tin mới về VSH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi em_vo_tu, 13/07/2010.

4814 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 11:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 15696 lượt đọc và 266 bài trả lời
  1. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    VSH:
    Mua cổ phiếu quỹ
    Ngày 17/08/2010, Sở GDCK Tp.HCM đã có Công văn số 1510/SGDHCM-NY chấp thuận cho CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (MCK: VSH) được phép mua lại cổ phiếu VSH làm cổ phiếu quỹ.
    • Số lượng đăng ký mua lại: 4.000.000 cổ phiếu (Bốn triệu cổ phiếu)
    • Số lượng cổ phiếu quỹ sau khi thực hiện giao dịch, dự kiến là: 4.000.000 cp
    • Nguồn vốn thực hiện: Từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hết năm 2009
    • Phương thức giao dịch: Khớp lệnh
    • Khối lượng giao dịch mỗi ngày là: Tối thiểu bằng 3% và tối đa bằng 5% khối lượng đăng ký
    • Thời gian đăng ký giao dịch: Từ 25/08/2010 đến 23/11/2010
    • Mục đích mua lại: Mua làm cổ phiếu quỹ.
    (Theo hsx.vn)
  2. nounou_denfer

    nounou_denfer Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Đã được thích:
    1
    VSH giá = PB, múc khỏi phải xoắn, tây lông đã xả hết hàng, h phải cover lại vì ...........NGON :D
  3. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Mỗi ngày mua vào 200.000cp tương ứng 5% như vậy 4.000.000/200.000=20phien. Bao nhiêu đó đủ ăn rồi.
  4. kieplamvip

    kieplamvip Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    0
    sáng nay rớt vậy mà tot! e đc dịp bình quân giá!! giá giờ còn 12 thoy!! các bác cứ tin vào e VSH nhá
  5. Mrnguyenduc

    Mrnguyenduc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    30
  6. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Nuôi con này thị trường có xuống thì đã có cổ phiếu quỹ lo gì
  7. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    Thị trường điện cạnh tranh ra đời: Phá vỡ thế độc quyền (19/08/2010) Tại Hội thảo về thị trường điện cạnh tranh do Bộ Công thương tổ chức ngày 18-8 tại Hà Nội, vấn đề mà các doanh nghiệp trong ngành quan tâm là: Khi thị trường điện cạnh tranh ra đời, việc mua bán điện có được minh bạch hơn hay không, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện, giá điện có được ổn định...?
    2011 sẽ vận hành thị trường điện cạnh tranh
    Theo lộ trình do Bộ Công Thương xây dựng, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ, mỗi cấp độ được thực hiện theo 2 bước thí điểm và hoàn chỉnh. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014), Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022). Đề án thị trường điện cạnh tranh sẽ hoàn thành trong năm nay và năm 2011 đưa vào thử nghiệm, nếu được sẽ thực hiện chính thức hệ thống thị trường phát điện cạnh tranh cuối năm 2011.

    Theo đề án đưa ra, các nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc gia sẽ được tham giá cạnh tranh phát điện theo các hình thức: trực tiếp giao dịch (chào giá cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp giao dịch (do các đơn vị khác chào thay hoặc công bố sản lượng điện phát). Khi thị trường này vận hành, các nhà máy phát điện sẽ phải cạnh tranh với nhau, chào giá tới đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong khung từ giá sàn tới giá trần. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chịu trách nhiệm xác định và công bố giá sàn, giá trần phát điện của từng loại nhà máy điện và dự báo phụ tải. Cơ quan điều tiết điện lực giám sát việc chào giá. Với nguyên tắc trên, vị thế độc quyền của EVN trong việc cung ứng điện hiện nay sẽ bị phá bỏ, là một bước ngoặt lớn trong cải tổ ngành điện Việt Nam.

    Không minh bạch nếu vừa mua, vừa bán, vừa điều hành
    Trả lời câu hỏi: Liệu khi thị trường này vận hành, các nhà máy điện của EVN có được tách ra khỏi tập đoàn và có đảm bảo được tính minh bạch trong khâu mua – bán điện? Ông Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, thị trường điện cạnh tranh ra đời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động điện lực. “Về nguyên tắc, người bán và mua phải tách biệt ra mới khách quan. Nếu vừa bán, vừa mua, vừa điều hành thì sẽ thiếu minh bạch, còn gì là khách quan nữa”.

    Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, năm 2008, Bộ Công thương đã trình Chính phủ đề án tái cơ cấu ngành điện, đề xuất tách các nhà máy điện ra khỏi EVN và EVN chỉ còn làm công việc truyền tải, phân phối, mua bán điện, đồng thời quản lý một số nhà máy điện thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay, đề án này chưa được Chính phủ phê duyệt vì EVN có ý kiến phản đối. Trên thế giới, khi phát triển thị trường điện cạnh tranh việc đầu tiên là phải tái cơ cấu ngành cho phù hợp thì thị trường mới vận hành tốt được, nếu cứ để như cấu trúc hiện nay thì sẽ khó vận hành một cách minh bạch và hiệu quả.
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/d...tranh-ra-doi-Pha-vo-the-doc-quyen/4729364.epi
    Phương Thảo

    Vậy là giữ đến năm sau ăn vỡ mồm
  8. thienlocphat

    thienlocphat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chắc CE 10 phiên
  9. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12

    Vận hành thị trường điện cạnh tranh: Khó từ... EVN?



