1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin từ CafeF : Thực phẩm, hàng hóa độc hại của Trung Quốc: Phải "cấm cửa" không cho vào Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 4_mua, 28/08/2012.

8277 người đang online, trong đó có 1095 thành viên. 15:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1263 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0

    Trung Quốc: Thực phẩm hàng hiệu cũng mang chất gây ung thư




    [​IMG]
    Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội bao bì thực phẩm quốc tế cho thấy rất nhiều loại thực phẩm của các thương hiệu lớn tại Trung Quốc có hàm lượng chất làm trắng cao vượt chuẩn, có nguy cơ gây ung thư.
    Thông tin nàyvừa được tờ China Daily đăng tải ngày 10/8. Theo đó trong đợt nghiên cứu kéo dài 3 tháng của Hiệp hội bao bì thực phẩm quốc tế (IFPA) tại nước này, có rất nhiều sản phẩm của các nhãn hàng tên tuổi tại Trung Quốc bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn về đóng gói, có khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng.
    Dong Jinshi, phó chủ tịch điều hành của IFPA cho biết các xét nghiệm của cơ quan này cho thấy nhiều loại mỳ ăn liền và trà sữa đóng gói trong các ly/cốc bằng giấy có hàm lượng chất làm trắng cao quá mức cho phép. Trong đợt kiểm tra này, IFPA đã lấy mẫu là 84 sản phẩm của các thương hiệu thực phẩm nổi tiếng được bán tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Chiết Giang và Giang Tô.
    Riêng tại Bắc Kinh, trong số 24 loại thực phẩm được kiểm tra có đến 80% mẫu xét nghiệm bị phát hiện có chứa hàm lượng chất làm trắng rất cao. Rất nhiều các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và được bày bán tại các siêu thị từ nhiều năm nay cũng bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn đóng gói.
    Chất làm trắng là một dạng hợp chất hữu cơ được sử dụng để làm trắng giấy. Tuy nhiên chất này có thể gây ung thư nếu ai đó vô tình ăn phải trong thời gian dài. “Mặc dù chất lượng bao bì bên trong của các sản phẩm được lấy mẫu đạt chất lượng nhưng người tiêu dùng vẫn có nguy cơ hấp thụ loại hóa chất này khi họ chạm vào bao bì bên ngoài”, ông Dong Jinshi khẳng định.
    Dù thông tin trên đã được công bố rộng rãi nhưng đến cuối tuần qua chưa có công ty thực phẩm nào lên tiếng về kế hoạch thu hồi sản phẩm khỏi thị trường. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn lên tiếng phản ứng trước kết quả điều tra.
    Uni-President Enterprises (China) Investment, một nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn tại Trung Quốc ra thông báo trên website của mình rằng: “Tất cả các loại cốc/ly giấy sử dụng cho mỳ ăn liền đều đạt tiêu chuẩn quốc gia về bao bì”.
    Hou Xingfu, lãnh đạo công ty thực phẩm Jinmailang, một trong những công ty bị nêu đích danh trong bản báo cáo cũng phủ nhận vấn việc sản phẩm của mình không đạt chuẩn. “Các loại cốc/ly giấy sử dụng cho sản phẩm của chúng tôi đều do các công ty bao bì chuyên nghiệp sản xuất. Chúng tôi sẽ tiến hành điều tra sớm nhất có thể”, ông Hou phát biểu trên trang china.com.cn.
    Trong khi đó Duan Yujing, nhân viên giám sát chất lượng của IFPA thì nhận định có thể các công ty bao bì đã sử dụng giấy tái chế để sản xuất nhằm giảm chi phí. “Rất có khả năng rằng những bao bì kém chất lượng được sản xuất từ giấy tái chế hoặc thậm chí là các loại giấy rác, vốn không phù hợp để đóng gói thực phẩm và đồ uống bởi chi phí của chúng thấp hơn”, bà Duan nói.
    Bà cũng cho biết thêm rằng tại Trung Quốc giấy nguyên liệu thô đủ tiêu chuẩn để đóng gói thực phẩm sau xơ chế có giá khoảng 10.000 nhân dân tệ (tương đương 1570 USD/tấn). Trong khi đó các loại giấy tái chế có giá rẻ chỉ bằng một nửa. “Do hiện tại chính phủ nước này chưa có quy định rõ về việc bao bì bên ngoài phải đảm bảo các tiêu chuẩn như bao bì bên trong nên rất nhiều doanh nghiệp vẫn khai thác lỗ hổng này”, Duan Yujing cho biết thêm.
    Trước thông tin trên, không ít người dân Trung Quốc đang có phản ứng giận dữ. Zhang Jun, một cư dân 35 tuổi tại Bắc Kinh khẳng định: “Tôi tin rằng cả bao bì bên trong lẫn bên ngoài cho các sản phẩm đồ ăn, đồ uống phải được sản xuất từ các loại giấy đạt tiêu chuẩn chất lượng. Từ nay tôi sẽ cố gắng tránh mua các sản phẩm đó vì scandal này”.
    Theo Thanh Tùng
    Dân trí
  2. BOEING777_01

