Tin tuyệt vời về mở room cho nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ducchienst, 26/02/2008.

5071 người đang online, trong đó có 658 thành viên. 08:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4297 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. ikea

    ikea Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Đã được thích:
    0
    Hic, đầu tư cổ phiếu mà đi tin mấy ông chat công khai với nhau trên 1 forum không chính thống.

    Giờ này vẫn "tự sướng" với những tin lá cải như vậy thì còn ăn đòn đủ.

    Vấn đề mở room đối với ngành ngân hàng thì tạm quên đi, đàm phán WTO có nhiều vấn đề VN phải thỏa hiệp nhưng chuyện mở room ngành ngân hàng thì CP không nhân nhượng. Không tin cứ hỏi các thành viên đoàn đàm phán WTO đi. Nhập WTO còn quan trọng hơn việc cứu TTCK phát triển nóng thời gian qua, khi mà chẳng nghiên cứu gì cũng lãi vật.

    Về việc mở room theo ý kiến CT UBCK Vũ Bằng mới dừng ở khâu "nghiên cứu", còn lâu nhé, từ nghiên cứu đến thực hiện ở VN là cả 1 quá trình "quá độ".

    Nếu muốn xem bài gốc thì mời các bác xem dưới đây, chẳng việc gì phải qua TBKTVN dẫn chiếu lại làm gì. Nên nhớ TBKT VN đã đưa tin là HSBC khuyến nghị mua vào cổ phiếu VN trong khi bản gốc tiếng Anh của HSBC là giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu VN từ cuối năm 2007.


    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=57&article=116254
    Thực hiện giải pháp đồng bộ xử lý tình hình Thị trường chứng khoán hiện nay

    --------------------------------------------------------------------------------


    ND - Sau Tết Nguyên đán, giá cổ phiếu giảm mạnh. Gần đây mức độ giảm giá tăng lên và diễn ra liên tục trong nhiều phiên, chỉ số Vn-Index xuống còn 687,10 điểm vào ngày 22-2. Trước tình hình diễn biến phức tạp của thị trường, ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN đã viết bài phân tích về vấn đề này.


    Sự xuống giá của thị trường chứng khoán (TTCK) bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, tác động trên cả khía cạnh cung và cầu, trong đó yếu tố tâm lý đóng vai trò rất lớn.


    Việc ổn định lại hoạt động của TTCK trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cấp bách và cần có những giải pháp đồng bộ của các bộ, ngành trên các lĩnh vực kiểm soát lạm phát, thị trường tín dụng, thị trường bất động sản, chính sách tài khóa và chi tiêu chính phủ, v.v... Chúng ta không nên đặt ra vấn đề hay câu chữ "cứu thị trường chứng khoán", hay "hy sinh thị trường chứng khoán cứu lạm phát" như một số báo đưa ra, mà cần có chính sách tổng thể để có thể xử lý tình hình hiện tại mà không ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của TTCK và nền kinh tế nói chung.


    TTCK Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng đang trở thành một thể chế quan trọng trong nền kinh tế, với mức vốn hóa hơn 41% GDP, trong năm qua riêng mức huy động vốn (cổ phiếu, trái phiếu, đấu giá) đạt 120.000 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các công ty niêm yết trên hai sàn chỉ khoảng 272 công ty và số lượng các nhà đầu tư mở tài khoản chỉ khoảng 300.000, nhưng nói đến TTCK chúng ta không chỉ nói đến công ty niêm yết, mà cần phải đề cập đến hàng nghìn công ty cổ phần vàcác cổ đông của các công ty này trên thị trường không chính thức. Sự mất ổn định TTCK sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp (DN), đến công tác cổ phần hóa và tăng trưởng chung của nền kinh tế trong những năm tới và đặc biệt là lòng tin của công chúng đầu tư trong và ngoài nước.


    Ðể ổn định lại hoạt động của TTCK, theo chúng tôi cần nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau:


    Ðiều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng) cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước hiện nay. Vấn đề lạm phát: việc kiểm soát lạm phát thông qua việc áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ là cần thiết, nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế vi mô. Lạm phát hiện nay là kết quả của việc tăng trưởng lượng tiền cung ứng và tín dụng trong những năm trước đây cũng như những yếu kém và hiệu quả thấp trong sản xuất kinh doanh, đầu tư. Việc huy động vốn quá dễ dàng của các DN trên thị trường tự do cũng dẫn đến sức ép đầu tư tràn lan, làm giảm hiệu quả của các DN này cùng lúc là nguyên nhân tác động đến lạm phát. Bởi vậy quá trình chống lạm phát không chỉ bằng các giải pháp từ phía ngân hàng, mà cần có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có cả vấn đề kiểm soát các hoạt động huy động, sử dụng vốn và vấn đề đầu tư các dự án, cả trong hoạt động chi tiêu chính phủ.


