tin mới về VSH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi em_vo_tu, 13/07/2010.

2300 người đang online, trong đó có 113 thành viên. 06:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 15542 lượt đọc và 266 bài trả lời
  1. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.139
    Bác cho em cai link tin kia nhé!
    [r2)]
  2. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.139
    Có link không bác ui!

    Lên đầu tư ck em kiếm không thấy
  3. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
  4. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12

    link cho pác đây

    http://smartfinance.vn/smartfinance/tin-tuc-chung/11279-vsh-cho-hop-dong-ban-dien-moi-voi-evn.html
  5. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    các cổ đông VSH cần chú ý:
    Trong thời gian qua giá cổ phiếu các ngành điện rớt giá khủng khiếp, tạo hoan mang cho các cổ đông vì vậy các cổ đông này đã lập đàng cầu mưa, cầu gió nhằm đem nước về cho thuỷ điện. Do số lượng cầu mưa, cầu gió quá đông không đã tạo ra cơn báo Côn Sơn.
    Vì vậy mong các pác thật là hạn chế lập dàng cầu mưa, cầu gió.

    Sáng nay, bão Côn Sơn mạnh cấp 12 vào biển Đông
    TT - Theo ông Bùi Minh Tăng, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhiều khả năng sáng nay (14-7) bão Côn Sơn sẽ vào khu vực bắc biển Đông và gây ra gió giật đến cấp 14-15.
    Dự báo bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km.
    [​IMG]

    Trưa nay (14-7), bão Côn Sơn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630km về phía đông đông nam.
    Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (từ 118-133km/giờ), giật cấp 13-14. Cũng theo ông Tăng, sau khi vào biển Đông, nhiều khả năng bão Côn Sơn di chuyển hướng về đảo Hải Nam (Trung Quốc).
    Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng bão sẽ tiến về phía đất liền VN nên phải hết sức đề phòng.
  6. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
  7. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12

    EVN đòi tăng giá điện (7/7/2010 8:41 )