    BOEING777_01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Đã được thích:
    0
    Đợt bán tháo vừa rồi cug do bọn khựa mất dạy tạo ra, nhưng mà lại hay, múc dc khối hàng rẻ=))
  3. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    http://cafef.vn/2012081001303973CA55/kinh-nhai-hang-hieu-gia-mot-tac-den-troi.chn
    Kính nhái hàng hiệu giá “một tấc đến trời”




    [​IMG]
    Đủ các nhãn hiệu nổi tiếng được chủ hàng giới thiệu là hàng ngoại nhưng người tiêu dùng không thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ cũng như giá cả của các loại kính.
    Tìm đến “thủ phủ” kinh doanh, buôn bán tại Hà Nội có tới hàng nghìn cửa hàng kinh doanh kính thời trang, kính thuốc tại các tuyến phố Lương Văn Can, Trường Chinh, Hàng Bông, Cửa Nam, Tràng Tiền, các cửa hàng thời trang, ai cũng choáng ngợp bởi các loại kính mắt kiểu dáng thời trang khiến người tiêu dùng khó mà phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
    Hầu hết các cửa hàng kinh doanh kính thuốc đều khẳng định mắt kính của mình đều đảm bảo chất lượng nhập từ Singapore, Mỹ, Italia... ngoại trừ các ký hiệu về độ loạn, cận hoặc viễn mà chỉ có nhân viên bán hàng mới có thể phân biệt được, còn trên từng bao kính đều không có nguồn gốc xuất xứ, nhà phân phối hoặc đơn vị nhập khẩu.
    Một chủ cửa hàng trên phố Tràng Tiền cho biết, kính bán ở đây chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, giá gọng kính bình dân từ 200.000 đến 300.000 ngàn đồng/chiếc, kính cao cấp giá từ 1 đến 3 triệu đồng/chiếc, giá mắt kính khoảng từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/đôi.
    Tuy nhiên, thừa nhận với người viết, một chủ cửa hàng kính trên phố Lương Văn Can cho hay, phần lớn kính ở đây được nhập từ Trung Quốc và nhái theo các kiểu của châu Âu, giá bán từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/chiếc.
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Đội quản lý thị trường số 4 Hà Nội cho biết, rất nhiều loại nhái hàng hiệu được nhập từ Trung Quốc, nhưng giá cả thì vô cùng. Giá gốc mà các chủ cửa hàng nhập về đối với gọng kính thường là từ 12.000 đến 40.000 đồng/chiếc, còn đối với kính gọng nhái hàng hiệu giá từ 80.000 đến 180.000 đồng/chiếc, nhưng nhiều cửa hàng có thể bán giá từ 1 triệu đến vài triệu đồng/chiếc.
    Ngoài ra, một số chủ hàng bán lẻ còn nhập linh kiện về lắp ráp, nên giá các loại kính rất rẻ. Giá linh kiện để lắp kính cao cấp khoảng 25.000 – 30.000 đồng/cặp mắt kính và 30.000 đến 40.000 đồng/giọng kính. Chỉ một vài thao tác đơn giản là họ đã lắp ráp được một sản phẩm hoàn chỉnh.
    Theo ông Hùng, nhiều cửa hàng giới thiệu là hàng hiệu, nhưng ngoài chiếc vỏ hộp in hiệu, chiếc khăn lau kính in logo nhà sản xuất hoặc tờ giấy bảo hành sản phẩm in tại VN thì không có gì đảm bảo chiếc kính đó là thật. Đặc biệt, những loại kính được bày bán trên các vỉa hè, các cửa hàng nhỏ lẻ…
