Tin tốt đây ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HoangL0ng2007, 16/04/2014.

4488 người đang online, trong đó có 359 thành viên. 07:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11278 lượt đọc và 143 bài trả lời
  1. dotoiladot

    dotoiladot Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    17/03/2014
    Đã được thích:
    65
    Bỏ tù đã, xin lỗi sau. Đi đâu mà vội, toà vịt ngan mà, haha
  2. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng ba tăng 51,4%

    (VINANET) – Việt Nam là nước sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Brazil và đứng đầu về sản xuất cà phê robusta. Trong tháng ba, Việt Nam đã xuất khẩu 278.300 tấn cà phê (tương đương 4,64 triệu bao), tăng 51,4% so với tháng trước đó, theo Hải quan Việt Nam.

    Các thương nhân dự báo lượng cà phê xuất khẩu trong tháng này sẽ ở khoảng 150.000-180.000 tấn giảm so với mức 220.000 tấn theo ước tính ban đầu của chính phủ.


    Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu niên vụ 2013/2014 bắt đầu từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014, đạt 882.500 tấn, tăng 1,4% so với một năm trước, dựa theo số liệu thống kê của Chính phủ.


    Niên vụ cà phê của Việt Nam kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau.


    Hòa Phạm
    0908035069 thích bài này.
    0908035069 đã loan bài này
  3. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    “Bán tại cổng thiên đường hay cầm ngay lưỡi dao đang rơi?”


    [​IMG]

    [​IMG]
    TIN MỚI
    [​IMG]Khối ngoại "săn hàng" ngày thị trường giảm điểm
    Ba ngày đầu tuần: Trên 52.000 tỷ đồng “bốc hơi” khỏi thị trường
    Chứng khoán Rồng Việt: quý 1 lãi 5,5 tỷ đồng, tự doanh bán SHB, FPT, TDC, VNM

    “Nhiều nhà đầu tư vẫn liên tưởng sự sụt giảm ngày hôm nay là do bắt đầu xét xử vụ án bầu Kiên nhưng chúng tôi nhận định đó chỉ là ảnh hưởng tâm lý ở lượng nhỏ nhà đầu tư.”
    Thế là thị trường đã giảm liên tục 3 phiên từ đầu tuần đến giờ. Những cây nến dài màu đỏ khiến cho không ít người như ngồi trên đống lửa, nháo nhác vì nếu thị trường giảm phiên nữa thì margin call nhưng rồi lại chần chừ không cắt lỗ.

    Một sự kiện rất lớn diễn ra vào ngày hôm nay, đó là phiên tòa xét xử bầu Kiên và các đồng phạm. Gần 2 năm trôi qua kể từ ngày bầu Kiên làm toàn bộ sàn điện tử chìm trong màu xanh xám, giờ đây ảnh hưởng của ông đến thị trường chứng khoán có lẽ cũng không còn lớn lắm. Nhưng trong giai đoạn hơi thiếu thông tin như thế này, nhiều nhà đầu tư vẫn bám vào vụ án bầu Kiên để lý giải cho sự sụt giảm của các chỉ số. Theo đó, họ lo sợ biến cố chính trị nào đó sẽ xảy ra khi ông Kiên đòi triệu tập đại diện của đủ các Bộ, ngành đã cấp phép kinh doanh cho các công ty của ông; hay hoan hỉ cho rằng phiên tòa hoãn lại sẽ giúp thị trường khởi sắc vào ngày mai.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Phúc – Trưởng phòng môi giới của Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương (VCBS) nói:

    “Nhiều nhà đầu tư vẫn liên tưởng sự sụt giảm ngày hôm nay là do bắt đầu xét xử vụ án bầu Kiên nhưng chúng tôi nhận định đó chỉ là ảnh hưởng tâm lý ở lượng nhỏ nhà đầu tư.”

    Theo ông Phúc, tâm lý chán nản của những nhà đầu tư đang còn nắm giữ cổ phiếu trên thị trường sau một giai đoạn linh xình đi ngang và chưa vượt được ngưỡng kháng cự mạnh đã khiến cho thị trường rơi vào trạng thái bán tháo mạnh trong ngày 16/04. Sau giai đoạn tăng giá và thanh khoản rất nóng, thị trường đã có dấu hiệu giảm tốc và điều chỉnh khi VN-Index kiểm định không thành công 2 lần ngưỡng cản quanh 610 điểm. Hiện tại, chỉ số này quay trở về mặt bằng bắt đầu cho sự tích lũy đi lên từ 03 tháng trước đây quanh khu vực 570 điểm.

    Ông Phúc cho rằng cũng như đợt sụt giảm vào giữa năm ngoái, diễn biến bán ròng liên tục vào thẳng các trụ cột thị trường của khối ngoại đã làm cho xu thế tăng điểm bị bào mòn và vì thế xu hướng này đã phủ nhận gần như hoàn toàn nỗ lực đi lên do lực cầu tốt từ nhà đầu tư nội.

    “Chúng tôi chưa nhận thấy một thông tin hỗ trợ nào đáng kể cho thị trường kể từ thông tin hạ trần lãi suất huy động về 6%, điều này cũng khiến cho thị trường có sự thoái lui nhất định khi chạm vào vùng kháng cự và cần có thời gian tích lũy trở lại ở vùng điểm thấp trước khi có sự hồi phục nào đáng kể”.

