Tin sốc: giá 22, chia cổ tức 120%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 20/05/2020.

3063 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 03:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 22014 lượt đọc và 134 bài trả lời
  1. vanvinh0112

    vanvinh0112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    3.618
    GVR đúng là con hàng lởm, may mà mình sút hết rồi
    xauzai77 thích bài này.
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Đang test lại cung trước khi vượt 13
    Với lại Tây hôm nay bán ròng nên nó thế thôi.
    --- Gộp bài viết, 21/05/2020, Bài cũ: 21/05/2020 ---
    ACL vừa lên V.ietstock :D
    https://*********.vn/2020/05/acl-se-chia-co-tuc-nam-2019-voi-ty-le-120-738-760981.htm
    Không nói nhiều nữa, để lái diễn.
    --- Gộp bài viết, 21/05/2020 ---
    Chốt phiên có chuyện gì xảy ra với VNI thế?
    Tiền đúng là nhiều như lá mít :drm
    Last edited: 21/05/2020
    giolaocattrang68Bill3 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Gọi tên nhóm Thủy sản:

    Nhóm cổ phiếu nào được hưởng lợi từ EVFTA?
    DDDN - 20/02/2020 08:54:00

    Hiêp định Thương mại Tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ có tác động tích cực đến nhiều ngành của nền kinh tế Việt Nam, nên cổ phiếu của các nhóm ngành này sẽ được hưởng lợi từ FTA này.
    EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là Hiệp định toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một nước đang phát triển.

    Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

    Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay.

    Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, tăng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

    Còn theo dự báo của MUTRAP, khi EVFTA được thông qua, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam tới 2025 sẽ cao hơn 7- 8% so với trường hợp không có EVFTA và xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng 50% cho tới năm 2020.

    Các nhóm ngành được miễn thuế toàn bộ hoặc phần lớn trên 50% khi EVFTA chính thức có hiệu lực là sản phẩm cà phê, túi xách, ví, vali, mật ong tự nhiên, nông sản, sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, nhựa. Còn 83% gỗ và sản phẩm gỗ và 74% sản phẩm điện tử máy vi tính và linh kiện được miễn thuế.

    Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 07/2020 khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Thông qua hiệp định này, Việt Nam có thể bù đắp thiếu hụt từ xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý 1/2020.

    Theo đó, EVFTA cũng có những tác động tích cực trong ngắn hạn đến thị trường chứng khoán. Cổ phiếu nhóm ngành dệt may, da giày, thủy sản sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc EVFTA được thông qua.

    Với dệt may, EU là thị trường lớn thứ 2 của ngành với mức tăng trưởng hàng năm từ 7 – 10%, chỉ đứng sau Mỹ. Năm 2018, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu hơn 4 tỷ USD sang thị trường EU.

    Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình quân là 9,6% và khi EVFTA có hiệu lực, 42,5% dòng thuế áp dụng đối với dệt may Việt Nam sẽ giảm về 0%, còn lại sẽ giảm về 0% sau 3 – 7 năm. Một số doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang thị trường EU như CTCP đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG) khoảng 51,19%, CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) khoảng 41%, CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH) khoảng 30%, CTCP May Việt Tiến (UPCOM:VGG) 14% và CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE:TCM) khoảng 3,14%...

    Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ Hiệp định, các doanh nghiệp dệt may trong nước phải tuân thủ quy tắc xuất xứ là vải sử dụng để tạo ra thành phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU hoặc từ quốc gia mà Việt Nam và cả EU đều đã ký FTA như Hàn Quốc...

    Đối với thủy sản, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, 50% số sản phẩm thủy sản sẽ được lập tức giảm thuế nhập khẩu về 0%, 50% còn lại sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình từ 3 – 7 năm. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo VASEP, riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng, cá tra chiếm 11% và 30 – 35% tỷ trọng thuộc các mặt hàng hải sản khác.

    Các sản phẩm cá tra hiện đang chịu mức thuế 9% và sẽ được giảm về 0% với lộ trình 3 năm. Các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang thị trường EU lớn phải kể đến CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) với 10% và CTCP Nam Việt - NAVICO (HoSE:ANV) với 13%.

