Tin tốt đây ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HoangL0ng2007, 16/04/2014.

7251 người đang online, trong đó có 987 thành viên. 09:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11284 lượt đọc và 143 bài trả lời
  1. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    sự sợ hãi nghi ngờ đang lấn át niềm tin và kỳ vọng
    0908035069ledanh6688 thích bài này.
  2. ledanh6688

    ledanh6688 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/03/2014
    Đã được thích:
    618
  3. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Không thể nói Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình

    Rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế trong nước đã tỏ ra không đồng tình với phát biểu mới đây của Giáo sư Kenichi Ohno về kinh tế Việt Nam rằng: “Ngày nay, sau một vài năm đạt được thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trung bình không còn là một nguy cơ mà đã trở thành thực tế”.

    Nguy cơ đối với mọi quốc gia

    Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 15/4/2014, GS.TS. Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế, khi mà một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định do những lợi thế sẵn có sẽ dậm chân tại mức thu nhập đó. Bẫy xẩy ra khi một quốc gia phát triển chững lại hay trì trệ sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình…

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Từ năm 1950 đến năm 2010, trong số 124 nền kinh tế được Ngân hàng Thế giới đánh giá có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, trong đó 30 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Chỉ có 13 nền kinh tế vượt được bẫy trở thành nước có thu nhập cao. Trong đó có 5 nền kinh tế ở châu Á là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, Singapore.

    Việt Nam đã bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2010 với mức thu nhập bình quân 1.068 USD/người, năm 2013 là 1.960 USD/người. Tốc độ tăng trưởng khá cao (trong giai đoạn 1991-2000 tốc độ tăng GDP bình quân 7,6%/năm, giai đoạn 2001-2010 là 7,3%/năm. Năm 2011-2013 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn đạt 5,6%/năm).

    Việt Nam cũng như các nước khác khi đạt được mức thu nhập trung bình là quan tâm ngay đến nguy cơ vướng bẫy thu nhập trung bình liên quan đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động và năng suất tổng hợp, chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ số xếp hạng toàn cầu của quốc gia…

    Thế nhưng mới đây Giáo sư Kenichi Ohno – một nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, đã nghiên cứu về Việt Nam gần 20 năm qua - khi nói về kinh tế Việt Nam đã cho rằng: “Ngày nay, sau một vài năm đạt được thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trung bình không còn là một nguy cơ mà đã trở thành thực tế”.

    Ông đã dẫn ra 5 triệu chứng của việc vướng bẫy thu nhập trung bình, như: tăng trưởng chậm lại, năng suất sản xuất mờ nhạt, thiếu hụt của chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa, khả năng cạnh tranh trong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng và xuất hiện các vấn đề đáng lo do tăng trưởng gây ra. Trước đó, ông cũng đã nhiều lần cảnh báo với Việt Nam về bẫy thu nhập trung bình.

    “Thu nhập trung bình” là mục tiêu và con đường hy vọng của những nước thu nhập thấp. Song nếu các nước không chủ động có chính sách phát triển tốt, đó sẽ là cái bẫy nguy hiểm khi đã mắc vào rồi sẽ khó thoát được để trở thành nước có thu nhập cao. Điển hình như Thái Lan, Malaysia, từ những năm 1960 đến nay vẫn đang mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”.
    Chưa “vướng”, nhưng cần cảnh giác

    Bẫy thu nhập trung bình cũng đã được chính các chuyên gia trong nước đã cảnh báo ngay khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp. Và có thể nói các chuyên gia kinh tế và Chính phủ rất cảnh giác với vấn đề này.

    Tuy nhiên, ngay các chuyên gia trong nước đã từng cảnh báo về vấn đề này cũng không đồng tình với GS. Kenichi Ohno dù vẫn cho rằng bẫy này đang là nguy cơ với Việt Nam.

    “Chúng ta chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp”, TS. Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển khẳng định. Giải thích với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Lưu Bích Hồ chỉ ra, có 35 nền kinh tế rơi vào bẫy thì có 30 nền kinh tế mắc kẹt với mức tăng trưởng chậm lại trong suốt 28 năm, các nền kinh tế kia thì kẹt tới 42 năm.

    “Việt Nam mới bước vào mức thu nhập trung bình thấp từ năm 2010 như vậy còn 15 năm để tránh bẫy. Nhưng những năm gần đây tăng trưởng chậm lại và kém bền vững, cho thấy vẫn rất cần phải cảnh báo về nguy cơ này”, ông Lưu Bích Hồ nói.

    Đồng tình quan điểm này, GS. Võ Đại Lược – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cũng cho rằng, chưa thể nói Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình và Việt Nam mới đang ở mức thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên cũng phải sớm thoát ra tình trạng hiện nay, nếu kéo dài thêm 15 năm nữa thì “hỏng”.