    Ông Phạm Duy Hưng – Giám đốc khối Phân tích đầu tư của CTCP Chứng khoán APEC cũng đánh giá “sự kiện bầu Kiên hoàn toàn không ảnh hưởng tới thị trường do đây không còn là thông tin mới, mọi việc đã quá rõ ràng rồi”.

    Theo ông Hưng, thị trường hiện nay đang bị điều chỉnh bởi yếu tố dòng tiền và dòng tiền đang chạy lòng vòng giữa các cổ phiếu mà chưa có nhiều dòng tiền mới vào. Việc thị trường điều chỉnh mạnh trong ngày 16/04 là do thiếu dòng tiền mới, ngoài ra khả năng lớn là do nhiều công ty chứng khoán đã cắt margin của các tài khoản vay margin với tỷ lệ cao.

    “Điều này thấy rất rõ tại các lệnh bán quyết liệt của các mã là sở thích của những nhà đầu tư lướt sóng.” – ông Hưng nhận xét – “Phiên giao dịch hôm nay rất giống với phiên ngày 02/04 nhưng điểm khác là cuối phiên thị trường đóng cửa với cây nến đỏ mà không có sự hồi phục. Do vậy rất có thể thị trường sẽ còn giảm thêm 1, 2 phiên nữa nhưng sẽ không mạnh như phiên hôm nay. Và thị trường sẽ đạt được điểm cân bằng và sẽ test lại mức 600”.

    Cũng trong phiên ngày 16/04, khối ngoại bất ngờ mua ròng mạnh. Đánh giá về điều này, ông Hưng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh vì họ có cái nhìn dài hạn. Hiện nay giá của một số cổ phiếu tốt đã thấp hơn giá đóng cửa của ngày 31/12/2013. Do vậy đây là thời điểm tốt để họ giải ngân cho dài hạn.

    “Bán tại cổng thiên đường hay cầm ngay lưỡi dao đang rơi?” – một nhà đầu tư đã đặt câu hỏi này trên diễn đàn chứng khoán. Câu hỏi cho thấy độ khó của thị trường lúc này.

    Khi các chỉ số cứ tăng mãi, nhà đầu tư lo: còn tăng nữa không? Liệu mua vào lúc này có phải là đỉnh không? Sao … mãi mà không xuống?

    Khi chỉ số quay đầu đi xuống, nhà đầu tư lo: sao lại giảm? Có phải vì sự kiện này, sự kiện kia? Liệu giảm đến bao giờ?

    Có thể nhiều người giàu kinh nghiệm cho rằng những câu hỏi này chỉ xuất phát từ những tay chơi nghiệp dư. Nhưng thị trường là tập hợp của cả nghiệp dư, cả chuyên nghiệp và việc lên hay xuống được quyết định bởi cung cầu trên thị trường mà tất cả chúng ta đều chỉ là phần nhỏ trong thị trường ấy.

    Chúng tôi thấy một ý kiến rất thú vị của một nhà đầu tư như thế này: “ Thị trường không lên được nữa thì nó đi xuống. Bao giờ nó xuống chán, nó lại đi lên. Như vậy mới gọi là vẻ đẹp của thị trường.” Ý kiến này gợi nhắc lại một bài học nổi tiếng trong ngành chứng khoán: Hãy làm theo thị trường chứ đừng dự đoán thị trường. Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư đặt ra kỷ luật và thực hiện đúng kỷ luật ấy thì sẽ không phải nháo nhác mỗi khi chỉ số tăng hay giảm mạnh.
    0908035069 thích bài này.
  4. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Thoái vốn theo lộ trình để tận dụng nhiều nguồn lực

    Những hướng mở trong các giải pháp thoái vốn, tạo điều kiện để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN đã được Bộ Tài chính cụ thể hóa tại dự thảo Quyết định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP của Chính phủ. Dự kiến, Quyết định này sẽ sớm được Chính phủ ban hành trong tháng 4. Báo Hải quan đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

    [​IMG]

    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thoái vốn, Chính phủ đã đồng ý nguyên tắc thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất đầu tư. Như vậy, liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc trước đó-yêu cầu DN có trách nhiệm phải bảo toàn vốn đầu tư của Nhà nước tại DN?

    Tại Nghị quyết 15/NQ-CP, Chính phủ cho phép DN được thoái vốn dưới mệnh giá và dưới giá trị sổ sách sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất đầu tư. Về cơ bản, nội dung này phù hợp với quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó có bổ sung quy định DN được phép thoái vốn dưới mệnh giá.

    Mặc dù giá bán đó thấp hơn giá trị sổ sách, nhưng có khoản dự phòng bù đắp thì vẫn bảo toàn được vốn. Trước đây là theo nguyên tắc, thoái vốn bằng mệnh giá và không thấp hơn giá trị sổ sách, thì quy định này đã thoáng hơn theo cơ chế mở vì đã được bù đắp từ khoản dự phòng tổn thất đầu tư này.

