tha à ? :-??

    Hỡi các bậc cha mẹ , hãy lưu tâm hơn đến con cái của mình !

    :-w:-w:-w:-w:-w

Chia sẻ trang này