Tin nóng hổi về Chứng Khoán và Bất Động Sản : cách đây 20 phút , Thủ tướng tuyên bố ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Thai_Duong, 25/11/2011.

4349 người đang online, trong đó có 309 thành viên. 17:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 12340 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. duccuong123

    duccuong123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Đã được thích:
    26
    vẫn doanh nghịệp NN là kinh tế chủ đạo thì còn chết.
  2. Kate_Upton

    Kate_Upton Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/11/2011
    Đã được thích:
    0

    Lý trí muốn đạp một phát cho đi luôn nhưng không làm được, tiếc nuối. Thật là giống chứng thối quá =((
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    [​IMG]

    Có phải hai con này không chú ? :-??
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vậy là kẹp cứng rồi sao ?
    Không đạp thì giữ , kêu gào làm chi ?
    Tiếc nuối cũng chẳng được gì ...
    Bạc đen tình cũng đen thì ... nhảy ao !
    Có nhảy thì nhảy ao sâu ...
    Đừng nhảy ao cạn mà đau cái mề !

    Hề hề !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    [​IMG]


  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ sáu, 25/11/2011, 08:37 UTC +7

    Nhà đất: Hóng gói kích cầu



    Nếu "gói kích cầu" dự kiến được ban hành trong tháng 12/2011, dù với quy mô nhỏ, có thể nói nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới vào năm 2012: phục hồi nhẹ sau suy thoái. Số phận của thị trường BĐS cũng gắn liền với bước ngoặt chuyển biến đó.


    Thất vọng!


    Cần phải thừa nhận là nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã mừng hụt sau một văn bản vào giữa tháng 11/2011 của Ngân hàng Nhà nước, trong đó loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất. Một số bài báo và người viết đã tỏ ra quá sốt ruột trước tình cảnh lặng như tờ của tất cả các kênh đầu tư, khiến cho bất cứ một kênh nào có đôi chút nhúc nhích đều mang lại hy vọng khuấy đảo thị trường.


    Cũng cần phân tích một cách khách quan là văn bản trên của Ngân hàng Nhà nước đã chỉ "giải cứu" cho khối ngân hàng, đặc biệt cho một số ngân hàng nhỏ có tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất còn chênh cao hơn mức yêu cầu 16% từ 2-3%. Tại TP.HCM vẫn còn có tới 10 ngân hàng như thế. Không phải ngẫu nhiên mà nhóm đối tượng thứ 4 trong văn bản này lại chỉ đề cập đến thời điểm ngày 1/1/2012 mà không phải xa hơn trong năm 2012.


    Vậy các doanh nghiệp kinh doanh BĐS còn gì để hy vọng? Đành rằng đã không xảy ra một trận bán tháo sau hiện tượng phá giá của dự án Petro Landmark ở quận 2 và giảm giá chiến thuật của dự án An Tiến ở huyện Nhà Bè tại TP.HCM, nhưng phép thử về ngày thông xe hầm Thủ Thiêm đã trôi qua mà không để lại một dấu ấn nào đáng kể cho nhà đất khu Đông.


    Cần nhắc lại, trên bàn cờ BĐS ở TP.HCM, sự kiện hầm Thủ Thiêm có một ý nghĩa rất quan trọng. Chuyển động của bàn cờ này hoàn toàn có thể phụ thuộc vào thời điểm thông xe, cũng như vài lần trong quá khứ mặt bằng giá nhà đất của quận 2 đã liên tục tăng sau những sự kiện giao thông như thông cầu Phú Mỹ.


    [​IMG]
    Sẽ có nhiều thay đổi về lãi suất trong tháng 11/2011.


    Nhưng lần này lại có vẻ trái ngược. Không những giá đất nền quận 2 không tăng mà còn giảm nhẹ. Không khí chung hoàn toàn lắng đọng. Nhiều sàn giao dịch tại khu vực này tiếp tục ảm đạm. Cũng đã có vài xác nhận về một số doanh nghiệp BĐS ở quận 2 phải đóng cửa. Đóng cửa thay cho phá sản.


    Trong khi đó, "mặt trận" Hà Nội lại đang xuất hiện những dấu hiệu vỡ trận. Geleximco và Vân Canh, sau một thời làm giá đình đám, đã trở thành những nhân tố chính kéo tuột thị trường đất nền Hà Nội xuống. Cho đến bây giờ, đã có thể tin rằng có những dự án đất nền thuộc loại hot ở Hà Nội đang có mức giảm giá đến 30%, thay vì 20% vào thời điểm tháng 8/2011.