    Đối với sản phẩm tôm, EU chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến từ Việt Nam. Theo cam kết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu của nhiều loại tôm nguyên liệu sẽ ngay lập tức giảm về 0% và chỉ có một số loại sẽ giảm về 0% trong vòng 5 năm.

    Từ số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất tôm Việt Nam sang EU đạt gần 184 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ 2018. EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong đó, CTCP Camimex Group (HoSE:CMX) là doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU lớn nhất, lên tới 80%, tiếp đến là CTCP Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú (UPCOM: MPC) và CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE:FMC).

    Hiện tại, mức thuế GSP mà EU dành cho Việt Nam đối với tôm nguyên liệu đông lạnh là 4,2% và tôm chế biến đông lạnh là 7%. Tuy nhiên, sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ của EU để được hưởng mức thuế này. Việt Nam có lợi thế hơn so với 2 nước đối thủ là Thái Lan và Trung Quốc vì 2 nước này không được hưởng GSP của EU.

    http://finance.tvsi.com.vn/news/detailNews?newsid=510192
    xauzai77 đã loan bài này
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Dòng tiền của nhà đầu tư mới: Mạnh và thông minh
    Tác giả Nhã An

    Thứ Sáu, 22/5/2020 07:08

    Chia sẻ
    (ĐTCK) Thị trường chứng khoán lao dốc vì đại dịch Covid-19 sau đó hồi phục đã tạo ra cơ hội lớn cho những người có tiền mặt, nên một phần dòng tiền từ các kênh đầu tư khác chảy mạnh vào thị trường. Tuy là “lính mới”, nhưng có tài khoản lên tới cả trăm tỷ đồng, với tư duy đầu tư chuyên nghiệp.

    Trong dịch bệnh Covid-19, F0 chỉ người được xác định là nhiễm virus Corona, còn F1 là người nghi nhiễm, tiếp xúc trực tiếp ca dương tính virus Corona F0. Tương tự, F2, F3 lần lượt là người tiếp xúc với người nghi nhiễm F1, F2.

    Trên thị trường chứng khoán, khi chứng kiến hiện tượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước tăng đột biến ngay trong tâm dịch tháng 3 - 4/2020, thị trường gọi vui những thành viên mới này là nhà đầu tư số 0 - F0, nghe theo tiếng gọi “bắt đáy” để tham gia thị trường.

    Thông thường, hành trang của “nhà đầu tư F0” chủ yếu là tiền mặt, có sự hạn chế về kiến thức chứng khoán, ít kinh nghiệm, ít trải nghiệm trong những đợt thị trường biến động, nên dễ bị tổn thương và mất niềm tin sau khi nếm trải rủi ro, thậm chí “cạm bẫy”. Nhưng thực tế cho thấy, lớp nhà đầu tư mới hiện nay có thể được xếp ngay vào hàng chuyên nghiệp.

    Dòng tiền mới rất mạnh

    Thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy, tài khoản mở mới của các nhà đầu tư nội trong tháng 3 và 4/2020 tăng vọt, lần lượt đạt 31.949 tài khoản và 36.721 tài khoản. Các con số này chỉ thấp hơn số tài khoản mở mới 40.651 trong tháng 2/2018 - ngay trước khi VN-Index trở lại vùng đỉnh 10 năm là 1.200 điểm.

    [​IMG]
    Ông Bùi Thế Tân, Giám đốc khối dịch vụ chứng khoán, Công ty Chứng khoán SSI cho biết, tình trạng tài khoản chứng khoán tăng vọt cho thấy thị trường chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn. Tại SSI, số lượng tài khoản mở mới trong tháng 3 và 4/2020 gấp 2 lần cùng kỳ năm 2019.

    Trong đó, lượng khách hàng mở mới có giao dịch ngay tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn này, thanh khoản toàn thị trường khá ổn định, quanh mức 5.000 tỷ đồng/phiên, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá nhiều mã cổ phiếu giảm tới 30% so với đầu năm.