    Theo bác sĩ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương thì mặt hàng kính thuốc là mặt hàng kinh doanh phải có điều kiện, chuyên viên đo, cắt kính phải qua đào tạo và ngay cả các máy đo độ khúc xạ, máy đo tiêu cự cũng phải đảm bảo chất lượng. Nếu đeo kính không đúng số sẽ gây nhức mắt, dẫn đến đau đầu, giảm hiệu quả lao động, lâu dần sẽ giảm thị lực. Tuy nhiên, người lớn khi cảm thấy nhức mắt có thể biết điều chỉnh để thay loại kính khác, nhưng trẻ nhỏ đeo kính theo lời bố mẹ sẽ nhanh bị tăng số và mắt kém đi.
    Bác sĩ Cương khuyến cáo việc đo mắt hiện nay ở nhiều cửa hàng không có đủ máy khúc xạ tĩnh nên với trẻ nhỏ có thể gây sai số. Đối với người tiêu dùng, kính thuốc không khác gì mặt hàng thuốc cần phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng trước khi đến tay người bệnh, vì chất lượng của mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy, khi mua hàng phải lựa chọn hàng có dán tem nhãn chống hàng giả…
    Hiện chưa có một cơ quan nào được đầu tư thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng kính thuốc, nên công tác thanh, kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn. Việc nhập khẩu mắt kính cũng không cần có giấy phép của Bộ Y tế nên không thể quản lý được chất lượng mắt kính, do đó có tới 90% chủ cửa hàng không có chuyên môn y tế.
    Theo Nguyễn Hiếu
    InFonet






    Mua hàng Trung Quốc là tự hại chính mình và gia đình !

  4. OSAMANBILADEN

    OSAMANBILADEN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2012
    Đã được thích:
    0
    gom đủ PSG chưa chú :)):)):)):)):)):))
  5. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    http://cafef.vn/20120820055127166CA55/chi-10-phu-gia-thuc-pham-san-xuat-tai-viet-nam.chn

    Chỉ 10% phụ gia thực phẩm sản xuất tại Việt Nam




    [​IMG]
    Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, hiện Việt Nam cho phép sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm bao gồm 337 chất (cả hương liệu).
    Tuy nhiên, chỉ 5-10% phụ gia thực phẩm được sản xuất tại Việt Nam, còn lại đều nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
    Điều đáng lo ngại, theo ông Phong, phụ gia thực phẩm trôi nổi, nhập lậu rất nhiều (đặc biệt nhập từ Trung Quốc), nhưng thường được dùng ở các cơ sở chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ nên các lực lượng chức năng không thể thống kê, kiểm soát được.
    Theo Diệu Linh
    Dân Việt
  6. BOEING777_01

    BOEING777_01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị nhé, có tín hiệu phất cờ là đua theo ngay kẻo mất ăn ! 1,2 phiên tới cụ phải dán mắt vào nó đấy !:)>-
  7. OSAMANBILADEN

    OSAMANBILADEN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2012
    Đã được thích:
    0
    đang mong chờ ngày đó =))=))=))=))=))=))
  8. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    http://nguyentandung.org/nguoi-viet-lua-nguoi-viet.html

    Người Việt lừa người Việt…?


