tin mới về VSH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi em_vo_tu, 13/07/2010.

3654 người đang online, trong đó có 401 thành viên. 08:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 15771 lượt đọc và 266 bài trả lời
  1. giacatlangd

    giacatlangd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    30
    nay múc 20k hết tiền rồi mai dùng đòn gánh vậy
  2. giacatlangd

    giacatlangd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    30
    tất tay chưa ccác bác???????vỡ mồm chưa
  3. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Đầu tư giá trị em này là ok, thị trường bây giờ thật là nguy hiểm.
  4. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Khẩn thiết đề nghị tăng giá điện thêm 50%
    Cập nhật lúc 10:16, Thứ Tư, 11/08/2010 (GMT+7)
    ,

    - Nếu không tăng giá điện thì các công trình điện trong Qui hoạch 6, Qui hoạch 7 sắp tới sẽ khó thành công. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã kiến nghị tới Thủ tướng cần tăng giá điện từ 5 cent/kWh hiện hành lên mức 8cent/kWh và xoá bỏ giá điện bậc thang.



    Đề nghị áp dụng mức giá 8cent/kWh vào năm 2011
    Theo bản kiến nghị này, Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) đã đề xuất hai loại giá điện. Thứ nhất là, giá điện có hỗ trợ của Nhà nước (50kWh đầu tiên). Nhà nước thiết lập một mức giá bán hợp lý (thấp hơn giá thị trường để bán cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cán bộ hưu trí, cán bộ công nhân viên hưởng lương không có thu nhập khác và học sinh, sinh viên…
    [​IMG]Giá điện thấp gây khó khăn cho đầu tư vào ngành điện (ảnh: theo hanoipc)

    Thứ hai là giá điện theo thị trường. Các hộ sử dụng điện có mức sống trung bình trở lên áp dụng giá bán điện theo thị trường (mức giá 7-8 cent/kWh).

    Song hành với cơ chế giá điện này, Hiệp hội năng lượng cho rằng, cần thành lập 1 tổng công ty quản lý giá điện cho hộ nghèo và giá điện phục vụ công ích xã hội và trực thuộc EVN.

    VEA cho rằng, sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn, bảng giá điện bậc thang đã bộc lộ những bất cập, bởi 50 kWh đầu tiên không chỉ người nghèo, các hộ chính sách được hưởng mà cả người có thu nhập cao, kể cả người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng hưởng lợi từ cơ chế giá này, gây lãng phí trong sử dụng điện.
    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đặt ra, kể từ năm 2011, Chính phủ cần phải tăng giá điện ở mức 8 cent /kWh mặc dù, mức giá này vẫn thấp hơn giá điện trong khu vực, với cơ cấu giá nhiên liệu đầu vào ở mức 100 USD/tấn than như hiện nay).
    Đồng thời, Chính phủ cần điều chỉnh giá khí bán cho điện theo biến động của giá dầu; giá than bán cho điện, cũng như các hộ xi măng, giấy, phân bón… ở mức thấp hơn giá xuất khẩu (tối đa là 10%) trong năm 2011.
    Đây là giải pháp duy nhất để khắc phục lâu dài tình trạng thiếu vốn cho ngành năng lượng. Theo VEA, các tập đoàn năng lượng Việt Nam hiện nay đều đang phải bán các sản phẩm của mình chưa theo đúng cơ chế thị trường.
    Tăng giá để gỡ khó cho bài toán vốn
    Các Tập đoàn này cho rằng, trong nhiều năm qua Việt Nam duy trì giá điện quá thấp (dưới 5 cent/kWh) và không theo đúng quy luật thị trường, nên không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành điện.

    Còn các tập đoàn kinh tế trong nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn than- Khoáng sản (TKV), Tổng công ty Sông Đà kinh doanh điện năng với tỷ suất lợi nhuận quá thấp không đủ cân bằng tài chính cho tái đầu tư, kể cả việc vay vốn cũng rất khó khăn.

