Tin nóng về TT 13

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lehero, 11/08/2010.

5918 người đang online, trong đó có 752 thành viên. 12:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2530 lượt đọc và 38 bài trả lời
  1. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.161
    =D>
  2. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://vneconomy.vn/2010080901306757P0C6/nhieu-ngan-hang-se-khong-kip-nang-ty-le-an-toan-von.htm


    Nhiều ngân hàng sẽ không kịp nâng tỷ lệ an toàn vốn?


    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (0)

    MINH ĐỨC
    09/08/2010 01:31 (GMT+7)

    [​IMG] Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa để các ngân hàng thực hiện nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% - Ảnh: Reuters.


    Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thông tư này thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và một số văn bản liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

    Một quy định mới quan trọng trong thông tư trên, theo Điều 4, là các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

    Cũng theo Điều 4, tổ chức tín dụng phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

    Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà các tổ chức phải đảm bảo được nâng từ 8% lên 9%. Thời điểm bắt đầu áp dụng tỷ lệ mới là từ ngày 1/10/2010.

    Sau gần ba tháng ban hành Thông tư, còn chưa đầy hai tháng nữa là có hiệu lực, nhiều ngân hàng thương mại cho biết sẽ không thể thực hiện được quy định mới theo thời hạn trên.

    Thông tin này được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đưa ra và có trong văn bản vừa gửi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Cụ thể, theo văn bản trên, nhiều ngân hàng cho biết không thể thực hiện được việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% vào thời điểm quy định mới có hiệu lực.

    Nguyên do là họ phải có thời gian để điều chỉnh tài sản có rủi ro và phụ thuộc vào việc tăng vốn điều lệ của mình, đặc biệt là với các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ và các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào vốn ngân sách nhà nước cấp.

    Bên lề vấn đề này, sau khi thông tư trên ban hành, thị trường chứng khoán cũng đã đón nhận những chuyển động liên quan đến việc chuẩn bị cho việc thực hiện quy định mới.

    Đầu tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo bán bớt 5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Một trong những mục đích chính của hoạt động bán ra đó là nhằm cải thiện vốn tự có, chuẩn bị cho việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Mục đích này cũng được Eximbank đề cập đến trong nội dung đại hội cổ đông bất thường vừa qua.

    Cũng ở trường hợp Vietcombank, việc đảm bảo tỷ lệ trên còn gặp khó khăn trong kế hoạch tăng vốn điều lệ, phải sau gần hai năm mới hiện thực, do những vướng mắc ở khâu chấp thuận của cơ quan chức năng…

    Ở một trường hợp khác, mới đây Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cấp bổ sung vốn để nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. MHB theo đó có thêm điều kiện để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn.

    Tuy nhiên, như thông tin từ VNBA, nếu nhiều ngân hàng đến hạn 1/10/2010 không đảm bảo được tỷ lệ 9% thì hướng xử lý sẽ như thế nào? Dĩ nhiên khi ấn định thời điểm áp dụng, Ngân hàng Nhà nước hẳn cũng đã tính toán một lộ trình, nhưng lộ trình đó đã hoàn toàn hợp lý?

    Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, VNBA đề xuất xem xét giãn tiến độ thực hiện Thông tư 13 nói trên để phù hợp với thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay.
  3. dad_obama

    dad_obama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    38
    :((:((:((:((:((
  4. dad_obama

    dad_obama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    38
    Có 72 người đang vào chủ đề này, trong đó có 30 thành viên: dad_obama, thuongvuong6, mac091, ledtorg, VSP, tapsu01, Vietbac1, cancaucom02, bh_dn, Subprime, traltt80, beautysaigon88, abclkj, newkidontheblock, Queen-bee, anhvo, tueximb, quangets, zozostock, chuonchuonsat, vancuong8709, anila, xichlaidi, toithichdautu, f112, akilavuong, thienanmon, ThanhBMW, tinylyly05, 066444
  5. bh_dn

    bh_dn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=131&article=181055
    Các ngân hàng xin lùi thời hạn thực hiện quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn
    ND - 14 ngân hàng thương mại và công ty tài chính thông qua Hiệp hội Ngân hàng vừa có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trình bày những khó khăn trong việc thực hiện các quy định trong Thông tư 13 về quy định tỷ lệ an toàn vốn.

