Tin tốt dồn dập, tuần tới VNI ko tăng điểm mới lạ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi milstock, 22/05/2010.

2279 người đang online, trong đó có 72 thành viên. 05:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5114 lượt đọc và 83 bài trả lời
  1. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    milstock đang 80% tiền và 20% cổ. NHưng theo tôi thì chúng ta nên mua cp ngay đầu tuần.
    tt đã xuống quá đà trong mấy phiên trở lại đây. Hơn nữa mợi tin xấu đã ra và đã phán ảnh hết vào giá cp rồi.
  2. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Phiên đầu tuần sẽ là bàn đạp cho tt lên 650p vào tháng 6.
    Các bác nhớ đánh dấu topic này để kiểm chứng
  3. nhantsc

    nhantsc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    0
    =D>=D>=D>
    PLC đợt này về 75 là em hết kẹp rùi
  4. TOMMIT5588

    TOMMIT5588 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Hơn 6 tỷ USD vốn ngoại trên TTCK Việt Nam

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12112“Trên 6 tỷ USD đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK (FII) chỉ là con số khá khiêm tốn so với 124 tỷ USD mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thu hút được trong 10 năm qua. Nhưng xét về trung và dài hạn, đây là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, với quy mô thị trường tăng trưởng mạnh qua các năm”.
    Ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch UBCK đã khẳng đinh như vậy tại Hội thảo Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế, được tổ chức tại Hà Nội sáng 21/5.

    Các diễn giả tham dự Hội thảo cũng thể hiện rõ cách nhìn đầy lạc quan về dòng vốn này. Thậm chí, ông Hùng còn tiên liệu, kênh huy động này đang dần thay thế nguồn vốn FDI.

    Làm thế nào để kênh dẫn vốn này ngày càng trở nên hấp dẫn, chính sách giám sát luồng vốn này sao cho an toàn hệ thống… được ông Hùng chia sẻ thẳng thắn với báo giới.

    Làm thế nào để TTCK Việt Nam hấp dẫn nguồn vốn FII, thưa ông?

    Có thể khẳng định, đây là nguồn tài chính quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra sức cầu và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DN nhà nước cùng các hoạt động phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất mà dòng vốn này tạo ra là tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong nước còn chưa nhiều kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện thị trường, làm thị trường trở nên sôi động hơn.

    Để thu hút thêm nhiều dòng vốn này, ngoài việc tạo ra các hàng hóa tốt (cổ phiếu của DN làm ăn hiệu quả, quản trị tốt…) cũng cần xem xét các nhân tố đang cản trở sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại như khống chế room 49%, các hạn mức về biên độ giao dịch tại 2 sàn giao dịch chứng khoán (5% và 7%)… Đồng thời, cần có chính sách nhằm khuyến khích các quỹ đầu tư dài hạn.

    Ông vừa nhắc đến quỹ đầu tư dài hạn, chính sách thu hút các quỹ này là gì?

    Hiện, tại TTCK Việt Nam, hầu như không có quỹ đầu tư dài hạn. Chúng ta nên có cơ chế khuyến khích các hình thức đầu tư tập thể, đầu tư liên kết bảo hiểm, hưu trí; phát triển các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính vững chắc, có năng lực quản trị rủi ro… nhằm can thiệp và bình ổn thị trường trong những trường hợp cần thiết, nâng cao khả năng phòng vệ của nền kinh tế trước những biến động của thị trường thế giới và khả năng rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Khi thị trường có nhiều hàng hóa tốt, thanh khoản cải thiện… sẽ thu hút các quỹ này vào.

    Không phủ nhận ý nghĩa mà FII mang lại cho nền kinh tế, nhưng không loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực mà kênh này sẽ gây ra. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

    Đúng vậy. Ảnh hưởng tiêu cực nhất và đáng lưu ý nhất mà FII có thể mang lại đó là nguy cơ bất ổn không chỉ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà đối với cả nền kinh tế của quốc gia, hay thậm chí là cả một khu vực.

