Tin nóng... Mây bay được lên báo đầu tư chứng khoán mục " nghề môi giới" ... chia sẽ báo cáo thị trư

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi maybaytrongtrang, 25/01/2011.

2625 người đang online, trong đó có 358 thành viên. 18:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4876 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. carrents77

    carrents77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    1.024
    Mày cứ xuất hiện là tao lại muốn ị vào mặt mày! TT đang thế này mày lượn đi cho anh em kiếm cái tết! mày cứ làm thế !họ hàng nhà mày lấy j để ăn tết đây????????????/
  2. bong03

    bong03 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Yêu Mây nhất F319:x
  3. 123run

    123run Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    0
    TTCK mới nổi đã hết thời?
    25/01/2011 09:41:54

    Lạm phát là thách thức số 1 với TTCK mới nổi
    (ĐTCK-online) Năm 2010 là một năm nhiều thành công với các TTCK mới nổi nhưng sang năm nay, những điều kỳ diệu sẽ không đến dễ dàng.


    Trong 6 năm qua, từ 2002 tới 2009, chỉ số MSCI Emerging Markets Index là chỉ số chứng khoán tốt nhất trên thế giới. Khi các NĐT mất mát rất lớn tại TTCK Mỹ thì nhiều người lại kiếm lời đáng kể tại các thị trường mới nổi.
    MSCI Emerging Markets Index đã tăng 13,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010, trong khi chỉ số S&P 500 thì gần như đứng yên. Rõ ràng, với hệ thống tài chính mạnh hơn và tăng trưởng tốt hơn, TTCK mới nổi sẽ tốt hơn các thị trường phát triển, trong đó có Mỹ.

    Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi. Hiện tại, năm 2011 đang là giai đoạn "thảm họa" đối với một số TTCK mới nổi. "Các quỹ ETFs tại đó đang vỡ hàng loạt như kiểu hết xăng", Nicholas Vardy, Giám đốc đầu tư của Global Guru Capitals, nói.

    Vardy cho biết, vài tuần qua, ông đã bán tháo cổ phiếu và chứng chỉ ETF tại các thị trường như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia và Thái Lan, 5 trong số các TTCK tốt nhất năm 2010. "Chúng đều đã giảm 20-23%", Vardy nói.

    Việc giảm điểm này không đơn giản là điều chỉnh kỹ thuật vì lạm phát đang trở lại, đặc biệt là tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tại Brazil, lạm phát là 7,6%, Ấn Độ 8,4%, Trung Quốc 5,1% và Indonesia hơn 6%... Tính tới 11/2010, lạm phát đã tăng từ 1-1,5% so với cuối 2009, đây là một con số cao.

    Lạm phát tăng do biến động mạnh của giá lương thực và năng lượng do nhu cầu tăng cao để đối phó với thời tiết bất thường. Nhu cầu lương thực, nhiên liệu và hàng hóa tại các nền kinh tế mới nổi sẽ khiến lạm phát gia tăng trong các tháng tới, và điều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới TTCK. Hơn thế, các nền kinh tế mới nổi cũng đang đối mặt với tăng lương, chi phí nguyên liệu.

    TTCK mới nổi đã "nhìn trước" được vấn đề lạm phát và đã phản ánh vào giá. Lạm phát tăng liệu có dẫn tới tăng lãi suất? Điều này có thể là sự lặp lại của những năm 1970, một thập niên mất mát, cho các thị trường phát triển. Nếu thập niên 70 lặp lại sự ảnh hưởng đối với các thị trường mới nổi, nó có thể sẽ nặng nề hơn nhiều.

    Thực tế, Jim O'Neill, Chủ tịch Goldman Sachs Asset Management, người rất ưa thích cổ phiếu nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đang có xu hướng lạc quan trở lại đối với cổ phiếu Mỹ, hơn là cổ phiếu mới nổi. Theo O'Neill, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ đạt 3-4%/năm trong vài năm tới. "TTCK Mỹ sẽ tiếp tục tốt hơn thị trường mới nổi trong ngắn hạn, mặc dù điều này sẽ không kéo dài", O'Neill nói.

    Thật không may khi các NĐT cá nhân Mỹ đã không biết tới điều này khi trong vài năm qua, TTCK mới nổi là trò chơi duy nhất của họ. Theo Investment Company Institute, NĐT Mỹ đã đổ 24,4 tỷ USD vào TTCK mới nổi trong năm 2010 và 16,9 tỷ USD trong năm 2009, trong khi rút hơn 120 tỷ USD ra khỏi TTCK Mỹ.

