Tin từ một người bạn !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhtri76, 30/08/2010.

2727 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7133 lượt đọc và 79 bài trả lời
  1. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Dự kiến trung tuần tháng 10 này các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giảm lãi suất VND như định hướng thỏa thuận đạt được ba tháng trước đó.

    Nguồn tin từ báo Tuổi trẻ dẫn thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, qua cam kết với VNBA tại buổi họp tuần trước, nhiều ngân hàng thương mại đang chuẩn bị giảm lãi suất huy động từ mức cao nhất hiện nay 11,2%/năm xuống 11%/năm. Kế hoạch này dự kiến thực hiện từ ngày 15/10 tới.

    Vay vốn sợ lỗ…

    Ngày 5/7/2010, thị trường đón nhận sự kiện các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay bằng VND. Qua thỏa thuận giữa các thành viên VNBA, lãi suất huy động từ trên 11,5%/năm được rút về tối đa 11,2%/năm. Lãi suất cho vay cũng từng bước giảm về khoảng 12,5% - 15%/năm, tùy theo các nhóm đối tượng ưu đãi…

    Từ đó đến nay, lộ trình tiếp tục hạ lãi suất theo chủ trương của Chính phủ (huy động xuống 10%/năm, cho vay xuống 12%/năm) vẫn chưa thể thực hiện.

    Tại buổi tọa đàm về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán Việt Nam tổ chức sáng 29/9, lãi suất cao cũng là một chủ đề nóng được các diễn giả đề cập đến.

    TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng lãi suất cao là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong năm 2010.

    Năm 2009, nhiều doanh nghiệp có được thuận lợi với lãi suất thấp, qua chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Bước sang năm 2010, lãi suất đột ngột tăng cao, cộng với tỷ giá tăng, giá nguyên vật liệu tăng… dồn đẩy chi phí, trong khi việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường khó có tốc độ tương ứng sau ảnh hưởng của khủng hoảng.

    Theo phân tích của TS. Cao Sỹ Kiêm, lãi suất vay vốn hiện quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Điều này được đặt trong khả năng kinh doanh có lời, khả năng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong xuất khẩu. Lãi suất vay vốn khoảng 14% - 15%/năm, nếu doanh nghiệp đạt được tỷ suất sinh lời 20%, thì phần còn lại còn phải trang trải cho nhiều loại chi phí khác. Theo đó, nhiều trường hợp vay vốn lãi suất cao có thể lỗ, lợi nhuận suy giảm.

    “Hiện 80% - 90% vốn vay của các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Chỉ một bộ phận có thể tự huy động bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Ngân hàng thì vẫn nguyên tắc, lãi suất vẫn quá cao, hai bên không gặp nhau và cứ giằng co như vậy. Đã có chủ trương hạ, nhưng lãi suất vẫn chưa giảm được. Nhiều doanh nghiệp đi vay thì cứ chờ”, chuyên gia này nói.

    Những nút thắt dần được mở

    Tại buổi tọa đàm trên, TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) dự tính: “Nếu không hạ được lãi suất thì tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

    Đã có chủ trương, nhưng hạ bằng cách nào? Ông Thế Anh đưa ra một số quan điểm về giải pháp có thể gỡ nút thắt kéo dài thời gian qua.

    Trước hết, chuyên gia này cho rằng hiện nay và thời gian tới cần hạn chế phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp. Điều này trên thực tế cũng đã có những chuyển động mới, khi hai tháng gần đây lượng phát hành đã giảm mạnh chỉ khoảng 900 tỷ đồng, trong khi những tháng giữa năm lên tới khoảng 10.000 tỷ đồng.

    Thứ hai, nhà điều hành cần đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tỷ giá và lãi suất trên thị trường tiền tệ; bởi nếu không đảm bảo được nguyên tắc này thì dòng vốn sẽ chảy từ thị trường này sang thị trường khác, gây bất ổn.

    TS. Phạm Thế Anh dẫn ví dụ: Đầu năm, lãi suất giữa USD và VND có sự phi lý. Lãi suất USD cộng với kỳ vọng phá giá khoảng 7% - 8%/năm, trong khi lãi suất đi vay VND lên tới 15%/năm; vay USD quá lợi.

