Tin nóng ngày 17-02-2014 : Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ tài chính !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hoa_Sim, 17/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7428 người đang online, trong đó có 708 thành viên. 17:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 10428 lượt đọc và 180 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh tế Trung Quốc: Giấc mơ hay ảo tưởng?

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là liệu ông Tập Cận Bình có đủ động lực để thực hiện tham vọng thay đổi mô hình kinh tế Trung Quốc hay không.

    Nếu các nhà kinh tế học toàn cầu lo lắng trước các số liệu vẽ nên tương lai ảm đạm đối với nền kinh tế Trung Quốc, hãy tưởng tượng Chủ tịch mới nhậm chức Tập Cận Bình cảm thấy như thế nào.

    Mới chỉ chính thức nhậm chức được một tháng, ông Tập vẫn đang củng cố quyền lực của mình. Về các vấn đề trong nước, ông phải đối mặt với khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng và tình trạng ô nhiễm nặng nề trên diện rộng, chưa kể đến cúm gia cầm và những dòng sông nổi đầy xác lợn chết. Về đối ngoại, đồng minh Triều Tiên đang ngày càng khiến nước khác rối trí. Giờ đây, Trung Quốc còn phải đối mặt với áp lực buộc phải tái cơ cấu nền kinh tế nếu muốn tiếp tục duy trì những thành tựu đạt được trong suốt 30 năm qua.

    Ông Tập nên được thông cảm. Trong suốt 1 thập kỷ được dẫn dắt bởi cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%, vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đồng thời vươn lên vị trí chủ chốt trên chính trường quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nền kinh tế cũng như xã hội Trung Quốc xuất hiện nhiều bất ổn. Nền kinh tế vẫn dựa quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư. Chênh lệch giàu nghèo gia tăng, các chính trị gia bỗng chốc trở thành triệu phú. Các chính quyền địa phương ngập trong nợ nần với những dự án vô bổ.

    Ngược lại, ông Tập luôn nhấn mạnh nền kinh tế cần lấy nhu cầu nội địa (chứ không phải lao động giá rẻ) làm động lực tăng trưởng. Ông cũng nhấn mạnh tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường và đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Đô thị hóa cũng là mối quan tâm lớn của vị tân chủ tịch n ước.

    Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là liệu ông Tập Cận Bình có đủ động lực để thực hiện tham vọng thay đổi mô hình kinh tế Trung Quốc hay không. So với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, có vẻ như nhiệm vụ của ông Tập khó khăn hơn rất nhiều.

    Cùng với Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông Tập phải cải cách nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh tăng trưởng suy giảm rõ rệt. Trung Quốc hiện đang ở trong thời kỳ có tốc độ tăng trưởng dưới 8% dài nhất ít nhất là trong 20 năm nay. Theo dự báo của World Bank, đến cuối thập kỷ này, tốc độ tăng trưởng có thể giảm xuống mức 6%.

    Quá trình cải cách cũng sẽ vấp phải nhiều phản đối từ các chính trị gia, doanh nhân và một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi từ mô hình tăng trưởng cũ. Ở Trung Quốc, cải cách kinh tế thường khó có thể xảy ra nếu không đi kèm với biến đổi về chính trị và thái độ cởi mở. Trên hết, chính phủ cần phải giảm bớt vai trò trong các ngành tài chính, ngân hàng và công nghiệp. Đây vốn là những yếu tố tạo cơ hội cho tham nhũng và bong bóng tài sản phát triển.