    Điều này xuất phát từ đặc tính nổi bật của FII, đó chính là sự linh hoạt trong hoạt động lưu chuyển vốn quốc tế và tính lây lan, dây chuyền. Dòng vốn này tăng giảm rất nhanh nên khi có khủng hoảng, dòng vốn chảy ra nhanh, mạnh không những tác động ngay đến TTCK trong nước mà còn tác động ngay đến nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, tỷ giá hối đoái… làm kinh tế trong nước gặp khó khăn. Ngoài ra, khi dòng vốn chảy vào quá lớn có thể làm giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ, gây tác động không tốt tới khu vực tài chính, cán cân thanh toán và cả nền kinh tế.

    Như vậy, cần đưa ra biện pháp giám sát chặt chẽ dòng vốn này?

    Chúng ta một mặt vừa thu hút FII trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác, cần chủ động có những biện pháp phòng ngừa trước sự vận động liên tục của dòng vốn này, giảm bớt rủi ro tiềm ẩn của chúng. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế, FII đang có xu hướng vận động ngược trở lại khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTCK. Chẳng hạn như xây dựng các biện pháp dự phòng, biện pháp tăng cường dự trữ ngoại hối, giám sát nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng…

    Hiện tại UBCK là một trong 3 cơ quan giám sát (cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước) thực hiện công tác giám sát dòng vốn đầu tư này.

    Với khoảng 13.000 tài khoản giao dịch của NĐTNN (chiếm 1,5% số tài khoản NĐT trong nước), trong đó có trên 1.200 tài khoản là của tổ chức và các quỹ nước ngoài nhưng khối lượng giao dịch lại chiếm tới 20-25% với giái trị danh mục chứng khoán tại thời điểm hiện tại khoảng trên 6 tỷ USD…

    Quy mô của TTCK tập trung được mở rộng, tổng giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại đạt tới 40% GDP của năm 2009. Số lượng CP, chứng chỉ quỹ niêm yết tăng từ 2 (năm 2000) lên 517 (tính đến thời điểm hiện tại). Ngoài ra, còn có 573 loại trái phiếu niêm yết tại 2 Sở. Tổng lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt gần 200.000 tỷ đồng, tăng liên tục qua các năm và đạt mức đỉnh là 127.000 tỷ đồng vào năm 2007 (chiếm 11,69% tổng vốn huy động toàn nền kinh tế).

    TTCK cũng dần trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua các cuộc đấu thầu trái phiếu chính phủ. Tính từ khi có thị trường cho đến nay, TTCK là kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh phát hành.

    (Trích báo cáo tham luận của ông Nguyễn Đoan Hùng)

    Diệu Trang

    ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    Bác nào thống kê giúp e xem Tây lông giải ngân được bao nhiêu xiền roài vớib-(
  5. suaDHA

    suaDHA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    0
    [r2)]
  6. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ 2 tới (24/5), tt sẽ đi lên trong 1 chút nghi ngờ, vì tâm lý hoang mang, sợ hãi vẫn bao trùm.
    Tuy nhiên đêm thứ 2 DJ tiếp tục phô diễn 1 màu xanh bát ngát và thứ 3 (25/5) thì ối thôi... ndt dẫm đạp lên nhau tranh múc giá CE :)):)):))
  7. xoansu

    xoansu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/01/2010
    Đã được thích:
    36
    Đáy thì cũng phải lình xình một thời gian ... không thể ngày 1 ngày 2 mà bật như tôm tươi được các cụ à^:)^ Cứ bình tĩnh.... chậm nhưng chắc:)>- Khi chắc rồi vào hàng không bao giờ là muộn[r32)]
  8. hieunv2000

    hieunv2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    4

    Tây nhiều $ thật bọn chúng bán các nước khác Ấn độ, thái lan, đài loan, ... dồn xèng vào VN đánh lớn
    bà con tranh thủ hôi của tý chơi[:p]
  9. Haica