    EVN đòi tăng giá điện (7/7/2010 8:41 ) [​IMG]Nếu không ảnh hưởng bởi mất điện, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 6 tháng đạt trên 5 tỉ đô la Mỹ chứ không dừng lại ở con số hơn 4,8 tỉ như thực tế.Tình trạng cúp điện đã và đang diễn ra hiện nay đã gây thiệt hại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Thế nhưmg, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) một phần vừa nhận lỗi về mình, một phần lại gây sức ép khi cho rằng nếu Chính phủ không điều chỉnh tăng giá bán điện, tình hình cúp điện sẽ vẫn còn tiếp tục.
    Mất điện, nặng thêm vấn đề lao động
    Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Vũ Đức Giang tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2010 của Bộ Công Thương diễn ra sáng ngày 6-7 khẳng định, nếu không ảnh hưởng bởi tình hình mất điện, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm đạt trên 5 tỉ đô la Mỹ chứ không dừng lại ở con số hơn 4,8 tỉ như thực tế.
    Ông Giang cho hay, tính chung trong tập đoàn, số ngày mất điện trung bình trong các tháng 5 và 6 vừa qua là 6,7 ngày/tháng. Ngành điện cắt điện liên tục và không báo trước nên gây thiệt hại cho các đơn vị mà thiệt hại nặng nhất là các doanh nghiệp nhuộm. Một mẻ nhuộm từ 3-10 tấn, với công nghệ nhuộm liên tục như hiện nay, nếu đang nhuộm dở mà mất điện là coi như bỏ luôn cả mẻ, không thể khắc phục được.
    Trong khi đó, các doanh nghiệp may lại chịu ảnh hưởng về giao hàng. Theo ông Giang, nếu như cách đây 2 năm, thời gian giao hàng phía đối tác quy định thường là 36 ngày thì nay đã giảm xuống còn 17-18 ngày. Cúp điện khi lịch làm hàng đã kín khiến các doanh nghiệp phải chuyển sang làm ca đêm và chủ nhật.
    “Chi phí sản xuất cho công nhân làm ca đêm tăng 4 lần so với ban ngày. Còn nếu làm Chủ nhật, chỉ cần công nhân mình thật thà khai với khách hàng Mỹ vào đánh giá thị trường một tháng làm 3 ngày Chủ nhật là ngay lập tức doanh nghiệp bị đối tác cắt đơn hàng ngay với lý do vi phạm luật lao động”, ông Giang nói.
    Tuy nhiên, cũng theo đại diện Vinatex, quan trọng hơn, việc làm đêm hay Chủ nhật đang làm gia tăng thêm vấn đề thiếu hụt lao động của ngành dệt may vốn đã rất căng thẳng trong thời gian qua. “Nếu phải làm ca đêm một tuần, sau khi lấy lương xong là công nhân bỏ việc ngay lập tức. Đã thiếu lại càng thêm thiếu”, ông Giang than thở.
    Ông Trần Xuân Hòa, Tổng giám đốc tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói rằng, vì mất điện, TKV đã phải đổ đi 5.000 tấn sản phẩm thô (chưa qua luyện) trong thời gian qua do không thể luyện tiếp được. Chưa hết, những lúc công nhân đang trong hầm lò, điện mất đã khiến công nhân rất vất vả khi phải leo trở lên với đoạn đường 1-2 km ở độ dốc 22 - 24 độ.
    Đòi tăng giá bán điện
    Ông Đào Văn Hưng, Chủ tich Hội đồng quản trị EVN trong phần trình bày tham luận của mình đã cho rằng, cốt lõi của vấn đề của tình trạng thiếu điện hiện nay là do giá bán điện tại nước ta thấp, làm kiệt quệ các nhà làm điện và không thu hút được các nhà đầu tư mới.
    Theo ông Hưng, trong 3 năm qua ngành điện không khởi động được nhà máy nào vì không huy động được vốn. Ví dụ như nhà máy thủy điện Lai Châu, đã chuyển nhân công, thiết bị từ thủy điện Sơn La lên nhưng không vay được 3.600 tỉ đồng vốn xây dựng. Trong khi đó, nhiều năm nay, trừ 2 dự án điện đầu tư theo hình thức BOT, ngành điện không tìm được nhà đầu tư nước ngoài do “giá bán điện mâu thuẫn với GDP”. Ở Việt Nam, giá bán điện là dưới 5 cent/kwh, khoảng 1.100 đồng, thấp hơn nhiều nước.
    “Cách đây 5 năm, tôi tiếp đoàn các nhà đầu tư tìm hiểu về ngành điện. Sau khi tham quan, họ đã nói với tôi rằng, họ đến để đầu tư kinh doanh chứ không phải đi làm từ thiện vì giá điện chúng ta quá thấp” - ông Hưng kể.
    Vì vậy, ông Hưng cho rằng, Chính phủ cần chấp nhận đề nghị của ngành điện, điều chỉnh giá bán để thay đổi tình hình. “Đến năm 2012, tình trạng thiếu điện như năm nay sẽ tiếp tục tái diễn vì không có nhà máy nào có thể cứu nổi nhu cầu dùng điện”- ông Hưng kết luận.
    Dù ngành than bị thiệt hại do cúp điện nhưng ông Hòa của TKV cũng tỏ ý lo lắng về giá điện khi tập đoàn này cũng đang bán điện. Hiện nay, TKV đang bán điện của hai nhà máy nhiệt điện cho ngành điện nhưng giá bán thấp, không đủ bù lỗ chi phí than sử dụng chạy nhà máy trong tình hình giá than liên tục tăng trong thời gian qua.
    Theo ông Hòa, trong năm vừa qua, một trong hai nhà máy kể trên đã chạy tới 7.500 giờ (thay vì 6.000 giờ như thỏa thuận ban đầu) để thêm điện bán cho EVN nhưng càng chạy càng lỗ. “Do vậy, phải điều chỉnh tăng giá bán điện vì nếu duy trì giá cũ sẽ không thể thực hiện được yêu cầu”, ông Hòa đề xuất.
    Đồng quan điểm Chính phủ nên điều chỉnh giá bán điện với đại diện của EVN và TKV, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho rằng, nếu không điều chỉnh giá bán điện, doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài các dự án về điện sẽ vướng.
    Bà Hà nêu dẫn chứng, vừa qua PVN có dự án đầu tư bên Lào nhưng do hai bên không đồng thuận về giá mua - bán điện nên dự án chưa thể triển khai. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của PVN cũng đang gặp vấn đề chi phí giá thành sản xuất điện cao, do than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện là than nhập khẩu, giá đang liên tục tăng.
    Theo (CafeF)EVN đòi tăng giá điện (7/7/2010 8:41 ) [​IMG]Nếu không ảnh hưởng bởi mất điện, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 6 tháng đạt trên 5 tỉ đô la Mỹ chứ không dừng lại ở con số hơn 4,8 tỉ như thực tế
    Nếu không ảnh hưởng bởi mất điện, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 6 tháng đạt trên 5 tỉ đô la Mỹ chứ không dừng lại ở con số hơn 4,8 tỉ như thực tế.