    Còn ở một tương quan khác, lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất trên thị trường mở cũng có những bất hợp lý. Chênh lệch lãi suất cao dẫn đến nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ từ các ngân hàng thương mại tăng lên, lượng vốn từ các ngân hàng bị hút vào trái phiếu và họ dùng chính trái phiếu để thế chấp trên thị trường mở lấy vốn lãi suất thấp hơn để cho vay, hưởng chênh lệch lãi suất.

    Ở những dẫn chứng mà chuyên gia này đưa ra cho thấy phía sau những bất ổn là sự “luẩn quẩn” của các dòng vốn thay vì đến trực tiếp với các doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

    “Vì vậy cần đảm bảo nguyên tắc cân bằng, không để tình trạng đầu cơ tiền tệ xẩy ra. Nguồn vốn ngân hàng theo đó tìm đến doanh nghiệp chứ không chạy từ thị trường này sang thị trường khác”, TS. Phạm Thế Anh nói.

    Bên cạnh những bất cập trên, khó khăn trong yêu cầu hạ lãi suất thời gian qua còn được nhiều phân tích tập trung ở việc các nhà băng lo thực hiện những quy định mới trong Thông tư 13 và Quyết định 493.

    Ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư 19 sửa đổi, bổ sung một số điểm quan trọng trong Thông tư 13 theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng về nguồn vốn. Lộ trình hạ lãi suất dự kiến từ 15/10 tới như đề cập ở trên cũng được VNBA giải thích là để các thành viên có thời gian thích ứng với những quy định mới.

    Và như thông tin ở trên, việc hạ lãi suất huy động từ phổ biến 11,2%/năm về 11%/năm là không lớn, lãi suất cho vay theo đó cũng khó để có sự điều chỉnh rõ rệt ngay. Tuy nhiên, ít nhất ở đây cho thấy một chuyển động mới sau ba tháng chờ đợi. Để rõ rệt hơn một phần lớn còn chờ những giải pháp từ các nhà điều hành
  2. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Khả năng có một đợt sóng mạnh trong thời gian sắp tới
    30/09/2010 18:25:17
    [​IMG]
    (Ảnh minh họa: Corbis)
    Theo ACBS, VN-Index đang dao động khá nhanh trong biên độ ngày càng co hẹp, cho thấy tâm lý nhà đầu tư hiện không ổn định, và khả năng có một đợt sóng mạnh trong thời gian sắp tới.
    ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 1/10.

    Khả năng có một đợt sóng mạnh trong thời gian sắp tới
    (CTCK ACB - ACBS)
    Chứng khoán phiên cuối tháng 9 tiếp tục buồn tẻ khi lực cầu vẫn tỏ ra dè dặt, vào những phút cuối phiên, lực cầu vùng lên, tăng gần 2 điểm và đẩy chỉ số VN-Index vượt lên trên mốc tham chiếu. Điểm đáng lưu ý trong phiên là khối ngoại mua ròng hơn 136 tỷ đồng, mức cao nhất trong hơn một tháng qua và chủ yếu tập trung giao dịch các mã blue-chips như EIB, HAG, DPM, ITA và HPG. Khối ngoại vẫn là lực đỡ chính cho thị trường hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước có xu hướng nghiên về bán hơn là mua đã khiến chỉ số VN-Index luôn dao động dưới mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch phiên 30/9.
    Theo quan điểm kỹ thuật, trong gần hai tuần qua, chỉ số VN-Index đang dao động khá nhanh trong biên độ ngày càng co hẹp, cho thấy tâm lý nhà đầu tư hiện không ổn định, và khả năng có một đợt sóng mạnh trong thời gian sắp tới. Do vậy, chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư ngắn hạn nên vững tâm chờ đợi đến khi thị trường thoát khỏi tình trạng hiện nay. Đối với nhà đầu tư dài hạn, tích lũy và tập trung vào các blue-chips có các yếu tố cơ bản và kỹ thuật tốt sẽ là chiến lược đầu tư hiệu quả nhất, đặc biệt tránh tình trạng tranh mua giá trần.