    Mặc dù cũng cho rằng tình hình Việt Nam đang rất khó khăn và nguy cơ về bẫy thu nhập là đã thấy, nhưng theo PGS.,TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, quan trọng là Việt Nam đang có nhiều cơ hội thoát ra và phải nhanh thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm lại hiện nay. “Vấn đề là cần có một tư duy phát triển mới”, TS. Thiên nhấn mạnh.

    “Tư duy phát triển mới”, theo các chuyên gia là phải quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tiến lên hiện đại và tiến cùng thời đại; phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, xác định. Cả công nghiệp và nông nghiệp phải tập trung vào nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm trên cơ sở áp dụng tối đa, tối ưu công nghệ tiên tiến, gia tăng giá trị. TS. Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương bổ sung thêm về tư duy phát triển rằng, để thoát bẫy thì phải có tăng trưởng cao hơn nhưng không thể cao như tới mức 9 hay 10% vì ở mức đó sẽ không đủ sức kiểm soát các hệ lụy ví dụ như môi trường.

    “Thu nhập trung bình” là mục tiêu và con đường hy vọng của những nước thu nhập thấp. Song nếu các nước không chủ động có chính sách phát triển tốt, đó sẽ là cái bẫy nguy hiểm khi đã mắc vào rồi sẽ khó thoát được để trở thành nước có thu nhập cao. Điển hình như Thái Lan, Malaysia, từ những năm 1960 đến nay vẫn đang mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”.

    Phương Linh
  4. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Thêm dòng tín dụng cho ngành Xây dựng

    Chiều 17/4, Tập đoàn Thiên Thanh và NHTMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) tổ chức “Hội nghị triển khai chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng ngành Xây dựng” lần 2 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội). Nhân dịp này, Phó chủ tịch HĐQT VNCB - ông Phan Thành Mai đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng về chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho ngành Xây dựng.

    [​IMG]
    Ông Phan Thành Mai
    Vì sao VNCB lại chọn sản phẩm liên kết 4 nhà để tháo gỡ khó khăn cho ngành Xây dựng?


    Không phải bây giờ sản phẩm liên kết 4 nhà mới được khởi động, mà cách đây hơn 2 năm, BIDV cùng với Tập đoàn Thiên Thanh đã phối hợp triển khai xây dựng 3 – 4 dự án và cũng đã khá thành công. Tuy nhiên, theo thời gian, có thể do còn nhiều chương trình tín dụng lớn khác nên mô hình này không được nhân rộng. Đến khi VNCB được thành lập với mục tiêu chính là hỗ trợ ngành Xây dựng thì ngân hàng (NH) đã đề xuất với Vụ Tín dụng (NHNN) về Đề án liên kết 4 nhà trong ngành Xây dựng.

    Khác với mô hình trước chỉ phối hợp một NH, tại đề án này, tôi mạnh dạn đề xuất nhiều NH cùng tham gia và nâng tầm các đối tác liên kết. VNCB đề xuất triển khai chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho ngành Xây dựng với mục tiêu hiện thực hóa và vận hành thông suốt chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà, nhằm tối ưu và hiệu quả cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường.

    Sau đề xuất của VNCB, Vụ Tín dụng (NHNN) đã xin ý kiến Thống đốc NHNN và chuyển Đề án này đến 5 NHTM quốc doanh cùng tham gia rà soát lại các mẫu biểu, quy chế quy định… và quyết định giao cho BIDV làm đầu mối. Ngoài 5 NH lớn kể trên, còn có sự tham gia ký kết của SHB, LienVietPostBank và VNCB. Và điểm đặc biệt trong biên bản ký kết đó là cả 8 NH đều có quyền xây dựng chuỗi sản phẩm liên kết riêng của mình nhưng phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc thỏa thuận chung.

    [​IMG]
    Vốn tín dụng liên kết 4 nhà sẽ tạo điều kiện quản lý dòng tiền sử dụng đúng mục đích, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nhà ở

    Vậy lợi ích cho các chủ thể tham gia chương trình này là gì, thưa ông?

    Ở Việt Nam, các DN trong ngành Xây dựng thường có mối quan hệ với nhiều NH nên có thể một dự án nhưng nhà thầu, chủ đầu tư, đơn vị thi công… mỗi đơn vị vay một nơi và không thể kiểm soát hết quan hệ tín dụng của các hợp DN này. Nên trước đây, đã xảy ra trường hợp DN vay số vốn gấp 3 lần so với khả năng tài chính của họ. Đến khi phát sinh nợ xấu, DN không có khả năng chi trả hoặc có trường hợp một tài sản được thế chấp vay ở nhiều NH dẫn đến tranh chấp tài sản đảm bảo… Chưa kể cũng có không ít ông chủ đầu tư, nhất là đầu tư bất động sản sử dụng trái phép vốn góp của khách hàng từ dự án này sang dự án khác một cách dễ dàng, bởi không có cơ chế kiểm soát…