    Tình trạng cúp điện đã và đang diễn ra hiện nay đã gây thiệt hại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Thế nhưmg, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) một phần vừa nhận lỗi về mình, một phần lại gây sức ép khi cho rằng nếu Chính phủ không điều chỉnh tăng giá bán điện, tình hình cúp điện sẽ vẫn còn tiếp tục.
    Mất điện, nặng thêm vấn đề lao động
    Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Vũ Đức Giang tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2010 của Bộ Công Thương diễn ra sáng ngày 6-7 khẳng định, nếu không ảnh hưởng bởi tình hình mất điện, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm đạt trên 5 tỉ đô la Mỹ chứ không dừng lại ở con số hơn 4,8 tỉ như thực tế.
    Ông Giang cho hay, tính chung trong tập đoàn, số ngày mất điện trung bình trong các tháng 5 và 6 vừa qua là 6,7 ngày/tháng. Ngành điện cắt điện liên tục và không báo trước nên gây thiệt hại cho các đơn vị mà thiệt hại nặng nhất là các doanh nghiệp nhuộm. Một mẻ nhuộm từ 3-10 tấn, với công nghệ nhuộm liên tục như hiện nay, nếu đang nhuộm dở mà mất điện là coi như bỏ luôn cả mẻ, không thể khắc phục được.
    Trong khi đó, các doanh nghiệp may lại chịu ảnh hưởng về giao hàng. Theo ông Giang, nếu như cách đây 2 năm, thời gian giao hàng phía đối tác quy định thường là 36 ngày thì nay đã giảm xuống còn 17-18 ngày. Cúp điện khi lịch làm hàng đã kín khiến các doanh nghiệp phải chuyển sang làm ca đêm và chủ nhật.
    “Chi phí sản xuất cho công nhân làm ca đêm tăng 4 lần so với ban ngày. Còn nếu làm Chủ nhật, chỉ cần công nhân mình thật thà khai với khách hàng Mỹ vào đánh giá thị trường một tháng làm 3 ngày Chủ nhật là ngay lập tức doanh nghiệp bị đối tác cắt đơn hàng ngay với lý do vi phạm luật lao động”, ông Giang nói.
    Tuy nhiên, cũng theo đại diện Vinatex, quan trọng hơn, việc làm đêm hay Chủ nhật đang làm gia tăng thêm vấn đề thiếu hụt lao động của ngành dệt may vốn đã rất căng thẳng trong thời gian qua. “Nếu phải làm ca đêm một tuần, sau khi lấy lương xong là công nhân bỏ việc ngay lập tức. Đã thiếu lại càng thêm thiếu”, ông Giang than thở.
    Ông Trần Xuân Hòa, Tổng giám đốc tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói rằng, vì mất điện, TKV đã phải đổ đi 5.000 tấn sản phẩm thô (chưa qua luyện) trong thời gian qua do không thể luyện tiếp được. Chưa hết, những lúc công nhân đang trong hầm lò, điện mất đã khiến công nhân rất vất vả khi phải leo trở lên với đoạn đường 1-2 km ở độ dốc 22 - 24 độ.
    Đòi tăng giá bán điện
    Ông Đào Văn Hưng, Chủ tich Hội đồng quản trị EVN trong phần trình bày tham luận của mình đã cho rằng, cốt lõi của vấn đề của tình trạng thiếu điện hiện nay là do giá bán điện tại nước ta thấp, làm kiệt quệ các nhà làm điện và không thu hút được các nhà đầu tư mới.
    Theo ông Hưng, trong 3 năm qua ngành điện không khởi động được nhà máy nào vì không huy động được vốn. Ví dụ như nhà máy thủy điện Lai Châu, đã chuyển nhân công, thiết bị từ thủy điện Sơn La lên nhưng không vay được 3.600 tỉ đồng vốn xây dựng. Trong khi đó, nhiều năm nay, trừ 2 dự án điện đầu tư theo hình thức BOT, ngành điện không tìm được nhà đầu tư nước ngoài do “giá bán điện mâu thuẫn với GDP”. Ở Việt Nam, giá bán điện là dưới 5 cent/kwh, khoảng 1.100 đồng, thấp hơn nhiều nước.
    “Cách đây 5 năm, tôi tiếp đoàn các nhà đầu tư tìm hiểu về ngành điện. Sau khi tham quan, họ đã nói với tôi rằng, họ đến để đầu tư kinh doanh chứ không phải đi làm từ thiện vì giá điện chúng ta quá thấp” - ông Hưng kể.
    Vì vậy, ông Hưng cho rằng, Chính phủ cần chấp nhận đề nghị của ngành điện, điều chỉnh giá bán để thay đổi tình hình. “Đến năm 2012, tình trạng thiếu điện như năm nay sẽ tiếp tục tái diễn vì không có nhà máy nào có thể cứu nổi nhu cầu dùng điện”- ông Hưng kết luận.
    Dù ngành than bị thiệt hại do cúp điện nhưng ông Hòa của TKV cũng tỏ ý lo lắng về giá điện khi tập đoàn này cũng đang bán điện. Hiện nay, TKV đang bán điện của hai nhà máy nhiệt điện cho ngành điện nhưng giá bán thấp, không đủ bù lỗ chi phí than sử dụng chạy nhà máy trong tình hình giá than liên tục tăng trong thời gian qua.
    Theo ông Hòa, trong năm vừa qua, một trong hai nhà máy kể trên đã chạy tới 7.500 giờ (thay vì 6.000 giờ như thỏa thuận ban đầu) để thêm điện bán cho EVN nhưng càng chạy càng lỗ. “Do vậy, phải điều chỉnh tăng giá bán điện vì nếu duy trì giá cũ sẽ không thể thực hiện được yêu cầu”, ông Hòa đề xuất.
    Đồng quan điểm Chính phủ nên điều chỉnh giá bán điện với đại diện của EVN và TKV, bà Phạm Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho rằng, nếu không điều chỉnh giá bán điện, doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài các dự án về điện sẽ vướng.
    Bà Hà nêu dẫn chứng, vừa qua PVN có dự án đầu tư bên Lào nhưng do hai bên không đồng thuận về giá mua - bán điện nên dự án chưa thể triển khai. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư của PVN cũng đang gặp vấn đề chi phí giá thành sản xuất điện cao, do than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện là than nhập khẩu, giá đang liên tục tăng.
  8. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Ngành điện: “Đã đến lúc phải xem lại giá điện” Cập nhật: 8:28:00 7/7/2010