    Các giải pháp kiểm soát lạm phát hiện nay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có độ trễ để phát huy tác dụng, không vì chưa thấy tác dụng mà tiếp tục gia tăng và xiết chặt hơn nữa. Bởi vì nếu muốn có tác dụng ngay lập tức thì sẽ gây "sốc" với DN và nền kinh tế. Các giải pháp hạn chế tín dụng, nâng dự trữ bắt buộc là giải pháp cần thiết và phù hợp. Riêng vấn đề tỷ giá, cần tiếp tục cho đồng Việt Nam lên giá hơn so với hiện nay để giảm sức ép mua ngoại tệ, kích thích nhập khẩu, từ đó giảm sức ép lạm phát và thúc đẩy quá trình cải cách trong hoạt động xuất khẩu. Vấn đề tăng lãi suất đã và đang được sử dụng, nhưng cũng cần tính ở mức độ phù hợp để tránh tác động mạnh đến tăng trưởng. Hiện nay, lãi suất quốc tế giảm nếu chênh lệch lãi suất trong nước quá lớn cộng với việc giữ không cho đồng Việt Nam lên giá sẽ thúc đẩy thêm luồng vốn ngoại tệ đổ vào các khối trái phiếu, đặc biệt các tín phiếu ngắn hạn, từ đó sức ép mua ngoại tệ sẽ gia tăng.


    Về vấn đề kiểm soát tín dụng, NHNN đang làm tốt vấn đề này để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên cần có sự phân biệt đối với các dự án có hiệu quả thực sự, đặc biệt trên tổng mức tín dụng cho phép cần có sự điều chỉnh bên trong cho phù hợp để có thể vẫn giữ và nới lỏng hơn kênh cho vay chứng khoán, từ đó hỗ trợ cho TTCK không bị "tổn thương" quá mức. Thông thường các nước đều nới lỏng tín dụng cho kênh chứng khoán khi thị trường sụt giảm và thắt chặt hơn khi thị trường quá "nóng".


    Ðối với thị trường bất động sản, cách ứng xử của ngân hàng hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên cần kết hợp các giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Ðồng thời việc kiểm soát thị trường này cũng nên từ từ từng bước, tránh dẫn đến sự "đông lạnh", ảnh hưởng đến các ngân hàng, các DN.


    VỀ luồng vốn ngoại tệ nước ngoài: đồng thời với việc cho đồng Việt Nam lên giá hơn nữa, NHNN cần đẩy mạnh hơn việc mua vào ngoại tệ trong thời hạn ít nhất một tháng. Ưu tiên mua ngoại tệ cho mục đích kiều hối, đầu tư trực tiếp, góp vốn đầu tư chiến lược, đầu tư vào TTCK để hỗ trợ cho thị trường không bị giảm sút. Cùng với mua ngoại tệ, NHNN thực hiện hút tiền về thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu.


    Trong thời gian tới, nếu luồng ngoại tệ vượt quá mức độ hấp thụ của nền kinh tế, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xác định tổng hạn mức ngoại tệ đầu tư gián tiếp và phân bổ hạn mức trên cơ sở phân loại các tổ chức đầu tư nước ngoài (QII) theo các tiêu chí thích hợp, các tổ chức lớn đầu tư lâu dài sẽ được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, việc đưa ra giải pháp này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng quy mô luồng vốn nước ngoài, tránh gây "sốc" với thị trường. Trước mắt, chủ yếu tăng cường chế độ báo cáo, tính công khai, minh bạch và nắm bắt kịp thời chính xác luồng vốn này.


    Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room), trước mắt vẫn duy trì mức sở hữu 49% với công ty niêm yết, nghiên cứu các tỷ lệ sở hữu đối với ngân hàng lên 33-35% để tạo kích thích cho TTCK. Ðối với chứng khoán chưa niêm yết, có hai phương án xử lý nâng từ mức 30% (theo luật khuyến khích đầu tư trong nước trước đây) lên 40% hoặc thực hiện phân loại DN với các tỷ lệ áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại DN cũng sẽ khó khăn vì hiện nay một DN hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trước mắt có thể phân loại theo một số nhóm nhất định (không quá chi tiết) dựa trên hoạt động chính của DN.


    Ðể hỗ trợ sức "cầu" cho TTCK, nghiên cứu cho phép chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài hoạt động sớm hơn ở Việt Nam, nhưng cho phép quản lý luồng vốn huy động ở nước ngoài nhằm thu hút và quản lý tốt hơn luồng vốn này.


    Về hoạt động đấu giá (IPO) hiện nay, do chưa có giải pháp "kích cầu" đối với TTCK, việc đưa các DN nhà nước lớn ra đấu giá sẽ khó thành công và không khỏi tác động mạnh đến thị trường. Tuy nhiên, trì hoãn việc IPO cũng làm chậm lại quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tiến trình cải cách hiện nay. Bởi vậy, cần nghiên cứu chuyển sang chào bán theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược. Nếu lựa chọn đúng đối tác chiến lược, phải nắm giữ trong thời hạn ba năm thì sẽ bớt lượng cung hàng ra thị trường. Ðồng thời giúp cho DN tăng cường quản trị công ty, hoạt động có hiệu quả hơn và Nhà nước và DN sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai. Ðể tránh thất thoát tài sản nhà nước do áp dụng phương thức thỏa thuận, cần yêu cầu các DN cổ phần hóa phải công bố công khai và chi tiết hơn các thông tin về DN và vấn đề định giá DN cần được các tổ chức chuyên nghiệp xác định một cách công khai, minh bạch.