    Nhưng với chương trình liên kết 4 nhà thì tất cả các bên tham gia: chủ đầu tư – nhà thầu – nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng (VLXD) – NH sẽ cùng ký kết trên một hợp đồng thì phải tuân thủ các quy định chung. Ví dụ, chủ đầu tư ký hợp đồng 100 tỷ đồng và được NH cho vay đối ứng. Nhưng NH không giải ngân trực tiếp toàn bộ số tiền trên cho chủ đầu tư mà theo các thành phần tham gia dự án. Nếu số tiền phải trả cho nhà cung ứng VLXD là 30 tỷ đồng thì NH chuyển cho đơn vị này. Tương tự, nếu đơn vị thi công cần phải thanh toán 30 tỷ đồng thì cũng được NH trả trực tiếp chứ không qua chủ đầu tư… Như vậy, chủ đầu tư không có cơ hội sử dụng tiền sai mục đích. Còn lợi ích chủ đầu tư được nhận là sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nhà thầu, nhà cung ứng VLXD với giá cả hợp lý.

    Như vậy, với chuỗi liên kết này, NH kiểm soát được dòng tiền đến đúng địa chỉ, khách hàng không lo tiền sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, việc VNCB đề xuất nhiều NH tham gia để có thêm chính sách hỗ trợ cho khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho mình. Giả dụ một dự án quy mô vốn 1.000 tỷ đồng, nếu 3 NH tham gia thì rủi ro cũng phân tán, giảm bớt đi nhiều.

    [​IMG]
    Phương thức liên kết 4 nhà sẽ giúp quản lý dòng vốn tín dụng trong xây dựng đúng mục đích

    Những người vay vốn được lợi gì từ chương trình này, thưa ông?

    Tôi khẳng định đây là chương trình tín dụng thương mại có mức lãi suất cạnh tranh, chứ không phải nguồn tín dụng ưu đãi của NHNN hay Chính phủ. Về lãi suất chắc chắn không thể dưới 10%/năm.

    Cũng bởi vậy, các NH đã bàn lại với nhau để đưa ra các chính sách khác tạo điều kiện tốt nhất cho DN vay đủ vốn từ NH. Ví dụ, một DN có quan hệ tín dụng với cả MB và VNCB. DN này đang vay VNCB 100 tỷ đồng, nhưng muốn vay thêm và được MB chấp nhận giải ngân 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, DN này đang mở tài khoản tại VNCB. Nếu theo như bình thường, số tiền, DN nhận được từ MB sẽ chỉ còn 100 tỷ đồng vì VNCB khấu trừ khoản nợ của khách hàng. Nhưng câu chuyện này thay đổi khi hai NH liên kết.

    Theo đó, hai bên chấp nhận để DN được vay 200 tỷ đồng tại MB và khi nào có lợi nhuận thì họ phải trả cho VNCB trước. Hay nói cách khác, DN có thể được khoanh nợ cũ để tiếp tục vay mới. Một lợi thế khác cho thành viên tham gia chương trình là nhà sản xuất được vay vốn mà không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng VLXD cung ứng cho công trình. Chẳng hạn, nếu nhà sản xuất cung ứng 10 tấn xi măng vào công trình thì số hàng này được coi là tài sản thế chấp.

    Ông có thể cho biết cụ thể nguồn vốn 50 nghìn tỷ đồng sẽ được các NH tham gia như thế nào?

    Như nói ở trên, theo biên bản ký kết giữa các NH tham gia vào chuỗi liên kết 4 nhà thì mỗi NH có thể xây dựng chuỗi liên kết riêng của mình. Và VNCB đã xây dựng chuỗi liên kết 4 nhà riêng với các đối tác NH gồm có MB, OceanBank, SCB, HDBank, NHTMCP Quốc dân, VPBank với số tiền của các NH cho chương trình là 50 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng VNCB dự kiến cung ứng khoảng 10 nghìn tỷ đồng tín dụng ngắn hạn cho chương trình này. Nhưng nếu chúng tôi quay vòng khéo trong năm 2014 thì số vốn của VNCB dành cho ngành Xây dựng có thể lên 15 – 17 nghìn tỷ đồng. Đấy chỉ là VNCB, còn với các NH khác cũng có thể có vòng quay vốn cao hơn 2 lần thì số tiền dành cho lĩnh vực bất động sản có thể cao hơn nữa.

    Nhưng, theo tôi vấn đề quan trọng nhất là chúng ta kết nối được các “nhà” nhằm khơi thông đầu ra cho hàng hóa VLXD, hỗ trợ DN tiếp cận tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho ngành Xây dựng nói riêng, nền kinh tế nói chung.

    Xin cảm ơn ông!

    Chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho ngành Xây dựng được thiết kế nhằm hiện thực hóa và vận hành thông suốt chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà, xây dựng sàn kinh doanh VLXD chuyên nghiệp nhằm tối ưu và hiệu quả cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường xây dựng, an toàn tín dụng cho các NH liên minh cấp vốn, khơi thông hàng hóa… Trong chuỗi liên kết, VNCB hướng đến là NH tổ chức người bán, kết nối cùng các NHTM khác cung cấp nguồn vốn cho các đơn vị, DN trong ngành bất động sản, xây dựng, VLXD.
    Hà Thành thực hiện
  5. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản

    Ngành Ngân hàng dành 10.000 tỷ đồng để cho vay đóng mới tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ, với mức lãi suất cho vay ưu đãi 6%/năm, nhằm giúp bà con ngư dân có điều kiện thuận lợi trong việc đóng mới tàu có công suất lớn, mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ.

    Sáng ngày 15/4/2014, tại TP. Đà Nẵng, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị chuyên đề về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Thủ tướng Chính phủ ***************, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các bộ, ngành.

    Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng *************** nhấn mạnh: Đây là hội nghị chuyên đề giữa Chính phủ với các địa phương có biển, có hoạt động nghề cá trong cả nước để cùng nhau bàn nhiệm vụ, giải pháp phát triển thủy hải sản bền vững hơn, hiệu quả hơn, đời sống ngư dân tốt hơn; bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và gắn với đó là bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

    [​IMG]
    Thủy sản Việt Nam nhiều lợi thế nhưng chưa được phát huy đúng mức

    Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho ngư dân

    Đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả của tín dụng đối với ngành thủy sản, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình khẳng định, vốn tín dụng của ngành Ngân hàng đáp ứng kịp thời cho ngành thủy sản bao gồm cả khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Những kết quả về sản lượng và giá trị xuất khẩu của lĩnh vực này trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng, đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra. Các chính sách tín dụng đặc thù của Chính phủ và NHNN đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với người nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản; góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở khu vực nông thôn.

    Cụ thể, trong năm 2013, dư nợ cho vay nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến cả nước đã tăng 9,4% so với cuối năm 2012. Đến hết quý I/2014, dư nợ cho vay đối với ngành này ước khoảng 54.000 tỷ đồng, tăng 0,67% so với cuối năm 2013.

    Để tiếp tục góp phần phát triển kinh tế biển, khai thác hải sản xa bờ, gắn với quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo, ngành Ngân hàng sẽ ưu tiên và tích cực thực hiện đầu tư tín dụng cho ngư dân để khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ biển, bảo đảm an sinh xã hội và an toàn hiệu quả nguồn vốn tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu để có chính sách tín dụng đặc thù, có tính đột phá đối với cho vay khai thác và nuôi trồng thủy sản, theo mô hình liên kết chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm thủy sản…

    Trước mắt, ngành Ngân hàng dành 10.000 tỷ đồng để cho vay đóng mới tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ, với mức lãi suất cho vay ưu đãi 6%/năm, nhằm giúp bà con ngư dân có điều kiện thuận lợi trong việc đóng mới tàu có công suất lớn, mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ.

    Tuy vậy, đầu tư cho lĩnh vực đánh bắt xa bờ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá trị đầu tư cao, lệ thuộc vào thời tiết, biến động chính trị trên Biển Đông... Vì vậy, các ngân hàng cũng thận trọng trong việc hỗ trợ ngư dân khi không quản lý được tài sản thế chấp, nguồn tiền trả nợ, chất lượng tín dụng thấp. Ngành Ngân hàng đang có chính sách tín dụng khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp thực hiện liên kết trong quá trình khai thác nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm khai thác khép kín: Đóng tàu-khai thác-hậu cần thủy sản-tiêu thụ sản phẩm. Nếu các mô hình liên kết khép kín này được thực hiện, Thống đốc NHNN đảm bảo ngân hàng có thể cung cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi thêm về thời hạn, lãi suất và có thể miễn tài sản thế chấp.

    Liên kết chưa thực sự chặt chẽ

    Theo báo cáo tại Hội nghị của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm trước, vượt mức dự báo và mục tiêu đặt ra 6,5 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản đạt kết quả khả quan chủ yếu nhờ thuận lợi về giá tôm xuất khẩu, đặc biệt là tôm chân trắng. Trong quý I/2014, xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,74 USD, tăng 25,8% về lượng và 39,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.

    Đại diện Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn như rào cản thương mại, chống bán phá giá, cạnh tranh gay gắt. Do đó, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản trong năm 2014 dự kiến duy trì được mức kim ngạch xuất khẩu không thấp hơn năm 2013 và có khả năng tăng trưởng khoảng 2,5%-3,5% so với năm trước, đạt khoảng 6,9-7 tỷ USD.

    Đến năm 2013, cả nước có 117.998 tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản. Trong đó, có 28.285 tàu có công suất trên 90CV, chiếm 23,1% tổng số tàu cá. Hiện có 3.750 tổ đội sản xuất trên biển, với khoảng 22 nghìn tàu cá tham gia/145 nghìn lao động và 50 nghiệp đoàn đã được thành lập và đi vào hoạt động.

    Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, hiện nay 99% tàu cá đóng từ vật liệu gỗ, 85-90% tàu cá sử dụng động cơ từ các thiết bị cũ hoặc thiết bị giao thông đường bộ, trang thiết bị bảo quản thô sơ…; gần 1 triệu lao động đánh cá nhưng chủ yếu là lao động phổ thông và hầu hết chưa được đào tạo nghề, số thuyền trưởng, máy trưởng được tập huấn chỉ mới 30%; số tàu công suất thấp (dưới 90CV) khai thác ven bờ còn lớn, chiếm khoảng 76,9%, nguồn lợi hải sản ven bờ có dấu hiệu suy giảm trong khi sản lượng khai thác xa bờ cũng đã xấp xỉ ngưỡng khai thác bền vững theo dự báo.

    Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, tuy hình thành tổ, đội sản xuất trên biển nhưng mức độ liên kết chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn tình trạng ngư dân sản xuất đơn lẻ, không được hỗ trợ khi gặp sự cố trên biển. Ngoài ra, hạ tầng phục vụ khai thác còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức, xuống cấp… dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất. Do đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa; hỗ trợ khắc phục rủi ro, thiên tai trên biển cùng với việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành mới cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng, hỗ trợ bảo hiểm, đào tạo nguồn nhân lực nghề cá...

    Chính phủ đã phê duyệt chiến lược thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 và xác định: Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khi đóng tàu; Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần trên biển; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ. Song so với thực tế hiện nay thì các mục tiêu đề ra chưa thực hiện được hoặc thực hiện ở mức rất thấp.

    Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, các tổ chức, cá nhân vay vốn tại 5 NHTM Nhà nước để mua sắm các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới câu, thông tin liên lạc, hầm cấp đông, tủ bảo quản sản phẩm có gắn thiết bị lạnh, sản xuất nước đá… tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ 3 trở đi…
  6. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Tăng trưởng tín dụng thấp: Không còn do nợ xấu

    Khó khăn của nợ xấu không phải là vấn đề chính yếu cho bài toán kinh tế hiện nay. Câu chuyện lúc này là làm sao giải quyết bên cầu tín dụng. Cần làm sao để tạo lập được một môi trường kinh tế tăng trưởng tốt, tổng cầu cải thiện hơn thì sẽ hỗ trợ được DN mở rộng sản xuất kinh doanh, qua đó cầu tín dụng cũng sẽ được cải thiện.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế công bố đầu tuần trước của Ngân hàng ANZ giữ quan điểm cho rằng, nợ xấu cao là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng (TTTD) chậm. Lý do được giải thích là vì các ngân hàng hạn chế cho vay ra. Báo cáo này còn cho rằng, nợ xấu cao sẽ tiếp tục ngăn tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt được mức tiềm năng.

    Một trường hợp khác là Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 7/4, phần về Việt Nam cũng cho rằng: “Các hoạt động tín dụng chùng xuống khi các ngân hàng - với bảng cân đối phải chịu thêm gánh nặng từ tỷ lệ nợ xấu cao - e sợ những rủi ro ngày càng gia tăng và đang dự kiến sẽ tháo bớt đòn bẩy tài chính”.

    Không đồng tình với những nhận định trên, TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC) nêu quan điểm: “Tôi cho rằng, thời điểm hiện nay, nợ xấu không phải là nguyên nhân chính yếu làm dư nợ tín dụng gia tăng thấp”. Lý giải điều này, TS. Ngoạn cho biết, nợ xấu cao thường dẫn đến tình trạng sụt giảm TTTD và tăng trưởng kinh tế mà hệ lụy có thể thấy là: Thứ nhất, do ngân hàng bị nợ xấu tăng cao dẫn đến không có vốn, mất khả năng thanh khoản để cho vay (tức là cho vay rồi nhưng không thu được nợ, không quay vòng được vốn để cho vay tiếp); Thứ hai, các DN có nợ xấu thì về mặt pháp lý sẽ không có điều kiện để tiếp cận vốn vay ngân hàng nữa.

    “Nhưng hiện nay, cả hai điều đó đều đã được giải quyết. Thanh khoản của các ngân hàng hiện không có vấn đề gì trong khi chúng ta cũng đã cho phép các ngân hàng khoanh nợ với DN, nên số DN có nợ xấu mà không tiếp cận được vốn ngân hàng về mặt pháp lý là rất ít”, TS. Ngoạn nhấn mạnh. Do vậy, ông cho rằng, nguyên nhân chính yếu hiện nay là các DN không có nhu cầu vay vốn ngân hàng. “Thử hình dung, trước đây tăng trưởng GDP thường xuyên 7-8% mà nay chỉ xoay quanh 5% thì quy mô thị trường đã giảm đến bao nhiêu? Rất nhiều DN hiện nay không những không cần mở rộng sản xuất mà thậm chí quy mô sản xuất hiện tại chỉ sử dụng đến 50-60% thì họ mở rộng sản xuất làm gì”, ông Ngoạn liên tiếp nêu câu hỏi.