    Vậy liệu có phải họ đã tới muộn khi bữa tiệc TTCK mới nổi đang kết thúc? Thực sự thì triển vọng dài hạn tại đây vẫn tốt hơn rất nhiều so với lục địa châu Âu già cỗi và một Nhật Bản trì trệ. Cán cân sức mạnh trên thế giới đang thay đổi và xu hướng là NĐT sẽ dịch chuyển dòng vốn tới nơi có tăng trưởng nhanh và mạnh hơn. Nhưng lạm phát đang là một vấn đề thực sự tại thị trường mới nổi và các ngân hàng trung ương sẽ phải nâng lãi suất nhanh và mạnh hơn thị trường đồn đoán. Đó là lý do vì sao các quỹ ETF đang thoát hàng tại đây rất mạnh.

    Trong năm 2011, việc kỳ vọng tăng trưởng của châu Âu sẽ mạnh hơn có thể sẽ là món hời hơn việc đầu tư vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc, nơi tăng trưởng vẫn tốt nhưng có thể đối mặt với vấn đề lạm phát đang gia tăng.

    "Câu chuyện TTCK mới nổi còn dài, còn dài nhưng trong ngắn hạn, một số thị trường đã hơi đắt. Với triển vọng hồi phục tại châu Âu, việc suy nghĩ về châu Âu là việc nên làm", một quản lý quỹ có trụ sở tại Luân Đôn, nói.

    Sự thay đổi về quan điểm đầu tư là kết quả của sự chưa rõ ràng về triển vọng hồi phục kinh tế châu Âu và lo lắng lạm phát và lợi nhuận ít hơn tại các thị trường mới nổi. "Với lạm phát đang gia tăng, sự phản ứng tiêu cực đối với khả năng tăng lãi suất sẽ là cơn gió ngược đối với thị trường mới nổi, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2011", Ronan Carr, chiến lược TTCK châu Âu của Morgan Stanley, nói.

    Car nói rằng, xu hướng tiêu dùng tại thị trường mới nổi có thể tạm thời mất động lực trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, nó rất tích cực. Alec Letchfield, một giám đốc đầu tư của HSBC Global Asset Management thì cho rằng, việc tăng lãi suất, nếu có, cũng sẽ không quá sốc, không phải là những cú phanh gấp.

    Trong khi đó, các thị trường "tiền" mới nổi (frontier markets) lại đang nổi lên mạnh mẽ khi có nhiều quỹ đã được thành lập mới như Frontiers Investment Trust (150 triệu USD), ISF Frontier Markets Equity Fund (50 triệu USD)…..
  4. dautuchienluoc2010

    dautuchienluoc2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    0
    chỉ báo ngược.
  5. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Ladyboy hay shehe?
    :-??
  6. 123run

    123run Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2010
    Đã được thích:
    0
    TTCK mới nổi đã hết thời?


    Lạm phát là thách thức số 1 với TTCK Năm 2010 là một năm nhiều thành công với các TTCK mới nổi nhưng sang năm nay, những điều kỳ diệu sẽ không đến dễ dàng.


    Trong 6 năm qua, từ 2002 tới 2009, chỉ số MSCI Emerging Markets Index là chỉ số chứng khoán tốt nhất trên thế giới. Khi các NĐT mất mát rất lớn tại TTCK Mỹ thì nhiều người lại kiếm lời đáng kể tại các thị trường mới nổi.
    MSCI Emerging Markets Index đã tăng 13,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010, trong khi chỉ số S&P 500 thì gần như đứng yên. Rõ ràng, với hệ thống tài chính mạnh hơn và tăng trưởng tốt hơn, TTCK mới nổi sẽ tốt hơn các thị trường phát triển, trong đó có Mỹ.

    Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi. Hiện tại, năm 2011 đang là giai đoạn "thảm họa" đối với một số TTCK mới nổi. "Các quỹ ETFs tại đó đang vỡ hàng loạt như kiểu hết xăng", Nicholas Vardy, Giám đốc đầu tư của Global Guru Capitals, nói.

    Vardy cho biết, vài tuần qua, ông đã bán tháo cổ phiếu và chứng chỉ ETF tại các thị trường như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia và Thái Lan, 5 trong số các TTCK tốt nhất năm 2010. "Chúng đều đã giảm 20-23%", Vardy nói.

    Việc giảm điểm này không đơn giản là điều chỉnh kỹ thuật vì lạm phát đang trở lại, đặc biệt là tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tại Brazil, lạm phát là 7,6%, Ấn Độ 8,4%, Trung Quốc 5,1% và Indonesia hơn 6%... Tính tới 11/2010, lạm phát đã tăng từ 1-1,5% so với cuối 2009, đây là một con số cao.