    Khả năng thị trường sẽ còn tiếp tục dao động tăng nhẹ
    (CTCK Âu Việt - AVS)
    Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2010 đã khép lại bằng diễn biến trái chiều trên 2 sàn giao dịch. Chỉ số VN-Index vẫn giữ được mốc 450 điểm, nhưng HNX-Index đã không thể lấy lại được mốc 130 điểm. Thanh khoản trên toàn thị trường vẫn ở mức thấp cho thấy tâm lý thận trọng và dè dặt của nhà đầu tư khi thị trường chưa có xu hướng rõ rệt, chủ yếu chỉ giằng co, dao động trong biên độ hẹp.
    Do đó, chúng tôi cho rằng, có khả năng thị trường sẽ còn tiếp tục dao động tăng nhẹ trong thời gian tới. Vùng hỗ trợ gần nhất cho VN-Index theo PTKT sẽ thuộc vùng 450 - 445 và HNX-Index sẽ là vùng 130 - 125.

    Xu hướng đi ngang có thể tiếp diễn trong một thời gian nữa
    (CTCK Woori CBV)
    Phiên cuối tháng 9, thị trường vẫn tiếp tục giao dịch lình xình với thanh khoản đứng ở mức thấp. Tính chung toàn tháng 9, thị trường tiếp tục xu hướng đi ngang và có chiêu hướng đi xuống. Mốc 450 trở thành ngưỡng hỗ trợ mạnh trong suốt tháng 9.
    Nhìn vào đồ thị kỹ thuật, VN-Index vẫn tiếp tục xu thế đi ngang của tuần này khi mà các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục dịch chuyển ngang, không có nhiều thay đổi so với phiên trước. Rõ ràng là có một số cổ phiếu đang ở trong vùng giá hấp dẫn và đã có thể bắt đầu giải ngân, nhưng việc thị trường chưa có một xu hướng rõ ràng khiến cho các nhà đầu tư vẫn chờ đợi ở những vùng giá thấp hơn nữa.
    Về xu hướng thị trường, xu hướng đi ngang có thể tiếp diễn trong một thời gian nữa. Vì vậy, đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, vẫn nên đứng ngoài chờ đợi xu hướng mới của thị trường.


    Khả năng VN-Index stiếp tục đi ngang
    (CTCK Quốc tế – VIS)
    Mc dù hàng lot thông tin tốt đã được công bố, nhưng dường như NĐT đã dự đoán trước được điều này nên sự hưng phấn trong phiên ngày 30/9 gần như không còn. Nhiều nhà đầu tư đã quyết định bán ra để cht lãi trong khi nhng NĐT khác đang giữ tiền chưa vội mua vào.Lượng cung đã có phần hơn lượng cu khiến VN-Index không tăng mạnh.
    Kết qukinh doanh ca các doanh nghip niêm yết trên sàn HOSE sdần được hé l. Các doanh nghip có kết qukinh doanh tt snhận được squan tâm mua vào ca NĐT ngược li.
    Dường như mc 450 điểm đối với VN-Index đang tỏ ra khá vững, đặc bit trong bi cnh ngun cung cphiếu stăng lên trong nhng tháng ti. Như vậy, VN-Index đã không bt phá mnh ti ngưỡng 450 điểm trong các phiên giao dch gần đây, mặc cho nhng thông tin rt tt tni ti nn kinh tế Vit Nam vừa được công b. Nguyên nhân chính là tâm lý do dca NĐT. Có lchkhi nào tâm lý NĐT ổn định trli thì thị trường chng khoán Vit Nam mi có shtrcn thiết cho sphc hồi.
    Trước mt, vi vic VN-Index không bt phá mnh qua ngưỡng 455 điểm trong phiên 30/9, cng vi tâm lý thn trng ca NĐT ni thì nhiu khả năng chỉ snày stiếp tục đi ngang trong phiên giao dch cui tun là khá ln.