    Giống như những người tiền nhiệm là các cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, rõ ràng là ông Tập cũng hiểu được cần phải loại bỏ tận gốc tham nhũng. Và, điều này chỉ có thể được thực hiện bởi những lãnh đạo cao cấp chứ không phải bộ phận nào khác. Trang web của Bloomberg đã bị khóa ở Trung Quốc chỉ bởi đăng tải bài viết tiết lộ giá trị tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. ( Chống tham nhũng nửa vời ! :-P )

    Các quan chức của đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tự tin vào con đường mà Trung Quốc đang theo đuổi cũng như vào hệ thống lãnh đạo. Tuy nhiên, chính thực tại đang khiến cho nền kinh tế mất cân bằng. Nếu như ông Tập Cận Bình không thay đổi, "giấc mơ Trung Hoa" của ông sẽ chỉ là ảo tưởng.
    (Theo Trí Thức Trẻ)
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ngày một rõ ràng

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc, kể cả trong giai đoạn toàn cầu suy giảm, đã khiến nhiều người khấp khởi mừng thầm rằng thế giới đã tìm được động lực phục hồi - Ảnh: CNews.
    Theo tờ Daily Ticker, những lo lắng về sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn và điều này có thể sẽ gây nguy hại tới đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

    Giữa tuần trước, hôm 20/6, ngân hàng HSBC công bố chỉ số quản lý sản xuất (PMI) sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua, làm gia tăng thêm những lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giữa lúc nền kinh tế đầu tàu là Mỹ vẫn còn đang hồi phục bấp bênh và một châu Âu đầy khó khăn.

    HSBC cho biết, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 6 chỉ đạt có 48,3 điểm, thấp hơn mức 49,2 điểm trong tháng 5 trước đó. PMI là chỉ số phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất, trong đó mức dưới 50 điểm là biểu hiện của sự giảm tốc. Nguyên nhân giảm là do nhu cầu trên thị trường quốc tế giảm, nhu cầu nội địa thấp, hàng tồn kho tăng.

    Ngân hàng HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2013 xuống còn 7,4%, từ mức 8,2% đưa ra trước đó. Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 7,8%, thấp nhất trong 13 năm qua. Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay là 7,5%.

    Bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận rõ được những nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế nước này. Phát biểu hôm 7/4 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở đảo Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận rằng, giai đoạn tăng trưởng siêu mạnh của nước này có thể đã qua, dù vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

    Kể từ khi bắt đầu mở cửa kinh tế, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Trung Quốc đạt tới 9,9%. Đây là điều hiếm có trong lịch sử kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, kể cả trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm, đã khiến nhiều người khấp khởi mừng thầm rằng thế giới chắc đã tìm được động lực để phục hồi.

    Tuy nhiên, phát biểu của ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người thất vọng, bởi sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ có những tác động nhất định tới khu vực châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Ngay như nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.

    Theo báo cáo công bố ngày 28/4 của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2012 đạt gần 109 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới 2012, mỗi năm xuất khẩu của Mỹ vào thị trường 1,3 tỷ dân này tăng trung bình 17%, từ 27,5 tỷ USD lên 108,6 tỷ USD.

    Báo cáo này cho thấy, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ. Hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc rất đa dạng, từ nông sản tới thiết bị giao thông, riêng trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tới 21 tỷ USD, xuất khẩu thiết bị giao thông đạt 16 tỷ USD, máy tính và thiếu bị điện tử đạt 14 tỷ USD, hóa chất đạt 12 tỷ USD...

    Cũng trong khoảng thời gian 10 năm từ 2003 đến 2012, kim ngạch xuất khẩu của 42 bang trong 50 bang của Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần. Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc John Frisbie đã nhận định rằng, xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc là điểm sáng với nhiều doanh nghiệp xứ cờ hoa, nhất là khi nhu cầu ở châu Âu suy yếu.

    Nhìn từ góc độ của bản báo cáo trên có thể thấy rằng sự tương tác, nương tựa lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới ngày càng rõ nét hơn, và trong một bối cảnh như vậy, những tác động từ sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi châu Á, mà còn có thể lan tỏa sang tới tận bờ bên kia của Thái Bình Dương.

    Tuy nhiên, không phải mọi nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng, kinh tế Trung Quốc đã hết thời tăng trưởng cao. Vài năm gần đây, nhiều dự báo về sự vượt qua Mỹ của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một đề tài hấp dẫn và lôi cuốn được nhiều người tham gia tranh luận ở các góc độ khác nhau, từ GDP thực tế cho tới chỉ số ngang giá sức mua (PPP).