    Ngoài ra, một hướng mở nữa được quy định tại Nghị quyết 15 là cho phép DNNN được chào bán ra công chúng số cổ phần đã đầu tư tại các công ty đại chúng có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định. Điều này “giải thoát” cho rất nhiều DN vì theo Luật Chứng khoán, bị lỗ thì không được thoái vốn.

    Nhưng Nghị quyết 15 là giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ vướng mắc quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 của Chính phủ vì thời gian qua Bộ Tài chính nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước là không thực hiện được việc thoái vốn theo lộ trình được duyệt vì một số DN có vốn góp là công ty đại chúng có kết quả kinh doanh thua lỗ. Thực hiện giải pháp này cũng sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thoái vốn của các DN.

    Trường hợp DN nào được áp dụng nguyên tắc này và những lo ngại về không bảo toàn vốn Nhà nước sẽ được giải quyết ra sao, thưa ông?

    Bán theo cách nào thì cũng phải đảm bảo hiệu quả nhất, đồng thời ràng buộc và quy định rõ trách nhiệm của hội đồng thành viên, của ban điều hành DN cũng như của những người quyết định khoản đầu tư.

    Trường hợp thực sự mất vốn hoàn toàn tức là có đấu giá, chấp nhận bán theo phương thức thỏa thuận nhưng dưới giá trị sổ sách quá nhiều, thì phải kiểm điểm trách nhiệm của người quyết định đầu tư, sau đó là trách nhiệm của chủ sở hữu. Sau khi tính toán các khoản đền bù, xử lý trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quyết định đầu tư, thì đại diện chủ sở hữu là các bộ chủ quản cùng với Bộ Tài chính xem xét thực hiện thoái vốn theo đúng Nghị định 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết về thoái vốn cũng như các hướng dẫn.

    Trong trường hợp DNNN đang "ăn nên làm ra" tại các DN đầu tư ngoài ngành, có được lùi thời điểm thoái vốn đã được chốt vào năm 2015 theo yêu cầu của Chính phủ không, thưa ông?

    Tất cả DN đi đầu tư ngoài ngành đều nói tại thời điểm đầu tư lãi, nhưng có ai biết được thời gian sau sẽ lỗ. Bên cạnh đó, bản chất DNNN thành lập ra theo chỉ đạo của Chính phủ, đầu tư theo ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định. Một trong những mục tiêu mà DNNN phải gánh vác là những lĩnh vực, ngành nghề mà các DN khác không muốn đầu tư, chưa đầu tư được, hoặc không được phép đầu tư... thì DNNN phải làm. Còn những lĩnh vực DNNN làm được thì các DN khác cũng có thể làm được.

    Do đó, nếu không phải ngành nghề kinh doanh chính thì Chính phủ yêu cầu phải rút hết, lãi cũng phải rút.

    Chính phủ giao Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định để thực hiện có kết quả Nghị quyết 15 của Chính phủ. Ông có thể cho biết một số nội dung liên quan đến thoái vốn đầu tư ngoài ngành sẽ được Bộ Tài chính cụ thể hóa trong dự thảo này?

    Trong dự thảo Quyết định để thực hiện Nghị quyết 15 của Chính phủ sẽ quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, bộ ngành, chủ sở hữu, trong đó có trách nhiệm của SCIC tiếp nhận, thoái vốn, nhận vốn đầu tư ngoài ngành của các DN ra sao để đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, dự thảo Quyết định cũng sẽ nhắc lại một số quy định cũ nhưng theo hướng mở rộng, hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ, khi thoái vốn vẫn phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc mà Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ là thoái vốn theo thị trường, công khai, minh bạch, có lộ trình nhằm kêu gọi và tận dụng được nguồn lực của các nhà đầu tư tham gia. Đồng thời, có bán công khai mới biết giá trị thực của tài sản DN đang sở hữu. Thời hạn vẫn chốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ là trước ngày 31-12-2015.

    Tuy nhiên, Quyết định cũng sẽ nêu rõ, trong trường hợp DN không thoái được vốn phải chuyển phần vốn đầu tư ngoài ngành đó cho những tổ chức có chức năng tiếp nhận quản lý vốn Nhà nước theo hình thức thoái vốn, thì ngay cả trong tình huống thoái vốn này, cũng phải theo thị trường, công khai, minh bạch và có lộ trình.

    Ông nhận định ra sao khi theo yêu cầu của Chính phủ, trong vòng 2 năm (2014- 2015) phải cổ phần hóa 432 DN theo phương án đã phê duyệt là một nhiệm vụ khá nặng nề, bởi trong 2 năm 2011-2012 chỉ cổ phần hóa được 99 DN?

    Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN đến năm 2015 của Chính phủ, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các Bộ trưởng quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm về con số này. Các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh phải rà soát, có giải pháp cụ thể, nếu trường hợp không thể cổ phần hóa vì vướng thì phải báo cáo bộ chức năng và nếu vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 Bộ trưởng (Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính) và các vụ cục chức năng thì Bộ Giao thông vận tải có thể tiến hành cổ phần hóa hơn hơn chục Tổng công ty.

