Tình hình ngân hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi corebanking, 05/05/2008.

3270 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 05:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19476 lượt đọc và 193 bài trả lời
  1. TYPN79

    TYPN79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Giải ngân đúng ngày 4/5 vào thằng STB mới đen, ngẫm lại thấy bác chủ topic nói đúng, -2% một ngày đều như vắt chanh
  2. u_m_a

    u_m_a Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Này, tháng 6,7 này là đến hạn các khoản cho vay ngắn hạn năm 2007 (dịp đó vay cầm cố chứng khá nhiều - để mua Bảo Việt ,PVFC, VCB...). Nếu thế thì NHTM lại có tiền, thanh khoản tốt hơn, dễ thở hơn chứ nhỉ???
  3. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Chia buồn với bác nhớ, nhưng dù sao thì bác cũng có nhiều kinh nghiệm xương máu hơn rồi. Chúc bác thành công đợt tới
  4. phuongthaoftu

    phuongthaoftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Này, tháng 6,7 này là đến hạn các khoản cho vay ngắn hạn năm 2007 (dịp đó vay cầm cố chứng khá nhiều - để mua Bảo Việt ,PVFC, VCB...). Nếu thế thì NHTM lại có tiền, thanh khoản tốt hơn, dễ thở hơn chứ nhỉ???
    --> Vấn đề là các cổ phiếu Bảo Việt, Ngân hàng,... đều xuống dưới mức giá xử lý của ngân hàng là mức giá ở đó ngân hàng phải bán phát mại để thu hồi nợ. Như vậy nhà đầu tư sẽ chọn hai phương án : hoặc nộp tiền tương ứng với số tiền chênh lệch giá hoặc đồng ý phát mại. Tuy nhiên, ở thời điểm TTCK down liên tục ở cả sàn và OTC thì NĐT thường chọn phương án để ngân hàng phát mại hơn vì giá cổ phiếu đã xuống mức quá thấp, dưới cả số tiền vay của ngân hàng. Do đó mới xảy ra tình trạng các ngân hàng ồ ạt bán tống bán tháo cổ phiếu để thu hồi vốn. Còn việc tháng 6,7 tôi nói không ám chỉ đến cổ phiếu vì cho vay cổ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng dư nợ nhỏ, theo quy định của ngân hàng nhà nước là dưới 3%. Cái tôi nói ở đây là các khoản vay ngắn hạn đã đến hạn thanh toán nhưng KH không thể tất toán do tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp và lãi suất ngân hàng quá cao không thể tạo ra lợi nhuận.
  5. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề không nằm ở thằng repo, vấn đề là ngân hàng thiếu tiền, vấn đề là lạm phát, vấn đề là kinh tế suy giảm, vấn đề là nguy cơ khủng hoảng bác ạ
  6. gfriends2007

    gfriends2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Thêm nữa là vấn đề chuyên môn thì với những yếu tố trên thì những quỹ lớn nó có định nhảy vào CK bây giờ không?
  7. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Cái này em cũng không rõ lắm nhưng người ta bàn nhiều về yếu tố nước ngoài, thông thường mỗi đợt tăng giá (úp trén) đều mang thươgn hiệu kích cầu của thằng nước ngoài này. Hiện nay, trên sàn đang có một sốt hiẹn tượng khớp giá từ vài chục đến vài trăm cổ phiếu giá sàn, người ta không loại trừ khả năng thao túng của bọn tay lông nhiều xèng ( cả trực tiếp lẫn gián tiếp ) để nó có lợi cho các vụ IPO khủng long sắp tới và trục lợi trực tiếp từ TTCK. Tuy biết thế nhưng một mình em thì chả làm đựoc gì trò trống cho đời rồi, đành phải đợi đến lúc khởi nghĩa thôi ( chỉ sợ lúc đấy bọn NN nắm nhiều CP rồi ỉa lên đầu mình thôi)
  8. gfriends2007

    gfriends2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Thôi thì nếu ai có điều kiện,có dăm 3 chục triệu gì đó lúc này chọn mua cp tốt thì cũng ok còn những ai đã hết tiền và lost 80% rồi lại rất khó khăn khi quyết định vay tiền để mua thêm.Mình không sợ phải đầu tư 1 năm với tiền nhàn rỗi nhưng chỉ sợ vì lý do gì đó TT bị xoá tên khoảng 7 năm.
  9. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề lớn nhất đối với NH hiện nay là khả năng thanh khoản từ các khoản cho vay đầu cơ BĐS.