    Theo Hiệp hội ngân hàng quy định tỷ lệ an toàn vốn được nâng từ 8% lên 9% kể từ ngày 1-10 là không dễ thực hiện, do đó, Hiệp hội kiến nghị giãn tiến độ thực hiện quy định mới để phù hợp với điều kiện hiện nay của các ngân hàng.

    Theo Hiệp hội Ngân hàng, Thông tư 13 ban hành ngày 20-5-2010 của Thống đốc NHNN là một trong những văn bản pháp quy quan trọng điều chỉnh các hoạt động cơ bản của tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn mua cổ phần và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Nhìn chung các quy định đề cập trong Thông tư này hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn cao cho hoạt động kinh doanh và an toàn hệ thống ngân hàng, là điều kiện cần để hệ thống ngân hàng Việt Nam nhanh chóng hội nhập với bên ngoài. Tuy nhiên, xuất phát từ mặt bằng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và xuất phát từ mặt bằng của các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính không đồng đều... việc thực hiện các quy định được đề cập trong Thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 1-10-2010 sẽ gây không ít khó khăn cho các NHTM.

    Hiệp hội ngân hàng cho biết, quy định tỷ lệ cho vay không được vượt quá 80% vốn huy động đang tạo sức ép đối với các ngân hàng. Ðiều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng khó có thể giảm lãi suất huy động. Một số ngân hàng hiện đã cho vay vượt tỷ lệ này nên đang phải huy động thêm vốn. Mặt khác, các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NHNN cũng được xây dựng dựa trên nguồn vốn huy động của dân cư, do vậy các ngân hàng buộc phải huy động thêm vốn để đáp ứng các chỉ tiêu quy định.

    Theo quy định, vốn huy động của các ngân hàng phải loại trừ rất nhiều khoản vốn như: vốn tự có, vốn đầu tư và cả tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc... Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội là nguồn vốn ổn định, hiện chiếm từ 15 đến 20% tổng nguồn vốn huy động. Vì vậy, nếu áp dụng quy định thì tính ra ngân hàng phải dự trữ đến 40% số vốn huy động được, vốn cho vay chỉ còn khoảng 60%.

    Theo một nguồn tin từ NHNN, kiến nghị của Hiệp hội Ngân hàng về việc điều chỉnh thời hạn áp dụng tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng đang được NHNN xem xét, nhiều khả năng thời hạn của Thông tư có thể được lùi vì Thông tư cũng phải được chỉnh sửa cho phù hợp Luật Ngân hàng mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vừa qua.




  6. vincom10F

    vincom10F Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Đã được thích:
    0
    KHOANH LẠI RỒI[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    http://*********.vn/ChannelID/757/T...-noi-lo-tang-von-va-su-dung-von-hieu-qua.aspx