    Phía Nam chạy ngang, phía Bắc tiếp tục tuột dốc, cả hai miền đều u ám về thanh khoản - hiện tượng này nói lên cái gì? Rõ ràng, tháng 12/2011 là khoảng thời gian quá ngắn ngủi để không thể khuấy động bất cứ một con sóng nào. Tâm trạng mòn mỏi vì chờ đợi mà dẫn đến đổ vỡ có thể biểu hiện rõ rệt hơn nhiều ở Hà Nội, nơi mà sau làn sóng đổ bể tín dụng đen BĐS liên quan đến nhiều cá nhân, nay lại tiếp nối đến một số chủ thể doanh nghiệp.


    Bàn cờ ở hai đầu cầu Bắc - Nam đang diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên và xã hội của nó: nơi nào lên mạnh thì giảm mạnh, nơi nào không lên thì cũng khó xuống.


    Cũng không khác gì diễn biến phản ứng tâm lý trong thị trường chứng khoán khi thị trường này trở nên trơ với những thông tin tốt nhưng lại quá nhạy cảm với tin tức xấu, tâm lý bán mạnh dẫn đến bán tháo đang trở thành một đặc trưng trong thị trường BĐS Hà Nội mà có thể biến 30 ngày của tháng 12 năm nay và cả 3 tuần đầu của tháng Giêng năm tới thành chuỗi thời gian "phản Tết".


    Hy vọng!


    Ngày 21/11/2011, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tổ chức một cuộc họp báo về một số vấn đề tín dụng và tiền tệ cho thời gian tới. Ba điểm đáng chú ý nhất được thông tin trong cuộc họp báo này là ngành ngân hàng sẽ có chính sách cho vay thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nông thôn..., lãi suất có thể cân nhắc giảm vào khoảng cuối năm 2011 theo xu thế giảm lạm phát, và sẽ có chính sách khơi dậy thị trường BĐS.


    Khác hẳn với không khí hơi quá đà về "giải cứu BĐS" một tuần trước, lần này báo giới tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Thái độ thận trọng như vậy cũng phần nào phản ánh những lời lẽ thận trọng không kém của ông Nguyễn Văn Bình. Với BĐS, điều kiện cần chưa xuất hiện, mà tựu trung vẫn chỉ là định hướng với tính thời điểm hoàn toàn chưa được xác định.


    Nhưng có lẽ vấn đề cần quan tâm hơn cả là khả năng lãi suất được tiếp tục kéo giảm. Lãi suất nào đây? Gần như chắc chắn về việc lãi suất cho vay sẽ được ưu tiên giảm trước, hoặc giảm đồng thời với lãi suất huy động. Bởi thực tế từ đầu tháng 9/2011 đến nay, cái vùng 17-19% mà Ngân hàng nhà nước cố gắng động viên các doanh nghiệp có thể được vay, nhiều doanh nghiệp đã không thể vay được.


    Ngay cả một số ít doanh nghiệp có "tiếp cận được nguồn vốn vay giá rẻ 17-19%", thì đó cũng vẫn là mức lãi suất chỉ đủ cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả được hòa vốn hoặc lãi không đáng kể, trong khi đa số doanh nghiệp còn lại chỉ giảm bớt lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.


    Trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp vẫn còn nguyên trạng thái "chết lâm sàng", vấn đề hiện nay không phải là 17-19% nữa, mà càng sớm càng tốt, lãi suất cho vay phải được kéo giảm về vùng 15-16%. Vùng lãi suất này được xem là lim cận dưới để cho các doanh nghiệp tồn tại, từ đó mới có thể nói đến chuyện hồi sức vào năm 2012.


    Thái độ thận trọng nhưng rất chủ động của ông Nguyễn Văn Bình trong cuộc họp báo ngày 21/11 vừa qua cho thấy hy vọng về vùng lãi suất mới 15-16% là có đôi chút cơ sở, cho dù đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn rất kín kẽ về kế hoạch và lộ trình giảm lãi suất của mình.


    Một chi tiết đáng chú ý khác là sự xuất hiện khá hiếm hoi của vị thống đốc được xem là kín tiếng. Từ tuần cuối tháng 8/2011, trước khi xảy ra "sự biến" thiết lập lại trần lãi suất huy động 14% vào ngày 7/9/2011, cho đến nay ông Bình chỉ mới xuất hiện chính thức vài lần, còn không chính thức cũng rất ít.


