1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin về PTSC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanhhoa60a4, 24/03/2007.

6058 người đang online, trong đó có 661 thành viên. 22:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1313 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Công ty cổ phần Dầu khí chuyển sang mô hình mẹ-con
    11:53'' 26/03/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vừa quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí theo mô hình công ty mẹ - công ty con với tên mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC).


    Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. (Ảnh baobariavungtau.com.vn)

    Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN, quyết định này nhằm xây dựng PTSC thành đơn vị chủ lực và đóng góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ của ngành dầu khí với chỉ tiêu doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 25% - 30%, đến năm 2015 đạt 30% - 35% tổng doanh thu của ngành và ổn định đến năm 2025.

    Ông Trần Ngọc Cảnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN cho hay, tập đoàn sẽ hỗ trợ PTSC trong việc giữ vững và phát triển thị trường dịch vụ trong nước, phát triển dịch vụ ra nước ngoài theo các dự án? nhằm giúp PTSC thực hiện tốt chiến lược phát triển chung của toàn ngành dầu khí.

    Về phía PTSC, tổng công ty này cũng cho hay, trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển các dịch vụ chiến lược như tàu chuyền ngành, dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ khai thác, chế tạo? và đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực thiết bị khảo sát địa chất, công trình ngầm (ROV), tàu chứa và xử lý dầu thô (FPSO/FSO)...

    Được biết, PTSC tiền thân là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị là Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS). Hiện PTSC có 13 đơn vị trực thuộc, sở hữu tổng giá trị tài sản trên 3000 tỷ đồng và doanh thu năm 2006 lần đầu tiên vượt qua mức 4000 tỷ đồng.

    ? Ng.Sa

    => hiện đã có giao dịch giá 183.7 => các bác cứ từ từ ép nhé...đợi xuống 170-165 thì múc 1/2, xuống tiếp múc nốt 1/2 tháng 5 RỢP TRỜI HOA PHƯỢNG ĐỎ em đang cơ cấu thêm bắt đầu từ 37-61-155-200-???-???
  2. quangminh2006

    quangminh2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Thông báo các cổ đông hiện hữu và tương lai:
    Các bác đánh giá thế nào về PTSC thế hay thấy thị trường xuống các bác yếu vía hết rồi.
    Các bác cứ hỏi dân dầu khí đánh giá PTSC thế nào. Em thì đã bán PVD để ôm PTSC rồi. Đảm bảo Tập đoàn dầu khí sẽ đẩy PTSC ngang tầm FPT là ít.
  3. hieu1960

    hieu1960 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng về một số giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán bền vững.

    Thủ tuớng chỉ đạo, cần có biện pháp thúc đẩy nhanh việc đưa ra các doanh nghiệp lên niêm yết tại thị trường chứng khoán. Bán bớt phần vốn Nhà nước trong một số các công ty và tổng công ty Nhà nước không cần nắm giữ.

    Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Trong đó lưu ý một số vấn đề cụ thể như: kiểm soát bằng được luồng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua các biện pháp: đăng ký, lưu ký tập trung, đầu tư ủy thác qua công ty quản lý quỹ, kiểm soát ngoại hối, thuế thu nhập...

    Theo Thủ tướng, cần tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ và các biểu hiện tiêu cực trong việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

    Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ quan quản lý sớm nghiên cứu trình Chính phủ chính sách thuế áp dụng đối với lợi tức thu được từ việc chuyển lợi tức ra nước ngoài trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, việc kiểm soát thị trường chứng khoán phải dựa trên các biện pháp kinh tế để điều chỉnh thị trường, đảm bảo có hiệu quả nhằm thúc đẩy thị trường, không để đổ vỡ.

    Việc áp dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường cần được xây dựng thành quy phạm pháp luật, công bố công khai cho các nhà đầu tư biết và chỉ áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết nhằm bảo vệ an ninh tài chính quốc gia.

    Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng các biện pháp kiểm soát thị trường chứng khoán trong tình hình đặc biệt, khi có các biến động lớn và trình Chính phủ đề án thành lập Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia trong tháng 4 năm 2007.

    Theo quyết định và chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2007 sẽ có 20 tập đoàn, tổng công ty lớn và thêm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ hoàn thành cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, chưa kể hơn 400 doanh nghiệp nhà nước khác cũng sẽ thực hiện cổ phần hóa trong năm nay và có thể trên 50% số doanh nghiệp này đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán.

    Các tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng thương mại cổ phần hóa trong năm nay có quy mô vốn rất lớn, vốn điều lệ sẽ từ 1.000 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng.

    Dự tính, khi cả 20 tập đoàn, tổng công ty lớn, 4 ngân hàng quốc doanh và khoảng 200 doanh nghiệp lên sàn trong năm nay thì tổng trị giá niêm yết cổ phiếu sẽ lên tới 90.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5 tỷ USD.

    Những tập đoàn và tổng công ty lớn đang được rất đông nhà đầu tư háo hức, chờ đợi để đăng ký tham dự những đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng và mua bán cổ phiếu khi những doanh nghiệp này lên sàn, gồm: Tổng công ty Rượu ?" Bia - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Rượu ?" Bia - Nước giải khát Hà Nội, Vinaphone, Mobifone, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (đã cổ phần hóa, sắp lên sàn), Cotec Group, Tổng công ty Xây lắp xây dựng số 1...và một số nhà máy điện có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đến 3.000 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này