    Lạm phát tăng do biến động mạnh của giá lương thực và năng lượng do nhu cầu tăng cao để đối phó với thời tiết bất thường. Nhu cầu lương thực, nhiên liệu và hàng hóa tại các nền kinh tế mới nổi sẽ khiến lạm phát gia tăng trong các tháng tới, và điều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới TTCK. Hơn thế, các nền kinh tế mới nổi cũng đang đối mặt với tăng lương, chi phí nguyên liệu.

    TTCK mới nổi đã "nhìn trước" được vấn đề lạm phát và đã phản ánh vào giá. Lạm phát tăng liệu có dẫn tới tăng lãi suất? Điều này có thể là sự lặp lại của những năm 1970, một thập niên mất mát, cho các thị trường phát triển. Nếu thập niên 70 lặp lại sự ảnh hưởng đối với các thị trường mới nổi, nó có thể sẽ nặng nề hơn nhiều.

    Thực tế, Jim O'Neill, Chủ tịch Goldman Sachs Asset Management, người rất ưa thích cổ phiếu nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đang có xu hướng lạc quan trở lại đối với cổ phiếu Mỹ, hơn là cổ phiếu mới nổi. Theo O'Neill, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ đạt 3-4%/năm trong vài năm tới. "TTCK Mỹ sẽ tiếp tục tốt hơn thị trường mới nổi trong ngắn hạn, mặc dù điều này sẽ không kéo dài", O'Neill nói.

    Thật không may khi các NĐT cá nhân Mỹ đã không biết tới điều này khi trong vài năm qua, TTCK mới nổi là trò chơi duy nhất của họ. Theo Investment Company Institute, NĐT Mỹ đã đổ 24,4 tỷ USD vào TTCK mới nổi trong năm 2010 và 16,9 tỷ USD trong năm 2009, trong khi rút hơn 120 tỷ USD ra khỏi TTCK Mỹ.

    Vậy liệu có phải họ đã tới muộn khi bữa tiệc TTCK mới nổi đang kết thúc? Thực sự thì triển vọng dài hạn tại đây vẫn tốt hơn rất nhiều so với lục địa châu Âu già cỗi và một Nhật Bản trì trệ. Cán cân sức mạnh trên thế giới đang thay đổi và xu hướng là NĐT sẽ dịch chuyển dòng vốn tới nơi có tăng trưởng nhanh và mạnh hơn. Nhưng lạm phát đang là một vấn đề thực sự tại thị trường mới nổi và các ngân hàng trung ương sẽ phải nâng lãi suất nhanh và mạnh hơn thị trường đồn đoán. Đó là lý do vì sao các quỹ ETF đang thoát hàng tại đây rất mạnh.

    Trong năm 2011, việc kỳ vọng tăng trưởng của châu Âu sẽ mạnh hơn có thể sẽ là món hời hơn việc đầu tư vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc, nơi tăng trưởng vẫn tốt nhưng có thể đối mặt với vấn đề lạm phát đang gia tăng.

    "Câu chuyện TTCK mới nổi còn dài, còn dài nhưng trong ngắn hạn, một số thị trường đã hơi đắt. Với triển vọng hồi phục tại châu Âu, việc suy nghĩ về châu Âu là việc nên làm", một quản lý quỹ có trụ sở tại Luân Đôn, nói.

    Sự thay đổi về quan điểm đầu tư là kết quả của sự chưa rõ ràng về triển vọng hồi phục kinh tế châu Âu và lo lắng lạm phát và lợi nhuận ít hơn tại các thị trường mới nổi. "Với lạm phát đang gia tăng, sự phản ứng tiêu cực đối với khả năng tăng lãi suất sẽ là cơn gió ngược đối với thị trường mới nổi, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2011", Ronan Carr, chiến lược TTCK châu Âu của Morgan Stanley, nói.

    Car nói rằng, xu hướng tiêu dùng tại thị trường mới nổi có thể tạm thời mất động lực trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, nó rất tích cực. Alec Letchfield, một giám đốc đầu tư của HSBC Global Asset Management thì cho rằng, việc tăng lãi suất, nếu có, cũng sẽ không quá sốc, không phải là những cú phanh gấp.

    Trong khi đó, các thị trường "tiền" mới nổi (frontier markets) lại đang nổi lên mạnh mẽ khi có nhiều quỹ đã được thành lập mới như Frontiers Investment Trust (150 triệu USD), ISF Frontier Markets Equity Fund (50 triệu USD)…..
  7. duckhoa01

    duckhoa01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    5.588
    Thôi tôi xin người.
  8. maybaytrongtrang

    maybaytrongtrang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    812
    f319 luôn luôn giữ gìn thu nhập... cho phép Mây hôn cái...[r2)]
  9. vienhung76

    vienhung76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Đã được thích:
    0
    1 chữ cho chủ thớt: NHẢM.
  10. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    cho vào thùng rác đi :))

Chia sẻ trang này