    Nên giữ tỷ trọng tiền mặt cao trong giai đoạn hiện tại
    (CTCK Sao Việt - SVS)
    Điểm đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch ngày 30/9 chính là lực đỡ thị trường của khối ngoại. Phiên hôm nay, khối ngoại giải ngân mạnh trên HOSE với tổng giá trị mua ròng tăng mạnh lên tới 136,26 tỷ đồng, so với mức 32,57 tỷ đồng trong phiên 29/9.
    Hiện tại, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng, trong giai đoạn chưa có yếu tố thông tin vĩ mô thúc đẩy thị trường.
    Phiên tới 1/10 sẽ là phiên quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Nếu VN-Index tiếp tục giữ được mốc 455 điểm, kèm lực đỡ của khối ngoại thì có thể hy vọng vào sự tăng điểm nhẹ của thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng tiền mặt cao trong giai đoạn hiện tại.

    Nhiều khả năng thị trường tiếp tục biến động với biên độ hẹp
    (CTCK Vietcombank - VCBS)
    Diễn biến giao dịch lình xình và ảm đạm trên cả hai sàn HNX và HOSE ngày 30/9 một lần nữa cho thấy tâm lý e ngại, chưa tích cực tham gia thị trường của các nhà đầu tư vẫn chưa được giải tỏa. Tuy nhiên, cả hai chỉ số HNX và VN-Index đều cho thấy một tín hiệu phục hồi về cuối phiên và có thể coi đây như một điểm sáng của phiên giao dịch ngày này.
    Ngoài ra, trên thị trường thế giới, những e ngại về tình hình nợ công của châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Như vậy, trong tình hình chưa có điểm tựa mới, nhiều khả năng thị trường tiếp tục biến động với biên độ hẹp trong phiên ngày 1/10.

    Thị trường đang đi vào sóng giảm điểm cuối
    (CTCK VNDirect - VND)
    Về ngắn hạn, quan điểm phân tích kỹ thuật cho thấy, thị trường đang đi vào sóng giảm điểm cuối, nhiều khả năng thị trường sẽ đi xuống theo kiểu hình bào mòn với khối lượng giao dịch không cao.
    Số lượng cổ phiếu giảm điểm và khối lượng bán so với khối lượng mua khá cao trong ngày 30/9 thể hiện rõ tâm trạng chán nản của nhà đầu tư. Một điểm sáng là trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ có những báo cáo kinh doanh quý khá tích cực. Ngoài ra,chúng tôi tin rằng, ảnh hưởng của Thông tư 19 sẽ dần ngấm vào thị trường, nhà đầu tư nên quan sát giao dịch liên ngân hàng - giao dịch nếu có xu hướng dần tăng cao sẽ chứng minh Thông tư 19 có hiệu quả đẩy nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng quốc doanh lớn tới các ngân hàng thương mại nhỏ hiện đang thiếu vốn.
    Vấn đề chủ chốt về dòng tiền đối với thị trường có thể được hy vọng giải quyết nếu tiền cho vay từ các ngân hàng thương mại không bị bế tắc và lãi suất cho vay giảm so với hiện tại.

    Thị trường vẫn đang ở giai đoạn tích lũy
    (CTCK Dầu khí - PSI)
    Các tin tức tốt vẫn tiếp tục đưa ra. Thị trường đang ở khu vực lưỡng lự và có thể thấy rằng, thị trường vẫn đang ở giai đoạn tích lũy. Việc tăng mạnh hay giảm mạnh là khỏ xảy ra. Thị trường ngày 30/9 vẫn còn hồ nghi là có ai đó đang nỗ lực cứu NAV.
    Ngày 1/10 và các ngày tiếp theo, sự hồ nghi này sẽ hết và thị trường sẽ quyết định hướng đi bung ra khỏi khu vực tam giác ngắn hạn. Cụ thể là tăng khỏi 558-560 điểm hay giảm xuống dưới khu vực 450 điểm. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để quyết định mua bán.