    Liên quan đến việc thiếu điện hiện nay, tại Hội nghị triển khai 6 tháng nhiệm vụ cuối năm của Bộ Công Thương sáng 6/7, các doanh nghiệp làm điện đều cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại giá điện, nếu không chẳng doanh nghiệp nào dám đầu tư vào ngành điện.



    Thiệt hại về thiếu điện không chỉ tính bằng tiền

    Tình hình cung cấp điện tiếp tục được dự báo là khó khăn do hệ thống điện vừa phải huy động tối đa các nguồn điện phục vụ cho cung ứng ở mức cao nhất, vừa sớm khắc phục các sự cố để các nhà máy nhiệt điện hoạt động ổn định.

    Bởi vậy, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, tại hội nghị, hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp đều tập trung vào việc ngành điện phải bảo đảm điện cho sản xuất và xuất khẩu, có như vậy các đơn vị mới có thể hoàn thành được kế hoạch cả năm.

    Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hoà còn đề xuất được đầu tư hệ thống điện riêng trong các mỏ than hầm lò để đảm bảo an toàn cho sản xuất than trong điều kiện điện lưới quốc gia gặp sự cố và tình trạng cắt điện thường xuyên xảy ra.

    Theo ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), thống kê kinh nghiệm trên thế giới, cứ mất một đồng doanh thu của điện thì tương đương với 2,5 - 3 đồng thiệt hại cho xã hội.

    Ở Việt Nam, mức độ ảnh hưởng về xã hội còn lớn hơn nhiều, thậm chí có những thứ không thể tính bằng tiền được, nhất là khi cắt điện vào mùa nóng. Lý giải cho việc thiếu điện này, lãnh đạo ngành điện cho rằng có liên quan đến giá điện bình quân trong nước quá thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư suốt một thời gian dài vừa qua.

    Hiện giá điện chỉ gần 5,3 cent/kwh (tương đương là 1.059 đồng/kwh) thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi để có lãi cho các nhà đầu tư thì phải với mức giá bình quân trên 8 cent/kwh.

    “Nếu cứ nói làm theo thị trường thì với giá bán quá thấp như hiện nay sẽ không thu hút được đầu tư vào ngành điện” - ông Hưng khẳng định.

