Tin tốt đây ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HoangL0ng2007, 16/04/2014.

8080 người đang online, trong đó có 1144 thành viên. 09:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11286 lượt đọc và 143 bài trả lời
  1. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
  2. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Cuối 2014, TPHCM sẽ khởi công tuyến Metro số 2 [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết dự kiến cuối năm 2014, có thể tiến hành khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 hay còn được gọi là tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
    RICH_RISK đã loan bài này
  3. muusutainhan

    muusutainhan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    398
    Tin ăn tiền gấp 3 tài khoản: SHN CE 10 phiên liên tiếp. Không múc quá uổng
  4. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Nhà ở xã hội tăng giá vù vù
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dự án NOXH 30 Phạm Văn Đồng có giá tạm tính ở mức 14,8 – 14,9 triệu đồng/m2.
    Tin mới
    [​IMG] Cáo trạng về dự án nhà chung cư giãn dân phố cổ
    Chung cư giá rẻ cạnh tranh khốc liệt
    Đại gia bất động sản TP.HCM ào ạt Bắc tiến
    Trong khi giá nhà thương mại có dự án chỉ 10 triệu đồng/m2 thì lại có dự án nhà ở xã hội lên tới 16 triệu đồng/m2…
    Mức giá từ 8 - 12 triệu mỗi m2 năm trước đã gần như biến mất khỏi thị trường.

    Trao đổi với PV gần đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận xét: “Thời gian vừa qua, nhà ở xã hội (NOXH) ra thị trường làm cho giá nhà thương mại cũng bị kéo xuống. Đây là tác động rất tốt”.

    Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, giá bán NOXH của những dự án gần đây tại Hà Nội đã đắt dần lên, đắt ngang ngửa với một số dự án nhà ở thương mại, thậm chí có dự án còn đắt hơn nhà thương mại tới 6 triệu đồng/m2.

    Mức giá dưới 10 triệu đến 12 triệu mỗi m2 đã gần như biến mất khỏi thị trường.

    Cụ thể, dự án NOXH tại 143 Trần Phú (Hà Đông) do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà – SDU (thuộc Tổng Cty Sông Đà) làm chủ đầu tư có giá tạm tính tới hơn 16 triệu đồng/m2 (tính cả thuế, phí bảo trì).

    Nếu so sánh vị trí và giá cả của dự án này với một số dự án khác cùng khu vực thì có thể nhận thấy dự án NOXH này có giá không hề rẻ. Đơn cử, cùng khu vực này, dự án chung cư Viện 103 Văn Quán đang được rao bán trên thị trường từ 13,9 – 14,5 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT và 2% phí bảo trì).

    Dự án chung cư thương mại ở 110 Trần Phú hiện đã xây xong thô và đang bán với giá từ 18 – 18,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT).

    Ngoài ra, một số dự án khác như dự án NOXH tại 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) do Cty CP Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư, có giá tạm tính ở mức 14,8 – 14,9 triệu đồng/m2. Cùng với một số dự án khác sắp ra mắt thị trường cũng đang dự tính mức giá 14 -15 triệu đồng/m2

    Dù giá NOXH mới chỉ là giá tạm tính, phải chờ quyết toán xong mới có giá chính xác, nhưng một số chủ đầu tư cho hay, mức giá chính thức không khác nhiều so với giá tạm tính. Như vậy, khi những người có thu nhập thấp đang lo ngay ngáy khi càng dự án NOXH ra sau lại cứ đắt dần lên? Như thế có còn là giá ưu đãi cho những người có thu nhập thấp?

    Nên chăng cần có mức giá trần đối với NOXH?


    Trao đổi với báo chí bên lề một cuộc hội thảo về NOXH gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, tùy từng điều kiện, loại nhà xây dựng có giá thành khác nhau thì sẽ có giá bán khác nhau. Việc cần có giá trần cho NOXH là không hợp lý.