    “Thời gian qua là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mua được cổ phiếu giá rẻ để đầu tư. Cơ hội này rất hiếm khi xảy ra và được so sánh với đợt khủng hoảng năm 2008, nên các nhà đầu tư mới rất tự tin để mua vào”, ông Tân nói.

    Cùng với việc mở tài khoản ồ ạt, dòng tiền nội được nhìn nhận là lực đỡ tốt cho thị trường chứng khoán, bất chấp động thái bán ròng liên tục của khối ngoại.

    Kỳ vọng chính là giá cổ phiếu giảm sâu, về vùng định giá hấp dẫn, P/E tương đương với giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2009.

    Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam nhìn nhận, khi thị trường giảm mạnh, giá nhiều cổ phiếu bluechip giảm về vùng hấp dẫn so với vị thế doanh nghiệp và kết quả kinh doanh thực tế quý I/2020, tạo ra cơ hội lớn cho người “cầm sẵn tiền”, nên một phần dòng tiền từ các kênh đầu tư khác như tiết kiệm, bất động sản, ngoại tệ… đổ vào thị trường chứng khoán.

    Ghi nhận tại một số công ty chứng khoán cho thấy, trong các nhà đầu tư mới có các nhà đầu tư bất động sản, với giá trị mỗi tài khoản phổ biến từ 2 - 6 tỷ đồng, một số tài khoản lên đến cả trăm tỷ đồng.

    Thống kê giao dịch chứng khoán từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 5/2020, giá trị mua ròng của các nhà đầu tư nội là hơn 8.100 tỷ đồng, sau khi rút ròng hơn 3.000 tỷ đồng trong tháng 1. Trong tháng 5, thanh khoản thị trường có những phiên tăng vọt lên 7.000 - 8.000 tỷ đồng.

    Giao dịch mua trên thị trường thời gian qua còn đến từ phía cổ đông nội bộ và doanh nghiệp niêm yết mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, bên cạnh đó là nhóm nhà đầu tư trước đó rút ra khỏi thị trường nay quay trở lại, góp phần tạo ra sức mua lớn, giúp chỉ số chung tạo đáy và hồi phục tốt.

    Tất nhiên, lực lượng chủ chốt vẫn là các nhà đầu tư bám sàn, cơ cấu lại danh mục phù hợp với xu thế thị trường.

    “Thực tế, thị trường chứng khoán luôn là kênh đầu tư hấp dẫn, có sức hút mạnh, nhận được sự quan tâm của đa số nhà đầu tư có lượng tiền nhàn rỗi. Rất khó để định lượng một con số cụ thể về dòng tiền từ các tài khoản mở mới, vì nguyên nhân bảo mật thông tin khách hàng và bảo mật trong cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán, nhưng có thể nhận định, dòng tiền này rất lớn và đang có xu hướng chảy vào các doanh nghiệp tiềm năng”, lãnh đạo một công ty chứng khoán nói.

    [​IMG]
    … Và thông minh
    Số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân mở mới trong 3 tháng 2, 3, 4/2020 là 88.511, gần bằng một nửa số lượng tài khoản mở mới cả năm 2019, trong đó riêng tháng 4 đạt 36.652 tài khoản.

    VN-Index đã tăng 16% trong tháng 4, sau khi giảm 25% trong tháng 3, nâng mức định giá P/E từ 10,3 lần lên 12,3 lần. Hiện tại, chỉ số đã phục hồi 28% từ mức 659,2 điểm ngày 24/3/2020, thấp nhất kể từ cuối năm 2016.

    Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường ghi nhận 5.100 tỷ đồng/phiên trong tháng 4, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị giao dịch trong 2 tuần đầu tháng 5 tiếp tục ghi nhận mức cao, trung bình hơn 6.400 tỷ đồng/phiên.

    Diễn biến tích cực này bất chấp xu hướng bán ròng của khối ngoại trong 4 tháng đầu năm với tổng giá trị bán ròng 16.819 tỷ đồng và tác động của đại dịch Covid-19 phản ánh vào kết quả kinh doanh quý I/2020 - tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2019.

    Theo ông Bùi Thế Tân, các dữ kiện đều cho thấy, dòng tiền mới nhiều khả năng là dòng tiền thông minh, luân chuyển từ các kênh đầu khác đến kênh chứng khoán.