    Cổ phần hóa các Tổng công ty khó như thế mà Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vẫn cam kết có thể thực hiện được hơn chục Tổng công ty thì tôi nghĩ con số 432 DN phải cổ phần hóa đến năm 2015 là có thể thực hiện được. Bởi đối với các DN độc lập, cổ phần hóa sẽ dễ hơn rất nhiều, hoặc nếu trường hợp không cổ phần hóa được thì chuyển đổi, giao bán, khoán…

    Đó là chưa kể, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hàng tháng Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh sẽ trực tiếp giao ban, tháo gỡ khó khăn về tình hình tái cơ cấu DNNN. Theo đó, các bộ, UBND các tỉnh và chủ sở hữu sẽ chủ động ngồi lại với nhau để rà soát lại, nếu thấy DN nào cổ phần hóa được thì làm ngay, vướng mắc thì có phải pháp tháo gỡ kịp thời…

    432 DN phải cổ phần hóa là con số các bộ, ngành, UBND các tỉnh đăng ký để Chính phủ phê duyệt nhưng nếu rà soát lại, có thể có con số cao hơn. Tôi nghĩ rằng, cách thức thực hiện Nghị quyết đã nêu rồi, thể chế có rồi, nếu các bộ ngành, địa phương làm quyết liệt, rà soát kỹ thì cổ phần hóa sẽ nhanh và con số 432 có thể hoàn thành.

    PV: Xin cảm ơn ông!

    Minh Anh (thực hiện)
    0908035069 thích bài này.
  5. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    DN Mông Cổ tìm kiếm cơ hội hợp tác lĩnh vực dệt may, da giày
    Thứ Tư, 16/04/2014 22:25 GMT+7
    (HQ Online)- Ngày 16-4, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Bộ Công - Nông nghiệp Mông Cổ tổ chức hội thảo giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ về lĩnh vực dệt may – da giày.

    [​IMG]
    Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư dệt may trên toàn cầu. Ảnh: Nguyễn Huế
    Ông Nguyễn Bình An, Phó Trưởng Văn phòng phía Nam Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hiện nay ngành dệt may Việt Nam đạt tăng trưởng bình quân từ 15% đến 20%/năm, năng lực sản xuất đạt 3 tỷ sản phẩm và sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động.

    Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam có những chính sách tích cực dành cho ngành dệt may nhằm tăng sự chủ động trong hội nhập và trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư dệt may trên toàn cầu. Do đó, trong quá trình hình thành chuỗi cung ứng gồm kéo sợi-dệt-nhuộm hoàn tất-may, ngành dệt may Việt Nam rất cần sự tham gia, hợp tác của các quốc gia có tiềm năng về nguồn nguyên vật liệu, trong đó có Mông Cổ.

    Bà Regzedmaa Sandag, Phó Cục trưởng Cục Thực thi chính sách Công nghiệp nhẹ Bộ Công-Nông nghiệp Mông Cổ cho biết, Mông Cổ có ngành nông nghiệp phát triển với đàn gia súc lớn 45,1 triệu con gồm ngựa, dê, cừu, lạc đà, bò… có thể cung ứng nguồn nguyên liệu da sống cho ngành thuộc da cung ứng cho ngành da giày, bên cạnh đó nguồn lông chất lượng tốt làm nguyên liệu cho ngành kéo sợi đáp ứng nguyên liệu cho ngành dệt sợi len. Thế mạnh của doanh nghiệp Mông Cổ là gia công các loại da thuộc, da sống, sợi, vải, gỗ.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét cơ hội đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp Mông Cổ, bởi Mông Cổ đang trong tiến trình hình thành khu công nghiệp chuyên ngành cho dệt may. “Việt Nam có công nghệ, kỹ thuật trong khi Mông Cổ có nguồn nguyên liệu. Do vậy, doanh nghiệp hai bên có thể hợp tác với nhau tốt để khai thác cơ hội”- bà Regzedmaa Sandag khẳng định.

    Theo Sở Công Thương TP.HCM, năm 2013, kim ngạch mậu dịch giữa TP.HCM và Mông Cổ đạt hơn 3 triệu USD, đặc biệt quý I xuất khẩu của thành phố sang nước này đạt gần 500 ngàn USD.

    Ông Trần Xuân Điền, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, triển vọng hợp tác thương mại, đặc biệt là ngành dệt may giữa TP.HCM và Mông Cổ rất lớn.

    Ngành dệt may thành phố có nhiều thế mạnh gồm lao động, năng lực sản xuất và tiềm năng thị trường. Ngược lại Mông Cổ có lợi thế về nguồn nguyên-vật liệu, chính sách ưu đãi hứa hẹn sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp hai bên cần nỗ lực vượt qua là rào cản ngôn ngữ, địa lý để nắm bắt cơ hội hợp tác, khơi thông khâu vận chuyển hàng hóa, giao dịch thương mại./.

    Nguyễn Huế
    0908035069 thích bài này.
    HoangL0ng2007 đã loan bài này
  6. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Tập đoàn Toray Nhật Bản muốn đầu tư tại Hà Nam
    Thứ Tư, 16/04/2014 22:08 GMT+7
    Ngày 16-4, ông Shinri Sato, Tổng giám đốc Công ty Suido Kiko Kaisha trực thuộc Tập đoàn Toray, tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Nhật Bản, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
    Ông Shinri Sato cho biết: Hiện tập đoàn Toray với 30 công ty con trong nước và 60 công ty con tại nước ngoài chưa có dự án đầu tư nào tại Việt Nam. Qua tìm hiểu các kênh thông tin, nhất là từ phía các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Hà Nam, ông được biết tỉnh có chính sách thu hút đầu tư rất tốt, nhất là 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư. Ông mong muốn sẽ có các dự án đầu tư tại Việt Nam, bắt đầu từ Hà Nam.