    "Đã có quy định chỉ cho phép chủ đầu tư lãi 10%, như thế cũng là khống chế giá thành cho NOXH rồi, chứ không thể quy định họ phải bán 8 triệu hay 10 triệu đồng/m2, có những nơi sẽ phải xử lý nền móng phức tạp thì tốn kém, giá sẽ tăng. Không thể khống chế mức giá cố định mà chỉ có thể khống chế trên cơ sở lãi định mức của doanh nghiệp mà thôi" - ông Hà phân tích.

    Một vấn đề nữa đặt ra là, nhà ở xã hội bán giá vượt 16 triệu (bao gồm thuế, phí) liệu khách hàng có đi vay gói 30.000 tỷ có khó khăn khi tiếp cận ngân hàng?

    Cũng khá băn khoăn khi giá NOXH hiện đang ở mức cao hơn một số dự án nhà ở thương mại, trao đổi với PV Infonet, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: NOXH không phải hoàn toàn theo cơ chế thị trường nhưng chủ đầu tư đã bị khống chế mức lãi định mức là 10%. Song, đã là NOXH thì phải khống chế giá và cần phải có mức giá trần cho NOXH.

    “Giá NOXH cao hơn nhà thương mại thì liệu chất lượng nhà có tốt hơn không? Trước hiện tượng giá NOXH cao hơn giá nhà thương mại thì cơ quan quản lý nên xem xét lại, tránh tình trạng giá NOXH bị “đẩy” giá quá cao. Cần có biện pháp để buộc chủ đầu tư hạ giá”, ông Liêm nói.

    Tuy nhiên, theo ông Liêm, quyết định mua nhà cuối cùng vẫn là ở người dân. Nếu giá NOXH cao quá thì có thể lựa chọn những dự án nhà thương mại có giá thấp hơn. Nếu người dân đổ xô đi mua những dự án thương mại giá rẻ thì ắt chủ đầu tư phải có cách tính toán lại với NOXH.

    Với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước với chủ đầu tư NOXH nhằm kéo giá nhà thấp hơn nhà ở thương mại, thế nhưng hiện thị trường thực tế lại đang diễn biến ngược lại thì không hiểu những ưu đãi của Nhà nước với dự án NOXH đi đâu?

    Trong khi thị trường có dự án nhà thương mại xuất hiện loại căn hộ chỉ 10 - 14 triệu đồng/m2 thì NOXH lại có giá 16 triệu đồng/m2, thật là điều nghịch lý! Câu chuyện cần kiểm soát lại giá thành đối với những dự án NOXH như góp ý của vị Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đáng để cơ quan quản lý xem xét.

    Theo Minh Thư
  5. hbtsd

    hbtsd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2013
    Đã được thích:
    8.233
    Hôm nay TT đã có câu trả lời bác ạ! tuy nhiên thanh khoản hơi thấp do nghi nghờ hay vì lý do gì vậy??:drm:drm:drm:drm:drm:drm:drm:drm:drm:drm:drm
  6. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Bác yên tâm,mồi ngon thì ăn từ từ và thưởng thức mới ngon
    Cứ bơm thổi ,thanh khoản ào ạt đến khi ói ra mệt hơn nhiều
    :-bd
    hbtsd thích bài này.
  7. hbtsd

    hbtsd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2013
    Đã được thích:
    8.233
    Bác nhận định và dùng phép so sánh bằng hình ảnh thật hay!! cheers!!:drm2:drm2
    Last edited: 17/04/2014
    HoangL0ng2007 thích bài này.
  8. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    :drm4
    hbtsd thích bài này.
  9. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Thị trường châu Á
    Thứ năm | 17/04/2014 11:33
    Lãi suất hoán đổi Trung Quốc giảm mạnh nhất 11 tháng
    [​IMG]
    Trước đó, chính phủ cho biết sẽ hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc với một số ngân hàng địa phương do thị trường nhà đất suy giảm mạnh trong quý 1.
    Lãi suất hoán đổi Trung Quốc giảm mạnh nhất 11 tháng

    Trước đó, chính phủ cho biết sẽ hạ thấp tỷ lệ dữ trữ bắt buộc với một số ngân hàng ở nông thôn.