    Haica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Các Bác chưa đủ trình để bàn về chiến thuật đầu tư của NĐT NN đâu-các Bác nói TT tăng?thế TT tăng bằng động lực nào??????bằng nước lả à???Mỹ thông qua luật cải cách tài chính (các Bác tìm hiểu đọc nội dung trên CNN đi)-Châu Âu cũng đang cải cách ngành tài chính-nước nào trong khối mà không tuân thủ sẽ bị cô lập ngay-nói đúng nghĩa hơn là Châu Âu và Mỹ thắt chặt-quản lý chi tiết các cty tài chính-sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK...nền kinh tế Mỹ chưa phục hồi bền vững được nên Phái đoàn cấp cao của Mỹ gồm Bộ trưởng thương mại-Bộ trưởng Tài chính-Bộ trưởng Ngoại giao và hơn 20 DN hàng đầu của Mỹ đi thăm Trung Quốc nhằm bàn thảo và làm giảm nhiệt căng thẳng về cáo buộc của Mỹ về vấn đề Trung Quốc kềm chế đồng NDT gây bất ổn kinh tế trên TG (Châu Âu khủng hoảng thì TQ cũng bị ảnh hưởng mà)...TTCKVN thời điểm này rủi ro rất cao-nên gia tăng lượng tiền mặt là tốt nhất...không nên đưa người khác vào để đổ vỏ cho mình-không tốt đâu...[-X
  10. vicaren

    vicaren Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Đã được thích:
    3.618
    [​IMG]Nới quy định cho vay kinh doanh cổ phiếu
    Vneconomy - 22/05/2010 6:35:00 CH

    (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS


    [​IMG] Chỉ có 6 ý kiến phát biểu trong gần một giờ khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 22/5.

    Nhiều nội dung tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được sự đồng tình của các vị đại biểu. Trong đó có quy định về cho vay kinh doanh cổ phiếu.

    Trong quá trình thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu và hoàn thiện dự án luật sau kỳ họp, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định cấm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như dự thảo luật.

    Vì, cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu có mức độ rủi ro rất lớn, có thể gây mất an toàn đối với từng ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng có thể là nhân tố gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán khi các ngân hàng cho vay phải bán tháo cổ phiếu cầm cố.

    Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục cho phép ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như quy định hiện hành.

    Theo quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc, thị trường vốn của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế, do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.

    Hơn nữa, việc cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.

    Do vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

    Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là hoạt động rất rủi ro, do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cần thiết phải quy định các điều kiện, giới hạn mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay hoạt động này.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bỏ quy định cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Dự thảo luật mới nhất đã được bổ sung quy định giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

    Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng cũng đã được chỉnh lý để mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại. Về cơ bản, sau khi chỉnh lý, dự thảo luật đã quy định đầy đủ và cụ thể phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các hoạt động ngân hàng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.

    Theo đó, đối với các ngân hàng thương mại, ngay khi được cấp phép thành lập và hoạt động có thể được thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh. Chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro phải xin phép để được hoạt động.

    Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, sau khi được chỉnh lý, những quy định của dự luật đã tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tự chủ năng động hơn và sự giám sát cũng chặt hơn. Tuy nhiên một số nội dung còn mang tính định hướng, những vấn đề định lượng vẫn cần chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, về góp vốn mua cổ phần luật hiện hành đã ấn định số 11% của ngân hàng thương mại và công ty con của ngân hàng thương mại có thể được mua trong vốn điều lệ, nay lại giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định là một bước thụt lùi. Đại biểu Quyền đề nghị tỷ lệ này cần được xác định ngay trong luật để tránh tùy tiện.

    Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên giải thích, việc giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định về một số vấn đề trong dự luật là xuất phát từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất trong nhiều năm qua và để phù hợp với tình hình của từng thời kỳ.

    Theo chương trình kỳ họp, chiều 16/6 Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Chia sẻ trang này