    Về hoạt động quản lý TTCK: cần sớm triển khai thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội để tăng cường quản lý và tính thanh khoản cho thị trường OTC, giảm bớt tình trạng đóng băng đối với cổ phiếu OTC. Ðồng thời sớm áp dụng một số nghiệp vụ ký quỹ để tạo ra tín hiệu và sức cầu cho thị trường. Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động thanh tra và xử phạt, nhất là đối với các hành vi thao túng giá, gây mất lòng tin trên thị trường.


    Vấn đề tâm lý và công tác tuyên truyền: hiện nay thị trường đã điều chỉnh rất sâu, giá cả chứng khoán đã trở nên hấp dẫn hơn, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đầu tư nước ngoài trên thị trường chính thức vẫn được duy trì (đạt mức 8,5 tỷ USD vào cuối tháng 1-2008 so với mức 6,5 tỷ USD vào tháng 10-2007), hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN niêm yết nhìn chung là tốt. Các nhà đầu tư không nên quá nhạy cảm trước một vài thông tin cũng như trước việc kiểm soát lạm phát của NHNN. Các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền tốt hơn và các cơ quan quản lý thực hiện công khai, minh bạch trong việc ban hành và tuyên truyền các chính sách, giải pháp. Các chính sách, giải pháp mới cần đưa ra thăm dò, lấy ý kiến trước để các DN và đối tượng chịu tác động có cơ hội điều chỉnh, từ đó các giải pháp dễ được tiếp thu hơn và không gây sốc về tâm lý.
  2. lamxunghn

    lamxunghn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng mong thị trường up lắm, nhưng tôi không đồng ý với anh bằng là mở room ngân hàng lên 35%, biện pháp của anh bằng chỉ là giải pháp trước mắt kéo thị trường lên, nhưng anh ấy ko tính đc lâu dài là với 35% đấy sau 3 năm sau anh em mình, con cháu mình sẽ bị khoai tây nó controll.
    Thà rằng bây giờ mình mất mát, khổ đau để tương lai tươi sáng còn hơn sau này con cháu mình bị khoai tây nó bóc lột.
  3. GALLOPTA

    GALLOPTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ anh Bằng chọn giải pháp mở room để IPO thành công cho dân mình bớt khổ
  4. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    6.662
    Để nâng cao năng lực các ngân hàng trong nước cần nâng cao các công cụ quản trị, nguồn nhân lực.v.v. và .v.v để nhận được sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược nước ngoài từ IPO sợ giá rẻ...Mở Room sợ tây thâu tóm, phải chăng suy nghĩ đó do xuất phát từ tính "tự ti" hay không. Việc mở ROOM cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và vì sợ hết sẽ không khai thác, và chờ hội đủ điều kiện thì.... Bó tay! Bó toàn thân!
    Tại sao không nghĩ việc mở ROOM dân ta thâu tóm tiền của Tây nhỉ?
  5. ducchienst

    ducchienst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Mở room là thượng sách
  6. caphephin

    caphephin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Đã được thích:
    0
    chẳng việc gì phải mở RO OM
    nếu khoai tây thích cp VN thì cứ để nó thèm, nó sẽ phải tạo tay sai để gom cp, như vậy mới có nhiều sóng cho anh em ta lướt
  7. ducchienst

    ducchienst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Nó đang ép chính phủ mở room bằng cách dìm giá thị trường
    tụi nó chơi toàn dân việt gian đi bán hàng triệu cổ SSI
    [​IMG]

    Được ducchienst sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 26/02/2008
  8. WarrenBuffetWTO

    WarrenBuffetWTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Lộ trình cam kết trong WTO là mở thì trước sau gì cũng phải mở.Mở trước thì không sao chứ mở sau là trái với cam kết khi gia nhập WTO.
  9. bapchienbo

    bapchienbo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2007
    Đã được thích:
    0
    thế gọi là biết người biết ta
  10. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Quan trọng nhất là nâng cao dân trí cho dân VN hiểu biết thị trường để ra các quyết định đầu tư. Dân VN còn nhiều tiền lắm nhưng ko đồng lòng nhất trí đầu tư xây dựng đất nước mà chỉ thích tranh cướp tiền của nhau. Người nào kiếm được nhiều tiền của thiên hạ lại tự cho mình là kẻ thông minh. Ko cùng nhau tạo ra chiếc bánh to để chia mà chỉ cố tranh nhau một chiếc bánh con con. Nếu tự mỗi người dân ý thức được công việc của mình và sử dụng hợp lý đồng vốn trong dân thì dù có mở room thì nước ngoài cũng ko thể nắm quyền kiểm soát. Chúng ta phải kết hợp vốn của chúng ta với vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh chứ ko phải lăm le ăn chia tiền của chúng. Càng nhiều những kẻ cơ hội thì đất nước càng nghèo

Chia sẻ trang này