    Chi phí hoán đổi lãi suất 1 năm, khoản cố định cần trả để nhận được lãi suất mua lại 7 ngày thả nổi đã giảm 18 điểm cơ bản xuống còn 3,86% sáng nay tại Thượng Hải. Trước đó, lãi suật chạm mức 3,81%, thấp nhất trong vòng 11 tháng.

    Trong một tuyên bố của chính phủ ra hôm nay, Trung Quốc cho biết sẽ hạ mức dự trữ tiền mặt bắt buộc với các ngân hàng địa phương vốn được dùng làm dự trữ cho các ngành có liên quan đến nông nghiệp vay.

    Các nhà đầu tư đang dự đoán sẽ có thêm các chính sách kinh tế và tăng trưởng. Tuy nhiên, chính phủ cho biết khả năng sẽ không sớm có gói hỗ trợ lớn nào.

    Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết đã rút 95 tỷ nhân dân tệ (15 tỷ USD) từ hệ thống tài chính hôm nay bằng cách bán các hợp đồng mua lại 28 ngày ở mức lãi suất 4%. Ngân hàng này đã rút ròng 41 tỷ nhân dân tệ thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ trong 4 ngày qua, sau khi bơm vào 55 tỷ nhân dân tệ tuần trước.

    Theo kinh tế trưởng người Trung Quốc của Nomura Holdings Inc., việc đề xuất cắt giảm tỷ lệ dữ trữ cũng không tạo ra thanh khoản lớn. Tuy nhiên, đây được coi là tín hiệu nới lỏng khác của chính phủ, chứng tỏ Trung Quốc đang lo ngại về triển vọng kinh tế trước tình hình thị trường nhà đất suy giảm mạnh trong quý 1.


    Nguồn GAFIN/Bloomberg/NC
  10. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Ngân hàng nhỏ dồn dập xin sáp nhập để tồn tại
    [​IMG]
    Sáp nhập ngân hàng lớn không chỉ giúp các nhà băng nhỏ vượt khó mà còn giúp các nhà băng nhận sáp nhập mở rộng quy mô.
    Đúng như cam kết sẽ sáp nhập 6-7 nhà băng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên họp thường kỳ Chính phủ gần đây, làn sóng mua bán sáp nhập đã nóng trở lại ngay trước thềm Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2014. Cả 3 vụ sáp nhập đã công bố rõ tên tuổi đối tác gần đây như Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào Công Thương (Vietinbank) lẫn Ngân hàng MeKong (MDB) sáp nhập vào Hàng Hải (Maritime Bank) đều được xem là những cuộc hôn nhân chênh lệch khá lớn về mặt quy mô.

    Trên thực tế, các ngân hàng nhỏ đều rất cần một cuộc sáp nhập để giải quyết những non yếu về mặt tài chính hiện nay, đặc biệt khi nhiệm vụ gút lại danh sách các nhà băng đã được Ngân hàng Nhà nước vạch ra từ năm 2011. Một bên là những Southern Bank, PGBank, MDB vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3.000-4.000 tỷ với một phía quy mô vốn đã lên tới gần chục, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng (như Sacombank, Vietinbank). Hoặc như trường hợp của Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) - trường hợp mới nhất ngỏ ý hợp nhất, sáp nhập - vốn cũng chỉ dừng lại ở mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo nhiều chuyên gia, việc công bố ý tưởng sáp nhập, hợp nhất với các đơn vị tại thời điểm này là hợp lý bởi đây là cách tốt giúp họ giải quyết những vấn đề nội tại như non vốn, chất lượng tài sản kém... Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, sáp nhập theo phương thức này có thể giải quyết vấn đề của những ngân hàng nhỏ. Ngược lại, với các bên đi nhận sáp nhập, nợ xấu mà họ phải cáng đáng từ đối tác có thể là một thách thức rất lớn.