    Khó khăn của nợ xấu bởi thế không phải là vấn đề chính yếu cho bài toán kinh tế hiện nay. Câu chuyện lúc này là làm sao giải quyết bên cầu tín dụng. Cần làm sao để tạo lập được một môi trường kinh tế tăng trưởng tốt, tổng cầu cải thiện hơn thì sẽ hỗ trợ được DN mở rộng sản xuất kinh doanh, qua đó cầu tín dụng cũng sẽ được cải thiện. Khi kinh tế vĩ mô đã thực sự đi vào ổn định, nguồn cung tín dụng của hệ thống đã dồi dào (rất nhiều ngân hàng muốn cho vay ra với lãi suất đã thấp đi đáng kể) thì điều mấu chốt là làm sao cải thiện nhu cầu vay vốn vẫn đang rất yếu ớt hiện nay, hay sâu xa hơn là cải thiện cầu tiêu dùng.

    TS. Cấn Văn Lực, một chuyên gia về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhấn mạnh, để TTTD tốt hơn thì ngoài những nỗ lực của ngân hàng còn cần một loạt giải pháp đồng bộ khác. Trong đó, trước hết là việc các DN cần “tự cứu lấy mình” thông qua tái cơ cấu quyết liệt, giảm giá để bán sản phẩm, giảm tồn kho… Bên cạnh đó, DN cần ngồi lại với ngân hàng để xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nợ của mình.

    Ở góc độ vĩ mô hơn, các vấn đề đang vướng mắc trong xử lý nợ xấu rất cần sự phối hợp với các bộ, ngành để nhanh chóng giải quyết, như liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, tạo lập thị trường mua bán nợ xấu… Hoạt động phối hợp, tháo gỡ khó khăn của các bộ, ngành khác trong cho vay bất động sản và xây dựng (liên quan chủ yếu đến Bộ Xây dựng); tìm kiếm phát triển các thị trường mới cho đầu ra hàng hóa, dịch vụ của các DN (liên quan đến Bộ Công Thương); thuế trong mua bán nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo… (Bộ Tài chính); hay khung khổ pháp lý (Bộ Tư pháp) để giải quyết các vướng mắc hiện nay cũng là những vấn đề cần tập trung giải quyết.

    Đỗ Lê
  7. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Loại USD khỏi rổ đầu tư

    Thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng của NHNN khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ chờ điều chỉnh “ăn” chênh lệch luôn thường trực với người dân và giới đầu cơ trước đây đã không còn.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Khoảng hơn 3 năm trước, biến động tỷ giá là một trong những thủ phạm gây khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN và nó cũng tác động làm ảnh hưởng tới sự bất ổn của kinh tế vĩ mô.

    Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN do nhiều nguyên nhân, với những mục tiêu khác nhau, tùy từng thời kỳ. Nhưng, bất cứ lần điều chỉnh tỷ giá nào cũng gây sức ép đến lạm phát.

    Có thể điểm lại những lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD với biên độ lớn như: cuối tháng 11/2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng thêm đến 5,44%; đến đầu tháng 2/2010, tỷ giá được điều chỉnh thêm 3,36%. Và một năm sau, NHNN đã tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 đồng lên 20,693 đồng/USD, tăng 9,3%. Đây là mức tăng kỷ lục, khiến lạm phát của Việt Nam tính theo năm trong năm 2010 là 11,75%, đã tăng lên mức kỷ lục 18,58% vào năm 2011. Lần điều chỉnh này đánh dấu sự thay đổi cách điều hành tỷ giá của NHNN. Trước hết, đó là luôn luôn đưa ra thông điệp rõ ràng đối với điều chỉnh tỷ giá ngay từ đầu năm.

    Gần đây nhất, năm 2013, NHNN đưa ra thông điệp điều chỉnh từ 1 - 3%, nhưng cũng chỉ điều chỉnh 1% vào giữa năm. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), có những thời điểm tỷ giá chịu áp lực tăng nhưng chủ yếu do yếu tố tâm lý, sau khi NHNN thực hiện đồng bộ các biện pháp thì tỷ giá đã ổn định trở lại. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lủi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào đồng nội tệ được nâng cao.

    Thứ hai, theo phân tích của các chuyên gia ngân hàng, điểm đặc biệt trong điều hành CSTT nói chung và riêng với tỷ giá là từ đầu năm 2013 đến nay, NHNN đã sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) thường xuyên và mạnh mẽ với tần suất liên tục. Bằng công cụ này, không những NHNN điều hành cung tiền hợp lý mà còn hỗ trợ hiệu quả để giữ tỷ giá ổn định. Vào những thời điểm các NHTM có dư thanh khoản mua vàng, mua USD thì NHNN hút tiền về bằng cách bán tín phiếu ra để thu hút tiền vào. Khi đó, các NHTM không còn dư để mua USD nữa. Thậm chí trong quý I/2014, nhiều NHTM còn bán USD cho NHNN.

    Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2014, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình một lần nữa khẳng định, diễn biến thị trường ngoại tệ rất ổn định, thể hiện ở việc chỉ trong quý I/2014, NHNN đã mua vào 7,7 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối. “Tất nhiên, vị thế đối ngoại đất nước tăng lên cũng rất phấn khởi, nhưng chính sách tiền tệ khó khăn vì phải bơm ra một lượng tiền đồng tương đương 7,7 tỷ USD, nhưng không làm tăng lạm phát, biến động tỷ giá gây áp lực lớn trong điều hành”, Thống đốc nói về thành công.

    Với thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng, khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ chờ điều chỉnh “ăn” chênh lệch luôn thường trực với người dân và giới đầu cơ trước đây đã không còn. Chợ đô la trên phố Hà Trung (Hà Nội) không còn tấp nập như xưa, dù đôi lúc USD ngoài thị trường tự do có nhỉnh hơn chút ít nhưng chỉ tạo sóng về tâm lý trong vài ngày rồi lại trở về bình thường. Một điểm cộng nữa cho điều hành chính sách tỷ giá của NHNN là nếu vào đầu năm nay, cụ thể là ngày 3/1/2014, tỷ giá tại NHTM mua vào 21.075 đồng/USD, bán ra 21.115 đồng/USD và thời điểm này (ngày 10/4) vẫn ở mức trên.

    Về phía DN có nhu cầu ngoại tệ, theo ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Thúy Đạt (chuyên sản xuất hàng dệt, may xuất khẩu), so với vài ba năm về trước, nguồn USD cho vay các DN làm hàng xuất nhập khẩu đã “dễ chịu” hơn rất nhiều. Điều này đã hỗ trợ tốt hơn cho các DN trong việc cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Còn với người dân, tâm lý găm giữ ngoại tệ đã không còn và gần như trong “rổ” đầu tư thì USD đang yếu thế nhất. Nhiều người đã quyết định loại USD khỏi kênh đầu tư của mình vì không nhìn thấy khả năng sinh lời trong tương lai.

    Chí Kiên
  8. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Vay vốn ADB phát triển chuyên sâu lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính

    Chính phủ vừa có Tờ trình số 92/Ttr-CP đề nghị ************* phê chuẩn Hiệp định Vay cho “Chương trình Phát triển chuyên sâu lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, Tiểu Chương trình 1”, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Trước đó, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, ngày 24/1/2014 tại Hà Nội, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã ký với đại diện ADB Hiệp định Vay trên.

    Theo đó, ADB cam kết tài trợ cho Việt Nam một khoản tín dụng trị giá tương đương 45 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi (ADF) với thời hạn vay là 25 năm, trong đó có 5 năm ân hạn và lãi suất 2%/năm trong cả thời hạn vay.

    Chương trình do NHNN Việt Nam là cơ quan chủ quản và được thực hiện tại Bộ tài chính và NHNN Việt Nam. Các hành động cam kết trong Ma trận chính sách của Chương trình đã hoàn thành trong năm 2013.

    Khoản vay Chương trình sẽ được hỗ trợ trực tiếp, hòa chung vào NSNN nhằm tài trợ cho các chương trình cải cách và phát triển trong lĩnh vực phát triển chuyên sâu lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

    Chương trình bao gồm 32 cam kết chính sách với sự tham gia của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kết quả của những cam kết này góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là hỗ trợ Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực ngân hàng, tài chính...
  9. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Loạn với giả thuyết của CTCK

    Trong ngắn hạn, điểm số thị trường phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các cổ phiếu lớn với những thông điệp tốt về hoạt động kinh doanh thông qua kế hoạch chia cổ tức, kết quả kinh doanh quý I…

    Giả thuyết nào cũng hợp lý

    4 giả thuyết được các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra để giải thích cho việc HSX mất 4,4%, HNX mất 5,6% số điểm trong 3 phiên đầu tuần này. Giả thuyết đầu tiên là thị trường bị ảnh hưởng bởi phiên tòa xét xử thành viên đồng sáng lập NHTMCP Á Châu (ACB), ông Nguyễn Đức Kiên.

    [​IMG]
    Nhiều thông tin tốt chỉ tác động trong trung và dài hạn

    Cũng do trước đây, hồi tháng 8/2012, việc ông Kiên bị bắt đã khiến thị trường tài chính Việt Nam rung chuyển. Chỉ số VN-Index đã liên tục đi xuống trong vòng 3 tháng sau đó với thanh khoản giảm chỉ còn một nửa trước khi xảy ra sự kiện.