    Khả năng tăng điểm mạnh vẫn khá mong manh
    (CTCK Sài Gòn - SSI)
    Thị trường tiếp tục giằng co quanh mốc 454 điểm trong 3 phiên giao dịch gần đây, khối lượng giao dịch vẫn không có sự đột biến mạnh cho thấy dòng tiền vẫn ở trạng thái thăm dò xu hướng. Khả năng tăng điểm mạnh vẫn khá mong manh nếu không có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường.
    Chúng tôi cho rằng, các nhà đầu tư lướt sóng nên hạn chế việc tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

    Mức 450 điểm tạm thời là mức cân bằng của thị trường
    (CTCK Trí Việt - TVSC)
    Sự tăng nhẹ của VN-Index trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 không phải là tín hiệu của một xu hướng cụ thể mà đến từ nỗ lực của khối ngoại trong việc hỗ trợ NAV ngày cuối cùng của quý III. Ở chiều ngược lại, lượng bán ra từ các nhà đầu tư trong nước tăng lên khi tâm lý có dấu hiệu chùng xuống.
    Dòng tiền vào thị trường tương đối yếu, nằm ở mức đáy của tháng 9. Xu hướng trong những ngày đầu tháng 10 sắp tới sẽ phụ thuộc nhiều vào cán cân này và việc khối ngoại có tiếp tục mua ròng hay không.
    Các thông tin cơ bản trong ngắn hạn sẽ không tác động nhiều, ngoại trừ một số lo ngại về tỷ giá tự do đang “sốt” nhẹ và việc tăng giá đồng loạt các mặt hàng trong dịp Đại lễ, gây áp lực lên CPI tháng 10.
    Mức 450 điểm tạm thời là mức cân bằng của thị trường. Phân tích kỹ thuật cho thấy, VN-Index đang ở trong mô hình kỹ thuật “tam giác cân”, do đó, sự tạo thành xu hướng lên hay xuống sau quá trình đi ngang có xác suất 50/50.



    Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN Kiểu gõ Tắt Telex VNI VIQR Tất cả
    (Bạn hãy nhập với nội dung bằng tiếng việt có dấu để bài của bạn sớm được đăng. Xin cảm ơn! )
    Tên của bạn
    (*)
    Địa chỉ
    Email của bạn
    (*)
    Ý kiến
    (*)
    Nhập mã xác nhận:
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] (*)Bạn bắt buộc phải nhập
    Các tin khác
  3. rich_men

    rich_men Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    0
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. rich_men

    rich_men Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    0
    em nghe thấy có tiếng en ét ở đâu í nhỉ. nhà ai thịt lợn oánh tiêts canh à?
  5. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Chung khoan chau au bung no [r2)][r2)][r2)]
    Major World Indices


    ^ATXATX2,551.88 10:30AM EDT[​IMG] 13.63 (0.54%)Chart, More^BFXBEL-202,610.73 10:45AM EDT[​IMG] 8.04 (0.31%)Components, Chart, More^FCHICAC 403,765.30 10:45AM EDT[​IMG] 28.18 (0.75%)Components, Chart, More^GDAXIDAX6,299.30 10:30AM EDT[​IMG] 52.38 (0.84%)Components, Chart, More^AEXAEX General338.22 10:45AM EDT[​IMG] 2.37 (0.71%)Components, Chart, More^OSEAXOSE All Share426.35 10:30AM EDT[​IMG] 3.51 (0.83%)Components, Chart, More^SMSIMadrid GeneralN/A0.00 (0.00%)Chart, More^OMXSPIStockholm General345.64 10:46AM EDT[​IMG] 3.65 (1.07%)Components, Chart, More^SSMISwiss Market6,342.93 10:30AM EDT[​IMG] 31.36 (0.50%)Chart, More^FTSEFTSE 1005,623.01 10:30AM EDT[​IMG] 53.74 (0.96%)Components, Chart, More
  6. stockdks