    Đồng tình với ý kiến trên, các doanh nghiệp làm điện đều cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại giá điện chứ không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào ngành điện.

    “Có thể là chỉ trợ cấp vài chục số đầu cho người nghèo, còn lại sau đó phải điều chỉnh nếu không quy hoạch điện tới đây khó thực hiện được”, Tổng Giám đốc TKV Trần Xuân Hoà nói.

    Ngành điện không độc quyền!

    Bên lề hội nghị, ông Hưng chia sẻ , với nhu cầu ngày càng tăng và tình hình hạn hán nghiêm trọng, EVN đã huy động toàn bộ công suất để phát điện kể cả mua ngoài giá cao, trong 6 tháng qua, EVN đã chịu lỗ khoảng 4.700 tỷ đồng, việc thiếu điện không phải do EVN độc quyền.

    Bởi tính đến thời điểm này, EVN đã cổ phần hóa 9 nhà máy điện như Cát Bà, Phả Lại, Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Vũng Áng… Hiện EVN còn lại 18 nhà máy, tổng công suất của 18 nhà máy này trên tổng công suất hơn 40 nhà máy toàn quốc của cả PVN, TKV chỉ chiếm 47%. Nhìn xa hơn, tính đến 2015 thì EVN chỉ chiếm 37,5 % tổng công suất ngành điện.

    Cũng theo vị lãnh đạo này, nên thành lập một công ty mua bán điện riêng trực thuộc một cơ quan Nhà nước nào đấy mà không phải trực thuộc EVN. Như vậy khâu phát điện không phải EVN độc quyền, khâu mua bán điện không còn độc quyền để dư luận nhìn nhận khách quan hơn.

    Trước tình trạng có nhiều thủy điện của tư nhân xây dựng nhưng khó bán cho EVN, lãnh đạo EVN giải thích rằng: Không phải EVN không mua điện của những nhà máy tư nhân nhưng cái chính là họ bán với giá nào mà thôi. Nếu mình mua cao thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.

    Một vấn đề nữa cũng rất được chú ý là theo kế hoạch từ năm 2013, Việt Nam phải nhập khẩu than. “Vậy bài toán ở đây là ngành điện có đủ tiền mua than giá cao hay không, do đó phải cân nhắc xem nhập than ở mức giá nào và sẽ bán lại với giá điện nào” - ông Hưng đưa ra ý kiến.
  9. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Không biết khi nào thằng NN nó ngưng bán đây
  10. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Phân tích cổ phiếu ngành điện: KHP, TBC, PPC, NBP, VSHThứ năm, 1/7/2010, 21:13 GMT+7(ATPvietnam.com) - Ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

    Bên cạnh lợi thế có tính độc quyền cao, giá bán điện lại đang bị quản lý để kiểm soát chi phí đầu vào của nền kinh tế nên tính đột biến về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành này qua các năm không nhiều.

    Tuy nhiên, với P/E trung bình ngành ở mức ~7 lần, cổ phiếu ngành điện, CTCK Hà Thành (HASC) cho rằng việc đầu tư vào ngành này trong thời gian dài hạn được xem là ý tưởng hay và an toàn.

    Hiện tại, với mức vốn hoá chiếm 2.6% tổng vốn hoá thị trường và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao và mức giá hợp lý được xem là điểm mạnh của ngành này trên 2 sàn niêm yết. Trong báo cáo ngoài việc phân tích chung toàn ngành điện, CTCK Hà Thành cũng phân tích chuyên sâu một số mã cổ phiếu được cho là tiêu biểu nhất để NĐT tiện theo dõi.

    CTCP Điện lực Khánh Hoà (Mã: KHP)

    Là đơn vị mua điện từ EVN bán cho người dân nên hoạt động của KHP tương đối ổn định và khả năng tăng doanh thu là rất khó nếu không có các dự án khác, giá vốn hàng bán/ Doanh thu rất cao (90%) cho thấy chi phí của KHP khá ổn định. Tính thanh khoản của KHP tương đối tốt, tuy không cao bằng các công ty khác trong ngành nhưng KHP vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.

    Nhìn chung KHP có KQKD tốt và mang tính ổn định cao. ROA và ROE đang ở mức khá cao so với trong ngành và thị trường. Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, KHP tham gia góp vốn vào một số công ty trong ngành điện và bất động sản, chứng khoán. Hầu hết các công ty đã đi vào hoạt động và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các năm tiếp theo. Về dài hạn KHP là cổ phiếu đáng lưu tâm cho các NĐT muốn đầu tư dài hạn và an toàn.