    Ông Mai Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam khẳng định: Hà Nam đánh giá cao và luôn ưu đãi các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tỉnh đã đề ra 10 cam kết đối với các nhà đầu tư và nghiêm túc thực hiện trong những năm qua. Trong số đó có cam kết cung cấp cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, cung cấp đủ nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh cho các doanh nghiệp, quan tâm đến dịch vụ vui chơi giải trí, khám chữa bệnh cho chuyên gia và lập đường dây nóng kết nối Chủ tịch UBND tỉnh với các nhà đầu tư. Ông Dũng mong muốn Suido Kiko Kaisha cũng như Tập đoàn Toray đầu tư tại Hà Nam, mang công nghệ cao đến với tỉnh.

    Ông Shinri Sato cũng cho biết: Với vị trí của mình, nhất là việc Chủ tịch Tập đoàn Toray hiện đang là Chủ tịch Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), nơi tập hợp của các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, Toray sẵn sàng giúp Hà Nam tăng cường giao lưu kết nối với các địa phương của Nhật Bản, trong đó có việc giới thiệu một địa phương kết nghĩa với Hà Nam. Hiện có rất nhiều công ty đối tác của Suido Kiko Kaisha quan tâm đến Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng.

    Cùng ngày, Tổng giám đốc Công ty Suido Kiko Kaisha đã đến thăm các doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Hà Nam để tìm hiểu thêm về chính sách thu hút đầu tư của địa phương.

    Toray là tập đoàn kinh tế đa ngành có tiếng ở Nhật Bản, chuyên sản xuất các sản phẩm sợi và dệt, nhựa và hóa chất, sợi carbon, vật liệu composite… Toray cũng là nhà cung cấp sợi carbon được sử dụng trong kết cấu thân, cánh của máy bay chở khách hiện đại đời mới Boeing 787 Dreamliner của Hãng Boeing (Mỹ)./.

    Hoàng Nhương
    0908035069 thích bài này.
  7. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Mỹ cam kết thông qua TPP trong năm 2014
    Thứ Bảy, 15/02/2014 16:31 GMT+7
    Ngày 14-2, một quan chức cao cấp Nhà Trắng giấu tên cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định với người đồng cấp Mexico Enrique Peña Nieto và Thủ tướng Canada Stephen Harper rằng Mỹ cam kết thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2014.



    Ông Obama nhấn mạnh đây là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ và điều này đã được trình lên Quốc hội.
    Theo quan chức nói trên, mối quan tâm của Mỹ chủ yếu dựa trên việc TPP đem lại tiềm năng to lớn về thương mại cho Mỹ, cũng như các nước Bắc Mỹ và Mỹ Latinh có biển Thái Bình Duơng.
    Chủ đề TPP sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) vào tuần tới tại thành phố Toluca, cách Mexico City khoảng 70 km về phía Đông.
    Ngoài vấn đề TPP, 3 nhà lãnh đạo khu vực còn dành thời gian cho vấn đề an ninh biên giới và hỗ trợ Mexico trong cuộc chiến chống tội phạm, ma túy, di cư và lưu thông hàng hóa...
    Bên cạnh đó các nhà lãnh đạo còn xem xét tới chủ đề năng lượng và trợ giúp các nước Trung Mỹ và Caribbe nhằm nâng cao tính cạnh tranh nền kinh tế và nâng cao khả năng đối phó với thiên tai./.

    Theo Vietnam+
    0908035069 thích bài này.
    0908035069 đã loan bài này
  8. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,4% vào năm 2014 Q1, tốt hơn so với dự báo
    BÌNH LUẬN (156)
    [​IMG]
    Lãnh đạo Trung Quốc đang đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy tăng trưởng ở nhà
    Nền kinh tế của Trung Quốc mở rộng 7,4% trong quý đầu năm nay, tốt hơn so với những gì nhiều người mong đợi.

    Nhưng nó là một sự suy giảm từ tăng trưởng 7,7% trong quý cuối cùng của năm ngoái.

    Dữ liệu khác được phát hành với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) con số cho thấy sản lượng công nghiệp tăng 8,8% trong tháng Ba từ một năm trước đây.

    Doanh số bán lẻ tháng Ba tăng vọt 12,2%, nhấn mạnh những nỗ lực của Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiêu dùng trong nước.

    Năm ngoái Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2014 là 7,5%, một phần của nỗ lực để ổn định nền kinh tế sau nhiều năm mở rộng có nhịp độ nhanh.

    Số liệu tăng trưởng của Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ xung quanh khu vực. Một suy thoái có thể làm tổn thương nền kinh tế châu Á đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu và các thành phần công nghiệp với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.


    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết họ sẽ chịu đựng được tăng trưởng chậm hơn trong khi họ thúc đẩy cải cách kinh tế quan trọng được thiết kế để tạo mới, công việc trả lương tốt hơn. Có nhận thức rằng mô hình kinh tế cũ, phụ thuộc vào sự tăng trưởng và xuất khẩu dựa vào đầu tư, hiện đã hết hơi nước.