    Việc Chính phủ không có bất kỳ biện pháp nào để kiểm soát và điều chỉnh thị trường BĐS trong 10 năm vừa qua đã làm cho BĐS trải qua 4 đợt sốt giá liên tục, đợt này tiếp theo đợt khác sau mỗi lần c BĐS tạm nguội đi- giá BĐS chỉ chững lại, không hề giảm đi. Lần này, các công ty BĐS và giới đầu tư cũng đang hy vọng 1 kịch bản tương tự sẽ lặp lại cho đợt sốt BĐS cuối năm 2007, đầu 2008.

    Tuy vậy- khối u BĐS dường như đã quá sức chịu đựng của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Không ai tính được chính xác xem hiện thời tổng lượng vốn các NHTM đang bơm vào thị trường BĐS là bao nhiêu- các chuyên gia chỉ thống nhất ở 2 từ "cực lớn". Những người bạo mồm như ông Lê Xuân Nghĩa ở Vụ Chiến lược NHNN cho rằng lượng vốn này phải tương đương với 1 năm GDP- tức là khoảng 900 nghìn tỷ VNĐ. Thống đốc Giàu thì rón rén nói là cỡ 100 nghìn tỷ. Còn đa số các chiên gia đều đoán mò là cỡ 400 đến 500 nghìn tỷ VNĐ.

    Với thị trường BĐS đang xuống dốc không phanh như thời điểm hiện nay, tất cả các NHTM đều ở tình trang ngồi trên thùng thuốc súng. Chỉ cần 1 biến động nhẹ là ..."bùm", kèm theo đấy sẽ là vô vàn nhiều các hệ luỵ về ổn định xã hội, khủng hoảng kinh tế và...vv.

    Lần này quy mô của cuộc chơi đã quá lớn, cho nên cũng không thể hy vọng nhiều vào việc chính phủ sẽ cứu net cho các NHTM!
  10. u_m_a

    u_m_a Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có thống kê về dư nợ ngắn hạn của hệ thống NHTM không?

    Liệu NHTW có số liệu chi tiết về
    - dư nợ đầu tư chứng khoán
    - dư nợ đầu tư bất động sản
    - nợ kinh doanh (ngắn)
    - nợ bảo đảm bằng bđs

    hôm trước tớ nhớ có anh Tuấn bên VNDS nói dư nợ đầu tư bđs khoảng 10% tổng tài sản NH, còn nợ bảo đảm bằng bđs lên đến 50-60%... bạn nào có thể kiểm chứng số liệu này không?

    bạn Thảo nói các doanh nghiệp kinh doanh khó trả được nợ ngắn hạn. Nếu thế thì giải pháp của họ sẽ phải là:
    - đảo nợ
    - bán hàng tồn kho
    - giật gấu vá vai, chiếm dụng vốn tùm lum
    - huy động từ nguồn khác (cổ, trái) - cái này chắc khó, lại mất thời gian, cái đầu cũng khó vì ngân hàng kẹt thanh khoản và tăng lãi suất. ==> bán rẻ hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn là giải pháp khả thi nhất==> mục tiêu giảm phát của chính phủ sẽ đạt được.

    Vậy là xin chúc mừng chính phủ! Thực tế sẽ diễn ra như sách, sau 6 tháng siết cung tiền, lạm phát sẽ giảm!

    Còn sau đó sẽ thế nào nhỉ? nếu các DN khó khăn hơn chính phủ tưởng, sẽ không trả được nợ.... các khoản vay bảo đảm bằng bất động sản trở nên quá rủi ro cho các NHTM do khả năng trả nợ của DN và dân đều giảm, mà giá trị tài sản đảm bảo cũng lung lay.

    Liệu rồi dân có oán trách chính phủ đã quản lý sao mà giá nhà đất lại giảm chứ không theo qui luật cũ (chỉ tăng và chững chứ không giảm)? Ai là người được lợi từ những đợt thổi bóng nhà đất? (tôi thấy một nguồn nhỡn tiền là những người đã được mua đất theo giá nông nghiệp và bán lại theo giá đất ở, những người đuợc quyền mua đất dự án theo giá gốc... - rõ ràng là những người có quyền, có quan hệ ...) Luật đất đai hiện hành vủa VN vốn bảo vệ việc chiếm đất và ... cướp đất (ai ở ổn định trước một thời hạn nào đó thì được công nhận, ai chiếm được càng lâu rồi thì càng bị phạt ít...) liệu có thể coi là hợp lý.... Liệu rồi ......

    Mong sao một trận động đất như ở Tứ Xuyên xảy ra ở VN... chúng ta sẽ có lý do để giải thích cho những bất ổn về kinh tế, xã hội....

    Mong sao...

Chia sẻ trang này