    Theo VEA phân tích, giá bán điện thấp, nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy điện của EVN, tỷ suất lợi nhuận quá thấp giao động từ 2 - 3%/năm.
    Trong 6 tháng đầu năm 2010, điện sản xuất của EVN là 27,59 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 60%), mua các nguồn ngoài (kể cả nhập khẩu từ Trung Quốc) là 18,36 tỷ kWh (chiếm tỷ trọng 40%), với giá từ 990,1- 1.158,4 VNĐ/kWh.
    Sau khi cộng thêm chi phí truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2010 là 315,7 VNĐ/kWh, so với giá bán lẻ điện bình quân năm 2010 là 1.058 VNĐ/kWh, thì trong 6 tháng đầu năm 2010 EVN đã lỗ trên 3.000 tỷ đồng.
    Đối với các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn tỷ giá ngoại tệ tăng cao.
    Ví dụ, khi Sông Đà ký hợp đồng mua bán điện với EVN với giá 3,9 cent/kWh, tỷ giá bình quân là 16.710 VNĐ/USD, nhưng đến nay tỷ giá khoảng 19.100 VNĐ/USD, thì giá điện chỉ tương đương 3,3 cent/kWh. Theo đó, 1 kWh đã mất đi 0,6 cent/kWh (tương đương 114,6 VNĐ).
    Bên cạnh đó là chênh lệch thuế tài nguyên, trên cơ sở giá bán điện theo hợp đồng đã ký với EVN và giá điện theo các quyết định của Bộ Tài chính, chênh lệch tới 8,12 VNĐ/kWh. Cộng các chi phí bảo dưỡng, tiền lương…,1 kWh bán cho EVN, Tập đoàn Sông Đà mất đi khoảng 1,1 cent, vì giá điện thực tế chỉ còn 2,2 cent/kWh.
    VEA cảnh báo, nếu chúng ta không điều chỉnh giá điện hợp lý, thì các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VI, và Quy hoạch điện VII đang lập cũng khó có thể thành công.
    Bởi thực tế lợi nhuận có được hàng năm của EVN không đáp ứng được 1/3 nhu cầu đầu tư vào các dự án.
    Với các tập đoàn như PVN, TKV, Sông Đà… có các dự án nguồn điện sẽ đưa vào vận hành kể từ sau năm 2012 sẽ không biết lấy từ nguồn nào để bù lỗ, bởi các dự án nguồn điện này đang đầu tư với suất đầu tư 1.350~1.450 USD/kW, trong đó có nhiều dự án sử dụng nguồn than nhập khẩu từ nước ngoài với giá rất cao.
    Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, nguồn vốn vay từ quốc tế cho đầu tư phát triển năng lượng như một sự lựa chọn bắt buộc, nhưng nếu giá điện ở mức 5 cent/kWh sẽ khó thu hút các nhà đầu tư, bởi mức giá có lãi phải từ 7-8 USc/kWh.
    Giá điện thấp còn là rào cản không kích thích đầu tư vào ngành điện. Trong hơn một thập kỷ qua (từ năm 1997 đến nay) nước ta không có thêm một dự án BOT nước ngoài nào đầu tư.
    Theo Quy hoạch điện VI có 11 dự án đầu tư theo hình thức này, nhưng chủ đầu tư chào giá rất cao so với giá bán lẻ điện hiện hành (5,7-5,8 cent/kWh), nên việc đàm phán mua điện gặp rất nhiều khó khăn.
    Kết quả là đến nay chúng ta mới thoả thuận về nguyên tắc hợp đồng mua điện ở 2 dự án BOT là Mông Dương 2 và Hải Dương. Hai dự án này sẽ đưa vào vận hành giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh.
    Ngoài kiến nghị về giá điện, VEA còn đề nghị Chính phủ tăng giá than cho điện, giá khí theo đúng thị trường, cũng nhằm gỡ khó bài toán vốn cho TKV và PVN.
    • Phạm Huyền
  5. vanlt82

    vanlt82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay khách hàng cứ hỏi mua gì, bí quá tớ xui mua VSH, cầu trời cho nó đừng có xuống nữa là được! Khi nào nó trả cổ tức bà con nhỉ!
    YM: miumiu82neu
    Sky: vanlt82
  6. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.192
    Không chỉ có VSH nhà em tăng đâu nhé ngoài ra còn NLC,HJS,SJD,RHC, TBC,... nói chung là thuỷ điện được hưởng lọi
    Các cụ CHú ý : cpí thuỷ điện (10-25% ) trên giá bán hiện tại Nếu giá điện tăng 50% Thì lợi nhuận tăng 100%
    REE quả là có tầm nhìn dài hạn (đăng kí mua thêm 2.000.000 CP TBC
  7. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Đâu có đơn giản mà REE mua 5tr TBC
  8. kieplamvip

    kieplamvip Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    0
    oi^.^ sao TBC nude ma` VSH cu' va`ng hoa`i vay ne`h!!! haiz!!!
  9. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.192
    TBC nếu xét về khấu hao ( đã khấu hao gần hết ) VSH quá bán
    TBC lúc này có yếu tố VHoá TBC
    VSH vừa chia tách ( NDT có ác cảm )
    Nước ngoài bán ròng ( Vì hị chỉ nhìn thấy P=8%=CPI )
    VSH thanh khoản hơn ,giá thấp hơn ...
    Nêu so sánh thì mỗi em có cái hay riêng (hãy nghiên cứu nếu Trung và dài hạn )
  10. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.192
    Có một điều mà các cụ đang lăn tăn về VSH là cổ phiếu bị pha loãng do phát hành 2009 10/5
    Nhưng sự thực không bị pha loãng như các doanh nghiệp khác vì :
    _Dự án Vĩnh sơn 3 =30MW cần số vốn là 30x 25tỷ =...... hoàn thành vào 2011
    _Dự án Vĩnh sơn 2 =100MW cần vốn 100x 25 tỷ =....hoàn thành 2012
    _Dự án đồng cam 120 MW cần vốn 120x 25 tỷ =... hoành thành 2013
    _Dự án thượng con tum 220MW vốn cần 220x 25tỷ =....hoành thành 2014
    Các dự án trên đã khởi công theo đúng tiến độ vì VSH đang dư tiền ....
    Điều cần chú ý ở đây là số cphiếu phát hành thêm 2009 10/5 là hạch toán vào công trình mới hiện đang năm ở phần chi phí XDCB dở dang vì thế cổ phiếu VSH không hề pha loãng
    Tổng dự án là 470 MW gấp 3,5 lần công suất 2 nhà máy hiện tại 136 MW
    Số vốn còn thiếu trước mắt phát hành 1000tỷ trái phiếu khi cần đến

Chia sẻ trang này