    stockdks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    26
    HSI CỔ PHIẾU PHÂN BÓN RẺ NHẤT 3 SÀN
    Tại sao chúng ta nên đấu tư vào HSI???
    - Hiện tại giá của HSI đã giảm dưới giá trị sổ sách.
    - Khối lượng CP trung bình dễ đẩy hàng.
    - Đã có lịch sử đẩy hàng đầy ngưỡng mộ
    - Giá phân bón trên thị trường đang tăng mạnh từng ngày trước mùa vụ mới của bà con nông dân.
    http://cafef.vn/2010091309239685CA39/thi-truong-phan-bon-se-cang-thang.chn
    - Với giá trị 300 tỷ hàng tồn kho thì HSI thu về LN bao nhiêu???
    - Bộ Tài chính vừa có văn bản về việc tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu (Thông tư số 128).
    http://cafef.vn/20100913020752759CA39/thuc-an-chan-nuoi-duoc-cham-nop-thue-vat-3-thang.chn
    Thuế VAT đối với phân bón là 10% thì trong quý 3 này thì HSI sẽ được thêm 10% từ LN làm ra.
    - Công ty sẽ ra tin chốt danh sách cổ đông để nhận cổ tức 14% năm 2010 trong tháng 10 này.
    Với tất cả các thông tin hỗ trợ cho HSI như vậy thì đây là CP đáng để cho NĐT đầu tư lẫn đầu cơ.
    Xúc nhanh để đến ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long tận hưởng trọn ven niềm vui!!!!!!
  7. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Đối chiếu với hoàn cảnh thực tế các ngân hàng cũng như doanh nghiệp đang gặp phải, TT19 thấy toát lên một sự thỏa hiệp và có phần thông thoáng đáng ghi nhận.







    Thoạt nhìn, tinh thần của Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27-9-2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, không có nhiều thay đổi so với Thông tư 13. Thế nhưng, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế của từng vấn đề mà các ngân hàng cũng như doanh nghiệp đang gặp phải, lại thấy toát lên một sự thỏa hiệp và có phần thông thoáng đáng ghi nhận.

    Một từ quan trọng

    Thông tư 19 ba lần nhắc lại “tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”. Trong thông tư trước đó, cụm từ này được viết là “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”. Sự thay đổi chữ “so với” thành chữ “từ” cho phép hiểu rằng “tôi chỉ điều chỉnh việc sử dụng vốn của anh từ nguồn vốn huy động, còn những nguồn vốn khác của anh không thuộc dạng đối tượng điều chỉnh của văn bản này. Anh sử dụng nguồn vốn khác ra sao là tùy ở anh”.

    Ngoài vốn huy động, nguồn vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ như dự phòng tài chính, dự phòng rủi ro, dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối…) của các ngân hàng thương mại hiện khá lớn. Nguồn vốn này các ngân hàng có thể cho vay 100%. Nói một cách khác, ở góc độ thanh khoản, độ rủi ro của vốn chủ sở hữu là bằng không.

    Mở rộng tử số, thu hẹp mẫu số

    Một trong những nội dung cơ bản của Thông tư 19 là nới lỏng các thành phần tạo nên nguồn vốn huy động. Thứ nhất, 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế được tính vào vốn huy động. Thứ hai, tiền gửi của kho bạc cũng được tính vào vốn huy động.

    Tiền gửi không kỳ hạn ở đây thực chất là tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đã có một số doanh nghiệp và ngân hàng lách bằng cách chuyển tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi kỳ hạn 24 giờ hay 48 giờ. Điều này không có quy định nào cấm cả.

    Điểm mới quan trọng khác của Thông tư 19 nằm ở sự xuất hiện của khoản 3.4, điều 18: “Tiền vay của tổ chức trong nước, của tổ chức tín dụng khác từ ba tháng trở lên và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài” được nằm trong nguồn vốn huy động. Đây là tiền vay chứ không phải tiền gửi. Điều khoản này là nhằm giải tỏa ách tắc vốn huy động cho các công ty tài chính.

    Theo quy định hiện tại, các công ty tài chính không được huy động tiền gửi dưới 12 tháng, nhưng nếu là tiền vay như điều khoản trên thì được phép. Số lượng các công ty tài chính đang gia tăng, hơn nữa với sự trợ giúp của các tập đoàn kinh tế nhà nước, đối tượng này đang lớn nhanh cả về quy mô vốn cũng như tầm ảnh hưởng (thí dụ Công ty Tài chính Dầu khí hiện có vốn điều lệ 5.000 tỉ đồng, ngang tầm một ngân hàng và hàng năm nhận ủy thác đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ từ Petro Vietnam và sắp xếp vốn cho nhiều dự án lớn). Đề cập đến họ và hoạt động của họ trong một văn bản pháp quy là điều cần thiết.

    Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng đều chú ý đến quy định ở khoản 3.2 điều 18. Cả Thông tư 13 và 19 đều giữ nguyên quy định này: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính vào vốn huy động. Nếu ngân hàng A thừa vốn, mang tiền đến gửi có kỳ hạn ở ngân hàng B, thì khoản tiền gửi này ngân hàng B được tính vào vốn huy động của mình.