    Tuy nhiên, việc xuất hiện dưới hình thức họp báo để thông tin chính thức về những vấn đề tín dụng, thay cho việc trả lời phỏng vấn riêng rẽ với một vài tờ báo như trước đây, có thể nâng tầm quan trọng của những chính sách mà Ngân hàng Nhà nước có thể ban hành sắp tới.


    Tầm quan trọng đó có thể có ý nghĩa như thế nào?


    Nhìn lại đôi chút về bản nghị quyết tháng 10/2011 của Chính phủ, trong đó, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính được giao những nhiệm vụ sau:


    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có kế hoạch điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011.


    - Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và kéo dài thời gian miễn, giảm, dãn thuế cho các doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011.


    Ngoài những nhiệm vụ trên, hàng loạt vấn đề khác được giao cho các bộ ngành nhằm hoàn thành ngay trong tháng 11/2011.


    Như vậy, tháng 11 là thời gian mà nhiều chính sách quan trọng được soạn thảo, trình báo để chuẩn bị ban hành. Thời điểm ban hành có thể là tháng 12/2011 và tháng 1/2012. Cuộc họp báo ngày 21/11 của thống đốc Nguyễn Văn Bình có thể xem là một tín hiệu.


    Không khí chuẩn bị trên cũng gợi lại thời kỳ cuối cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008. Nếu cuộc khủng hoảng này đã lập đáy vào tháng 2/2009, thì vào trung tuần tháng 12/2008, Chính phủ đã có nghị quyết số 30 ban hành về một số giải pháp kích cầu, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.


    Không loại trừ khả năng cuối tháng này, đầu tháng sau cũng xuất hiện một "gói kích cầu" nào đó. Nhận định này là có cơ sở, bởi vào đầu tháng 11/2011, Chính phủ đã có nghị định về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp - một nội dung khá gần gũi với nghị quyết 30 trong tháng 12/2008. Một cơ sở hỗ trợ đắc lực nữa là chỉ số CPI cả nước trong tháng 11/2011 chỉ có 0,39%.


    Nếu "gói kích cầu" dự kiến trên được ban hành trong tháng 12/2011, dù với quy mô nhỏ hơn khá nhiều gói kích cầu 8 tỷ USD năm 2009, có thể nói nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới vào năm 2012: phục hồi nhẹ sau suy thoái.


    Dấu hiệu kiệt thanh khoản của thị trường ngoại tệ, thị trường vàng biến động giảm giá khá mạnh của vàng trong những ngày gần đây nên được xem là những tín hiệu chuyển tiếp giai đoạn của hệ thống liên thị trường trong nền kinh tế.


    Số phận của thị trường BĐS cũng gắn liền với bước ngoặt chuyển biến trên.


    Theo Trường Sơn (VEF)



    Bài này đăng vào lúc 8.37 , trước phiên điều trần của chính phủ và tuyên bố sẽ có giải pháp phục hồi chứng khoán , bất động sản .
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://cafeland.vn/tin-tuc/1-16420-gia-dat-boi-thuong-bat-dong.html

    Giá đất bồi thường “bất động”



    Giá đất mới, dự kiến áp dụng từ 1-1-2012 trên địa bàn Hà Nội cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… vẫn chưa thể vượt mức trần 81 triệu đồng/m2. Mức giá này đã tồn tại từ nhiều năm nay nhưng thành phố Hà Nội cũng không thể điều chỉnh tăng thêm vì không đủ thẩm quyền.


    [​IMG]
    Giá đất ở nội thành thấp nhất thuộc địa bàn Dương Nội (Hà Đông)

    Giá giảm từ 5%-20%

    Kết quả điều tra giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường năm 2011 của liên ngành thành phố Hà Nội cho thấy, giá đất về cơ bản ổn định. Một số vị trí, khu vực có biến động tăng nhưng giá trị không lớn. Một số huyện, xã thuộc thị xã gần trung tâm hầu hết ổn định, cá biệt có khu vực mức giá giảm. Theo đánh giá của UBND TP, bắt đầu từ quý IV-2011 đến nay các giao dịch thành công đạt thấp, giá nhà đất giảm từ 5% -20% so với cuối năm 2010 và đầu năm 2011.


    Từ điều tra trên, UBND TP Hà Nội đã xây dựng bảng giá đất mới, trình HĐND TP phê duyệt tại kỳ họp cuối năm (dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12-2011) để áp dụng từ ngày 1-1-2012. Cụ thể, giá đất ở tại một số đường phố, vị trí tuy có sự điều chỉnh, nhưng không vượt quá tỷ lệ vượt mức khung giá Chính phủ quy định. Sau khi điều chỉnh, đất ở tại các quận có giá tối thiểu là 2.340.000 đồng/m2 (đường nhánh của đường 72 qua địa bàn phường Dương Nội - quận Hà Đông). Đáng chú ý, mức giá tối đa vẫn giữ ở mức 81 triệu đồng/m2 (tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ - quận Hoàn Kiếm).