    Trong khi đó, chia sẻ với tư cách cá nhân, ông Trương Văn Phước - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia - lại nhìn nhận, đã đến lúc để anh mạnh dìu dắt kẻ yếu thay vì để các ngân hàng yếu loay hoay tụ họp với nhau để xử lý. Về chuyện lo ngại các "con sâu" có thể làm ngân hàng khỏe yếu đi, ông Phước cũng nhìn nhận theo một góc độ khác. Theo ông, khi sáp nhập, các ông lớn đã tính toán kỹ lưỡng quy mô, nợ xấu và lượng vốn thực sự còn lại của các đơn vị yếu kém. Qua đó, những điều kiện, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu sẽ đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị khỏe mạnh khi tham gia. "Ngân hàng yếu, nợ xấu cao khi sáp nhập thì sẽ phải định giá khác. Mọi việc phải diễn ra theo nguyên tắc thị trường, tiền nào của nấy thôi", chuyên gia từng làm Tổng giám đốc Eximbank nói.

    Hai trong ba thương vụ đã công bố rõ ràng tên tuổi các đối tác là Southern Bank - Sacombank; MDB - Maritime Bank đều cho thấy có dáng dấp chung về cơ cấu sở hữu cổ đông. Do đó, ông Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, những đợt sáp nhập lần này, nếu được thông qua và thành công, Ngân hàng Nhà nước sẽ khéo léo xử lý được phần nào những rủi ro từ sở hữu chéo ở các nhà băng.

    Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp rất nhỏ trong mạng lưới sở hữu chéo chằng chịt hiện nay. Rủi ro của sở hữu chéo còn đến từ việc ông chủ các doanh nghiệp sân sau đứng ra thâu tóm, chi phối nguồn vốn của ngân hàng qua các công ty liên kết.

    Khác với đợt hợp nhất, sáp nhập liên quan 9 ngân hàng yếu kém lần trước, đợt này thị trường thấy có sự xuất hiện của những ngân hàng "đầu tàu" như Vietinbank, Vietcombank. Tổng giám đốc của ngân hàng đã cơ bản tái cơ cấu thành công trong giai đoạn một phân tích: "Định hướng lớn nhất của quá trình tái cơ cấu, ngoài gút lại số lượng ngân hàng còn là tạo ra những nhà băng có quy mô lớn tầm cỡ khu vực". Vì vậy theo ông, sự tham gia của những ông lớn trong tái cơ cấu hệ thống gần đây là dễ hiểu. Riêng về trường hợp Vietcombank, dù không hé lộ đối tác nhưng đơn vị này cũng vừa để ngỏ việc M&A khi xin "để dành" chủ trương mua bán, sáp nhập trong tương lai.

    Một điểm khác nữa là các cuộc tái cơ cấu mới hé lộ gần đây không có sự tham gia của những cổ đông bên ngoài là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh (như Doji, Thiên Thanh tại TPBank, TrustBank). Khi đó, với sự tham gia của những doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, sẵn sàng hỗ trợ các nhà băng, không ít ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý đang dùng chính sở hữu chéo để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

    Lần này, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, dường như khối ngân hàng đã không hẳn còn hấp dẫn với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh như trước đây. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc tạo điều kiện cho các đơn vị hợp nhất, sáp nhập ngay từ đầu năm, ngay trước thềm ĐHCĐ của Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thời điểm hợp lý và phù hợp với cam kết của Thống đốc từ đầu năm.

    Nếu thực hiện sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng đúng như Thống đốc nói, số lượng các nhà băng bị giải thể, rút giấy phép sau cuộc tái cơ cấu toàn hệ thống có thể lên 7-10 đơn vị.

    Nguồn Vnexpre

Chia sẻ trang này