    Đây đơn giản là một sự diễn đạt khác về nguồn vốn vay liên ngân hàng, và nó làm mềm hóa đi rất nhiều quy định đang bị các ngân hàng kêu ca, là vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng của một tổ chức tín dụng tối đa chỉ được bằng 20% tổng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Thật sự, quy định then chốt này nên được nhìn nhận là linh hoạt và thông thoáng.

    Kế tiếp, khoản 2, điều 18 đã loại bỏ nghiệp vụ bảo lãnh ra khỏi khái niệm cấp tín dụng. Trên thực tế, bảo lãnh về bản chất có là cấp tín dụng không? Câu trả lời là có. Vậy tại sao nó được loại trừ ra? Từ năm 1996-1997, sau hậu quả đáng tiếc của các vụ bảo lãnh trả chậm thời ấy, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định riêng, điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh chặt chẽ. Hiện tại hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng chỉ tập trung vào bảo lãnh các L/C và dự thầu. Do mức độ an toàn cao của những hình thức bảo lãnh này, nghiệp vụ bảo lãnh được loại ra khỏi cấp tín dụng.

    Thực tế cho thấy việc loại trừ nghiệp vụ bảo lãnh sẽ góp phần thông đường dòng vốn cho các ngân hàng. Từ đầu năm nay, thay vì cho vay, các ngân hàng bảo lãnh cho tổ chức kinh tế phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất tương đối cao 14-15%/năm. Trên hợp đồng là bảo lãnh, thực chất là ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp (bảo lãnh phát hành, nhưng phát hành không được thì phải đứng ra mua). Bóc đi một lớp vỏ nữa của việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp, chính là ngân hàng cho doanh nghiệp vay với một lãi suất cao hơn lãi suất đầu ra bình quân được Hiệp hội ngân hàng khuyến nghị.

    Thỏa hiệp

    Trong công văn 6799/VPCP-KTTH ngày 24-9-2010 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) về Thông tư 13. UBGSTCQG kiến nghị sửa đổi, bổ sung những điểm nào của Thông tư 13?


    Trao đổi với báo giới bên lề một cuộc hội thảo mới đây tại TPHCM, ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch UBGSTCQG cho biết có ba đề nghị chính: thực hiện lộ trình cho việc áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); bỏ quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động là 80% đối với các ngân hàng; hạ hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản từ 250% xuống 150%.

    Có một thực tế không thể đảo ngược là các ngân hàng quốc doanh không thể đảm bảo hệ số CAR 9% từ thời điểm đầu tháng 10-2010. Vietcombank đầu tháng 11-2010 mới tổ chức đại hội cổ đông bất thường, thông qua phương án tăng vốn 33%. Sau đó Vietcombank, theo quy định, phải chốt danh sách cổ đông và nhà đầu tư có 45 ngày để chuyển nhượng quyền mua hoặc nộp tiền mua cổ phần. Nhanh nhất cũng phải đến cuối tháng 12-2010 Vietcombank mới có CAR 9%.

    Vietinbank đã chọn được đối tác chiến lược nước ngoài để phát hành thêm cổ phần tăng vốn, nhưng sự chọn lựa đó đang đợi Chính phủ phê duyệt. Khi được phê duyệt rồi, Vietinbank cũng phải qua các bước thủ tục phát hành và không thể kịp trước tháng 10-2010.

    Việc tăng vốn của BIDV, Agribank, MHB phụ thuộc vào việc cấp vốn của Nhà nước. Kế hoạch cấp vốn cho các ngân hàng này chưa được công bố.

    Về khối cổ phần, các ngân hàng lớn như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Đông Á, Quân đội đều đã đạt CAR 9%. Chưa đạt tỷ lệ CAR còn lại là các ngân hàng cổ phần nhỏ. Họ đang trong quá trình tăng vốn và bắt buộc phải đạt 3.000 tỉ đồng vốn điều lệ vào ngày 31-12-2010.