    Các giả thuyết còn lại là việc UBCKNN ban hành một công văn nhắc nhở các CTCK phải nghiêm ngặt tuân thủ quy định cho vay ký quỹ. Ngoài ra còn có giả thuyết thị trường dò đoán về các thương vụ M&A giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, có lý giải rằng, nhiều nhà đầu tư (NĐT) mất kiên nhẫn khi thị trường đi ngang trong suốt 3 tuần qua, nên họ muốn chốt lời và rút lui.

    Ở một phân tích khác, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Maritime Bank (MSBS) thì cho rằng, thị trường bất ngờ giảm sâu là do hành động bán tháo xuất phát từ tâm lý đám đông của NĐT. Trong khi đó, CTCK FPT (FPTS) lại nhận định có thể chỉ là một phép thử của thị trường hoặc chỉ là phản ứng “giật mình” của bên bán trước số đông người mua vẫn đang cố chờ một đợt tháo chạy thực sự của thị trường.

    Còn CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS) thì cho rằng, do một số NĐT đã bị áp lực với Margin nên buộc phải bán ra mà hầu như không còn quan tâm tới thị trường. “Nhiều NĐT ngỡ ngàng bởi thị trường cũng không có bất kỳ một thông tin mang tính tiêu cực nào. Thế nhưng, với các lệnh bán lớn và bán rất dứt khoát, kể cả blue chips cũng bị bán mạnh, khiến cho NĐT cảm thấy lo ngại”, IVS nhận định.

    Xét về diễn biến lịch sử, theo thống kê của các năm trước đây, tháng 4 thường là giai đoạn trầm lắng của TTCK. Riêng năm nay, thị trường đã có giai đoạn tăng mạnh kéo dài từ cuối năm ngoái cho đến quý I/2014, đưa đến khả năng diễn biến hiện nay của thị trường sẽ tiếp tục lặp lại, rủi ro giảm điểm là hoàn toàn có thể…

    Trống thông tin hỗ trợ ngắn hạn

    Sau quý I/2014 có mức tăng GDP tốt nhất trong cùng thời kỳ những năm gần đây, kinh tế quý II được giới chuyên gia dự báo sẽ duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, các chính sách điều hành thị trường tài chính – tiền tệ có định hướng đẩy mạnh bơm dòng vốn vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng.

    Trong bản báo cáo cập nhật kinh tế vùng Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), tổ chức này cũng nhận định môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định trong 2 năm qua và đang trên đà phục hồi với triển vọng rất lớn.

    Thêm vào đó, việc Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Luật Doanh nghiệp tại kỳ họp sắp tới nhằm tăng cường thu hút và huy động nhiều hơn nữa mọi nguồn vốn, nguồn lực cho sản xuất kinh doanh cũng đáng được quan tâm.

    Một số điểm dự kiến thay đổi như sẽ áp dụng thống nhất các thủ tục của Luật Doanh nghiệp về thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp đối với NĐT trong nước và nước ngoài; tách biệt việc đăng ký thành lập doanh nghiệp và việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp sắp tới dự kiến sẽ thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí và điều này được kỳ vọng sẽ tạo được một cú hích cho nền kinh tế.

    Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ có tác động về mặt trung và dài hạn đối với TTCK. Còn trong ngắn hạn, điểm số thị trường phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các cổ phiếu lớn với những thông điệp tốt về hoạt động kinh doanh thông qua kế hoạch chia cổ tức, kết quả kinh doanh quý I…

    Một khi những thông tin này được hé lộ và phản ánh hết vào thị giá cổ phiếu, tình trạng trống thông tin hỗ trợ sẽ xảy ra và khi không còn thông tin hỗ trợ, thị trường giảm điểm là tất yếu sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh trước đó.

    Trí Tri
  10. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Nhật Bản chuẩn bị miễn thị thực cho du khách Việt Nam
    Thứ năm 17/04/2014 09:28

    (VTV Online) -

    Nhật Bản vừa tuyên bố sẽ chuẩn bị miễn thị thực cho du khách Việt Nam. Dự kiến, việc miễn thị thực diễn ra vào tháng 6/2014.
    [​IMG]

    Ảnh minh họa. (Nguồn: kcpstudentlife.com)



    Chính phủ Nhật Bản đang tiến hành các thủ tục hướng đến việc miễn hoàn toàn thị thực nhập cảnh cho các du khách từ Việt Nam, Indonesia và Philippines.

    Sáng kiến trên nhằm thu hút thêm du khách từ Đông Nam Á trong bối cảnh Nhật Bản hướng tới Thế vận hội mùa Hè 2020. Trong số các nước trên, Việt Nam và hai quốc gia còn lại đứng vị trí cao với lượng du khách từ 80.000 đến 110.000 lượt trong năm qua.

    Được biết, Nhật Bản đã miễn thị thực cho công dân lưu trú ngắn hạn từ Hàn Quốc, Đài Loan và 64 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nếu mục đích chuyến thăm của họ là tham quan hoặc thăm thân.
    - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Nhat-...hach-Viet-Nam/112269.vtv#sthash.t7xq4rzG.dpuf

Chia sẻ trang này