    [​IMG]
    Dự báo, đến năm 2015, tổng công suất điện toàn quốc sẽ khoảng 32 nghìn MW.


    MẠNH ĐỨC
    08:54 (GMT+7) - Thứ Năm, 19/8/2010

    Hiện xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư vào ngành điện, thị phần cung cấp điện của các doanh nghiệp ngoài EVN ngày càng tăng

    Việc hình thành và đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ tạo ra “sân chơi” lành mạnh giữa các đơn vị phát điện, khuyến khích tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để có được giá điện hợp lý, minh bạch tới người tiêu dùng.

    Tuy nhiên, điều này khó có thể trở thành hiện thực nếu không giải quyết được mâu thuẫn giữa giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp bán điện ngoài EVN.

    Đây là vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam” do Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 18/8 tại Hà Nội.

    Các nhà máy điện đều được tham gia

    Hiện các quy định liên quan đến thị trường phát điện cạnh tranh đã được Bộ Công Thương ban hành, trong đó có quy định các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất lắp đặt lớn hơn 30MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt)... phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

    Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014). Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

    Dự báo, đến năm 2015, tổng công suất điện toàn quốc sẽ khoảng 32 nghìn MW. Tuy nhiên, EVN vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất với 60%, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) khoảng 10%, Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) 10%; ngoài ra, các Tổng công ty Sông Đà, Lilama, Vinaconex, Licogi, một số công ty và các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác chiếm khoảng 20%.

    Như vậy, tính đến năm 2015, nếu cơ cấu mua bán điện không thay đổi thì EVN vẫn chiếm vị trí độc quyền về thị trường cũng như có quyền quyết định giá mua điện. Trong khi, hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều nhà đầu tư vào ngành điện, thị phần cung cấp điện của các doanh nghiệp ngoài EVN ngày càng tăng, điều đó kéo theo mâu thuẫn giữa EVN và các doanh nghiệp bán điện ngoài EVN nhiều hơn.

    Bởi vì, người mua (EVN) luôn muốn trả giá thấp, người bán (các công ty phát điện ngoài EVN) lại muốn bán giá cao. Nếu không cải thiện tình hình này việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh đúng nghĩa khó có thể hình thành. Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Phạm Mạnh Thắng cho biết, năm 2008 Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án cơ cấu tái ngành điện, trong đó, đề xuất phải tách các nhà máy điện ra khỏi EVN và EVN chỉ còn thực hiện việc truyền tải, phân phối, mua bán điện và giữ lại một số nhà máy điện thuộc Nhà nước như nhà máy điện lớn đa mục tiêu, tuy nhiên đề án nay chưa được phê duyệt vì EVN vẫn chưa chấp thuận.

    Xây dựng cơ chế giá theo thị trường

    Một trong những vấn đề được đề cập tại hội thảo này là việc thực hiện cơ chế giá điện theo thị trường. Theo Cục Điều tiết điện lực, giá điện được xem xét điều chỉnh tăng giảm định kỳ hàng năm và hàng quý. Trong đó sẽ điều chỉnh theo biến động của các yếu tố giá thành và phản ánh đúng, kịp thời chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện.

    Giá bán điện được phân tách thành giá của 4 khâu: phát điện, truyền tải, điều hành-quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, phân phối và bán lẻ điện. Hàng năm, giá bán điện bình quân cơ sở được xây dựng và phê duyệt đảm bảo thu hồi đươc tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm của 4 thành phần cấu thành giá điện tương ứng với 4 khâu. Giá bán điện bình quân cơ sở quý được xác định hàng năm, bằng tổng giá phát điện bình quân của quý đó và giá truyền tải, phân phối điện, điều hành phụ trợ bình quân của năm.

    Trong đó, giá bán điện bình quân quý được xác định bằng tổng giá phát điện bình quân của riêng quý đó và giá truyền tải điện, phân phối điện, điều hành phụ trợ bình quân của năm.

    Hàng quý, EVN xem xét lại biến động của các yếu tố đầu vào so với thông số cơ sở - điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân quý. Giá bán điện hàng quý được điều chỉnh đảm bảo thu hồi được lượng chênh lệch chi phí cho phát điện phát sinh trong quý trước liền kề do biến động của các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào được xem xét trong tính toán chênh lệch chi phí phát điện hàng quý bao gồm giá các loại nhiên liệu (than, khí, dầu và tỷ giá ngoại tệ).

    EVN đang xây dựng và trình Bộ Công Thương trong tháng 8/2010 Đề án “Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và giám sát hoạt động thị trường điện”. Đây là tiền đề cho việc triển khai vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh giai đoạn 2015 - 2022.

    Có thể khẳng định, việc phát triển thị trường điện cạnh tranh sẽ đảm bảo được lợi ích của ba đối tượng đó là, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng đầu tư; các doanh nghiệp điện lực sẽ tăng tính tự chủ, phát huy khả năng sản xuất kinh doanh; khách hàng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, để xây dựng được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh đòi hỏi phải có lộ trình nhất định và làm một cách bài bản, thận trọng.
  10. em_vo_tu

    em_vo_tu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    12
    [​IMG]

    Tín hiệu vẫn còn tốt

Chia sẻ trang này