    Một thực tế nữa là Trung Quốc vẫn đang là thị trường hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu mới đây của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2013 tăng 1% lên 47,6 tỷ USD, trong đó FDI của Liên minh châu Âu tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, FDI của Mỹ tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD.

    Đây là một thông tin đáng chú ý, do trước đó FDI vào Trung Quốc trong năm 2012 đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua xuất phát từ các lý do như khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc... Do đó sự đi lên trở lại của FDI vào thị trường này trong 5 tháng đầu năm cho thấy sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn.


    (Theo Vneconomy)
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ sụp đổ


    Tác giả: Jane Lin & Alex Wu Epoch Times Staff

    [​IMG]

    Land AuctionIn Nanjing
    Đấu giá đất tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, 18 tháng Mười 2011 (Epoch Times Photo Archive)

    Các nhà kinh tế học Trung Quốc cho hay nền kinh tế Trung Quốc đang đi trên một con đường nguy hiểm và sẽ sớm phải trải qua một cuộc khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng nợ của châu Âu.

    Kể từ khi chính quyền Trung Quốc thực hiện một loạt các chính sách "thắt chặt" để kiềm chế thị trường bất động sản, giá nhà đã giảm trên toàn Trung Quốc. Trong khi đó, dịch vụ bán đất đai, nguồn thu nhập chính của chính quyền địa phương, cũng giảm mạnh.

    Cuối tháng 10, nhiều nhà phát triển ở Thượng Hải đột ngột giảm giá nhà trong đợt phát triển mới 20%.-40%. Ngay sau đó, giá nhà bị cắt lan tràn đến Bắc Kinh, Hàng Châu và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang và Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô. Người mua nhà gần đây, không hài lòng về sự mất giá đột ngột việc đầu tư của họ, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình yêu cầu hoàn lại tiền.

    Kết thúc của lợi nhuận kếch sù

    "Việc cắt giảm giá nhà ở Thượng Hải chỉ là khởi đầu, thời gian tồi tệ nhất sẽ là mùa đầu tiên của năm tới", một nhà phân tích tại cơ quan Nghiên cứu Bất động sản Centaline Trung Quốc (Centaline China Property Research) ở Thượng Hải nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Ông nói thêm rằng thời đại của lợi nhuận bất động sản khổng lồ thực sự sẽ không còn tồn tại trong thập niên tới.

    Nhà kinh tế Xie Guozhong gần đây nêu lên trong nhiều dịp khác nhau: "Nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ của mình, nhiều nhà phát triển bất động sản sẽ phá sản", và "giảm 50% trong giá trị tài sản sẽ là định chuẩn ở Trung Quốc trong tương lai."

    Thặng dư lớn về nhà ở chưa bán hết chỉ có thể được tiêu hóabởi thị trường khi giá giảm xuống đến một mức độgiá cả phải chăng cho người mua nhà lần đầu tiên có nghĩa là sẽ có sự giảm giá đáng kể.

    Làm nguội xuống thị trường đất đai

    Dịch vụ bán đất của chính phủ cũng đã nguội đi trên khắp Trung Quốc, và do đó, thu nhập của chính quyền địa phương từ việc bán đất đã giảm xuống một cách đột ngột. Thành phố Chu Hải (Zhuhai) ở tỉnh Quảng Đông là một ví dụ.

    Theo Nhật báo Nam phương Đô thị (Southern Metropolis Daily), những dữ liệu do Sở Tài chính thành phố Chu Hải đưa ra cho thấy rằng chi phí chuyển nhượng đất đai trong 3 quý đầu tiên của năm nay đã giảm một cách đáng kể. Trước đó, ước tính đạt được 8.8 tỷ nhân dân tệ (1.4 tỷ USD), Sở tài chính đã điều chỉnh xuống còn 5 tỷ nhân dân tệ (788,65 triệu USD) tức là giảm 3 tỷ nhân dân tệ (473,2 triệu USD)

    Theo một phân tích khác của Nhật báo First Financial Daily, doanh thu từ việc bán đất ở thành phố Chu Hải trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 20.39 tỷ nhân dân tệ (3.22 tỷ USD), chiếm 24% GDP của thành phố và tăng 14 lần so với năm trước. Trái lại, doanh thu đất đai trong 10 tháng đầu năm 2011 chỉ vừa bằng một nửa con số đó.