    Rau củ quả, thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc (TQ) nhưng tiểu thương Việt Nam (VN) lại giới thiệu với người tiêu dùng là nhập từ mỹ, sản xuất ở Hà Nội để dễ bán hàng. Vì người tiêu dùng VN hiện nay có tâm lý sợ hàng kém chất lượng nhập từ TQ.
    Vào chợ Bình Tây, Tp.HCM các loại mặt hàng thực phẩm khô như nấm đông cô, tỏi, hành tím, táo tàu, nấm mèo đều được người bán giới thiệu là VN sản xuất. Khi nào có khách hỏi “hàng VN thật” có không thì người bán mới đem sản phẩm ra cho khách vì giá cả mắc hơn và mẫu mã không được đẹp bằng hàng TQ. Chị M.D, chủ một cửa hàng tạp hoá chia sẻ khách hàng: “Khi nào em muốn mua hàng thật thì nói một tiếng chứ không lính chị không biết nó đưa hàng TQ cho em đấy. Em thấy mác VN vậy chứ toàn “treo đầu dê bán thịt chó”, toàn hàng TQ không thôi”
    Các mặt hàng trái cây được bày bán ở dọc lề đường, rải rác ở các chợ nhỏ có giá mềm như nho, táo, đậu… cũng được giới thiệu có nguồn gốc từ mỹ, New Zealand ?
    Theo số liệu thống kê của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhập khẩu từ TQ cho thấy lượng tiêu thụ hàng TQ tháng 7/2012 giảm trên 50% so với tháng trước. Một chủ cửa hàng ở Thủ Đức cho biết: “Dường như người Việt đang tẩy chay hàng TQ. Hầu như biết được hàng của TQ người dân đều lắc đầu không mua. Để bán được hàng TQ buộc tiểu thương phải đổi nhãn mác và phải giới thiệu là VN sản xuất thì mới bán được hàng”.


    [​IMG]Rau quả Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam

    Các sản phẩm có xuất xứ TQ giá rẻ theo các bà nội trợ thì luôn là sản phẩm kém chất lượng vì được tẩm rất nhiều chất chống mối mọt, chất bảo quản để sản phẩm đẹp, tươi ngon. Nhìn vậy thôi chứ những chất độc hại này gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người sử dụng.
    Biết rõ chất lượng và nguồn gốc xuất xứ vậy mà các tiểu thương không ngần ngại, đắn đo đánh lừa người dân mình để bán được hàng, thu lợi nhuận. Việc kinh doanh bất cập như hiện nay của các tiểu thương chẳng khác nào “người Việt đang lừa người Việt”, vô tình rước bệnh tật vào cho đất nước mình, hủy hoại các mầm non tương lai.
    ***
    Để tránh tình trạng bất cập trong việc kinh doanh trái cây ở chợ Cũ (tỉnh Tiền Giang), đầu tháng 8/ 2012, Ông Nguyễn Hoàng Đảm, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) ký công văn số 2469 thông báo đến các hộ tiểu thương ở chợ yêu cầu các hộ tiểu thương nhà vườn cam kết không được bán trái cây ngoại nhập trong khu vực nông sản Việt.
    Theo ông, khu vực bán trái cây nhà vườn sẽ thu với mức thuế 180 ngàn/ tháng. Còn khu bán trái cây nhập sẽ thu thuế gấp đôi 360 ngàn/ tháng. Quy định này sẽ kích thích, giúp người VN dần chuộng hàng Việt. Vì sử dụng hàng VN thì giá sẽ rẻ, an toàn và chất lượng hơn khi sử dụng hàng nhập khẩu.
    H.D
  9. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Tiễn đưa chủ thớt về với sỏi đá!