    Sự lãnh đạo muốn thấy tiêu thụ trong nước để tạo ra tăng trưởng bền vững hơn trong dài hạn. Nó muốn khu vực tư nhân đóng một vai trò lớn hơn.Nhưng trong bất kỳ nền kinh tế rung lên, sẽ có người thắng kẻ thua.

    Thực hiện cải cách sẽ có nghĩa là giải quyết lợi ích kinh tế cố hữu - chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước - đã nuốt chửng nguồn lực và thực hiện rất tốt ra khỏi con đường cũ làm việc.

    Trong những tuần gần đây, chính phủ đã công bố một mini-kích thích kinh tế để chống đỡ suy giảm tăng trưởng. Nhưng nó đã loại trừ các loại kích thích lớn mà giật kinh tế Trung Quốc trở lại cuộc sống sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Mặc dù những thách thức, các chính phủ hy vọng sẽ gửi tăng trưởng khoảng 7,5% trong năm nay.

    Một khởi đầu chậm chạp trong năm không phải là không phổ biến, do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khi nhiều doanh nghiệp và các nhà máy đóng cửa hoạt động trong khoảng hai tuần.

    Nhưng dữ liệu gần đây từ việc sản xuất cũng như các ngành công nghiệp vẫn còn yếu, tăng những lo ngại về suy thoái kéo dài.

    Tên lửa đẩy kinh tế
    Trong bối cảnh những lo ngại này, Trung Quốc gần đây đã thực hiện nhiều biện pháp để cung cấp cho một cú sốc cho nền kinh tế của nó.

    Một biện pháp kích thích kinh tế nhỏ công bố đầu tháng này sẽ thấy Bắc Kinh mở rộng một break thuế cho các công ty vừa và nhỏ, và cả đều nằm trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đường sắt của Trung Quốc.

    Ngoài ra, đại lục cũng đã có những bước mở cửa thị trường vốn của mình bằng cách công bố một tie-up với Hồng Kông, cho phép đầu tư chứng khoán xuyên biên giới. Đề án thí điểm dự kiến sẽ cất cánh trong khoảng sáu tháng.

    Và vào tháng Giêng, Trung Quốc đưa ra một khu vực tự do thương mại ở Thượng Hải, được xem như là một chiếc giường thử nghiệm cho cải cách trong lĩnh vực chính của nền kinh tế, chẳng hạn như lĩnh vực tài chính và viễn thông trước đây đã được kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.

    Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ cho phép các công ty nước ngoài để làm cho chơi game console trong khu vực tự do thương mại và bán chúng trên toàn Trung Quốc - nâng lệnh cấm chơi game console mà đã được đưa ra từ năm 2000.

    [​IMG]Trung Quốc tăng gấp đôi biên độ giao dịch hàng ngày cho đồng tiền của mình trong năm nay xuống còn 2%
    Chạm đáy?
    Các nhà phân tích hy vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy, và sẽ thực hiện tốt hơn vào cuối năm nay.

    Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics cho biết: `` tăng trưởng của Trung Quốc tăng trưởng tốt hơn dự kiến quý cuối cùng và có những dấu hiệu cho thấy áp lực tăng trưởng xuống đã giảm bớt phần nào''.

    Tiếp tục đọc câu chuyện chính
    "
    Bắt đầu Trích dẫn

    Đó là một câu hỏi mở là liệu Trung Quốc có thể tạo ra bảy triệu việc làm mỗi năm cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp mới của mình "

    [​IMG]Linda Yuehtrưởng phóng viên kinh doanh
    "Trong khi tăng trưởng GDP quý 1 chậm lại, chúng tôi tin rằng đà tăng trưởng đã ổn định trong tháng Ba. Dữ liệu thông Cảng và nghiên cứu lĩnh vực của chúng tôi cũng cho thấy thương mại của Trung Quốc có thể đã chạm đáy, và sẽ trở nên kiên cường hơn gì các con số tiêu đề hiện tại cho thấy," nói Châu Hào, bao gồm các nền kinh tế Trung Quốc cho ANZ tại Thượng Hải.

    Số liệu thương mại của Trung Quốc trong tháng Ba đã cho thấy sự sụt giảm mạnh trong cả nhập khẩu và xuất khẩu.

    Đầu tháng này, Ngân hàng Thế giới hạ thấp dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay xuống còn 7,6% trong năm nay từ một dự đoán trước đó là 7,7%.
    0908035069 thích bài này.
    HoangL0ng2007 đã loan bài này
  9. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Tại sao Trung Quốc đang làm tốt hơn so với con số GDP tiêu đề của nó
    [​IMG]Tăng thu nhập ở nông thôn và đô thị của Trung Quốc đang giúp thúc đẩy tiêu dùng cá nhân

    Tăng trưởng kinh tế 7,4% trong quý đầu tiên là phù hợp với 2014 năm-on-năm mục tiêu hàng năm của Trung Quốc tăng trưởng khoảng 7,5%.