    Ngày 01 tháng 11, thành phố này đã bắt đầu triển khai một hạn chế mới trong việc mua bán và giá cả nhà ở. Nhiều nhà phát triển cho rằng đây chính là cái ngòi kích hoạt cho một làn sóng giảm giá bất động sản mới.

    Khủng hoảng tài chính sắp xảy ra
    Ông Cheng Xiaonong, kinh tế gia tại công ty có trụ sở ở Hoa Kỳ chia sẻ với thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng giá nhà ở giảm 30% trong một thời gian ngắn chính là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng tài chính sắp tấn công Trung Quốc.

    "Khi cái bong bóng nhà đất nổ tung và những nhà phát triển phá sản, các ngân hàng sẽ phải vật lộn với lãi suất mặc định cao và những món nợ xấu, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trong cả hệ thống ngân hàng", Cheng cho biết.

    Cheng cho hay trong vòng 1 năm tới, Trung Quốc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Ông nói: "Thực ra, một cuộc khủng hoảng tài chính đã bùng phát ở Trung Quốc rồi".

    Chen Zhifei, Giáo sư kinh tế, Đại học Thành phố New York (New York’s City University) chia sẻ với Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) rằng việc giảm nhanh chóng cả giá nhà lẫn và đất đai sẽ dẫn đến doanh thu bán đất của chính quyền địa phương giảm đi rõ rệt và các chính quyền địa phương sẽ bù lấp phần thiếu hụt ấy bằng cách đánh thuế.

    Ông Cheng nói rằng việc đánh thuế như vậy sẽ dẫn đến các cuộc biểu tình lớn và bất ổn xã hội như chúng ta đã được chứng kiến gần đây ở Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc nơi diễn ra một cuộc biểu tình lớn chống thuế đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới

    Nhà kinh tế và cũng là một tác giả, He Qinglian đã nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng bong bóng bất động sản Trung Quốc lẽ ra đã nổ tung từ năm 2008. Nhưng khi đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (630.93 tỷ USD) để cứu lấy nền kinh tế và một nửa số tiền đó dành cho thị trường bất động sản và các lĩnh vực liên quan, nhờ đó đã trì hoãn thời gian bùng nổ của bong bóng bất động sản này.

    Bà He nói: "Việc bong bóng bùng nổ vào thời điểm hiện tại, thiệt hại do nó gây ra và tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc làm cho chính quyền Trung Quốc gặp khó khăn hơn nhiều để giải quyết bây giờ."

    Bà He cho hay vụ nổ bong bóng này cũng đem đến cho nền kinh tế Trung Quốc một cơ hội để điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các chính quyền địa phương nên thắt lưng buộc bụng kể từ khi doanh thu bán đất giảm sút.

    Bà nói thêm "tuy nhiên, họ sẽ tăng thuế để tăng thu nhập của họ, và nền kinh tế Trung Quốc do đó sẽ chẳng bao giờ đi đúng đường".

    Bà He nói rằng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc chỉ là một sự thịnh vượng giả tạo với cái giá phải trả là sự hủy hoại môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Là công xưởng của thế giới, Trung Quôc không hề có những sản phẩm mang nhãn hiệu của riêng mình. Thêm vào đó, Trung Quốc lại phụ thuộc nặng nề vào các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu năng lượng và có rất ít tài nguyên thiên nhiên để có thể xuất khẩu ngoại trừ những kim loại đất hiếm. Hơn nữa, với dân số nông dân đông nhất trên thế giới, Trung Quốc lại không thể duy trì tự lực cánh sinh (tự túc) trong việc sản xuất lương thực.