    Ăn hàng Trung Quốc là tự sát!
    Lên án Trung Quốc thì khóa nick!


    [:D][:D][:D]
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334

    Hàng hóa nhập lậu, hàng giả chủ yếu từ Trung Quốc

    VietQ - 3 ngày trước 28 lượt xem
    (VietQ.vn)- Theo Chi cục quản lý thị trường TP.HCM các vụ vi phạm chủ yếu là buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu ghi nhãn gốc tiếng nước ngoài trong đó số hàng giả có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc chiếm phần lớn.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Báo cáo kết quả kiểm tra tháng 8/2012 của Chi cục quản lý thị trường TP.HCM, cho thấy, đơn vị đã lập biên bản 67 vụ vi phạm, giảm 29 vụ so với tháng trước, gồm có 54 vụ không niêm yết giá, 09 vụ niêm yết giá không đúng quy định các mặt hàng thực phẩm, thuốc tây, gas, vật liệu xây dựng, thiết bị, phụ tùng, hàng điện tử,...và 04 vụ thu quá giá giữ xe hai bánh.
    Phần lớn số vụ kiểm tra vi phạm trong tháng là buôn bán, vận chuyển, chứa trữ hàng nhập lậu, buôn bán hàng nhập khẩu có nhãn gốc tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt. Số lượng hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và các vi phạm khác đã tạm giữ gồm có 78.155 sản phẩm, 1.546 mét và 24.175 kg gồm các mặt hàng tiêu dùng, vải, quần áo, điện thoại di động, thuốc lá điếu nhập lậu, mỹ phẩm, phụ tùng các loại, đồng hồ, kính mắt, giày dép, thực phẩm, dầu cọ, ... phần lớn xuất xứ Trung quốc.
    Hàng giả nhãn hiệu phát hiện bày bán tại các chợ và cửa hàng trên đường phố không nhiều. Phần lớn hàng giả là hàng tiêu dùng thông dụng như quần áo, giày dép, đồng hồ, mắt kính, túi xách,....
    Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra 32 vụ buôn bán, sản xuất thực phẩm gồm có 3.353 sản phẩm 5.756 kg các mặt hàng rượu, bia lon, phô mai, sữa, sô cô la, trà, đường cát, tương ớt,....Các vi phạm gồm có không niêm yết giá, không có chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không công bố tiêu chuẩn áp dụng, nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc, vi phạm quy định về phát hành hóa đơn và kinh doanh thực phẩm nhập khẩu không có chứng từ hóa đơn.
    Tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng năm 2012, trong tháng các đội đã kiểm tra 28 cửa hàng, đại lý, trong đó có 16 cửa hàng không vi phạm, 12 cửa hàng vi phạm không niêm yết giá, niêm yết giá không đúng quy định, ký hợp đồng mua LPG chai vượt quá số lượng thương nhân theo quy định, tồn trữ, lưu thông, tiêu thụ các loại LPG và chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng, không đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng bán LPG chai theo quy định và kiểm tra 01 xe gắn máy chở 513 chai và vỏ gas mini đã qua sử dụng.
    Đội Củ Chi đã kiểm tra 04 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, lập biên bản các hành vi vi phạm gồm có bán hàng không lập hóa đơn, vi phạm quy định về phát hành hóa đơn và nhân viên trực tiếp bán xăng dầu không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy.
    Cũng theo, chi cục quản lý thị trường TP HCM, lũy kế từ đầu năm đến báo cáo này: Tổng số vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành: 11.467 vụ. Tổng số vụ vi phạm chuyên ngành và liên ngành: 8.394 vụ. Tổng số vụ kiểm tra chuyên ngành đã xử lý: 3.057 vụ. Tổng số tiền thu xử phạt: hơn 91,5 tỷ đồng, tăng 31,14% so với cùng kỳ năm 2011.
    Nguyễn Lâm

Chia sẻ trang này