Tin từ một người bạn !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhtri76, 30/08/2010.

2727 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 7133 lượt đọc và 79 bài trả lời
  1. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư vào BVG cơ hội nhân đôi tài khoản
  2. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Theo ông Đoàn Ngọc Hoàn – Tổng Giám đốc VNS: “Việc chỉ số giảm sâu đã đẩy giá của hầu hết cổ phiếu đã về mức rất hấp dẫn, có những cổ phiếu đã về dưới giá trị sổ sách đặc biệt là các bluechips”. Thực tế thống kê giao dịch trong thời gian giảm điểm vừa qua cho thấy, các mã bluechips với ưu thế về độ ổn định cao vẫn là điểm đến tin cậy của dòng vốn ngoại. Sự hấp dẫn của bluechips còn thể hiện ở mức tăng rất thấp so với thời kỳ thị trường xác lập đáy vào tháng 2/2009. Tiêu biểu như DPM, dù P/E trượt 4 quý gần nhất khoảng 7,5 lần; ROE đạt 26,6%, lãi 2 quý đầu năm trên 900 tỷ đồng nhưng từ tháng 2/2009 đến ngày 26/8/2010, mã này chỉ tăng chưa đến 3.000 VND, từ 26.800 VND/cổ phiếu lên mức 29.500 VND/cổ phiếu. Dù có những chỉ số cơ bản tốt, rủi ro tín dụng thấp nhờ dòng tiền mặt khổng lồ, nhưng sự hạn chế của dòng tiền vào chứng khoán đã khiến những mã bluechips như DPM trở nên thiếu hấp dẫn. Do đó, trong thời điểm thị trường rớt giá, mặt bằng chung các cổ phiếu ở mức thấp như hiện nay thì NĐT sẽ quay lại với các mã “bảo an” này. Trong những phiên giao dịch gần đây nhiều mã có vốn hóa lớn vẫn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Điển hình như REE, SSI, VSH, PVT, PVD, PVF, DPM
    Tuy thế, ông Hoàn cũng thừa nhận: "Hiện thị trường vẫn nằm trong xu hướng giảm và có rủi ro cao. Vì vậy, những cổ phiếu ngành dược là lựa chọn thích hợp nhất để hạn chế rủi ro. Mặt khác, các cổ phiếu có yếu tố mùa vụ cũng được quan tâm, các ngành có chỉ số tài chính tốt như than đá, các DN BĐS ở phía Tây Hà Nội. các DN xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản là những ngành đáng quan tâm trong thời gian tới vì những ngành này thường mang lại lợi nhuận đột biến ở những tháng cuối năm. Ví dụ, một số mã tham khảo như. BVG, LCG, DPM, DIG, HPG, NBC, THT, TCM, GMC, PVX... những mã trên hiện đã về giá khá hấp dẫn để NĐT lựa chọn đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”.
    Chia sẻ thêm về lựa chọn đầu tư trong thời điểm này, ông Nguyễn Văn Mạnh – Phó Tổng Giám đốc Kim Eng VN cho rằng, NĐT có thể xem xét đầu tư nhóm cổ phiếu ngành tiêu dùng, thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, trong xu hướng giảm hiện nay cần theo sát diễn biến thị trường và giải ngân khi có dấu hiệu hồi phục của thị trường.
  3. phuonghangtuong

    phuonghangtuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Thử nghiên cứu TPC xem sao?
  4. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
  5. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    BVG da het hang [r2)][r2)][r2)]
  6. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Em nghe theo anh bạn ở ACB phím em này đã được hơn 20 % ko biết có nên nhảy tàu ko nhỉ
  7. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Thị trường đang xu hướng tăng . BVG sắp tới có nhiều tin tốt ban nhảy tàu giai đoạn này hơi sớm
  8. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Hôm nay thị trường có thể rung lắc là cơ hội tôt lên tàu BVG
  9. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam đã sáng hơn…Thứ ba, 7/9/2010, 15:02 GMT+7Các chuyên gia của Ngân hàng đầu tư HSBC nhận định GDP của Việt Nam trong năm nay có thể tăng 7,2%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2007 và cao hơn đáng kể so với mức 6% do Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo.

    * Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư


    Nhận định của các chuyên gia HSBC hoàn toàn phù hợp kết luận đưa ra trong phiên họp thường kỳ tháng 8 của chính phủ Việt Nam là các chỉ tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, lũy kế thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2010 đạt 313,5 nghìn tỷ đồng, bằng 67,9% dự toán năm. Bên cạnh đó, công tác đầu tư phát triển cũng đạt được những kết quả khá, với gần 92,15 nghìn tỷ đồng khối lượng thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong 8 tháng đầu năm, bằng 73,7% kế hoạch năm 2010.

    Vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 8 tháng đầu năm cũng đạt khá, với 7,25 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 658 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư mới đạt xấp xỷ 10,8 tỷ USD, tuy có giảm trên 10% về số dự án song lại tăng 41% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm 2009.

    Trong 8 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 44,5 tỷ USD, tăng tới 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái và gấp 3 lần so với chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đã được Quốc hội thông qua. Tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ước đạt khoảng 52,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ.

    Đặc biết, xu hướng nhập siêu tiếp tục giảm với con số ước nhập siêu trong tháng 8/2010 chỉ là 0,9 tỷ USD, bằng 15% kim ngạch xuất khẩu và tổng nhập siêu 8 tháng đầu năm ước khoảng 8,15 tỷ USD, bằng 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn khá nhiều con số mà Quốc hội đặt ra cho năm nay.

    Tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010 cũng ghi nhận những tiến bộ trong công tác kiềm chế lạm phát và kiểm soát tăng giá tiêu dùng nội địa. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2010 tăng 0,23% so với tháng trước và so với tháng 12/2009. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng tăng 5,08% so với tháng 12/2009, đây là mức tăng thấp trong nhiều năm qua. Tính bình quân, chỉ số giá 8 tháng đầu năm 2010 tăng trên 8,6% so với cùng kỳ năm 2009.
    Tuy nhiên,theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng , Việt Nam vẫn cần tiếp tục kiểm soát nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá trong nước đã sản xuất được để hạn chế nhập siêu.

    Đi vào các giải pháp cụ thể, Bộ trưởng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ và cộng đồng doanh nghiệp nói chung cần tập trung khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

    Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc bộ là chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước cần nghiêm túc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư nhằm hạn chế nhập khẩu, hạn chế nhập siêu đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình nguồn điện, lưới điện; khắc phục nhanh sự cố các nhà máy nhiệt điện để sớm huy động nguồn trở lại.

    Các cơ quan thuộc bộ và doanh nghiệp nói chung phải phối hợp hiệu quả hơn nữa nhằm tăng cường các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới; cân đối nhu cầu nhập khẩu của đơn vị, cần đến đâu nhập đến đó để cùng với cả nước kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

    Cuối cùng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại nội địa để góp phần bình ổn thị trường. Đồng thời, tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, xi măng, gạo, dược phẩm... kịp thời xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường.(Nguồn: Tầm nhìn, 7/9)

  10. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường đang điều chỉnh là cơ hội tốt lên tàu BVG

Chia sẻ trang này