    Về một số ý kiến của các nhà kinh tế cho rằng thị trường bất động sản sụp đổ sẽ dẫn đến "hạ cánh bắt buộc" cho nền kinh tế Trung Quốc, bà He cho biết: "Nền kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ cất cánh lên, do đó sẽ chẳng có chuyện gì gọi là hạ cánh cả. Quả thật vậy, nền kinh tế Trung Quốc giống như một con tàu siêu tốc không thể điều khiển được nữa và nó có thể trật bánh bất cứ lúc nào".
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh tế Trung Quốc sẽ hoàn toàn sụp đổ trong tương lai gần

    Sau dự đoán của tỷ phú Soros về sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai vào ngày 16/1 thì đến hôm nay, các trang tin kinh tế thế giới đồng ý rằng sự sụp đổ của kinh tế nước này là điều không thể tránh khỏi và còn thê thảm hơn cuộc khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.



    [​IMG] Tỷ phú George Soros.

    Hôm 16/1, nhà tài chính nổi tiếng kiêm nhà đầu cơ tiền tệ George Soros cho rằng, bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ và không có cải cách nào có thể cứu vãn được. Kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn trong tương lai gần.
    Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã ngừng hoạt động. Tình hình này tương tự như những gì đã xảy ra ở Mỹ vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008, theo nhà đầu tư George Soros - người được toàn thế giới biết đến với tư cách là "người làm sụp đổ Ngân hàng Anh".
    Tỷ phú này cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực châu Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự đoán này và cho rằng Soros đã quá phóng đại.
    Lo ngại của tỷ phú Soros về nền kinh tế Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều hành của Arbat Capital cho biết.

    [​IMG]
    Chuyên gia nổi tiếng người Nga Alexander Orlov cho rằng Soros đã phóng đại quá mức về sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc.

    Nhưng sự sụp đổ đe dọa Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa và chỉ xảy ra nếu như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài chính. Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức.
    Tuy nhiên, hôm 21/1, các trang tin kinh tế của thế giới Forbes, CNBC, Le Figaro, CBC, Libération, cho rằng trong thời gian qua nợ Trung Quốc tăng nhanh kỷ lục trong một thời gian ngắn. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Trang kinh tế của tờ Libération dẫn báo cáo của Viện kiểm toán quốc gia Trung Quốc công bố tháng trước. Theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã tăng 400 % trong 4 năm qua. Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %. Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân thì tỷ lệ này tăng từ 131 % năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013.

    Các con số trong bản báo cáo trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây. Các con số nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc có khuynh hướng sụt giảm.

    Một số nhà phân tích đặt ra câu hỏi: Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp, trở thành một quốc gia nợ nần chồng chất?

    [​IMG]
    Thành phố ma, không một bóng người ở Trung Quốc.

    Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây? Một nhà phân tích kinh tế cho rằng: Do thái độ tiêu sài, phung phí quá mức của các chính quyền địa phương. Chỉ hơn 2 năm, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.
    Không chỉ giới hạn ở chính quyền các địa phương và các tỉnh lẻ, mà việc phung phí tiền của đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, từ Trùng Khánh tới Quảng Đông … Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được xây dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc.
    Chuyên gia kinh tế người Mỹ đang làm việc tại Bắc Kinh, Michael Pettis cho biết: “Một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc được dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, kiến thiết những phi trường không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ tăng lên mãi”.
    Còn theo lời một người trong cuộc thì tình trạng nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã “hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát”. Không còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Chuyên gia này nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn nguy hại hơn so với những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi năm 2008-2009.



    Quốc Hiệp - Tổng hợp
  6. systemrisk

    systemrisk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Đã được thích:
    2.966
    Nhìn China mà học tập rút kinh nghiệm, châu âu, Mỹ minh bạch cao bung trước, bây giờ CCB của TQ mới bung ra- lưu ý CCB giống y BID.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh tế Trung Quốc nhiều dấu hiệu giảm tốc

    Cả lạm phát và sản xuất của Trung Quốc đều suy giảm trong tháng 12 năm ngoái, cho thấy nước này vẫn còn rất nhiều thách thức nếu muốn cải tổ kinh tế.