    Ngân hàng 2 nỗi lo: Tăng vốn và sử dụng vốn hiệu quả

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16061Để đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các ngân hàng nhỏ phải tăng vốn lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng trong năm nay. Không ít ngân hàng lớn cũng thực hiện tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động. Không chỉ lo tăng vốn, các ngân hàng còn đang lo làm sao để sử dụng đồng vốn tăng thêm một cách hiệu quả, đem lại khả năng sinh lời cao. Cơ hội kinh doanh hạn chế
    Trong số 23 ngân hàng vốn điều lệ còn dưới mức quy định theo Nghị định 141 thì có hơn nửa chỉ đạt trên dưới 1.500 tỷ đồng, nên lượng vốn tăng thêm là khá lớn. Do đó, điều đáng lo đối với các ngân hàng là áp lực lợi nhuận đạt được trong thời gian tới khi vốn điều lệ tăng lên mức cao, trong khi kênh sử dụng vốn lại hạn chế, đặc biệt là quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ lại cao hơn.
    Theo quy định tại Thông tư 13/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 1/10/2010, các ngân hàng phải nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% hiện nay lên 9%, nhằm đảm bảo rủi ro trong hoạt động tín dụng. Điều này cũng đòi hỏi các ngân hàng phải tính toán kỹ hơn đối với hoạt động cho vay và hiệu quả sử dụng vốn, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng, nếu các nhà băng không đáp ứng được các yếu tố như: vốn tự có và tài sản có rủi ro tại thời điểm đó. Ví dụ, tại thời điểm 1/10/2010, nếu vốn tự có của một ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, trong khi tài sản có rủi ro của ngân hàng là 37.500 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ an toàn vốn là 8%, thì để đảm bảo đúng quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHNN là 9% buộc ngân hàng này phải giảm "mẫu số", tức giảm tài sản có xuống và điều này có thể tác động buộc nhà băng phải ngừng và giảm quy mô tín dụng. Nếu không, ngân hàng phải tăng vốn tự có nếu muốn mở rộng quy mô cho vay.
    Như vậy, nếu không tăng được vốn tự có thì không ít nhà băng phải thu hẹp hoạt động cho vay. Theo một số ngân hàng, khả năng trong năm tới vốn cho vay vào một số lĩnh vực như chứng khoán và bất động sản sẽ phải hạn chế và giảm dần.
    Mặt khác, theo quy định, các ngân hàng chỉ được sử dụng 50% vốn tăng thêm đầu tư vào tài sản cố định (đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, xây dựng trụ sở, đầu tư máy ATM... ). Nhưng với quy định hiện nay của NHNN, các ngân hàng cũng phải hạn chế trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, nhất là ở khu vực TP. HCM và Hà Nội. Đồng thời, các ngân hàng chỉ được mở một phòng giao dịch trực thuộc khi nhận được giấy phép mở một chi nhánh. Vì thế, thời gian gần đây, một số nhà băng phải "lách" qua hình thức mở quỹ tiết kiệm. Song điều đáng quan tâm hơn đó chính là với quy định một chi nhánh mở mới ở 2 khu vực trên, yêu cầu vốn điều lệ phải đạt 100 tỷ đồng/chi nhánh, tăng thêm 50 tỷ đồng so với trước. Trong khi đó, có thông tin cho biết, nhiều khả năng NHNN sẽ nâng yêu cầu về vốn gấp đôi so với mức này khi các ngân hàng xin phép mở một chi nhánh tại khu vực TP. HCM và Hà Nội.
    Chính điều này buộc các ngân hàng phải tiêu tốn một lượng vốn lớn hơn so với trước vào việc mở rộng mạng lưới, nhưng kết quả thu về không tăng tương ứng. Theo ước tính, với một chi nhánh mở mới, phải sau 1 năm mới có thể đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng; với diễn biến thị trường hiện nay, khả năng thời gian sẽ lâu hơn.
    Bà Trần Thị Việt Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) cho hay, Ngân hàng đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng hiện nay lên 3.000 tỷ đồng, đáp ứng lộ trình quy định. Hồ sơ xin tăng vốn của Saigonbank đã được gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để có thể sớm thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn. Theo đó, SaigonBank dự kiến trong tháng 9 sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn đợt 1 và đợt 2 sẽ được tiến hành vào tháng 10/2010.
    Tuy nhiên, bà Ánh cũng cho biết, tăng vốn điều lệ lên gấp đôi cũng tăng áp lực đối với Ngân hàng trong hoạt động và sẽ có không ít khó khăn để đạt được lợi nhuận cao, vì nhiều hoạt động tín dụng hiện hạn chế hơn so với trước. Còn với kế hoạch mở quy mô hoạt động của Saigonbank trong năm tới, Ngân hàng dự định mở thêm 8 - 9 chi nhánh ở khu vực TP. HCM và Hà Nội, sau khi vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng. Như vậy, vốn đáp ứng cho kế hoạch này cũng xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