    Các nhà đầu tư mới kỳ vọng dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, chậm nhất vào cuối quý II ở quy mô toàn cầu, riêng Việt Nam có thể khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Khi đó, các chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng, tạo sức bật lớn cho những mã cổ phiếu đã giảm giá sâu do bị tác động bởi dịch bệnh.

    Như đã đề cập, dòng tiền mới là dòng tiền đầu cơ thông minh nên có thể giành thế chủ động khi đã đạt được tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, dòng tiền này có thể luân chuyển sang các kênh khác như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… khi các hoạt động kinh tế - xã hội trong nước hồi phục.

    Ông Đỗ Bảo Ngọc đánh giá, các “lính mới” không hề ngây thơ, vì họ vào rất đúng lúc, trong khi một số nhà đầu tư cũ tiếp tục tháo chạy và chỉ quay lại khi thị trường đã tăng “nóng”.

    Với các nhà đầu tư tham gia thị trường giai đoạn tháng 3 - 4 vừa qua, hiện tại họ có thể “thong thả” chốt lãi khoảng 30%. Vì thế, giả sử thị trường có đảo chiều thì họ vẫn có lãi.

    Nói về dòng tiền nội nhập cuộc mạnh mẽ thời gian qua, ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc môi giới Hội sở TP.HCM, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư F0 tư duy rất chuyên nghiệp: “đại dịch tác động làm kinh tế suy giảm, chứng khoán đi xuống dẫn đến mức giá rẻ hơn và cơ hội đầu tư xuất hiện, dòng tiền nhảy vào nhập cuộc”.

    Quan sát trên thị trường cho thấy, bỏ qua các con sóng đầu cơ thì rõ ràng, nhóm penny có rất ít cổ phiếu tăng giá, mà chủ yếu là các cổ phiếu bluechip đi lên, thuộc các ngành, lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, tiện ích, khu công nghiệp…

    Điều này cho thấy, các nhà đầu tư có định hướng tốt, tức có sự nhìn nhận hợp lý, chuyên nghiệp, am hiểu vĩ mô và sự vận động của thị trường.

    Một số người cảm thấy mâu thuẫn khi kinh tế quý I suy giảm và quý II vẫn có nhiều thách thức, nhưng thị trường chứng khoán có diễn biến hồi phục kéo dài, lấy lại đa số mức điểm đã mất vì đại dịch.

    Thực tế, triển vọng kinh tế không xấu như nhà đầu tư nghĩ, cần chú ý đến câu chuyện dòng vốn FDI, với các chính sách thu hút vốn FDI và tốc độ dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc nhanh hơn vì Covid-19.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung...nha-dau-tu-moi-manh-va-thong-minh-327779.html
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020, Bài cũ: 22/05/2020 ---
    ACL phiên rũ hàng kinh điển.
    :drm
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020 ---
    Sau phiên nay đã rũ sạch hàng của nhỏ lẻ còn sót lại.
    Khà khà
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020 ---
    ACL: Một phiên mất hàng quá kinh điển của nhỏ lẻ.
    Hàng đã về tay lái hết.
    :drm
  5. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203
    Bán ra ACV là mất hàng
    xauzai77 thích bài này.
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    :drm
    giolaocattrang68 thích bài này.
  7. Opal

    Opal Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Đã được thích:
    3.900
    tài khoản mình bé xíu, chọn chơi margin
    nhà nhiều tiền xông xênh chơi upcom, tiền tươi thóc thật :drm3
    xauzai77 thích bài này.
  8. giolaocattrang68

    giolaocattrang68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2015
    Đã được thích:
    2.440
    Lồi mồm với acl bác nhỉ?
    xauzai77 thích bài này.
  9. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Tớ không dùng MG bao giờ
    Cứ tiền tươi thóc thật
    Hàng ngon mà chiến :drm
    --- Gộp bài viết, 22/05/2020, Bài cũ: 22/05/2020 ---
    Nay lái gom hết hàng trôi nổi của nhỏ lẻ tại ACL.
    giolaocattrang68Opal thích bài này.
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382

Chia sẻ trang này