    Sản xuất Trung Quốc xuống thấp nhất 3 tháng


    Kinh tế Trung Quốc chưa thể sớm soán ngôi Mỹ


    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Trung Quốc đã tăng 2,5%, thấp hơn dự đoán 2,7% của các nhà phân tích trong khảo sát của Bloomberg. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm 1,4% so với năm ngoái. PPI đã có chuỗi giảm dài nhất kể từ thập niên 90.


    Tuần trước, HSBC và Markit Economics cũng công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 12 của Trung Quốc chỉ đạt 50,5, thấp nhất 3 tháng. Những dấu hiệu suy giảm này chính là thách thức với chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, khi các nhà làm luật đang nỗ lực kiềm chế tăng trưởng tín dụng để kiểm soát nợ xấu. Tung gói kích thích sẽ làm tăng rủi ro lạm dụng đòn bẩy. Còn nếu không làm gì, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể xuống sát giới hạn 7%.


    [​IMG]
    Lạm phát Trung Quốc tiếp tục giảm tốc tháng trước. Ảnh: Bloomberg

    "PPI giảm có nghĩa sản xuất vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức", Shen Jianguang - nhà kinh tế học khu vực châu Á tại Mizuho Securities Asia cho biết. Khi sản xuất vẫn còn bị đè nặng bởi lãi suất cao, thắt chặt tiền tệ không phải là lựa chọn sáng suốt. Shanghai Composite Index đã giảm 0,1% hôm qua. Trong 12 tháng, chỉ số chứng khoán này đã mất 10%.


    Năm 2013, tốc độ lạm phát của Trung Quốc là 2,6%, vẫn dưới mục tiêu 3,5% của Chính phủ. Trong khi đó, PPI được dự đoán giảm 1,3%.


    Trong một phiên họp tháng trước, giới chức Trung Quốc đã cam kết "bình ổn giá cả để có môi trường thuận lợi cho việc cải tổ". Nước này cũng đang nỗ lực chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng kinh tế, từ dựa vào đầu tư sang tiêu dùng, trong khi vẫn phải duy trì tăng trưởng ở tốc độ "hợp lý" để đảm bảo việc làm.


    Hà Thu
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Học ai thì học, không học thằng Tàu đểu cáng, tham lam và gian trá !

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nợ xấu Trung Quốc lên mức cao nhất hơn 5 năm

    Nợ xấu các ngân hàng Trung Quốc đã tăng quý thứ 9 liên tiếp và là mức cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính, gây lo ngại về chất lượng tài sản, lợi nhuận khi kinh tế trong nước đang mất đà.

    Nợ địa phương Trung Quốc gần 3.000 tỷ USD


    Cho vay nặng lãi bùng phát ở Trung Quốc


    Theo thông báo của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), nợ xấu các nhà băng nước này đã tăng thêm 28,5 tỷ NDT (4,7 tỷ USD) quý cuối năm ngoái, lên hơn 592 tỷ NDT. Đây là mốc cao nhất kể từ tháng 9/2008. Nợ xấu chiếm 1% tổng dư nợ, tăng so với 0,7% quý trước đó.


    Các ngân hàng Trung Quốc đang vật lộn giữ nợ xấu trong tầm kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Nền kinh tế ì ạch và Chính phủ kiềm chế tín dụng đen đã khiến người vay khó trả được nợ. Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s tuần này cũng nhận xét chất lượng các khoản vay sẽ giảm "đáng kể" năm 2014 khi các ngân hàng vẫn còn mắc kẹt với "nợ chính quyền địa phương và tình trạng dư thừa công suất tại các doanh nghiệp".


    [​IMG]
    Nợ xấu các ngân hàng Trung Quốc đã tăng liên tiếp 9 quý. Ảnh: Bloomberg

    Trong 5 năm qua, các ngân hàng Trung Quốc đã có thêm 89.000 tỷ NDT tài sản, chủ yếu nhờ cho vay. Con số này tương đương quy mô của cả hệ thống ngân hàng Mỹ, số liệu của CBRC cho thấy. Đến cuối tháng 9 năm ngoái, các ngân hàng thương mại Mỹ hiện có 14.600 tỷ USD tài sản, theo Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC).