    Cũng theo UBND TP, giá đất ở khu vực giáp ranh thuộc huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai sau khi điều chỉnh có giá tối thiểu là 2.035.000 đồng/m2, tối đa là 32.400.000 đồng/m2. Tương tự, giá đất ở khu vực đầu mối giao thông tại các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Mê Linh, Sơn Tây được điều chỉnh theo hướng tiếp cận với giá vượt khung tối đa của Chính phủ. Giá đất ở khu vực đầu mối giao thông của các huyện, thị xã còn lại cơ bản giữ nguyên. Giá đất khu vực này sau điều chỉnh có mức giá tối thiểu là 433.000 đồng/m2 và tối đa là 11.250.000 đồng/m2.


    Không thể vượt trần


    Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang có khó khăn trong sản xuất kinh doanh, TP đề xuất giá đất tại các quận, huyện, thị xã cần giữ nguyên tỷ lệ so với giá đất ở cùng vị trí, đường phố. Theo đó, giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị, tại các quận có giá tối đa là 40.500.000 đồng/m2; giá tối thiểu là 1.170.000 đồng/m2. Theo lý giải của UBND TP, giá đất nông nghiệp tại các huyện, thị xã hiện nay đã vượt khung tối đa của Chính phủ tới 20% nên không thể điều chỉnh thêm. Cụ thể, tại các huyện cao nhất là 201.600 đồng/m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm; tại các phường thuộc các quận cao nhất là 252.000 đồng/m2.

    Nhìn vào đề xuất giá đất của UBND TP, nhiều cử tri, nhất là các hộ gia đình tại nội thành, nằm trong diện phải di dời để phục vụ GPMB các dự án giao thông - đô thị, không đồng tình với việc mức giá bồi thường “bất động” trong vài năm trở lại đây. Họ cho rằng, trong bối cảnh giá cả biến động rất lớn như hiện nay, với mức lạm phát năm 2011 khoảng 18%, giá đất bồi thường cứ “đứng im” một chỗ là không phù hợp, khiến người bị thu hồi đất, đặc biệt là hộ dân tại các quận, phải chịu thiệt thòi lớn.


    Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, đại diện HĐND TP Hà Nội cho biết, dù muốn điều chỉnh tăng hơn mức 81 triệu đồng/m2, Hà Nội cũng không thể làm được vì như vậy là trái với quy định hiện hành. Cụ thể, mức giá 81 triệu đồng/m2 đã lên tới kịch trần theo khung giá được Chính phủ cho phép. Theo khung giá này, giá đất ở tối đa tại đô thị, kể cả đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, chỉ dừng ở mức 67,5 triệu đồng/m2. Cộng thêm mức điều chỉnh kịch khung 20% thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố, mức giá đất ở các địa phương được phép quy định là từ 81 triệu đồng/m2 trở xuống. Điều đáng nói là khung giá đất này đã được ban hành suốt từ năm 2004 và đã được các địa phương thực hiện 7 năm nay. Dù mặt bằng giá nói chung đã biến động rất lớn nhưng từ năm 2004 tới nay, khung giá này vẫn chưa điều chỉnh lần nào.



    Chậm công bố chỉ số giá bất động sản

    Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng 4 địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ). Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các Sở khẩn trương báo cáo UBND TP sớm có chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng và công bố quy định của địa phương về tính toán chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trước ngày 30-11-2011 và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng. Theo quy định tại Thông tư số 20/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thí điểm xây dựng và công bố một số chỉ số đánh giá thị trường BĐS, 4 địa phương trên phải tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá giao dịch, số lượng giao dịch bất động sản, xác định và công bố lần đầu các chỉ số từ quý III-2011. Song, sang giữa quý IV-2011, chưa có địa phương nào thực hiện được yêu cầu trên.



    Theo Chính Trung (ANĐT)
  8. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    Tóm lại là tuần tới sẽ có sóng
  9. vn.info

    vn.info Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    1
    Còn đang ôm đầy bụng cổ chưa thoát được thì mất ăn mất ngủ là đúng rồi
  10. lacbuoc_tinhyeu

    lacbuoc_tinhyeu Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    0
    iem lào có lóng, ae chém gió vui zậy mờ. có thía mà a bẩu e lóng[r2)]

Chia sẻ trang này