    Khả năng sinh lời của một chi nhánh, phòng giao dịch mới không thể ngày một ngày hai mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trong khi đó, áp lực về cổ tức sẽ gia tăng theo tốc độ tăng vốn và đây chính là một trong những khó khăn đối với các ngân hàng trong năm tới.
    Áp lực lợi nhuận lại cao hơn
    Với các ngân hàng Việt Nam, tăng vốn điều lệ được xem là yếu tố cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là khi thị trường tài chính - ngân hàng trong nước đã có sự tham gia của ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, với chiến lược kinh doanh được mang sang từ các nhà băng mẹ ở những nước tiên tiến và hiện đại.
    Các ngân hàng cũng thừa nhận, để cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi phải có vốn điều lệ lớn. Thực tế, nhiều ngân hàng cổ phần của Việt Nam đã từng bước nâng cao vốn trong thời gian qua. Trong đó, không ít ngân hàng vốn điều lệ đã và đang tiến tới cột mốc 10.000 tỷ đồng, chẳng hạn như Eximbank, Sacombank, ACB.
    Thế nhưng, với nhà băng quy mô nhỏ, khi mà nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận hiện vẫn chủ yếu được khai thác từ hoạt động tín dụng, thì tăng vốn điều lệ, ngân hàng cần có kênh sử dụng vốn. Trong khi đó, hoạt động tín dụng năm tới được nhận định là sẽ có những kiểm soát chặt hơn, nhất là sau ngày 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn tăng lên mức 9%. Tỷ lệ an toàn cao để hạn chế nợ xấu gần như đồng nghĩa với cơ hội kinh doanh trong hoạt động cho vay sẽ phải "co" lại. Vì thế, lợi nhuận thu về không còn dồi dào.
    Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô lớn ở TP. HCM cho biết, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ông tính đến tháng 6/2010 chỉ có 0,1%. Song, theo vị phó tổng giám đốc này, điều đó lại làm mất đi cơ hội sinh lời trong hoạt động tín dụng.
    Giám đốc NHNN - Chi nhánh TP. HCM, ông Hồ Hữu Hạnh đánh giá, với quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn lên, chắc chắn các ngân hàng phải tính kỹ hơn trong việc sử dụng vốn và có thể lợi nhuận thu về trong hoạt động sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông Hạnh cho rằng, với hoạt động tiền tệ, nên đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.
    Thực tế, trong năm 2010, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cũng phải đáp ứng theo mục tiêu kiểm soát chung của toàn ngành năm nay là tăng trưởng tín dụng khoảng 25%. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra được các nhà băng cân nhắc khá kỹ trước khi trình ĐHCĐ và chỉ ở mức khiêm tốn. Thế nhưng, do tình hình thị trường không mấy thuận lợi. Việc sản xuất - kinh doanh, nhất là với các nhà xuất nhập khẩu gặp khó khăn khi thị trường ở khu vực châu Âu bị ảnh hưởng, khiến lợi nhuận đạt được của một số ngân hàng trong 2 quý qua không như kỳ vọng. Cụ thể, tại DongA Bank, 6 tháng đầu năm chỉ thu được 300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong khi chỉ tiêu ngân hàng này xây dựng cho cả năm nay lên đến 1.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
    Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng lớn (như Vietcombank, ACB, Sacombank) trong 6 tháng đầu năm được báo cáo giảm lãi khoảng 20 - 50% so với cùng kỳ năm trước. Chính điều này đã làm cho không ít nhà băng phải dè dặt khi công bố lợi nhuận năm nay và định hướng cho kế hoạch trong năm tới.
    Bà Ánh cho biết, với chỉ tiêu lợi nhuận Saigonbank đưa ra cho năm 2010 ở mức 320 tỷ đồng, 7 tháng đầu năm, Ngân hàng đã thực hiện được 54% kế hoạch của cả năm. Theo bà Ánh, kết thúc năm nay, lợi nhuận đạt được của Saigonbank có thể vượt 10% so với kế hoạch, nhưng Ngân hàng sẽ "dự trữ" cho năm tới.
    Còn tại Eximbank, 7 tháng đầu năm, ngân hàng này đạt 1.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thực hiện được 50% kế hoạch xây dựng cho cả năm. Song với mức vốn điều lệ vừa được NHNN chấp thuận cho tăng lên 10.560 tỷ đồng năm nay thì áp lực lợi nhuận và cổ tức chi trả cho cổ đông trong năm tới của Eximbank là không nhỏ.
    Vân Linh
    Đầu tư chứng khoán

  8. T.Huy.113

    T.Huy.113 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Ảnh quá hở hang. Khoá [r23)][r23)][r23)]
  9. Qic_Made

    Qic_Made Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/05/2010
    Đã được thích:
    142
    cẩn thận đấy bác
  10. moussaoui

    moussaoui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Không bao giờ hủy bỏ..

    Nhưng sẽ sửa đổi và ra thông tư hướng dẫn cho phù hợp...

    Em cũng nghe nhưng mới nghe thôi chưa thấy giấy trắng mực đen [r23)]

Chia sẻ trang này