    Suy thoái từ sự tăng trưởng GDP 7,7% đăng ký trong hai năm qua là do chính phủ tái cân bằng nền kinh tế, chuyển từ đầu tư tín dụng nhiên liệu và hướng tới nhiều hơn tiêu thụ được hỗ trợ bởi thu nhập.

    Văn phòng Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết con số tăng trưởng chủ yếu là những gì đã được dự kiến và những gì là quan trọng hơn tốc độ tăng trưởng GDP trong thu nhập là. Thu nhập nông thôn tăng 10,1% so với một năm trước, trong khi thu nhập thành thị đã tăng lên 7,2%.

    "
    Bắt đầu Trích dẫn

    Bằng máy đo thu nhập và không phải là con số GDP tiêu đề, nền kinh tế đang tốt hơn không tồi tệ hơn so với năm ngoái "

    Cục Thống kê chỉ ra rằng điều này là tốt hơn so với năm ngoái, mà quan trọng hơn là sự suy giảm trong tăng trưởng GDP tổng thể, trông đáng lo ngại hơn ở mức 1,4% khi tính toán trên cơ sở quý với quý trước hàng năm.

    Nói cách khác, nếu cả năm tăng trưởng với tốc độ của ba tháng đầu, sau đó Trung Quốc sẽ thấp hơn nhiều so mục tiêu tăng trưởng 7,5%.

    Tăng thu nhập này góp phần vào doanh số bán lẻ tăng trưởng ở mức 12,2%, đó là một dấu hiệu của tiêu thụ ngày càng tăng.

    Thêm vào đó, các khoản vay mới cho thấy một sụt giảm mạnh 19% so với năm ngoái, trong khi cung tiền được mở rộng ở mức thấp nhất được ghi nhận. Vì vậy, sự tăng trưởng trong tiêu thụ là không phải do chỉ để nợ.

    Tất nhiên, đầu tư tín dụng nhiên liệu là những gì chính phủ Trung Quốc đang cố gắng để di chuyển ra khỏi, đặc biệt là trong thị trường nhà ở.

    Bất động sản bao gồm khoảng 16% GDP, một con số đó là gợi nhớ của các nước châu Âu chặt bởi bán thân nhà ở, như Ai-len. Ngành xây dựng vẫn còn đáng lo ngại là một vấn đề, như đầu tư tài sản cố định mở rộng với 17,6% trong quý đầu tiên. Nhưng hạn chế tín dụng là có một số tác động giảm phát giá nhà.

    Kiềm chế tín dụng, tuy nhiên, cũng làm giảm sản lượng công nghiệp, trong đó mở rộng khoảng 8%, mức thấp nhất kể từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009.

    [​IMG]Tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc là một thành phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế
    Vì vậy, tái cân bằng của nền kinh tế hiện nay thấy tiêu thụ như uỷ nhiệm bởi doanh số bán lẻ tăng nhanh hơn sản xuất công nghiệp. Thu nhập nông thôn đang phát triển nhanh hơn so với thu nhập đô thị, làm giảm khoảng cách thu nhập nông thôn-đô thị và cải thiện triển vọng tiêu thụ của một nửa dân số Trung Quốc.

    Bằng máy đo thu nhập và không phải là con số GDP tiêu đề, nền kinh tế đang tốt hơn, không tồi tệ hơn, so với năm ngoái.

    Cân bằng khó khăn
    Có thể cho sự phát triển lớn hơn của nền kinh tế dịch vụ để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, vì nó là nhiều lao động hơn so với lĩnh vực đầu tư vốn tập trung.

    Nhưng như một nền kinh tế chậm lại, sẽ có ít nhu cầu - và đó là một câu hỏi mở là liệu Trung Quốc có thể tạo ra bảy triệu việc làm mỗi năm cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp mới và 10 triệu người di cư nông thôn di chuyển đến các thành phố như một phần của chính phủ ổ đô thị hóa.

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói rằng tốc độ tăng trưởng ít nhất 7% là cần thiết cho rằng mức độ tạo việc làm. Đây là lý do tại sao Trung Quốc đã tung ra một gói kích thích tài chính hồi đầu tháng này, để đệm suy thoái gây ra bởi các tái cân bằng của nền kinh tế.

    Nếu Trung Quốc có thể quản lý sự cân bằng khó khăn giữa việc đạt được một mô hình tăng trưởng bền vững hơn trong khi duy trì một tốc độ đủ cao của sự phát triển để tạo ra công ăn việc làm, sau đó nó sẽ được thực hiện tốt hơn so với con số GDP tiêu đề của nó chỉ ra. Bây giờ, đó là những gì chính phủ đang tuyên bố đã đạt được rồi.
    0908035069 thích bài này.
    0908035069HoangL0ng2007 đã loan bài này
  10. HoangL0ng2007

    HoangL0ng2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    32.727
    Điều gì làm cho một điểm nóng bất động sản toàn cầu?


    Linda Yueh đánh giá các biện pháp để làm mát thị trường bất động sản Hồng Kông


    Điều gì làm cho một thành phố một nơi hấp dẫn để mua vào và tác động đối với người mua trong nước là những gì khi người nước ngoài đến ở?