    Như vậy, CAR 9% áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thực tế không thể có sớm hơn thời điểm cuối năm nay. Đây là một lộ trình mà các chủ thể bị điều chỉnh bởi Thông tư 13, 19 phải ngầm hiểu!

    Mặt khác tỷ lệ cấp tín dụng 80% vẫn được Thông tư 19 giữ nguyên. Nhưng nếu tính toán đầy đủ các khoản được mở rộng ở tử số và thu hẹp ở mẫu số, công với việc không tính vốn chủ sở hữu vào phạm vi điều chỉnh, thì tỷ lệ 80% đã không còn đúng với ý nghĩa ban đầu. Tỷ lệ này chỉ còn là một hàng rào có ý nghĩa tượng trưng hơn ý nghĩa thực.

    Duy nhất chỉ còn kiến nghị hạ hệ số tài sản có rủi ro đối với các khoản vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản không được sửa đổi. Tuy nhiên hệ số đó ít nhiều mang tính lựa chọn (không cho vay thì không phải tính) đối với các tổ chức tín dụng nhất là trong bối cảnh vốn cần được tập trung cho sản xuất, kinh doanh. Tùy từng thời điểm, một quy định riêng về cho vay chứng khoán, bất động sản có thể sẽ được ban hành tiếp theo cho phù hợp với thực tế là chuyện có khả năng xảy ra khi Luật các Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực vào đầu năm sau.
  8. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
  9. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Gần 140 tỷ USD được đổ vào cổ phiếu mới trên các TTCK mới nổi
    [​IMG]

    Quý 3/2010, lần đầu tiên trong 1 thập kỷ, các đợt chào bán cổ phiếu tại thị trường mới nổi hút lượng tiền cao hơn so với các đợt bán cổ phiếu tại thị trường nhóm nước phát triển.



    Theo tính toán của Bloomberg, các công ty tại thị trường mới nổi, từ đại gia dầu mỏ Braxin Petroleo Brasileiro SA cho đến Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China) huy động được tổng số 138 tỷ USD thông qua các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng như các đợt phát hành cổ phiếu mới trong quý 3/2010. Trong khi con số trên tại các thị trường phát triển chỉ đạt 62 tỷ USD.

    Ông Mark Mobius, giám đốc điều hành quỹ Templeton Asset Management chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi, cho rằng đợt phát hành cổ phiếu có giá trị cao kỷ lục tại công ty dầu mỏ Petrobras của Braxin trong tuần trước cho thấy hoạt động chào bán cổ phiếu tại nhóm thị trường mới nổi đang tiến gần hơn đến giai đoạn bong bóng.

    Còn chuyên gia tại nhiều tổ chức, công ty tài chính khác như Huntington Asset Advisors hay Thornburg Investment Management cho rằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng đạt gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nhóm nền kinh tế phát triển, cổ phiếu tại thị trường đang phát triển vẫn đáng mua.

    Tổng số tiền thu được từ các đợt chào bán cổ phiếu tại nhóm nước đang phát triển trong quý 3/2010 vượt xa con số 72 tỷ USD của quý 4/2007.

    Hoạt động IPO tại nhóm thị trường mới nổi hút 42,3 tỷ USD trong quý, cao hơn 3,18 tỷ USD so với hoạt động IPO tại thị trường các nước phát triển. Đợt IPO của 3 công ty Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt.

    Lợi nhuận của 915 công ty thuộc chỉ số Shanghai Composite được dự báo tăng 20% trong năm sau, con số này đối với 68 công ty thuộc chỉ số Bovespa của TTCK Braxin là 29%. Đối với doanh nghiệp thuộc chỉ số MSCI của TTCK thế giới và chỉ số S&P 500, tăng trưởng lợi nhuận dự báo đạt lần lượt 15% và 14%.

    Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nhóm nền kinh tế các nước mới nổi có thể tăng trưởng 6,5% trong năm 2011 trong khi tăng trưởng kỳ vọng của nhóm nền kinh tế phát triển là 2,4% và 2,6%.

    20,4 tỷ USD đã được đầu tư vào các đợt IPO trên sàn NYSE và Nasdaq trong năm 2010.


    My Vân
    Theo Bloomberg


  10. minhtri76

    minhtri76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2010
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này