    Thế giới đang ngày càng lo ngại các khoản đầu tư của Trung Quốc thông qua vay nợ từ năm 2008 có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính, công ty chứng khoán Haitong cho biết. Khoản nợ tại các công ty phi tài chính có thể tăng lên hơn 150% GDP năm 2014, làm tăng nguy cơ vỡ nợ. Tỷ lệ này cuối năm 2012 là 139% - đứng đầu 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.



    Tăng trưởng của Trung Quốc năm 2013 là 7,7%, tương đương năm 2012. Tốc độ này được dự đoán giảm còn 7,4% năm nay, thấp nhất kể từ 1990, theo số liệu khảo sát của Bloomberg.


    Chính phủ Trung Quốc đã phải chi hơn 650 tỷ USD để cứu trợ các ngân hàng, thông qua giảm nợ xấu và bơm vốn, từ cuối thập niên 1990. Tháng 10/2008, nước này đã giúp Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) xóa bỏ 800 tỷ USD nợ xấu, giúp nợ xấu toàn ngành giảm hơn một nửa chỉ trong ba tháng.


    Hồi đầu tuần, Lian Ping – kinh tế trưởng Bank of Communications cảnh báo tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc có thể leo lên 1,2% năm nay. Tổng lợi nhuận các ngân hàng Trung Quốc năm 2013 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, lên 1.400 tỷ NDT. Dù vậy, tốc độ này vẫn chậm hơn so với 19% năm 2012, theo số liệu của CBRC.


    Hà Thu
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nợ địa phương Trung Quốc gần 3.000 tỷ USD



    Chỉ trong ba năm, giá trị các khoản vay của chính quyền địa phương Trung Quốc tăng thêm 70%. Tổng nợ công nước này hiện bằng 58% GDP.

    Cho vay nặng lãi bùng phát ở Trung Quốc


    Kinh tế Trung Quốc chưa thể sớm soán ngôi Mỹ


    Theo báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Trung Quốc (NAO), nợ địa phương của nước này hiện là 17.700 tỷ NDT (2.900 tỷ USD), tăng 70% so với ba năm trước. Đây là kết quả cuộc kiểm tra từ tháng 7 do Chính phủ Trung Quốc yêu cầu.


    Báo cáo cũng cho thấy một số chính quyền địa phương đã dùng nợ mới để trả hơn một phần năm khối nợ cũ. Trung Quốc hiện có nợ công bằng 58% GDP, BBC cho biết.


    [​IMG]



    Nợ công Trung Quốc hiện vào khoảng 58% GDP. Ảnh: Want China Times

    Những lo ngại về nợ xấu đang ngày càng tăng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tăng trưởng tín dụng những năm gần đây khiến giới phân tích liên tưởng đến tình trạng tại châu Á thời tiền khủng hoảng 1997 và thập kỷ mất mát tại Nhật Bản.

    Số liệu nợ vẫn còn cao hơn Nhật Bản và Hy Lạp. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc không thể để nợ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại. “Nợ công của Trung Quốc vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tốc độ gia tăng vẫn rất đáng báo động. Kết quả kiểm toán cho thấy nợ chính quyền địa phương đã gần gấp đôi trong 2,5 năm”, Liu Li-Gang và Zhou Hao – nhà kinh tế học tại ANZ cho biết.

    Theo Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, khoản vay của các địa phương chiếm 80% tổng tín dụng ngân hàng nước này, tính đến cuối năm 2010. Đây là hệ quả của việc các chính quyền vay vốn ào ạt nhằm duy trì tăng trưởng sau khủng hoảng.

    Thời gian gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã liên tục tuyên truyền về sự cần thiết giảm rủi ro tài chính, đặc biệt là nợ địa phương. Kết quả kiểm toán lại càng tăng thêm sức ép buộc Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình sửa đổi hệ thống tài chính đang khiến các địa phương cạn kiệt doanh thu thuế.


    Hà Thu


    Giấc mơ Trung Hoa ?
    Hay là cơn ác mộng của họ Tập ?


    :-P:-P:-P:-P:-P:-P
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này