    Mặc dù sự phục hồi kinh tế ảm đạm, giá bất động sản đang tăng lên với tốc độ nhìn thấy lần cuối trước khi khủng hoảng tài chính ở các thành phố quan trọng ở các nước hậu khủng hoảng, chẳng hạn như London và New York. Giá London đã dẫn đầu năm tốt nhất cho bất động sản ở Anh kể từ năm 2006, tại 27% so với đỉnh cao của mình bằng một thước đo. Ở những nơi khác, Singapore và Hong Kong xếp hạng trong số các thị trường đắt nhất trên thế giới (cùng với London, Geneva và Monaco) và chính phủ của họ đang cố gắng để kiềm chế giá nhà.

    Những người tìm kiếm để mua nhà biết tất cả là quá tốt - giá bất động sản đã tăng vọt trong những năm gần đây. Tại London, giá nhà đã tăng gấp đôi (107%) từ năm 2005, theo Vương quốc Anh đại lý bất động Savills.

    Tại các điểm nóng khác bất động sản toàn cầu thậm chí nó còn hơn - giá nhà đã tăng 232% tại Singapore, và Hồng Kông có thị trường bất động sản đắt nhất trên thế giới.

    Những gì đang đẩy giá bất động sản tại các thành phố? Lãi suất thấp kỷ lục giúp. Khách hàng nước ngoài đang đóng góp một khi họ tìm nơi đỗ xe tiền của họ - vì vậy tài sản được xử lý giống như một tài sản đầu tư.

    Và London là hấp dẫn. Đối với một tài sản $ 15 triệu, chi phí hàng năm của việc sở hữu tài sản là $ 16,000 trả thuế đồng. Ở Hồng Kông, đó là $ 95,918, tại Singapore đó là $ 121,907 và đó là $ 1.43m ở New York. Sự khác biệt là do thực tế rằng ở London, không có thuế tài sản hàng năm dựa trên giá trị của tài sản, chỉ là một thuế hội đồng địa phương.

    Bong bóng?
    Đối với các thành phố châu Á như Singapore và Hồng Kông, có sức hấp dẫn khác. Không nơi có thuế lợi nhuận đầu tư. Đó là khá hấp dẫn bao gồm cả người nước ngoài. Đó là lý do tại sao có thuế khổng lồ mới ở Hồng Kông. Khách hàng nước ngoài bây giờ phải trả một khoản thuế bằng một phần tư giá bán. Giá cả được làm mát một chút như vậy, nhưng vẫn còn cao.

    Thật khó mà không tự hỏi: Có một bong bóng? Giá nhà ở Hồng Kông đang cao giá khoảng 30-40% - một trong những overvaluations cao nhất trên thế giới. Dựa theo ước tính của IMF về tỷ lệ giá-to-thuê, đó là 33 lần đắt hơn để mua một tài sản ở các thành phố hơn để thuê.

    Khi bong bóng cuối cùng bùng nổ vào năm 1997 trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, giá bất động sản của Hồng Kông giảm hơn 60% và tiếp tục giảm trong sáu năm. Bây giờ, giá nhà 13 lần mức lương trung bình - cao hơn ngay cả trong các bong bóng cuối cùng.

    Những rắc rối với các thị trường bong bóng là một khi lãi suất tăng - đó là bắt đầu xảy ra với Fed Mỹ kiềm chế lại bơm thêm tiền giá rẻ của nó như là của tháng này - do đó, hiện nguy cơ sự bùng nổ bong bóng.

    Tác động xã hội
    Giá bất động sản cao ngất trời của Hồng Kông có tác động xã hội lớn hơn bởi vì nhà ở công cộng là không đủ - nhà ở như vậy chỉ bao gồm 30% dân số và vẫn còn đắt tiền. Cư dân nhà ở công cộng ở Hồng Kông nói với tôi rằng họ phải trả nhiều như một nửa thu nhập của họ trong tiền thuê nhà.

    Ngược lại, tại Singapore, hơn 80% dân số sống trong nhà ở xã hội chất lượng có thể được mua với một thế chấp được chính phủ trợ cấp.

    Trợ cấp xuất phát từ tiền tiết kiệm của một người bởi vì nó được rút ra từ chương trình tiết kiệm bắt buộc được gọi là Quỹ tiết kiệm Trung ương.Singapore đưa vào khoảng 20% tiền lương của họ vào kế hoạch tiết kiệm chính phủ điều hành này, với kết hợp đóng góp của các nhà tuyển dụng.Các quỹ sau đó có thể được sử dụng để tài trợ cho một thế chấp rẻ hơn hoặc nhu cầu y tế hoặc nghỉ hưu.

    Toàn cầu giàu
    Nhưng, những người giàu có trên toàn cầu có thể đủ khả năng để mua khá nhiều bất cứ nơi nào trên thế giới. Giá trung bình của một căn nhà ở nước ngoài là $ 2 triệu cho những người giàu, những người có xu hướng mua bằng tiền mặt ở những nơi có chất lượng sống tốt và một chế độ thuế ưu đãi.

    Đối với phần còn lại của chúng tôi, nó có nghĩa là giá nhà có nhiều ngoài tầm với nếu chúng ta sống trong một điểm nóng bất động sản toàn cầu.
    0908035069 thích bài này.
    0908035069HoangL0ng2007 đã loan bài này

Chia sẻ trang này