    CTCP Thuỷ Điện Thác Bà (Mã: TBC)

    TBC là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam hoạch toán độc lập thuộc trực thuộc EVN do đó, TBC được EVN bảo đảm đầu ra hoàn toàn. Điện năng là sản phẩm chủ yếu của TBC, doanh thu từ sản xuất và kinh doanh điện năng chiếm 99.9% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TBC có lượng điện chiếm khoảng 0.5% toàn thị trường. Do đặc thù kinh doanh nên TBC không chịu ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào nguyên vật liệu, tình hình lạm phát, tỷ giá, lãi suất so với các doanh nghiệp khác.

    Trong các nhà máy thuỷ điện đang niêm yết thì TBC được đánh giá là có KQKD cao. KQKD của các năm qua, tỷ trọng giá vốn hàng bán/Doanh thu của TBC chiếm khoảng 32% thì các công ty khác khoảng 40%.

    Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn, năm 2010 sẽ là năm khó khăn cho các công ty thuỷ điện miền Bắc do hồ nước năm nay tương đối thấp. Do đó dự đoán của CTCK Hà Thành doanh thu và lợi nhuận TBC năm nay sẽ giảm.

    CTCP Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC)

    Mặc dù chịu rủi ro về biến động tỷ giá của khoản vay dài hạn bằng đồng Yên Nhật, hoạt động kinh doanh chính của PPC vẫn tăng trưởng đều. PPC là một trong những cổ phiếu bluechip trên sàn có tính thanh khoản tốt. Với tiềm lực tài chính, cùng với khả năng quản lý của ban lãnh đạo PPC kết quả kinh doanh của PPC trong các năm tới sẽ rất khả quan nếu PPC khắc phục được khoản rủi ro từ khoản vay từ đồng Yên Nhật.

    CTCP Nhiệt điện Ninh Bình (Mã: NBP)

    So sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, NBP với chỉ số ROA, ROE cao hơn, với hệ số đòn bảy tài chính thấp, vốn tự chủ cao nên NBP không phải gánh chịu về lãi suất và các chi phí khác. EPS đạt 4.398 đồng, cao nhất so với các doanh nghiệp trong ngành. NBP là cổ phiếu hấp dấn nhất trong cổ phiếu ngành điện, bên cạnh đó dự án nhiệt điện Thái Bình 1 sẽ dự kiến đưa vào vận hành năm 2013 hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận đột biến cho NBP.

    CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Mã: VSH)

    VSH là nhà máy thuỷ điện có sản lượng tương đối lớn so với các nhà máy thuỷ điện hiện đang niêm yết trên HSX và hiện là chủ sở hữu của 2 nhà máy thuỷ điện là Vĩnh Sơn - công suất 66MW và Sông Hinh - công suất 70MW. Hàng năm VSH chiếm 1.1% tổng sản lượng điện cả nước. VSH bán điện duy nhất cho EVN theo hợp đồng mua bán điện theo giá 580VNĐ/Kwh vào mùa khô và 476VNĐ vào mùa mưa. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có thoả thuận nào được ký kết với EVN về giá điện mới do đó doanh thu sẽ được tính bằng 90% giá bán theo hợp đồng cũ.

    Là nhà máy thuỷ điện nên VSH chịu ảnh hưởng từ điều kiện thiên nhiên rất lớn. Đặc biệt trong năm 2010 này, tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VSH gặp khó khăn.

    VSH là cổ phiếu có rủi ro thấp, tình hình tài chính lành mạnh, thanh khoản cao. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng tương đối bền vững. EPS dự phóng 2010 đạt 2.084 đ/cp.

    Việc lựa chọn các doanh nghiệp nghiên cứu đều dựa trên cơ sở là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt và ổn định. P/E ngành điện hiện nay là 6x lần được xem là mức P/E thấp so với bình quân P/E thị trường đang khoảng 12x. So sánh các doanh nghiệp trong ngành điện CTCK Hà Thành nghiên cứu thì NBP với chỉ số tài chính tốt, EPS đạt cao nhất, hệ số ROA, ROE đạt từ 29-42%, mức giá hiện tại cũng hợp lý là cổ phiếu NĐT nên quan sát và lựa chọn thời điểm đầu tư. Ngoài ra, những cổ phiếu VSH, KHP, PPC cũng được xem là phù hợp cho việc đầu tư dài hạn

Chia sẻ trang này